Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ)

87 1.5K 6
Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THANH LOAN HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THANH LOAN HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ) Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Ngọc Quang HÀ NỘI - 2014 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hà Thanh Loan 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 9 1.1. Những khái niệm về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 9 1.1.1. Khái niệm và bản chất về hoãn chấp hành hình phạt tù 9 1.1.2. Khái niệm và bản chất về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 13 1.1.3. Mục đích và ý nghĩa của việc hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 15 1.2. Mối quan hệ giữa thi hành án hình phạt tù với hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 17 1.2.1. Mối quan hệ giữa thi hành án hình phạt tù với hoãn chấp hành hình phạt tù 17 1.2.2. Mối quan hệ giữa thi hành án hình phạt tù với tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 18 1.3. Sự phát triển của pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 19 1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1985 20 1.3.2. Giai đoạn từ 1985 đến nay 21 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 24 2.1. Quy định của pháp luật hình sự về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 24 5 2.1.1. Quy định của pháp luật hình sự về hoãn chấp hành hình phạt tù 24 2.1.2. Quy định của pháp luật hình sự về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 33 2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 39 2.2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoãn chấp hành hình phạt tù 39 2.2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 45 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 50 2.3.1. Tình hình hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù từ năm 2009 đến 2013 tại địa bàn tỉnh Phú Thọ 51 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 59 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 62 3.1. Yêu cầu cải cách tư pháp liên quan đến biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 62 3.2. Các giải pháp cụ thể 65 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự 65 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức cơ quan thi hành biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 68 3.2.3. Hoàn thiện mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan thi hành biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 69 3.2.4. Một số giải pháp khác 72 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Thống kê người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù từ năm 2009 - 2013 53 2.2 Thống kê người bị kết án được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù từ năm 2009 - 2013 55 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thi hành án hình sự ở Việt Nam thì hình phạt tù có thời hạn là một trong các hình phạt thể hiện rõ nhất chính sách hình sự và nguyên tắc của Nhà nước đối với người phạm tội, đồng thời ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội, động viên, khuyến khích người phạm tội chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Hình phạt tù có thời hạn là nhằm tách người phạm tội ra khỏi cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định khi mà hành vi phạm tội của họ buộc phải tách họ ra khỏi cộng đồng một thời gian để ngăn ngừa tội phạm và giáo dục người phạm tội. Về nguyên tắc mọi bản án hình sự, trong đó có bản án phạt tù sau khi có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, nhưng thực tế có những trường hợp có nhiều lý do khác nhau mà không thể bắt buộc người bị kết án phạt tù phải thi hành ngay đúng thời gian quy định hoặc người bị kết án đã thi hành án được một thời gian nhưng vì những lý do nhất định mà người bị phạt tù đang chấp hành hình phạt được tạm dừng việc ở lại trại giam chấp hành hình phạt đó. Những trường hợp này có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định. Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam. Ở một mức độ nào đó, chế định hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thể hiện chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta vừa thể hiện một cách sâu sắc nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội, thể hiện chính sách khoan hồng, dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người. Nghiên cứu về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù gắn liền với nhu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự trong cải cách tư pháp, nâng cao đội ngũ cán bộ tư 8 pháp theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02-01-2002, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị đặt ra vấn đề cải cách các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan thi hành án theo hướng xây dựng mô hình thống nhất, tập trung quản lý công tác thi hành án. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển toàn diện của đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, hiện nay trên thực tế do hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự còn nhiều phân tán, nhiều đầu mối, chưa tập trung quyền lực nên thiếu sự chỉ đạo điều hành, kiểm tra thống nhất, quy chế phối hợp giữa các cơ quan còn chưa rõ ràng làm giảm hiệu quả và hiệu lực quản lý. Do thiếu sự quy định trách nhiệm cụ thể, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự nên dẫn đến tình trạng quản lý lỏng lẻo, nhiều đối tượng đã bị Tòa án kết án bằng bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi hành. Trong thi hành án hình sự việc nghiên cứu từng hình phạt cũng như các biện pháp tha miễn cụ thể vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. Pháp luật về thi hành án hình sự còn chưa kịp thời thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng, do chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng các biện pháp tha miễn trong luật hình sự như hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù nên vẫn còn tình trạng áp dụng không đúng các quy định của chế định này, vi phạm về nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng dẫn đến giảm hiệu quả trong công tác thi hành án hình sự. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống, tìm hiểu sâu hơn những vấn đề lý luận cơ bản về hoãn chấp hành hình 9 phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trên cơ sở đó tiến hành tổng kết có đầy đủ hơn, đưa ra những kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công của thực tiễn công tác hoãn chấp hành phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành và giải quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù ở nước ta hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ)" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Luật học của mình. Nội dung của đề tài cố gắng nghiên cứu một cách tổng thể quy định của Pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Đề tài cũng đưa ra những luận cứ khoa học về thực trạng hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, thực trạng áp dụng tại địa phương; đồng thời đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Trong lĩnh vực thi hành án hình sự đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được đề cập, phân tích trong một số Giáo trình và sách tham khảo như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 10 2007; 4) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do PGS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; 5) Trách nhiệm hình sự và hình phạt, của TS. Trịnh Tiến Việt, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; 6) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Phần chung, của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) v.v Các bài nghiên cứu trên đã nhận diện và làm sáng tỏ một số vấn đề về khái niệm, đặc trưng, căn cứ áp dụng và thẩm quyền áp dụng chế định hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Bộ luật hình sự năm 1999 và có những đề xuất, giải pháp để ngày càng hoàn thiện các chế định trên. Ngoài ra còn phải kể đến các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành Luật như: "Việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo Luật thi hành án hình sự", của tác giả Đỗ Văn Chỉnh và Phạm Thị Thanh Mai đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 07/2011… Đây là những công trình nghiên cứu toàn diện cả về lĩnh vực thi hành án hình sự, trong đó có hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa thể hiện tính chuyên sâu trong nghiên cứu về lĩnh vực hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, nhất là khi thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh vực cần được làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án hình sự, đặc biệt trong việc thực hiện các biện pháp tha miễn trong luật hình sự trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống các quy định của luật hình sự về các điều kiện áp dụng biện pháp hoãn [...]... hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong pháp luật hình sự Việt Nam Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 14 Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOÃN CHẤP... của Pháp luật và nâng cao hiệu quả về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong qúa trình cải hành tư pháp hiện nay 4 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam, thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2009 đến 2013 trên cơ sở những... dung cơ bản của hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù Trong đó có các cơ quan, tổ chức tiến hành thi hành biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù và các cơ quan, tổ chức tiến hành thi hành biện pháp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở số liệu của địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình. .. tích khái niệm, các đặc điểm cơ bản của hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức thi hành hoãn chấp hành hình phạt tù và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù với các cơ quan khác trong tố tụng hình sự Phân tích nội dung điều kiện, trình tự thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, đặc điểm chung và khác biệt... trọng trong việc kế thừa, phát triển thành tựu lập pháp tiến bộ của nước ta qua các thời kỳ 29 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 2.1 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 2.1.1 Quy định của pháp luật hình sự về hoãn chấp hành hình phạt tù Trong. .. việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án đang chấp hành hình phạt đó 1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù Trước khi tìm hiểu mục đích hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, chúng ta cần hiểu rõ mục đích của hình phạt tù có thời hạn 21 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mục đích của hình phạt không chỉ. .. thi hành án hình phạt tù thời gian còn lại chưa thi hành Trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hoặc khi hết thời gian tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người bị kết án có thể được miễn chấp hành hình phạt và không phải thi hành hình phạt còn lại nếu có đủ các điều kiện do pháp luật quy định 1.3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT... điểm về hoãn chấp hành hình phạt tù, đồng thời, trên cơ sở thực tiễn công tác 18 áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về hoãn chấp hành hình phạt tù, có thể đưa ra định nghĩa khoa học về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau: Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc tạm dừng lại trong một thời hạn nhất định việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án nếu người này chưa chấp hành hình phạt tù đó... sách hình sự nói chung và của chế định hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù nói riêng, việc Tòa án cho người bị kết án hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có ý nghĩa chính trị xã hội, pháp lý rất quan trọng 22 Về mặt thực tiễn, nếu Tòa án áp dụng đúng đắn và chính xác trong thực tiễn các quy phạm của chế định hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình. . .chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cũng như công tác, tổ chức thi hành các biện pháp này theo luật hình sự Việt Nam hiện nay, thực tiễn áp dụng các chế định này tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó xác định những bất cập, hạn chế Trên cơ sở đó để đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, . " ;Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ)& quot; làm đề tài nghiên cứu cho. HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ. chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan