9. Bố cục khóa luận
2.2.2.3. Khổ 3 (Khát khao cháy bỏng tình yêu đời, yêu người)
Bạn đọc đương thời yêu thơ Hàn Mặc Tử bởi thi nhân đã nói hộ họ những tình cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất của mình trong thời đại cái “tôi”, cái bản ngã đang tự đấu tranh để khẳng định. Khổ thơ thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi nhân trong không gian bao la của trời, mây, sông, nước đã thấm đẫm ánh trăng. Đó là sự hi vọng, chờ đợi, mong mỏi và một niềm khắc khoải khôn nguôi. Nhà thơ mơ thấy một khách đường xa, cảm nhận rõ bóng
hình của người con gái Huế thơ mộng song không thể nắm bắt được, thoắt ẩn, thoắt hiện.
Từ đó giáo viên cho học sinh liên hệ: Bên cạnh những tấm gương bệnh tật biết vượt qua hoàn cảnh để vươn lên thay đổi số phận vẫn còn một số bộ phận học sinh thiếu ý chí vươn lên, thấy khó khăn thì chùn bước, không biết quý trọng những gì mà cuộc sống đã ban tặng, phó mặc cho số phận quyết định cuộc sống của mình… Hay nghiêm trọng hơn một số học sinh còn sa vào các tệ nạn xã hội mà không quan tâm đến việc học tập và rèn luyện đạo đức…
Giáo viên cho học sinh liên hệ với nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến
quê” của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật Nhĩ đã trải qua cảnh ngộ éo le, ngặt
nghèo trong những ngày cuối đời: Là một người từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, không thiếu một xó xỉnh nào, vậy mà đến cuối đời lại bị buộc chặt trên giường bệnh, sự sống gần như bị cạn kiệt. Nhĩ khao khát được đặt chân sang bờ bãi bên kia sông, anh nhờ cậu con trai thực hiện niềm khao khát cảu mình nhưng cậu ta lại không hiểu và sa vào ván cờ trên hè phố. Như vậy, số phận con người luôn chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự tính và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của con người. Đặt con người giáp ranh giữa sự sống và cái chết để con người biết nắm giữ và trân trọng những gì mình đang có. Hay tấm gương vượt khó đầy nghị lực Nick Vujicic – biểu tượng của sức sống mãnh liệt trên toàn cầu. Là một người không có tay và chân nhưng anh đã vượt qua được số phận để trở thành người truyền lửa, niềm tin và hi vọng cho nhân loại…
Kết luận: Tiếng lòng của Hàn Mặc Tử với con người xứ Huế được thể hiện qua những hình ảnh có nhiều tầng nghĩa: Vẻ đẹp phúc hậu của khuôn mặt chữ điền thấp thoáng, con người giữa cõi mộng đêm trăng hay đang nhạt nhòa giữa những sương khói mờ ảo… Ba khổ thơ không hướng tới một đối tượng cụ
thể nào mà chỉ thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của một tâm hồn vừa đau đớn vừa khắc khoải, vừa khát khao cháy bỏng tình yêu đời, yêu người.
Như vậy, qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử từ việc đọc – hiểu
và nắm chắc nội dung ý nghĩa của bài thơ các em học sinh sẽ biết trân trọng cuộc sống, khát khao được sống và thiết tha với hạnh phúc trần thế trong những hoàn cảnh bi kịch của cuộc đời. Quan niệm nhân sinh mới mẻ của bài thơ sẽ rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Các em sẽ biết yêu và trân trọng những điều tưởng như nhỏ bé trong cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CHƯƠNG 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tiết: 82 “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) (SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2, NxbGD) I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức:
- Nắm được những nét cơ bản trong đời tư và đời thơ Hàn Mặc Tử. - Cảm nhận được những nét đặc sắc của bài thơ: Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
2.Về kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ thơ trữ tình. 3.Về thái độ, tình cảm:
- Từng bước hình thành lòng yêu mến và trân trọng tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử - một nhân cách vượt lên nỗi đau của bệnh tật để không ngừng sáng tạo.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học
2. Phương tiện dạy học
- Đối với GV: SGK, sách giáo viên, bài soạn, giáo án điện tử, máy chiếu...
- Đối với HS: SGK, vở soạn, vở ghi, đồ dùng học tập... III.Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, bàn ghế. 2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận và
cho biết chủ đề của bài thơ? 3.Bài mới
a)Giới thiệu bài mới: Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn nhận định rằng,
trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu thì “mới nhất”, còn Nguyễn Bính “quen
nhất”, trong khi Hàn Mặc Tử lại “lạ nhất”. Hàn Mặc Tử được xem là “một tiếng thơ bí ẩn, một đời thơ bất hạnh” nhất của phong trào Thơ mới. Đến với
tập “Thơ điên” của ông, ta như say trong “máu cuồng và hồn điên” với những
đau thương day dứt. Ấy thế mà giữa bản đàn rớm máu ấy lại lạc vào một nốt
nhạc trong trẻo tựa hồ cõi thiên thai lạc giữa bụi trần. “Đây thôn Vĩ Dạ” là
bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, là tấm lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài thơ để biết thêm
về một bức tranh xứ Huế bằng thơ và một Hàn Mặc Tử “lạ” lẫm, được xem là “tứ bất tử” trong phong trào Thơ mới.
b)Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn học
sinh đọc – hiểu phần Tiểu dẫn SGK HS đọc phần Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi:
I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả Hàn Mặc Tử
? Trình bày những nét cơ bản về cuộc
đời tác giả Hàn Mặc Tử?
GV: Chính những điều đó đã ảnh hưởng đến hồn thơ của ông và để lại cho nền văn học dân tộc một sự nghiệp văn học phong phú và đa dạng…
? Em hãy trình bày những nét cơ bản về đời thơ Hàn Mặc Tử?
+ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940)
+ Quê quán: Làng Lệ Mĩ, huyện Phong Lộc, nay thuộc TP. Đồng Hới (Quảng Bình), xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo.
+ Làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, ông bị mắc bệnh phong nên về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất ở đây.
+ Cuộc đời chịu nhiều nỗi đau thương: Bệnh tật, trắc trở tình duyên, phải sống cách li, tuyệt giao với mọi người.
b. Sự nghiệp sáng tác
+ Là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông làm thơ từ năm 16 tuổi với các bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh...
+ Tác phẩm chính: Gái quê (1936),
Thơ điên (Đau thương) (1938), Duyên kì ngộ (1939)... Ngoài ra, còn một số
? Em hãy cho biết xuất xứ và hoàn
cảnh ra đời bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
GV giảng: Thời gian làm ở Sở Đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử có quen Hoàng Cúc con gái chủ sở, người Huế. Sau đó ông vào Sài Gòn, còn Hoàng Cúc theo gia đình ra Huế. Trong thời gian chữa bệnh ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có nhận được một tấm thiệp với vài lời động viên. Tấm thiệp có in hình phong cảnh của song Hương. Biết bao xúc động, những kỉ niệm một thời với Huế trỗi dậy trong lòng, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này. Mặt khác một tâm hồn ham sống gắn bó với đời lại đang bị ruồng bỏ, tử thần đang đe dọa. Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này trong hoàn cảnh ấy.
? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em
phóng sự, kịch văn, văn tế... 2. Tác phẩm
- Xuất xứ: “Đây thôn Vĩ Dạ” lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ điên.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng
Cúc – người thiếu nữ ở Vĩ Dạ, “người
tình trong mộng” của nhà thơ gửi
hãy xác định bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
GV đọc mẫu và hướng dẫn học sinh cách đọc. Giọng đọc chậm rãi, thiết tha, tươi vui (khổ 1), trầm buồn, da diết (khổ 2, 3).
GV dẫn: Vĩ Dạ là một địa danh nổi tiếng của xứ Huế, nhắc tới Huế không ai không nghĩ tới Vĩ Dạ và về với Huế không ai lại không ghé thăm thôn Vĩ. Ấy thế mà Hàn Mặc Tử lại dặt ra câu
hỏi ở ngay đầu bài thơ: “Sao anh
không về chơi thôn Vĩ?”
? Mở đầu bài thơ là một câu hỏi. Em
hãy cho biết câu hỏi ở đây là của ai? Giọng điệu hỏi và ý nghĩa của lời hỏi?
- Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm.
+ Khổ 2: Cảnh trời, mây, sông nước xứ Huế trong hoài niệm.
+ Khổ 3: Con người xứ Huế và tâm sự của thi nhân.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ tronghoài niệm
- Câu hỏi mở đầu: “Sao anh không về
chơi thôn Vĩ?”
+ Vừa như lời trách móc nhẹ nhàng của người con giá thôn Vĩ (mà tác giả tưởng tượng ra) vừa là lời tự vấn sao
? Ấn tượng về cảnh sắc thôn Vĩ qua
hoài niệm của Hàn Mặc Tử được thể hiện bằng những hình ảnh thiên nhiên nào? Những hình ảnh ấy có gì đặc biệt?
HS: Du khách từ xa đến Vĩ Dạ sẽ nhìn thấy hàng cau trước nhất vì nó thường cao hơn hẳn cây cối trong vườn, là loại cây đón ánh nắng đầu tiên. Thân cau thẳng chia làm nhiều đốt đều đặn như cái thước của thiên nhiên đựng sẵn trong vườn để đo mức độ của nắng.
? Em có cảm nhận gì về cách dùng từ “mướt” và cách so sánh màu xanh cây lá của tác giả?
không về Vĩ Dạ của nhà thơ.
+ Là lời mời gọi tha thiết về thôn Vĩ.
- Thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm mai:
+ “Nắng hàng cau”: Gợi về góc nhìn,
góc nhìn từ xa. Nắng hàng cau còn gợi một nỗi niềm thân thuộc của làng mạc, quê hương.
+ “Nắng mới lên” là nắng buổi ban
mai còn tinh khôi, thanh khiết. Đó là ánh nắng ấm áp, nguyên lành.
+ Điệp từ “nắng”: Cái nắng trong
trẻo, tinh khiết, làm bừng sáng không gian thôn Vĩ trong hồi tưởng của nhà thơ.
- “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
+ “Mướt”: Gợi hơi sương còn đọng
GV: Cả vườn Vĩ Dạ được tắm gội bởi sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức và bừng lên trong ánh nắng hồng ban mai. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần lên theo từng đốt cau, đến khi ngập tràn thì nó biến cả khu vườn thành một đảo ngọc.
? Con người trong bức tranh thôn Vĩ
hiện lên qua những chi tiết nào? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”?
GV giúp HS đi sâu cảm nhận tâm trạng nhà thơ:
? Thơ – ngoại cảnh cũng là nội tâm.
màng, mơn mởn đầy sức sống.
+ “Mướt quá” gợi thái độ của tác giả:
Ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của vườn Vĩ Dạ trong nắng ban mai.
+ “Xanh như ngọc” là màu xanh lung
linh, ngời sáng, long lanh.
- Người thôn Vĩ: “Lá trúc che ngang
mặt chữ điền”:
+ “Mặt chữ điền”: Là cách tả theo
hướng cường điệu hóa, tác giả muốn nói tới một vẻ đẹp tâm hồn Huế: Dịu dàng, phúc hậu mà e ấp.
+ “Lá trúc che ngang” gợi vẻ đẹp kín
đáo, dịu dàng
Thiên nhiên, con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
Từ bức tranh thôn Vĩ, em hình dung tâm trạng của nhà thơ trong khổ đầu này như thế nào?
? Em có nhận xét gì về thiên nhiên và
con người xứ Huế ở khổ thơ này?
GV: Tả cảnh mà đã là tả tình. Nhưng ở Quy Nhơn mà nhớ về Vĩ Dạ cho nên những cảnh này là của hồi ức và tưởng tượng. Đó cũng là ẩn dụ cho vẻ đẹp cuộc sống ở ngoài kia, là nỗi khát khao hướng về cuộc đời.
* Giá trị thực tiễn: Người đọc, người nghe sẽ hiểu được yêu quê trước hết là phải yêu thương gắn bó với mảnh đất – con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Mở rộng ra đó còn là tình yêu con người, tình yêu đôi lứa… GV (chuyển ý): Khung cảnh thôn Vĩ lúc hừng đông hiện lên qua khổ thơ đầu thật tươi non và tràn trề sức sống.
- Tâm trạng thi nhân: Niềm vui khi nhận được thư của người con gái mình thầm thương trộm nhớ, niềm hi vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc.
Sau câu hỏi có tác dụng khơi nguồn thi tứ, bức tranh Vĩ Dạ hiện ra với vẻ trong sáng, sức sống của thiên nhiên, dịu dàng phúc hậu của con người.
Thế nhưng đến khổ thơ thứ 2 không gian chìm dần vào huyền ảo như bất định. Dường như ở khổ thơ này, nhà thơ đặc tả cảnh trời, mây sông nước trong nỗi buồn man mác chia phôi để bộc lộ niềm hoài vọng tha thiết, bâng khuâng.
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp
ở câu thơ thứ nhất? Cách ngắt nhịp đó gợi lên điều gì? Diễn tả tâm trạng gì của thi nhân?
2. Cảnh trời, mây, sông nước xứ Huế.
- “Gió theo lối gió mây đường mây”: Nhịp thơ 4/3, điệp từ “gió” và “mây”
không phải để nhấn mạnh cường độ của gió hay sắc thái của mây mà để
đẩy “gió” và “mây” ra đôi đường ngăn
cách, gợi cảm giác buồn, chia li, tan tác.
- “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” + Hình ảnh “Dòng nước buồn thiu”:
Nghệ thuật nhân hóa: Dòng sông trở thành một sinh thể mang tâm trạng. Nhà thơ khoác lên cảnh vật tâm trạng con người làm cho sự chia li mang cảm xúc đau buồn.
+ Động từ “lay”: Sự chuyển động rất
nhẹ, gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng. Cảnh đẹp nhưng rời rạc, đơn độc,
GV: Hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên nhưng lại chứa đựng một nỗi buồn man mác trong cõi lòng thi nhân, rồi tràn ngập vào tâm hồn người đọc. Hai câu thơ cuối khổ thi nhân dường như rơi vào thế giới của mộng ảo.
? Em có cảm nhận gì về những hình
ảnh xuất hiện ở hai câu thơ trên?
GV: Ánh trăng tan ra làm cả mặt sông trải tràn ánh sáng của trăng. Dòng nước tắm trong ánh của trăng ấy bỗng
hóa thành “sông trăng”.
? Theo em, từ ngữ nào thể hiện suy
nghĩ của Hàn Mặc Tử về thời gian?
hiu hắt, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.
- “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
+ “Thuyền ai”: Đại từ phiếm chỉ “ai”
tạo nên tính bất định cho chủ thể, gợi lên bao ngỡ ngàng, bâng khuâng, vừa quen vừa lạ, man mác như điệu hò xứ Huế.
+ “Sông trăng” là hình ảnh hết sức thi
vị và tài hoa. Sự liên tưởng tinh tế của nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh lãng mạn trôi giữa hai bờ hư thực
+ “Kịp tối nay”: Câu hỏi tu từ, thoảng
thốt, băn khoăn có gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Dường như tác giả đang mong ngóng, hi vọng, chạy đua với thời gian.
Nó gợi cho em suy nghĩ gì về tâm trạng của tác giả?
? Em có nhận xét gì về cảnh vật và