1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E LEARNING VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VI MÔ ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHOA HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

158 845 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Thực trạng các giờ dạy thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học, nghiệp vụ sư phạm và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa Hóa học ngành sư phạm ở các trường đại học [3].

Trang 1

LỜI CẢM ƠN!

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Hóa học trường ĐHSP Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS Trần Trung Ninh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực hiện đề tài này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Nguyễn Hữu Hiệu, người đã cộng tác, nhiệt tình giúp đỡ và tư vấn cho em về các kĩ năng công nghệ thông tin ứng dụng trong hóa học Em cũng xin được gửi lời cám ơn tới Th.S Nguyễn Mậu Đức khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tiến hành thực nghiệm cho đề tài Và cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới bố mẹ, anh chị em trong gia đình, tới những người bạn đã cổ vũ động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài này.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài do hạn chế về thời gian, trình

độ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em kính mong các thầy cô góp ý, chỉnh sửa để em hoàn thành tốt nhất luận văn này Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Học viên

Phùng Trung Đức

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Ý kiến về giờ TNTH có sử dụng các TBDH 11

Bảng 1.2: Điều tra hứng thú về giờ TNTH có sử dụng TBDH 11

Bảng 1.3: Ý kiến về việc sử dụng TBDH trong giờ THTN 12

Bảng 1.4: Điều tra thực trạng về thái độ của SV khi tham gia THTN 12

Bảng 1.5: Điều tra lí do SV chưa thích học phần PPDH3 13

Bảng 1.6: Điều tra thống kê % số thí nghiệm SV hứng thú 13

Bảng 1.7: Điều tra tình trạng SV đã nghiên cứu tài liệu trước mỗi bài thí nghiệm 14 Bảng 1.8: Điều tra tình trạng SV chọn, lắp dụng cụ, lấy hóa chất khi làm thí nghiệm và biểu diễn vào bài dạy 14

Bảng 1.9: Điều tra nhận thức của SV về tính độc hại của hóa chất 15

Bảng 1.10: Điều tra kỹ năng SV tiến hành thí nghiệm với hóa chất độc 15

Bảng 1.11: Điều tra tình trạng sức khỏe SV khi thí nghiệm có hóa chất độc hại 15

Bảng 1.12: Điều tra những nội dung kiến nghị về an toàn thí nghiệm của SV 16

Bảng 1.13: Bảng điều tra % số thí nghiệm SV thực hiện thành công 16

Bảng 1.14: Điều tra thực trạng các buổi THTN, NVSP đã giúp SV rèn luyện KN 16

Bảng 1.15: Nội dung những kiến nghị để THTN và NVSP đạt kết quả tốt 17

Bảng 1.16: Kết quả điều tra quan niệm tự học của SV 20

Bảng 1.17: Kết quả điều tra ý thức tự học của SV 20

Bảng 1.18: Kết quả điều tra kỹ năng chuẩn bị bài trước khi đến lớp 20

Bảng 1.19: Kết quả điều tra tổ chức dạy học của GV 21

Bảng 1.20: Kết quả điều tra về điều kiện khó khan trong học tập 21

Bảng 1.21: Kết quả điều tra tình hình sử dụng CNTT trong học tập 22

Bảng 1.22: So sánh lớp học truyền thống và E learning 26

Bảng 1.23: Tiêu chí đánh giá bài giảng E learning 31

Bảng 1.24: những đặc trưng của dạy học vi mô 35

Bảng 1.25: Quy trình dạy học vi mô 37

Bảng 3.1: Kết quả điều tra SV về giờ thực hành có áp dụng PPDHVM 91

Trang 4

Bảng 3.2: Kết quả điều tra SV về giờ thực hành có sử dụng thiết bị dạy học 91

Bảng 3.3: Đánh giá giờ thực hành có áp dụng PPDHVM 92

Bảng 3.4: Đánh giá giờ thực hành có áp dụng PPDHVM sẽ giúp SV rèn luyện 92

Bảng 3.5: Kết quả điểm của bài kiểm tra kiến thức về KNDH – lớp K45B 93

Bảng 3.6: Kết quả điểm kiểm tra đầu ra của SV khi thi kết thúc học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học 93

Bảng 3.7: Phân loại kết quả điểm của bài kiểm tra 95

Bảng 3.8: Bảng phân phối tần số, tần suất, và tần suất lũy tích kết quả bài KTKT về KNDH 96

Bảng 3.9 : Bảng các tham số đặc trưng kết quả điểm KTKT về KNDH 97

Bảng 3.10 : Bảng phân loại điểm thi kết thúc học phần môn TNTHPPDH hóa học97 Bảng 3.11 : Bảng phân phối tần số, tần suất, và tần suất lũy tích kết quả 98

kiểm tra đầu ra của SV khi thi kết thúc học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học 98

Bảng 3.12: Bảng các tham số đặc trưng kết quả kiểm tra đầu ra của SV khi thi kết thúc học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học 99

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU

Mẫu 1.1: Mẫu phiếu quan sát để đánh giá trong dạy học vi mô 40Mẫu Phiếu 2.1 76Mẫu phiếu 2.2 78

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Hình ảnh của trang web “Phương pháp dạy hoc hóa học” 72

Hình 2.2 Hình ảnh thư mục bài giảng E learning 72

Hình 2.3: Hình ảnh bài giảng E learning 73

Hình 2.4: Hình ảnh bài 1 (Những thí nghiệm về halogen) 73

Hình 2.5: Hình ảnh bài 2 (Thí nghiệm về oxi – lưu huỳnh) 74

Hình ảnh 2.6: Sinh viên đóng vai trò là giáo viên 86

Hình ảnh 2.7: SV đóng vai HS 86

Hình ảnh 2.8: SV nhận xét KNDH của bạn 87

Hình ảnh 2.9: GV nhận xét, kết luận 87

Hình 3.1: Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm KTKT về KNDH 96

Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích của kết quả điểm KTKT về KNDH 97

Hình 3.3 : Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm thi kết thúc học phần môn TNTHPPDH hóa học 98

Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích của kết quả kiểm tra đầu ra của SV khi thi kết thúc học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học 99

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

PHẦN II NỘI DUNG 6

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN HÓA HỌC 6

1.1 Chuẩn đầu ra của SV khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội [50] 6

1.1.1 Kiến thức 6

1.1.2 Kỹ năng 6

1.1.3 Thái độ 6

1.1.4 Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 6

1.2 Hệ thống các KNDH hóa học cơ bản ở trường phổ thông [2], [3], [5], [30] 7

1.2.1 KNDH hóa học cơ bản của người giáo viên khi lên lớp ở trường phổ thông 7

1.2.1.1 Nhóm các kĩ năng chuẩn bị bài học 7

1.2.1.2 Nhóm các kĩ năng dạy học trên lớp 7

1.2.1.3 Nhóm kỹ năng nhận xét, đánh giá 8

1.2.2 KNDH của giáo viên khi thực hành thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông 8

1.2.2.1 Kỹ năng biểu diễn thí nghiệm 9

1.2.2.2 Kỹ năng lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm 9

1.2.2.3 Kỹ năng kết hợp lời nói với thí nghiệm biểu diễn 9

1.2.3 Thực trạng các giờ dạy thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học, nghiệp vụ sư phạm và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa Hóa học ngành sư phạm ở các trường đại học [3] 10

1.2.4 Một số yêu cầu cơ bản trong việc rèn luyện KNDH hóa học cho SV 18

1.3 Năng lực tự học của SV 19

1.3.1 Khái niệm 19

1.3.2 Thực trạng về năng lực tự học của sinh viên [3] 19

1.3.2.1 Về quan niệm tự học, ý thức tự học ở đại học 20

Trang 8

1.3.2.2 Về chuẩn bị bài khi lên lớp học 20

1.3.2.3 Về đánh giá tổ chức dạy học của giảng viên 21

1.3.2.4 Về điều kiện khó khăn trong học tập 21

1.3.2.5 Về sử dụng CNTT (Internet, máy vi tính, …) cho việc học tập 22

1.3.2.6 Phân tích kết quả điều tra 22

1.4 Cơ sở lí luận của bài giảng E learning 24

1.4.1 Phương pháp dạy học E learning 24

1.4.1.1 Khái niệm 24

1.4.1.2 Ưu, nhược điểm 24

1.4.1.3 So sánh lớp học truyền thống với học E – learning 26

1.4.1.4 Kĩ năng của người giáo viên khi thực hiện theo phương pháp E learning 27

1.4.2 Quy trình thiết kế bài giảng E learning 29

1.4.2.1 Thiết kế giáo án – xây dựng kịch bản cho bài giảng e learning 29

1.4.2.2 Sử dụng phần mềm adobe presenter để thiết kế bài giảng E learning 29

1.4.2.3 Đưa bài giảng lên web, xây dựng khóa học trực tuyến 30

1.4.3 Tiêu chí đánh giá bài giảng E learning [47], [52] 31

1.5 Cơ sở của phương pháp dạy học vi mô trong dạy học hiện nay [2], [3], [18], [24], [31], [32], [37], [42] 34

1.5.1 Cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học vi mô 34

1.5.2 Khái niệm phương pháp dạy học vi mô 36

1.5.3 Đặc trưng của dạy học vi mô 37

1.5.4 Quy trình dạy học vi mô 37

1.5.5 Đánh giá trong dạy học vi mô 39

1.5.6 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học vi mô 43

1.5.7 Điều kiện thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học vi mô 44

TIỂU KẾT CHƯƠNG I 45

Trang 9

Chương 2 THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E - LEARNING (THÔNG QUA HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC) VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VI MÔ ĐỂ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG DẠY HỌC HÓA HỌC CHO SINH VIÊN KHOA HÓA HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 46

2.1 Thiết kế bài giảng E learning “Thực hành thí nghiệm PPDH hóa học” 46

2.1.1 Nội dung chương trình học phần Thực hành thí nghiệm PPDH hóa học năm thứ 3 năm học 2013 – 2014 46

2.1.2 Quy trình thiết kế bài giảng E-learning 51

2.1.2.1 Thiết kế giáo án cho bài giảng 51

2.1.2.2 Thiết kế bài giảng bằng phần mềm Adobe Presenter 70

2.1.2.3 Đưa bài giảng lên web 71

2.1.3 Sử dụng bài giảng E- learning 74

2.1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng bài giảng E learning 74

2.1.3.2 Cách sử dụng bài giảng [3] 74

2.2 Áp dụng phương pháp dạy học vi mô kết hợp với bài giảng E learning để rèn luyện kĩ năng tự học và một số kĩ năng dạy học hóa học cho sinh viên khoa hóa học trường ĐHSP 75

2.2.1 Quy trình áp dụng phương pháp dạy học vi mô kết hợp với bài giảng E learning để rèn luyện tự học, kĩ năng thí nghiệm và kĩ năng dạy học hóa học cho SV sư phạm thông qua môn thí nghiệm phương pháp dạy học 75

2.2.2 Minh họa kế hoạch bài dạy học áp dụng phương pháp dạy học vi mô .82 2.2.3 Hình ảnh minh họa khi tiến hành dạy học vi mô cho học phần thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học 3 85

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 88

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 89

3.1 Mục đích thực nghiệm 89

3.2 Đối tượng thực nghiệm 89

Trang 10

3.3 Nhiệm vụ thực nghiệm 89

3.4 Tiến trình thực nghiệm 90

3.4.1 Xây dựng kế hoạch thực nghiệm 90

3.4.2 Nội dung thực nghiệm 90

3.5 Kết quả thực nghiệm 91

3.5.1 Kết quả điều tra SV 91

3.5.2 Kết quả nhận xét, đánh giá chất lượng bài giảng E learning 92

3.5.3 Kết quả kiểm tra kiến thức về kỹ năng dạy học của SV học phần TNTHPPDH hóa học 93

3.5.4 Kết quả điểm kiểm tra đầu ra của SV khi thi kết thúc học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học 93

3.6 Xử lý kết quả thực nghiệm 94

3.6.1 Xử lý kết quả thực nghiệm 94

3.6.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 99

3.6.2.1 Đồ thị đường lũy tích 99

3.6.2.2 Giá trị tham số đặc trưng 100

3.6.2.3 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student 100

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 102

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC P1

Trang 11

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên CNTT và truyền

thông Với E-Learning, việc học trở nên linh hoạt và mở Người học có thể học bất

cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phùhợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần cóphương tiện học tập là máy tính và mạng Internet Phương thức học tập này mangtính tương tác cao, hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống gópphần nâng cao chất lượng giảng dạy

Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo là một trong nhữngnhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và cá nhân E-Learning sẽ làmột phương thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâusắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặtchẽ, người học tham gia học tập mà không cần đến trường Sự chuyển giao tri thứckhông còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, người học phải học cách truy tìmthông tin bản thân cần, đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp

Thuật ngữ E-Learing đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập

kỉ gần đây Cùng với sự phát triển của tin học và truyền thông, các phương thứcgiáo dục ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiềnbạc cho người học Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hếtcác hoạt động huấn luyện và đào tạo của các nước trên thế giới, được chứng minhqua sự thành công của hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning của nhiều quốc gia như Mĩ, Anh, Nhật, …

1.2 Xuất phát từ những nhu cầu của thời đại ngày nay, với những lợi thế có

được của CNTT, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT vềtăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục, Chỉ thị số

Trang 12

47/2008/CT-BGDĐT về đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTTtrong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học.

Hiện nay Máy tính đã và đang được sử dụng trong quá trình đổi mới phươngpháp dạy học Trong đó, giáo viên sử dụng CNTT với những phần mềm phục vụtrực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng Tuy nhiên, để việc sử dụng cácphần mềm trong đổi mới phương pháp dạy và học có hiệu quả đòi hỏi giáo viênphải tự bồi dưỡng nâng cao về kiến thức, kỹ năng sử dụng Gần đây, CNTT cungcấp khá nhiều phần mềm công cụ trợ giúp giáo viên tạo ra các sản phẩm cá nhân,trong đó có bài giảng điện tử Các phần mềm này rất dễ sử dụng, chưa đòi hỏi giáoviên có trình độ cao về CNTT, chỉ cần có kiến thức cơ bản về CNTT là có thể tạo racác sản phẩm có chất lượng Sản phẩm tạo ra bởi các phần mềm này tương thích vớicác phần mềm hệ thống như các thế hệ của hệ điều hành Windows và có thể sửdụng ở các môi trường khác nhau như trên Internet, trên mạng LAN hay trên laptop.Một trong những phần mềm đó là phần mềm Adobe Presenter

1.3 Tại sao nên sử dụng Adobe - Presenter

Phần mềm Adobe Presenter như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint,một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy cóứng dụng CNTT Cho nên chỉ cần giáo viên biết thêm cách sử dụng phần mềmAdobe Presenter là có thể tạo ra một bài giảng điện tử

Bên cạnh đó phẩn mềm Adobe Presenter còn đáp ứng được các tiêu chí củaCục CNTT – Bộ GD&ĐT đặt ra trong việc thiết kế bài giảng điện tử Vì vậy CụcCNTT – Bộ GD&ĐT đã khuyến khích giáo viên để tạo ra bài giảng điện tử nên sửdụng phần mềm này

1.4 Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, trực tiếp giáo dục học sinh trở

thành người có ích cho xã hội trong tương lai Chính vì vậy mà việc hình thành, rènluyện, bồi dưỡng những kĩ năng sư phạm một cách thường xuyên cho sinh viên, sẽgiúp họ vững vàng hơn, tự tin hơn trong việc giảng dạy sau này Và nếu những kĩnăng sư phạm đó thường xuyên được luyện tập củng cố, thường xuyên được đánhgiá góp ý, với sự giúp đỡ của nhà quan sát và của đông nghiệp, cùng với sự hỗ trợ

Trang 13

của thiết bị dạy học (camera, máy tính, máy chiếu, projector, đầu video,…) thìngười giáo viên đó sẽ ngày càng vững vàng hơn về năng lực sư phạm, năng lực

giảng dạy và tất yếu dạy học sẽ có hiệu quả hơn.

Thực tế dạy học của những các trường sư phạm trong thời gian gần đây chothấy trong mục tiêu “dạy chữ, dạy người, dạy nghề” cho sinh viên sư phạm, việcdạy nghề chưa được coi trọng đúng mức Biểu hiện là những kĩ năng, năng lực sưphạm cơ bản của SV sư phạm nói chung ,của chuyên nghành hóa học nói riêng, khimới ra trường ít mắc sai sót về kiến thức chuyên môn nhưng lại yếu về nghiệp vụ sưphạm Mặt khác số công trình nghiên cứu về dạy nghề và rèn luyện các kĩ năng dạyhọc bộ môn hóa học chưa nhiều, chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn Vì vậycần có một phương pháp dạy học cho phép lấp đầy khoảng trống giữa đào tạo lýthuyết và thực tế của lớp học (Allen và Ryan, 1972)

Phương pháp dạy học vi mô góp phần khắc phục vấn đề còn tồn tại trong đàotạo giáo viên hiện nay là: Việc chuẩn bị cho sinh viên ra trường thiên về lý thuyết,tập trung quá nhiều vào kiến thức thuần túy, khiến cho các giáo viên mới bước vàonghề không tránh khỏi những khó khăn khi điều khiển một lớp học

Phương pháp dạy học vi mô chủ trương hình thành và phát triển vững chắccác năng lực sư phạm riêng biệt, các kĩ năng dạy học xác định Qua đó tạo cho sinhviên một niềm tin, sự tự tin khi điều khiển lớp học sau này

Vận dụng phương pháp dạy học vi mô, thiết kế bài giảng điện tử bằng phầnmềm Adobe presenter, thông qua môn học TNTHPPDH hóa học cho sinh viên sưphạm là cần thiết và nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao năng lực tự học và rènluyện một số kĩ năng dạy học hóa học cho sinh viên góp phần đổi mới phương phápdạy học hóa học ở trường Đại học Sư phạm

Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu:

“Thiết kế bài giảng E learning và áp dụng phương pháp dạy học vi mô

để rèn luyện một số kĩ năng dạy học cho sinh viên khoa hóa học trường Đại học Sư phạm”

Trang 14

-3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình đào tạo giáo viên hóa học ở các trường đại học sư phạm

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Năng lực tự học môn TNPPDH cho sinh viên sư phạm

- Rèn luyện kĩ năng dạy học hóa học cho sinh viên sư phạm bằng phươngpháp dạy học vi mô

4 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc sử dụng phần mềm Adobe Presenterthiết kế bài giảng E learning và áp dụng trong việc dạy, hướng dẫn tự học mônTNPPDH cho sinh viên khoa hóa học trường Đại học Sư phạm

4.2 Sử dụng phần mềm Adobe Presenter thiết kế bài giảng E learning chomôn học TNPPDH

4.3 Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học vi mô, về đào tạo giáoviên trong giai đoạn mới, về kĩ năng sư phạm trong đó có kĩ năng dạy học Phântích kĩ năng dạy học nói chung và kĩ năng dạy học hóa học nói riêng

4.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá sự phù hợp và hiệu quả củacác đề xuất

5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng phần mềmAdobe Presenter thiết kế bài giảng E learning, cách sử dụng bài giảng E learning kết

Trang 15

hợp với phương pháp dạy học vi mô để tập trung rèn luyện cho sinh viên năng lực

tự học, và một số kĩ năng như kĩ năng dạy học, kĩ năng thực hành thí nghiệm,…thông qua học phần thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

- Nếu việc thiết kế và sử dụng bài giảng E learning có hiệu quả sẽ góp phầnnâng cao năng lực tự học cho sinh viên khoa hóa học ĐHSP

- Nếu sử dụng phương pháp dạy học vi mô để rèn luyện kĩ năng dạy học hóahọc cho sinh viên được tổ chức tốt thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáoviên hóa học ở các trường sư phạm

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn( bao gồm phương pháp lấy ý kiếnchuyên gia, phương pháp đàm thoại, phương pháp quan sát, sử dụng phiếu điều tra)

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

8 DỰ KIẾN CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Góp phần xây dựng lí luận về:

+ Bài giảng E learning

+ Phương pháp dạy học vi mô

- Thiết kế bài giảng Elearning

- Sử dụng bài giảng E learning kết hợp với phương pháp dạy học vi mô vàohọc phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học để nâng cao năng lực

tự học, và rèn luyện một số kĩ năng dạy học cho sinh viên

Trang 17

PHẦN II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN HÓA HỌC

1.1 Chuẩn đầu ra của SV khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội [50].

1.1.1 Kiến thức

Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên (Toánhọc, Tin học, Vật lý…) và các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Hoá học

Có kiến thức cơ bản về khoa học - công nghệ hoá học

Có trình độ tin học tốt, đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong công việc.Bước đầu có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu cáctài liệu tham khảo chuyên ngành

1.1.2 Kỹ năng

Có các kỹ năng thực hành, thí nghiệm về Hoá học

Có khả năng áp dụng triển khai trong sản xuất

Có khả năng nghiên cứu khoa học

Có khả năng cập nhật kiến thức mới về khoa học - công nghệ hoá học

1.1.3 Thái độ

Có phẩm chất cơ bản của người cán bộ nghiên cứu khoa học, thấm nhuần thếgiới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có đạo đức tốt, có tác phongmẫu mực của người làm công tác nghiên cứu khoa học

1.1.4 Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có đủ năng lực làm nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoahọc, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

Có thể đảm đương công tác giảng dạy Hoá học ở các trường đại học, caođẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông sau khi bổ túc cáchọc phần nghiệp vụ sư phạm và PPDH bộ môn Hoá học

Trang 18

Có chí hướng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tiếp tục học tập, nâng caotrình độ ở bậc sau đại học.

Mục đích của các trường Sư phạm là đào tạo ra các giáo viên để giảng dạy

ở các trường phổ thông Và để cho sinh viên của mình sau này có thể đáp ứng và hoàn thành tốt công tác giảng dạy, giỏi cả chuyên môn và và giỏi cả nghiệp vụ thì việc rèn luyện năng lực sư phạm cho SV là việc nên làm thường xuyên và cần thiết Năng lực sư phạm của SV sư phạm nói chung và của SV khoa Hóa học nói riêng là một hệ thống với rất nhiều năng lực khác nhau Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung vào rèn luyện cho SV năng lực tự học và rèn luyện các kĩ năng dạy học hóa học thông qua bài giảng E learning kết hợp với phương pháp dạy học vi mô học phần thực hành phương pháp dạy học hóa học.

1.2 Hệ thống các KNDH hóa học cơ bản ở trường phổ thông [2], [3], [5], [30].

1.2.1 KNDH hóa học cơ bản của người giáo viên khi lên lớp ở trường phổ thông

Chúng tôi chia các KNDH hóa học thành ba nhóm chính, đó là:

- Nhóm các kỹ năng chuẩn bị bài học.

- Nhóm các KNDH trên lớp

- Nhóm kỹ năng nhận xét, đánh giá.

1.2.1.1 Nhóm các kĩ năng chuẩn bị bài học

- Xác định đúng mục tiêu (cụ thể và theo các mức độ nhận thức như biết,hiểu, vận dụng,…), kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học

- Lựa chọn PPDH phù hợp

- Thiết kế các hoạt động dạy học tích cực

- Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp, tích cực

1.2.1.2 Nhóm các kĩ năng dạy học trên lớp

- Đặt vấn đề (mở bài) và chuyển ý của bài dạy

- Khai thác kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học

- Tổ chức điều khiển hoạt động dạy học trong một giờ lên lớp: Tổ chức cáchoạt động của GV và HS (tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động theonhóm,…)

Trang 19

- Lựa chọn và sử dụng các PPDH phù hợp: sử dụng phối hợp các yếu tố tíchcực của PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại.

- Hệ thống kĩ năng thí nghiệm thực hành hóa học:

+ Kỹ năng biểu diễn thí nghiệm

+ Kỹ năng lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm

+ Kỹ năng kết hợp lời nói khi biểu diễn thí nghiệm trong dạy học

- Kỹ năng giao tiếp với HS:

+ Kỹ năng đặt câu hỏi

+ Kỹ năng ứng xử với câu trả lời

+ Kỹ năng giao và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập

- Kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học:

+ Các phương tiện dạy học truyền thống (bảng đen, phấn trắng,…)

+ Các phương tiện dạy học hiện đại (Máy tính, projector,…)

- Kỹ năng trình bầy bảng (rõ ràng, logic, khoa học,…)

- Kỹ năng liên hệ thực tế, giáo dục môi trường vào bài dạy

1.2.1.3 Nhóm kỹ năng nhận xét, đánh giá

- Kỹ năng kiểm tra đánh giá kiến thức của HS

- Kỹ năng nhận xét, đánh giá:

+ Kỹ năng nhận xét, đánh giá HS (khen, chê, thưởng, phạt)

+ Kỹ năng nhận xét, đánh giá đồng nghiệp (khen, chê, góp ý)

Trong các phương tiện trực quan được sử dụng trong dạy học hóa học thì thínghiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng Vì vậy việc rèn các kỹ năng biểu diễn,

sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học cho SV sư phạm là một việc làm cầnthiết, quan trọng

1.2.2 KNDH của giáo viên khi thực hành thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông

Chúng tôi chia các kỹ năng thí nghiệm thực hành thành ba nhóm kỹ năngchính, đó là:

- Nhóm kỹ năng biểu diễn thí nghiệm

- Nhóm kỹ năng lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm

Trang 20

- Nhóm kỹ năng kết hợp lời nói khi sử dụng thí nghiệm trong DH

1.2.2.1 Kỹ năng biểu diễn thí nghiệm

Kỹ năng biểu diễn thí nghiệm khi dạy học hóa học bao gồm:

- Kỹ năng chuẩn bị dụng cụ, hóa chất: đúng, đủ, phù hợp với thí nghiệm, gọngàng, thẩm mĩ

- Kỹ năng lấy hóa chất chính xác

- Kỹ năng sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất để làm và biểu diễn thí nghiệm

- Kỹ năng lắp và tháo dụng cụ thí nghiệm

- Kỹ năng sử dụng ống nghiệm: kẹp ống nghiệm, lắp ống nghiệm lên giá, rửaống nghiệm

- Kỹ năng đun nóng

- Kỹ năng hòa tan chất

- Kỹ năng thu khí

- Kỹ năng thực hiện an toàn và khoa học các nội quy, quy tắc thí nghiệm

- Kỹ năng cho HS quan sát hiện tượng thí nghiệm

1.2.2.2 Kỹ năng lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm

- Biết căn cứ vào mục tiêu, nội dung của thí nghiệm và trình độ của đốitượng để lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm phù hợp

- Phương pháp sử dụng thí nghiệm:

+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu

+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng

+ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp đối chứng

1.2.2.3 Kỹ năng kết hợp lời nói với thí nghiệm biểu diễn

- Mô tả thí nghiệm

+ Cần nêu được mục đích thí nghiệm

+ Mô tả ngắn gọn, rõ ràng, súc tích cách tiến hành thí nghiệm

+ Sử dụng ngôn ngữ hóa học chính xác

+ Với các chất hóa học: cần đọc tên, không đọc công thức

Trang 21

- Đặt câu hỏi hướng dẫn HS quan sát, làm thí nghiệm, rút ra kết luận (tùytheo việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, kiểm chứng, đối chứnghay phát hiện và giải quyết vấn đề để đặt câu hỏi cho phù hợp)

1.2.3 Thực trạng các giờ dạy thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học, nghiệp vụ sư phạm và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa Hóa học ngành sư phạm ở các trường đại học [3].

Mục đích điều tra

- Tìm hiểu thực trạng các giờ dạy thực hành thí nghiệm PPDH, rèn luyện NVSP

- Rút ra những kết luận cần thiết và tìm những biện pháp nâng cao hiệu quảrèn luyện KNDH cho SV trong các giờ thực hành, rèn luyện NVSP

Đối tượng điều tra

Năm học 2013 - 2014, tác giả đã tiến hành điều tra và tổng hợp kết quả điều tra 275

SV (Trong đó có 95 SV K61 của trường ĐHSP Hà Nội và 180 SV K45 trường Đại học Sưphạm Thái Nguyên) có học học phần TNTHPPDH và NVSP

Mô tả phiếu điều tra

Trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng 15 câu hỏi (gồm 13 câu đóng và 2 câumở) Nội dung các câu hỏi tập trung vào 6 chủ đề chính là:

- Tình trạng sử dụng trang thiết bị trong dạy học hóa học Hóa học (1,2,3)

- Thái độ và nhận thức về thí nghiệm thực hành PPDH hóa học (Câu 4, 5, 6)

- Việc chuẩn bị thí nghiệm ở nhà (đọc sách vô cơ, hữu cơ, thiết kế kế hoạchbài giảng) và tiến hành thí nghiệm trên lớp (câu 7, 8)

- An toàn thí nghiệm và cách phòng chống độc hại (Câu 9, 10, 11, 12)

- Mức độ thành công của các thí nghiệm khi tiến hành thí nghiệm và khi kếthợp biểu diễn thông qua trích đoạn bài giảng (Câu 13)

- Tác dụng của thực hành đến việc rèn luyện các kĩ năng thí nghiệm vàKNDH của SV và những ý kiến đề xuất (Câu 14, 15)

Trang 22

Kết quả điều tra

Hầu hết SV rất có ý thức đóng góp và hưởng ứng mạnh mẽ Điều này rấtkhích lệ cho chúng tôi khi nghiên cứu đồng thời mang lại hiệu quả và độ tin cậy caokhi điều tra

Kết quả cụ thể của từng nội dung như sau:

Tình trạng sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học

Câu 1 Anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình về giờ THTN có sử dụng

Câu 2 Thái độ của SV khi thực hành thí nghiệm có sử dụng TBDH?

Bảng 1.2: Điều tra hứng thú về giờ TNTH có sử dụng TBDH.

Câu 3 Theo anh (chị) việc sử dụng TBDH trong giờ THTN là:

Bảng 1.3: Ý kiến về việc sử dụng TBDH trong giờ THTN

Trang 23

Nhận xét: Số SV có thái độ thích và rất thích khá cao chiếm 76,00% ; Số SV

có thái độ bình thường khi thực hành thí nghiệm PPDH hóa học là 21,82% và có2,18% sinh viên không thích (không hứng thú) trong giờ THTN có sử dụng TBDH

và đã trả lời câu 5 với lí do không thích như sau:

Trang 24

Câu 5 SV chưa thích học phần PPDH3 ở các điểm sau

Bảng 1.5: Điều tra lí do SV chưa thích học phần PPDH3

Số lượng thí nghiệm hấp dẫn SV là nhỏ 46 16,73

Các thí nghiệm không có gì mới so với thí

nghiệm vô cơ và hữu cơ

Thí nghiệm chưa giúp SV rèn được

ta cần nghiên cứu làm rõ tính định hướng sư phạm về nội dung, cách thức tiến hành,yêu cầu về kỹ năng và phương pháp sử dụng thí nghiệm cho SV

Câu 6 Số thí nghiệm mà SV cảm thấy hứng thú (X%)

Bảng 1.6: Điều tra thống kê % số thí nghiệm SV hứng thú

0) (28 40) (53 50) (52 60) (61 70) (42 80) (19 90) (12 1(8 3

%

27

0)5

Câu 7 SV đã nghiên cứu tài liệu trước mỗi bài thí nghiệm, bài dạy.

Bảng 1.7: Điều tra tình trạng SV đã nghiên cứu tài liệu trước mỗi bài thí nghiệm

Trang 25

Xem qua 132 48,00

Nhận xét: Đa số SV chưa nghiên cứu kĩ tài liệu trước mỗi buổi thực hành,

rèn luyện NVSP mà chỉ xem qua hoặc không nghiên cứu (57,82%) Điều này đòihỏi GV cần có biện pháp để làm cho nâng cao ý thức và hứng thú tự học cho SV khichuẩn bị thí nghiệm thực hành

Câu 8 Tình trạng SV chọn, lắp dụng cụ, lấy hóa chất khi làm thí nghiệm và

biểu diễn vào bài dạy

Bảng 1.8: Điều tra tình trạng SV chọn, lắp dụng cụ, lấy hóa chất

khi làm thí nghiệm và biểu diễn vào bài dạy.

Theo đúng thứ tự quy định và chính xác 45,00

Theo đúng thứ tự quy định nhưng không chính xác 38,00

Không chú ý đến thứ tự, liều lượng 17,00

Nhận xét: Tỉ lệ SV làm thí nghiệm đúng theo thứ tự quy định nhưng chưa

chính xác hoặc không chú ý đến thứ tự chọn, lắp dụng cụ và lấy hóa chất là khá cao(55%), điều này dẫn đến thí nghiệm ít thành công, hoặc có khí độc hại thoát rangoài,…Cho nên GV cần có biện pháp để rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hànhthí nghiệm cho SV

An toàn thí nghiệm, phòng chống độc hại

Câu 9 Nhận thức của SV về tính độc hại của hóa chất

Bảng 1.9: Điều tra nhận thức của SV về tính độc hại của hóa chất

Nhận xét: Đa số các khí độc, có mùi, màu đặc trưng như NOx, Cl2, H2S,… thì

SV nhận biết được Đối với một số chất thường gặp hàng ngày như CH4, NH3, C2H2,

Trang 26

có nhiều SV cho là ít độc hoặc không độc, chính vì vậy khi tiến hành thí nghiệm họ

ít chú ý đến khâu xử lí và an toàn sức khỏe

Câu 10 Khi SV tiến hành làm thí nghiệm có chất độc

Bảng 1.10: Điều tra kỹ năng SV tiến hành thí nghiệm với hóa chất độc

Không xử lí chất khí độc sau khi tiến hành thí

Nhận xét: Đa số SV có ý thức đối với các thí nghiệm có tính độc hại, nhưng

vẫn chưa chú ý đến thời điểm có khí độc thoát ra

Câu 11 Tình trạng sức khỏe SV sau các bài thực hành có chất độc hại

Bảng 1.11: Điều tra tình trạng sức khỏe SV khi thí nghiệm có hóa chất độc hại

Nhận xét: Tỉ lệ SV cảm thấy rất mệt và mệt sau các buổi thực hành với các

hóa chất độc rất lớn (68%) Điều này cần lưu ý đến kĩ năng thực hành và dụng cụthí nghiệm

Câu 12 Những kiến nghị về an toàn thí nghiệm và sức khỏe

Bảng 1.12: Điều tra những nội dung kiến nghị về an toàn thí nghiệm của SV

01 SV đeo khẩu trang, gang tay, mặc áo blouse 96,00

02 Uống sữa trước khi vào phòng thí nghiệm 40,00

04 Phòng thí nghiệm phải có đầy đủ trang thiết bị 90,00

Mức độ thành công của các thí nghiệm do SV thực hiện được

Câu 13 Số thí nghiệm SV thực hiện thành công (X%)

Bảng 1.13: Bảng điều tra % số thí nghiệm SV thực hiện thành công

Trang 27

Nhận xét: Các thí nghiệm SV thực hiện thành công chưa cao so với yêu cầu

đặt ra (SV phải làm tốt thí nghiệm biểu diễn)

Tác dụng của các buổi thí nghiệm, rèn luyện NVSP với việc rèn luyện KNDH của SV và những ý kiến đề xuất.

Câu 14 Các buổiTNTH, NVSP đã giúp SV rèn luyện kĩ năng

Bảng 1.14: Điều tra thực trạng các buổi THTN, NVSP đã giúp SV rèn luyện KN

Nhận xét: Các buổi thí nghiệm, rèn luyện NVSP hầu hết giúp SV rèn luyện

KNDH cơ bản như viết bảng, sự mạnh dạn tự tin, biểu diễn thí nghiệm,…

Câu 15 Những đề xuất để các giờ TNTH, rèn luyện NVSP đạt kết quả tốt

Có 20 phiếu không ghi gì, 255 phiếu còn lại đề xuất 10 ý kiến trong đó 5 ýkiến có tần số cao Đó là:

Bảng 1.15: Nội dung những kiến nghị để THTN và NVSP đạt kết quả tốt

1 Nghiên cứu kĩ tài liệu, thiết kế kế hoạch bài dạy trước

khi đến lớp tiến hành thí nghiệm, rèn luyện NVSP 70,00

2 Chuẩn bị đầy đủ phương tiện kí thuật hiện đại 80,00

3 Chuẩn bị hóa chất và dụng dụ đầy đủ, chu đáo 85,71

4 SV cần được GV tạo ra những tình huống để rèn luyện

kí năng thí nghiệm và kĩ năng dạy học nhiều hơn

Trang 28

Từ kết quả điều tra và phân tích thực trạng chúng tôi rút ra một số điểm chú

ý như sau:

Tài liệu, chương trình học: Ngoài giáo trình dưới dạng ấn phẩm nên có tài

liệu điện tử (Bài giảng e learning, web học tập,…) có tính tương tác cao Phải cho

SV đọc trước và chuẩn bị kĩ trước khi thực hành tập giảng

Thiết bị, dụng cụ, hóa chất: TBDH trong phòng thí nghiệm cần được trang bị

hiện đại: Camera, tivi, projector, kết nối internet,… Hóa chất dụng cụ cần đầy đủ

Về phía GV: Cần tích cực áp dụng các PPDH mới, các thủ thuật và kĩ thuật

dạy học để tăng cường rèn luyện KNDH cho SV, tạo điều kiện để SV được luyệntập nhiều trong quá trình thí nghiệm và tập giảng, tăng cường sự nhận xét góp ý củađồng nghiệp và của GV

Về phía SV: cần được rèn luyện hệ thống KNDH cơ bản, đặc biệt là kĩ năng

thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm trong dạy học

Kết quả trên đây là cơ sở quan trọng, định hướng cho tác giả đề xuất cácphương pháp nghiên cứu để rèn luyện KNDH cho SV khoa hóa học thông qua việcthiết kế bài giảng e learning, kết hợp với các PPDH mới ở trường ĐHSP, đó chính

là nội dung nghiên cứu của luận án

1.2.4 Một số yêu cầu cơ bản trong việc rèn luyện KNDH hóa học cho SV

Để việc rèn luyện các KNDH cho SV đạt kết quả cao, cần phải tuân theo cácyêu cầu cơ bản sau đây:

1 Sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành, sự hướng dẫn của GV và

hoạt động rèn luyện của SV Trong việc rèn luyện các KNDH, không có sự hướngdẫn đúng, chính xác thì rất khó thành công Mặt khác SV ngoài việc nghiên cứu tàiliệu cũng rất cần được GV hướng dẫn trực tiếp

2 SV phải được học bằng hoạt động, thông qua hoạt động Kỹ năng chỉ có

được qua hoạt động, vì vậy cần tăng cường các cơ hội để SV có điều kiện rèn luyện

kỹ năng như:

- Tăng cường tập giảng

Trang 29

- Tập nhận xét đánh giá những kĩ năng của người dạy theo phiếu nhận xét,đánh giá kỹ năng thực hành thí nghiệm và KNDH.

3 Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Ví dụ: SV bắt đầu tập những đoạn bài giảng, thí nghiệm sử dụng là những thíngiệm đơn giản, sau đó kết hợp với những đoạn bài giảng dài, những thí ngiệm khóhơn và có sự phối hợp các KNDH một cách nhuần nhuyễn

4 Rèn luyện toàn diện nhưng có trọng điểm.

- Chú ý những kĩ năng quan trọng

- Những kĩ năng khó

- Chú ý những kĩ năng SV không thể tự rèn luyện được một mình

5 Rèn luyện phải thường xuyên, liên tục.

Ví dụ: Kỹ năng thí nghiệm của SV được rèn luyện qua bài thí ngiệm, qua cuốimỗi buổi thí ngiệm SV tập giảng, qua học phần rèn luyện NVSP để chuẩn bị đi TTSP2

6 Đề cao tinh thần tự giác nhưng không xem nhẹ việc kiểm tra, đôn đốc.

- Xác định cho SV mục tiêu phấn đấu trở thành GV giỏi

- GV cần uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai sót, lệch lạc

- Nghiêm túc trong công việc

- SV cần tự luyện tập nhiều hơn

b Kết hợp việc rèn kỹ năng, hình thành nhân cách với việc cung cấp kiến thức.Trong dạy học trên lớp hay thực hành ở phòng thí ngiệm,… cần chú ý rènluyện cho SV tư thế, tác phong chững chạc, mạnh dạn, tự tin, khả năng giao tiếp với

HS và đồng nghiệp

1.3 Năng lực tự học của SV

1.3.1 Khái niệm

Năng lực tự học là khả năng mình tự tìm tòi, định hướng nhận thức và vận

dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao [16].

Trang 30

Năng lực tự học của SV sư phạm hóa học là khả năng thực hiện có hiệu quảhoạt động học tập cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hóa học.

Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng mà SV đại học phải có, vì tựhọc là chìa khóa tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm học tập suốt đời, xãhội học tập Có năng lực tự học mới có thể tự học suốt đời được Vì vậy, học tập ở

trường đại học quan trọng nhất là học cách học [8].

1.3.2 Thực trạng về năng lực tự học của sinh viên [3].

Bên cạnh việc tiến hành điều tra thực trạng các giờ dạy TNTHPPDH hóa học

và NVSP để rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên khoa hóa học ngành sư phạm

ở các trường đại học thì tác giả cũng tiến hành điều tra về thực trạng năng lực tự họccủa SV Số lượng SV tham gia điều tra là 275, trong đó có 95 SV K61 trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội và 180 SV K45 trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

1.3.2.1 Về quan niệm tự học, ý thức tự học ở đại học

a Quan niệm tự học:

Bảng 1.16: Kết quả điều tra quan niệm tự học của SV

Củng cố, tích lũy các kiến thức trong quá trình học tập 187/275 68,00

Tự học trên lớp khi có thầy, tự học trong phòng thí nghiệm

Tự học là học lại nội dung đã học 134/275 48,73

Tự học là học theo hướng dẫn trước 107/275 38,91

Tự học là tự mình học với tài liệu 22/275 08,00

Tự học là tự tìm kiếm, tự nghiên cứu 12/275 04,36

Nhận xét:

Hầu hết SV đã có quan niệm đúng đắn về tự học là nhằm củng cố, tích lũycác kiến thức trong quá trình học tập (68,00%); Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ SV xemnhẹ việc tự học, chỉ tự học khi có thời gian, có điều kiện thuận lợi (32%)

Trang 31

Về ý thức tự học: Phần lớn SV chỉ học lại nội dung đã học (48,73%); họctheo hướng dẫn (38, 91%) còn chủ động tự học, tự tìm kiếm tài liệu, tự nghiên cứukiến thức là rất ít (12,36%) Vậy việc học ở đại học hiện nay SV cần chủ động hơn,đồng thời GV cần có sự định hướng, chỉ dẫn nội dung tự học.

1.3.2.2 Về chuẩn bị bài khi lên lớp học

Bảng 1.18: Kết quả điều tra kỹ năng chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Chuẩn bị bài trước khi lên lớp học Tỷ lệ SV Tỷ lệ %

Không chuẩn bị gì cho bài học 180/350 51,42%

Đọc lướt qua nội dung của bài 100/350 28,57%

Đọc nội dung bài có ghi chú thắc mắc 35/350 10,00%

Nhận xét: Hầu hết SV đến lớp chưa chuẩn bị nội dung để học bài mới Phần

lớn SV là không quan tâm đến bài sắp học (51,42%) Số còn lại có quan tâm đọc nộidung bài, ghi thắc mắc (10,00%); Đọc lướt qua bài sắp học (28,57%) và học bài cũ

là (18,57%) Nguyên nhân của việc SV không chuẩn bị bài trước khi đến lớp có thể

là do không được yêu cầu phải chuẩn bị, nên thoải mái như không có bài để học, tất

cả phụ thuộc vào thầy Như vậy, sự tự giác chủ động của SV phải được gắn liền vớinhiệm vụ học tập, gắn liền với yêu cầu của GV GV phải làm cho SV nhận ra việchọc là của mình, từ đó mà hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu cho SV

1.3.2.3 Về đánh giá tổ chức dạy học của giảng viên

Bảng 1.19: Kết quả điều tra tổ chức dạy học của GV

GV có tổ chức các hoạt động học tập thảo luận

nhóm hoặc xemina trên lớp

Nhận xét: Về tổ chức dạy học, GV thuyết trình, giảng giải chiếm tỉ lệ vẫn

khá cao (43,64%); Các hình thức tổ chức dạy học khác cho SV học tập như xemina(27,27%), giao bài cho SV chuẩn bị (29,09) đã được các GV chú ý nhưng thực hiệnchưa nhiều Do đó tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của SV vẫn chưa đượcphát huy Vì thế cách học của SV vẫn thụ động, phụ thuộc vào bài giảng của thầy.Đây chính là lí do tại sao tỉ lệ SV chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp lại cao Cho

Trang 32

nên để tăng cường hoạt động học tập của SV ở trên lớp cũng như tự học ở nhà GVcần tổ chức, hướng dẫn SV tự học bằng hệ thống yêu cầu về các nội dung, phươngpháp cụ thể để SV chủ động trong việc học tập của mình.

1.3.2.4 Về điều kiện khó khăn trong học tập

Bảng 1.20: Kết quả điều tra về điều kiện khó khan trong học tập

Điều kiện khó khăn trong học tập Tỷ lệ SV Tỷ lệ %

Thiếu tài liệu học tập tham khảo 124/275 45,09

Thiếu sự hướng dẫn giúp đỡ cho việc học tập 103/275 37,46

Thời gian ít và kiến thức thì nhiều 48/275 17,45

Nhận xét: Đa số SV cho rằng các điều kiền dành cho học tập là còn thiếu

thốn Chẳng hạn như thiếu sách, tài liệu học tập, tham khảo (45,09%) Theo chúngtôi thì tài liệu học tập và sách tham khảo không thiếu như ý kiến của SV mà chinh làthiếu tài liệu, văn bản cụ thể của bài học được hệ thống hóa, logic và có tính tươngtác Có 17,45% số SV cho là kiến thức học ở đại học rộng, khó bao quát và 37,46%

số SV cho là thiếu sự hướng dẫn, giúp đỡ cho việc học Điều này cho thấy SV đangcần có sự hướng dẫn , giúp đỡ trong học tập GV phải giúp cho SV trả lời được cáccâu hỏi như: Học cái gì? Học như thế nào?Làm thế nào để đạt được kiến thức mìnhmuốn có trước khối lượng kiến thức rất lớn? yêu cầu cần đáp ứng để dạy tốt mônhóa học ở trường phổ thông? … Như vậy cần có tài liệu hay, bổ ích, hấp dẫn đểgiúp SV tự lĩnh hội kiến thức cho mình

1.3.2.5 Về sử dụng CNTT (Internet, máy vi tính, …) cho việc học tập

Bảng 1.21: Kết quả điều tra tình hình sử dụng CNTT trong học tập.

Sử dụng khi làm tiểu luận, làm bài tập 135/275 49,09

Sử dụng thường xuyên như là giải trí 78/275 28,36

Chưa sử dụng nhiều hoặc có sử dụng khi cần 24/275 8,73

Sử dụng để tìm tài liệu học tập và học trực tuyến 38/275 13,82

Nhận xét: Hiện nay CNTT đang được trang bị rộng khắp Nhưng thực tế số

liệu này cho thấy nếu được giao việc, yêu cầu thực hiện thì SV mới sử dụng cholàm tiểu luận, làm bài tập Như vậy chúng ta cần khai thác lĩnh vực này bằng tài liệu

tự học, tự nghiên cứu để SV sử dụng phương tiện điện tử, thu thập thông tin choviệc học tập Từ đó mà SV có được nguồn tư liệu phong phú, sinh động để phối hợp

Trang 33

với tài liệu tự học, tự nghiên cứu mà tổ chức việc rèn luyện ký năng, nắm kiến thứctốt hơn.

1.3.2.6 Phân tích kết quả điều tra

Các số liệu điều tra trên cho thấy SV xác định đúng vị trí về tự học ở đại học.Các lý do về điều kiện học tập như thiếu giáo trình, tài liệu, thời gian học vàcách thức học tập ở trường đại học được coi là yếu tố ảnh hưởng đến tự học, đến kếtquả học tập của SV Tuy nhiên, theo chúng tôi nguyên nhân chính vẫn là cách tựhọc của SV và nguồn gôc của nó có thể là:

- SV quen với cách học ở trường phổ thông:

+ Thiếu kỹ năng đọc sách, kỹ năng học từ các bài giảng và học từ các cuộctranh luận với bạn bè (Mc Keachie, Pintrich và Lin)

+ Thi và kiểm tra đồi hỏi SV tái hiện lại thông tin do thầy cung cấp

Vì vậy khi vào đại học SV vẫn có thói quen trông chờ vào thầy từ bài họcđến bài thi SV thiếu tính chủ động trong học tập, không học liên tục cả quá trình

mà chỉ học sơ qua (28,57%) thậm chí không học, đến mùa thi mới tìm tài liệu, họcnhồi nhét nên kết quả không cao

Có 45,09% SV cho là nguồn tài liệu học tập còn thiếu; 37,46% cho là thiếu

sự hướng dẫn, giúp đỡ cho việc học tập; 17,45% cho là tài liệu rộng, khó bao quát.Thực tế do không có hướng dẫn của GV hay tài liệu học tập chưa được thiết kế theohướng tự học, tự nghiên cứu Mặt khác khả năng thu thập, xử lý thông tin cho hoctập của SV còn yếu, không biết khái quát, tổng hợp thành các nội dung cơ bản củabài học mà chỉ liệt kê chung chung theo giáo trình, không biết phân tích để vậndụng, nên chỉ nắm lí thuyết theo giáo trình, thiếu thảo luận, thực hành, trình bày,báo cáo để củng cố và rèn luyện kỹ năng

- Các GV đã thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tăng cường tự học của SVnhư tổ chức xemina, giao bài cho SV chuẩn bị đã được GV chú trọng nhưng chưanhiều (29,09%), Trong đó đa số GV chỉ thuyết trình, giảng giải, không có sự hướngdẫn, yêu cầu vấn đề học tập cụ thể (43,64%) Nên làm cho SV rơi vào tình trạng

Trang 34

lúng túng, học rất nhiều, nhưng không hệ thống hoặc ngược lại học đại khái chờthầy, chờ mùa thi.

Hiện nay việc tự học của SV là cần có sự hướng dẫn học tập của GV, tài liệucần được thiết kế phù hợp với nội dung học tập, đa dạng, phong phú và hấp dẫn.Bước đầu GV vừa giao nội dung mà SV phải đọc, phải tóm tắt hoặc yêu cầu trìnhbày vừa hướng dẫn cách thực hiện, trình bày kiến thức kĩ năng Sau đó hướng dẫn,gợi ý tài liệu kể cả việc thu thập thông tin từ Internet SV tổng hợp nội dung, trìnhbày dưới dạng văn bản hoặc powerpoint để tổ chức xemina, viết báo cáo thu hoạch

Từ đó sẽ giúp SV thích nghi với cách học ở đại học, nâng cao dần khả năng tự học,

tự rèn luyện các KNDH, tăng tính chủ động học tập cho SV

1.4 Cơ sở lí luận của bài giảng E learning.

1.4.1 Phương pháp dạy học E learning [2], [3], [46], [48], [49], [50], [51], [52].

1.4.1.1 Khái niệm

E-Learning (viết tắt của từ Electronic Learning) là thuật ngữ khá mới mẻ.Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đàotạo dựa trên CNTT&TT, đặc biệt là CNTT

Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiềucách hiểu về E-Learning Sau đây là một số định nghĩa E-Learning đặc trưng nhất :

- E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập(William Horton)

- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trênCNTT và truyền thông (Compare Infobase Inc)

- E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặcquản lí sử dụng nhiều công cụ của CNTT&TT khác nhau và được thực hiện ở mứccục bộ hay toàn cục (MASIE Center)

Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sửdụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, …trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio…thông qua một máy tính hay TV ; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau

Trang 35

qua mạng dưới các hình thức như : e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn(forum), hội thảo video…

1.4.1.2 Ưu, nhược điểm

* Ưu điểm:

Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi củaInternet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning.Người học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu

Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tíchhợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học

Tính linh hoạt: Người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cáchhọc phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình

Tính cập nhật: Nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi mớinhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với người học

Học có sự hợp tác, phối hợp: Người học có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau, vớigiảng viên qua các diễn đàn (forum), hội thoại, trực tuyến (chat), thư từ (e – mail)…

Tâm lí dễ chịu: Mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả người dạy và ngườihọc dần dần bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm

Các kĩ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ đượchoàn thiện không ngừng

Do đó, khi đến với E-Learning, mọi thành phần, không phân biệt trình độ,giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác nhau với vấn đề

mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá nhân hoặc người học)

Trang 36

1 E-Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, ngườihọc đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc,mọi nơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học.

2 Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khảnăng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rấtnhiều Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E-Learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó là nhucầu đào tạo của người lao động và số lượng sinh viên tăng lên quá tải so với khả năngcủa các cơ sở đào tạo

3 E-Learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những ngườitrước đây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàncảnh của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ

4 Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độphong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh,hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữangười sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng Điều này đem đếncho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quảtrong học tập

5 E-Learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bảnthân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt làcho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tứcthời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới nhữngngười cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cáchhọc truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao

1.4.1.3 So sánh lớp học truyền thống với học E – learning

Một vài khía cạnh có thể so sánh giữa lớp học truyền thống và e – learningnhư sau:

- Mọi lúc, mọi nơi

Số lượng - Có giới hạn, phải đến lớp, học - Không giới hạn, không phải trực

Trang 37

ở một giờ nhất định, trực tiếptrên lớp.

- Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu vàphổ biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học Vớicách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trựctiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượnghọc viên khác nhau Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tựlàm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác độngđến họ khi họ được học trực tiếp với giáo viên trên lớp Giáo viên cũng có thể quansát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực tiếp.Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi người, nóchỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao

- Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyểnđổi sang E-Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thựchành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy Ví dụ : cácngành liên quan đến chế tạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ…; nhưng đối với nhữngmôn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổinhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thíchhợp của E-Learning

E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàncách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốtnhất cho quá trình dạy - học Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy

Trang 38

học Learning đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp : dạy học Learning và dạy học truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.

E-1.4.1.4 Kĩ năng của người giáo viên khi thực hiện theo phương pháp E learning

Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy học E-Learning đòi hỏingười dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp dạy học: E-Learning và dạy họctruyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho sinh viên

Sau đây là kỹ năng tổng hợp của người dạy khi tổ chức một khoá học theophương pháp E-Learning,

Sự thành thạo về kĩ năng sư phạm:

- Người giáo viên phải luôn nghĩ rằng môi trường dạy học trực tuyến là mộtdạng khác so với môi trường dạy học truyền thống trong lớp học trong sự tương táctrực tiếp với sinh viên

- Khi làm việc với lớp học trực tuyến, giáo viên phải sẵn sàng đầu tư côngsức và thời gian để trả lời tất cả các câu hỏi của sinh viên

- Giáo viên phải có sự sáng tạo trong việc lập kế hoạch giảng dạy (LearningPlan) và sử dụng công nghệ dạy học có hiệu quả hơn

- Kỹ năng sư phạm của phương pháp dạy học truyền thống được áp dụngtrong E-Learning thể hiện ở các học liệu điện tử (courseware) Người học có thểđược giáo viên cho học trực tiếp trên màn hình bằng thao tác viết bảng (Text) hayhọc thông qua nghe, nhìn…

- Liên hệ thường xuyên với chuyên gia để được hỗ trợ về CNTT và truyền thông

- Sau mỗi nội dung, giáo viên phải quản lý được kiến thức của học sinhthông qua các bài trắc nghiệm, bài tập lớn,…

Kỹ năng về kỹ thuật:

Trang 39

- Giáo viên phải tự trang bị cho mình về kiến thức cơ bản về máy tính, biết

sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ dạy học trực tuyến (Video), biết kết hợp các kỹthuật đa phương tiện giúp người học tiếp nhận được thông tin – nghe gì ? xem gì?

- Thường xuyên sử dụng email vì email là phương tiện gần nhất để liên lạcvới sinh viên

- Giáo viên có thể trao đổi trực tiếp với sinh viên thông qua hình thức Chat

- Tổ chức kiểm tra và thi kết thúc môn học bằng hình thức kết hợp qua mạng

và trực tiếp trên lớp truyền thống

1.4.2 Quy trình thiết kế bài giảng E learning

Bao gồm:

1.4.2.1 Thiết kế giáo án – xây dựng kịch bản cho bài giảng e learning

Giáo án dùng cho thiết kế bài giảng E learning về cấu trúc cũng giống nhưcác giáo án thông thường Điểm khác biệt ở đây là khi thiết kế giáo án bài giảng Elearning, GV cần viết ra những kịch bản, những tình huống sao cho SV có thể tươngtác được với bài giảng Kịch bản và tình huống đó phải kích thích được sự tò mò,mong muốn tìm hiểu của SV Sự tương tác đó có thể là một câu hỏi trắc nghiệm,một bài tập điền từ vào chỗ trống, bài tập lựa chọn đánh dấu vào các dụng cụ hóa chất

sử dụng trong thí nghiệm hay là bài tập sắp xếp hình vẽ thành sơ đồ mô tả quá trìnhtiến hành thí nghiệm, … Cốt lõi của vấn đề là từ giáo án, GV sẽ tạo ra một bài giảng Elearning hấp dẫn sinh động, thu hút được SV và làm cho SV tự học hiệu quả

1.4.2.2 Sử dụng phần mềm adobe presenter để thiết kế bài giảng E learning

Để tạo ra một bài giảng E learning ngoài Adobe Presenter ta có thể sử dụng

các phần mềm khác như:

- Adobe Captivate, phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt.

Họ cũng cho tải về dùng thử 30 ngày Adobe Authoware là công cụ e-Learning rấtnổi tiếng

- Daulsoft Lecture Maker là công cụ soạn bài giảng Multimedia Dễ dùng

và giá thích hợp

- Microsoft Producer và LCDS: Miễn phí, tải về từ Internet.

Trang 40

- Camtasia của Techsmith: Công cụ ghi Multimedia và ghi tiến trình hoạt

động Powerpoint (quay phim powerpoint)

Tuy nhiên trong đề tài này tác giả lại chọn phần mềm Adobe Presenter vì Adobe Presenter đã hỗ trợ Powerpoint (một phần mềm thông dụng của giáo viên)

trở thành công cụ soạn bài giảng e-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tựhọc, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác,chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác quaflash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến … Cho nên Adobe presenter rất đơngiản, tiện lợi và dễ sử dụng

Các bài giảng điện tử e-Learning sau khi thiết kế xong có thể đưa trực tiếp

lên trang web đã được thiết kế sẵn Bên cạnh đó phần mềm Adobe Presenter có giá

thành hợp lí, phù hợp với thu nhập của đại đa số giáo viên Việt Nam

Để biết cách sử dụng phần mềm Adobe Presenter các giáo viên có thể tìm

kiếm trên mạng Internet với nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng Adobe Presenter mộtcách đầu đủ, chi tiết Dưới đây là một số trang web các giáo viên có thể tham khảo:

1.4.2.3 Đưa bài giảng lên web, xây dựng khóa học trực tuyến

Một khóa học trực tuyến nên có những thành phần để giúp người dạy tổchức, chuẩn bị và giúp đỡ sinh viên Đặc biệt là khi họ còn bỡ ngỡ đối với việc họctrực tuyến Những thành phần này có thể bao gồm:

- Một bức thư được cá nhân hóa để chào đón sinh viên mới

- Những thông tin chung về khóa học trực tuyến, các yêu cầu về công nghệ

và các tài nguyên có thể giúp đỡ sinh viên về mặt kĩ thuật, giúp sinh viên có nhữngphần mềm tốt và các dịch vụ internet cho khóa học

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w