9. Bố cục khóa luận
2.1.3. Phân tích, cắt nghĩa văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”(Hàn Mặc Tử)
Đối với một văn bản trữ tình, có rất nhiều cách phân tích, cắt nghĩa văn bản. Có thể phân tích, cắt nghĩa theo khổ, theo kết cấu, theo hình tượng. Với
văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử cần phân tích cắt nghĩa theo từng
khổ. Tuy nhiên, dù thực hiện bước này theo cách nào cũng cần bám sát vào từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, những dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ để đi sâu vào phân tích và chiếm lĩnh văn bản.
Văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” được phân tích, cắt nghĩa theo từng đoạn.
Bố cục 3 phần:
Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm.
Bài thơ được mở đầu bằng câu thơ bảy tiếng với sáu thanh bằng một thanh trắc tạo nên dư âm là một lời mời mọc cũng có thể là lời trách móc thân tình của người xứ Huế. Ngôn ngữ chọn lọc mà như ngẫu nhiên phóng bút:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”, câu hỏi nhẹ nhàng, dễ thương như một
duyên cớ gợi nhớ những hình ảnh của thôn Vĩ ngày nào trong kí ức nhà thơ. Ba câu thơ tiếp theo dòng thơ ngắt nhịp 4/3 gợi cảnh sớm mai tươi tắn nơi thôn Vĩ. Những hàng cau thẳng tắp, nắng sớm mai tràn ngập không gian. Những tàu lá cau xanh mướt vươn lên đón những tia nắng sớm, đọng lại vô vàn hạt sương đêm.
“Vườn ai mướt quá” là tiếng reo vui hồn nhiên, cả khu vườn “xanh như
ngọc” mang vẻ đẹp cao quý, tinh khiết. Thấp thoáng sau khóm trúc là gương
mặt ai đó e thẹn, kín đáo nhưng sáng trong vẻ đẹp đôn hậu của “mặt chữ điền”
Khổ 2: Cảnh trời, mây, sông, nước xứ Huế trong hoài niệm
Cảnh thôn Vĩ còn hiện lên với những hình ảnh buồn thơ mộng của một buổi chiều tàn, một đêm trăng huyền ảo trên sông Hương. Dòng thơ ngắt nhịp
4/3, điệp từ “gió”, “mây” như sự chia lìa đôi ngã. Gió thì theo hướng gió, mây bay đường của mây và dòng nước thì “buồn thiu” - một nỗi buồn bị đẩy lên
đến tột cùng. Bên bờ dòng Hương Giang ấy hoa bắp lay nhẹ. Nhịp thơ chậm, lời thơ buồn như chứa đựng một nỗi cảm hoài thấm sâu vào từng cảnh vật.
“Thuyền ai”, “sông trăng”, “chở trăng” câu hỏi và cách phiếm chỉ mơ hồ
dường như gợi một ước mơ, một sự hội ngộ, một sự hẹn hò nhưng ít nhiều ngần ngại, lo buồn, thất vọng. Không gian tràn ngập ánh trăng như trong cõi
mộng. “Sông trăng” là một sáng tạo độc đáo của thi nhân. “Chở trăng về kịp
tối nay?” gợi khoảnh khắc tuyệt diệu trong không gian tràn ngập ánh trăng
của một đời người, một đời thơ.
Khổ 3: Con người xứ Huế và tâm trạng thi nhân
Nhà thơ tha thiết mong chờ cố nhân: “Mơ khách đường xa khách đường
xa”. Bóng dáng cô giá thôn Vĩ càng trở nên xa xôi mờ ảo: “Áo em trắng quá nhìn không ra”.
Cảnh huyền ảo, khói sương bao trùm lên cảnh vật, lên cả dáng người nhạt nhòa nhân ảnh. Sương khói thời gian, sương khói nỗi đau lòng gợi nỗi bâng khuâng, thắc mắc: Tình giai nhân có đậm đà bền chặt hay cũng mờ ảo, chập chờn như sương khói?
Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi tình cảm kín đáo sâu nặng. Con người xa
cách, mối tình xa vời. Giữa hai người là sương khói của không gian, thời gian, của mối tình vô vọng, của căn bệnh hiểm nghèo.