Khổ 1 (Bài học về tình yêu, trách nhiệm và bổn phận vớ

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử) gắn liền với đời sống thực tiễn (Trang 45)

9. Bố cục khóa luận

2.2.2.1. Khổ 1 (Bài học về tình yêu, trách nhiệm và bổn phận vớ

nước)

Với thi sĩ Hàn Mặc Tử Vĩ Dạ được tái hiện trong kí ức bằng tình yêu đắm say nên hình ảnh trong thơ căng tràn sức sống, thiên nhiên hài hòa với vẻ

đẹp duyên dáng và kín đáo. Vĩ Dạ tinh khôi trong khoảnh khắc hừng đông hiện lên với vườn cây xanh như ngọc, ánh nắng ban mai tinh khiết, trong sương khói mong manh, mộng ảo. Cũng qua đó chúng ta cảm nhận sâu sắc cái nhìn âu yếm, thiết tha như chờ đón cái đẹp xuất hiện từ lưng chừng trời của thi nhân. Thôn Vĩ hiện lên trong nỗi nhớ của thi nhân, vẻ đẹp ấy thanh khiết, sang láng nhưng dường như đã ngoài tầm tay với của Hàn Mặc Tử. Nhà thơ

chỉ đến với Vĩ Dạ bằng “niềm thương ý nhớ của cả một vùng”.

Qua bài thơ, học sinh sẽ hiểu được yêu quê hương trước hết phải là yêu

thương gắn bó với mảnh đất – con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vui buồn với vận mệnh dân tộc. Tình

yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm lứa đôi, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê. Đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó là những tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là

tình cảm công dân, với ý thức thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm đến giáo dục tình yêu ấy từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn. Chưa kể rằng có những kẻ hô hào khẩu hiệu nhưng

thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để “người yêu người, sống để yêu nhau”.

Bản thân mỗi học sinh cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về tình yêu quê hương bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động trước cái đẹp, cuộc sống quanh ta. Khi còn là một học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử có mục đích, có hoài bão, vun trồng tài năng để sau này cống hiến cho đất nước, cho quê hương.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản đây thôn vĩ dạ (hàn mặc tử) gắn liền với đời sống thực tiễn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)