1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN

120 3,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Trong thời gian này, máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất hoạt động tương đối ổn định đạt năng suất thiết kế, chất lượng sản xuất đảm bảo quy trình trong hợp đồng cung cấp thiết bị..

Trang 1

NỘI DUNG;

PHÂN I; TỔNG QUAN

I; TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN

TOÀN CẢNH MẶT BĂNG NHÀ MÁY XI MĂNG BÚT SƠN

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xi măng Bút Sơn

Xi măng là vật liệu không thể thiếu được đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để đá

p ứng yêu cầu đó Chính phủ đã có quyết định số 573/TTg ngày

23/11/1993 về việc triển khai xây dựng nhà máy Xi măng Bút sơn Tổng số vốn đầu

tư được duyệt 19583 triệu USD Công suất thiết kế của nhà máy là 4000 tấn

Clinker/ngày, tương đương với 1,4 triệu tấn xi măng/năm Nhà máy được xây dựng

tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, gần quốc lộ 1A, cách Hà Nội

60km

2 về phía Nam với hệ thống đường sông, đường sắt, đường bộ rất thuận tiện cho việc ch uyên chở Tổng diện tích khoảng 63,2 ha với số lượng lao động làm việc

Trang 2

tại nhà máy tính đến thời điểm hiện nay là 1083 người Căn cứ vào luận chứng được duyệt, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã tiến hành đấu thầu quốc tế để chọn nhà

thầu thiết kế, cung cấp thiết bị vật tư cho dây chuyền chính, kết quả là hãng Technip-cle đã trúng thầu Ngày 31/08/1994 Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã ký hợp đồng thương mại với hãng Technip-cle Ngày 27/08/1995 nhà máy Xi măng Bút Sơn chính thức được khởi công xây dựng cho đến ngày 29/08/1998 công tác xây lắp đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động Trong suốt thời gian sản xuất thử

từ tháng 09/1998 đến tháng 04/1999 nhà máy đã sản xuất được hơn 500.000 tấn clinker, tiêu thụ được 150.000 tấn xi măng Trong thời gian này, máy móc thiết bị

của dây chuyền sản xuất hoạt động tương đối ổn định đạt năng suất thiết kế, chất

lượng sản xuất đảm bảo quy trình trong hợp đồng cung cấp thiết bị Ngày

20/07/1999 Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đã chính thức đề nghị nghiệm thu

và Công ty Xi măng Bút Sơn chính thức đi vào sản suất

Tên giao dịch quốc tế là BUT SON CEMENT COMPANY, là thành viên Tổng

công ty Xi măng Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, tổ chức và hoạt động theo

điều lệ của Tổng công ty

Tổng số vốn được tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước (nay là Cục Tài

chính doanh nghiệp)- Bộ Tài chính xác nhận tại thời điểm thành lập là

219.776.118.942 đồng Trong đó:

+ Vốn ngân sách Nhà nước cấp là : 4.022.506.000đ

+ Vốn điều động từ khấu hao cơ bản để lại thuộc nguốn vốn ngân sách của các

doanh nghiệp và quỹ đầu tư phát triển trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam là 215.753.612.942 đồng

Công ty Xi măng Bút Sơn có chức năng sản xuất, kinh doanh xi măng, các sản

phẩm từ xi măng các vật liệu xây dựng khác Sản phẩm chính của Công ty là xi măng Portland PC 30, PC 40, xi măng hỗn hợp PCB 30, Clinker, ngoài ra Công ty

còn sản xuất các xi măng theo yêu cầu của khách hàng Sản phẩm xi măng của Công ty được đóng bao phức hợp KP, đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người

tiêu dùng

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: gồm Hà Nam và các tỉnh trong toàn quốc Theo

báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 (đã được kiểm toán) tổng doanh thu thuần

của Công ty là 901.071.013.093 đồng trong đó:

+ Doanh thu thuần xi măng là : 853.842.462.799 đồng

Trang 3

+ Doanh thu thuần Clinker là : 47.588.550.304 đồng

Theo báo cáo quyết toán thuế năm 2003, tổng số thuế công ty phải nộp cho ngân

sách Nhà nướ: 879.235.409 đồng

+ Thuế thu nhập cá nhân: 600.000.000 đồng

+ Thuế nhà đất tiền thuê đất 13.300.000 đồng

Tổng lợi nhuận sau thuế là:

55.025.146.513 đồng, trong thời gian từ năm 1999 - 2004 Công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghịêp do đang được ưu đãi thuế,

chỉ bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi trả hết lãi tiền vay ngân hàng

trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản và có lãi

Trong năm 2004 tổng doanh thu thuần là 975.023.843.115 đồng bao gồm:

+ Doanh thu tiêu thụ Clinker chính phẩm là : 58.067.573.382 đồng

+ Doanh thu tiêu thụ xi măng bột PCB 30 : 73.187.543.301 đồng

+ Doanh thu tiêu thụ xi măng bột PC 40 là

: 142.309.815.444 đồng

+ Doanh thu tiêu thụ xi măng bao PCB 40 là : 656.259.579.339 đồng

+ Doanh thu tiêu thụ xi măng bao PC 40 là

: 45.199.331.649 đồng

Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty hiện nay là:

3.000.000 đồng

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty xi măng bút sơn

Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình,

bộ máy quản lý của Công ty Xi măng Bút Sơn được tổ chức theo hình thức trực

tuyến chức năng.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty được thể hiện qua sơ đồ

1.1

* Đại hội đồng cổ đông

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của

Trang 4

Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và nhân sách tài chính cho năm tiếp theo Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị

và Ban Kiểm soát của Công ty

* Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định

mọi bấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc

điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ

quy định Hiện tại HĐQT Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn có 05 thành viên

* Ban kiểm soát:

Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm vụ

kiểm tra tính hợp lý, hợp phát trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài

chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban

Giám đốc

* Ban Giám đốc:

Ban Giám đốc của Công ty gồm có Giám đốc và 04 Phó Giám đốc bao gồm:

Phó Giám đốc cơ điện; phó Giám đốc kỹ thuất; Phó Giám đốc kinh doanh; Phó Giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản và phụ trách Ban quản lý dự án Bút Sơn II

Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Các

Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc

về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám

đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ

của Công ty

* Chức năng nhiệm vụ của các phó Giám đốc

Phó giám đốc cơ điện:

Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị : Phòng kỹ thuật cơ điện, phòng vật tư thiết bị, phân

xưởng cơ khí, phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng nghiền đóng bao, phân xưởng

lò nung, phân xưởng tự động hoá, phân xưởng xe máy, phân xưởng nước, xưởng sửa chữa công trình và vệ sinh công nghiệp

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất, đảm

bảo năng suất, chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm Lập dự trù vật tư thiết bị và

Trang 5

chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương pháp sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị cơ điện

Phó giám đốc kỹ thuật:

Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng kỹ thuật sản xuất, phòng điều hành trung

tâm, phòng thí nghiệm KCS, Ban kỹ thuật an toàn, phân xưởng khai thác mỏ

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bán thành

phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phân công phụ trách, chỉ đạo phương ác sản xuất, quy trình vận hành thiết bị, thí nghiệm, đảm bảo cho sản xuất đồng bộ, liên tục với chất lượng cao

Phó giám đốc kinh doanh

Trực tiếp phụ trách: Phòng tiêu thụ, các chi nhánh tiêu thụ, văn phòng đại diện,

tổ thị trường Sơn La, Lai Châu, Phòng y tế, Phòng bảo vệ quân sự

Chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới

tiêu thụ của Công ty, tổ chức vận tải tiêu thụ sản phẩm tới các địa điểm

Phó giám đốc xây dựng cơ bản:

Trực tiếp chỉ đạo phòng xây dựng cơ bản và chịu trách nhiệm về công tác tổng

quyết toán công trình, nhà máy của Công ty

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, điều động

cán bộ nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn, trình độ Thực hiện xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các Hợp đồng kinh

tế, xây dựng các dữ liệu kinh tế, kỹ thuật cho các loại sản phẩm, xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Phòng Hành chính quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp vật tư, thiết

bị thuộc phạm vi văn phòng, lưu trữ các công văn đi, đến, điều động xe ô tô, phục

vụ chế độ ăn gnhỉ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty

Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài

Trang 6

chính, tổ chức hạch toán thưo chế độ quy đinh của Nhà nước, điều hành bộ máy kế toán của Công ty, thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho Giám đốc, đồng thưòi giúp cho Giám đốc nắm được thực trạng tài chính của Công ty

Phòng Tiêu thụ: Chịu trách nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách

nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ qua các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công

ty

Phòng Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về tình hình thu mua, cấp phát bảo

quản vật tư cả về khối lượng và chật lượng

Phòng Cơ điện: Chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử, điện tự động

hoá, xe máy… lập dự trù thiết bị trong nước và ngoại nhập để phục vụ kế hoạch sửa chữa máy móc, thiết bị, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương án sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưởng, sửa chữa các thiết bị cơ điện

Phòng Kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạp

điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất thiết bị, chất lượng thành phẩm , bán thành phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phụ trách và chỉ đạo công tác sửa chữa

lò khì có sự cố

Phòng Điều hành trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành bộ dây chuyền sản

xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển

Phòng Thí nghiệm KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu và đưa ra kết quả phân tích

đối với tất cả nguyên vật liệu nhập vào cũng như các loại sản phẩm, bán thành phẩm đầu ra

Phòng Xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm giám sát thi công các công trình xây

dựng phát sinh

Phòng Bảo vệ – Quân sự: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ vật tư, thiết bị thuộc

phạm vi văn phòng cũng như tại phân xưởng, đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty

Phòng Y tế: Chịu trách nhiệm tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, phòng chống

Trang 7

bệnh nghề nghiệp, khám chữa bệnh thường xuyên cho cán bộ công nhân viên, trực sãn sàng cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra tai nan

Ban Kỹ thuật an toàn: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biêns các nguyên tắc an

toàn trong sản xuất, thưo dõi việc cấp phát các thiết bị, trang bị bảo vệ lao động cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty

Cảng Bút Sơn: Chịu trách nhiệm quản lý giám sát và điều phối các phương tiện

vận tải đường bộ và đường thuỷ cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh

Các Chi nhánh: Phối hợp với phòng Kinh doanh – tiêu thụ chịu trách nhiệm tìm

kiếm thị trường, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm trên các địa bàn được phân công

Phân xưởng Khai thác mỏ: Có nhiệm vụ khảo sát, đo đạc nắm vững đặc điểm

cấu tạo chất của các khu vực được phép khai thác đá vôi, đá sét, lập các phương án khai thác tối ưu cho các giai đoạn ở từng khu vực nhằm đạt hiệu quả vao, chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên mỏ được khai thác và máy móc thiết bị chuyên dùng giao phục vụ khai thác và quản lý

Phân xưởng Nguyên liệu: Quản lý và theo dõi sự hoạt động cảu các thiết bị từ

máy đập đá vôi, máy đập đá sét tời Silô đồng nhất Căn cứ vào định mức tiêu hao

nguyên liệu, vật liệu và thực trạng thực tế của thiết bị tham gia cùng với các phòng ban chức năng lập kế hoạch dự trữ vất tư, phục tùng thay thế tháng, quý, năm và

cho từng đợt cụ thể

Phân xưởng Lò nung: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô đồng nhất tới đỉnh Silô

chứa Clinker, các thiết bị tiếp nhận than, xỉ, thạch cao phụ gia và tổ hợp nghiền than, nhà nồi hơi, hệ thống cấp nhiệt, trạm khí nén trung tâm, tiếp nhận và cấp dầu FO

Phân xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô chứa Clinker đến

hết các máng xuất xi măng bao và xi măng bột rời trên các phương tiện ô tô, tàu hoả

và máy xếp bao vào tàu hoả Quản lý và sử dụng có hiệu quả vỏ bao, tổ chức vận

hành các máy đóng bao, các phân xưởng, thiết bị xuất xi măng rời, các thiết bị vận chuyển đảm bảo năng suất Kết hợp với phòng tiêu thụ xuất xu măng rời, các thiết

bị vận chuyển đảm bảo năng suất Kết hợp với phòng tiêu thụ xuất xi măng vao, xi măng rời cho khách hàng, Quản lý số liệu khối lượng xi măng trên các đầu đếm,

trên các cân, đối chiếu với phiếu xuất từng ca… Tổng hợp báo cáo khối lượng chủng loại xi măng xuất xưởng hàng ngày và hàng tháng

Trang 8

Phân xưởng Cơ khí: Thực hiện công việc sửa chữa cơ khí, gia công chế tạo phục

hồi và lắp đặt các thiết bị cơ khí trong Công ty, lập kế hoạch dự trù vật tư và phụ

tùng thay thế theo tháng, quý, năm

-Phân xưởng Xe máy: Quản lý sử dụng các xe vận chuyển đá vôi, đá sét, các

phương tiện vận chuyển nội bộ, máy phát dự phòng có hiệu quả và an toàn

Phân xưởng Nước: Quản lý và tổ chức khai thác hệ thống cấp nước của Công ty

bao gồm các trạm bơm, các bể nước, hệ thống đường ống cấp nước tới các khu vực quản lý của các xưởng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của công ty

Phân xưởng Điện – Tự động hoá: Có nhiệm vụ quản lý tổ chức vận hành an toàn

hệ thống cung cấp điện của toàn Công ty, đảm bảo nguồn điện cung cấp thường xuyên, liên tục ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt

Sửa chữa và khắc phục các sự cố về điện, thiết bị điện và mang điện thoại thông

tin nội bộ thuộc phạm vi tổng đài

Xưởng Sửa chữa công trình – Vệ sinh công nghiệp: Cùng với các phòng kỹ thuật

 thực hiện sửa chữa các công trình, thi công các công trình bổ sung với phòng xây dựng cơ bản và thực hiện dọn vệ sinh trong khu vực Công ty.

Trang 9

1.3 Tổ chức sản xuất sản phẩm

Công ty Xi măng Bút Sơn là một trong những Công ty có công nghệ hiện đại

nhất Việt Nam hiện nay, do hãng Technip- Cle ( Cộng hoà Pháp) thiết kế công nghệ

và cung cấp thiết bị Dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển trung tâm qua kệ thống máy vi

tính của hãng SIEMENS Hệ thống giám sát và điều khiển vi tính cho phép vận hành các thiết bị một cách đồng bộ, an toàn Các quy trình công nghệ được theo dõi

và điều chỉnh chính xác đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định

Quy trình công nghệ sản xuất xu măng của Bút Sơn được tiến hành theo các

Trang 10

bước sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đã vôi

và đã sét Ngoài ra còn sử dụng xỉ pyrite và đá silic làm các nguyên liêụ điều chỉnh

Nghiền nguyên liệu và đồng nhất sơ bộ: Các cầu xúc đá vôi, đá sét, xỉ và đá silic

có nhiệm vụ cấp liệu vào các két chứa của máy nghiền Bột liệu đạt yêu cầu sẽ được vận chuyển tới silô đồng nhất bột liệu, có sức chứa 20.000 tấn bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng Silô đồng nhất bột liệu làm việc thưo nguyên tắc đồng nhất

và tháo liên tục

Nhiên liêu: Lò được thiết kế để chạy 100% than antraxit, dầu MFO chỉ sử dụng

trong quá trình sấy lò và chạy ban đầu Than được sử dụng trong lò là loại hỗn hợp 40% than cám 3 và 60% than cám 4a

Hệ thống lò nung và thiết bị làm lạnh clinker: Clinker sau khi ra khỏi lò được đổ

vào thiết bị làm nguội kiểu ghi BMHSA được làm lạnh, đập sơ bộ Clinker thu được sau thiết bị làm lạnh sẽ được vận chuyển tới 2 silô để chứa và ủ Clinker, có tổng sức chứa là 2*20.000 tấn

Nghiền sơ bộ clinker và nghiền xi măng: Clinker, thạch cao và phụ gia(nếu có)

sẽ được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng Từ két máy nghiền, Clnker, phụ gia( đã qua nghiền sơ bộ) và thạch cao sẽ được cấp vào nghiền xi măng để nghiềm mịn

Đóng bao và xuất xi măng: Từ đáy silô chứa qua hệ thống cửa tháo, xi măng sẽ

được vận chuyển tới các két chứa của các máy đóng bao hoặc các hệ thống xuất xi măng rời Các bao xi măng qua hệ thống băng tải sẽ được vận chuyển tới các máng xuất xi măng bao xuống tàu hoả và ô tô

Trang 11

(sơđô

Trang 12

Phụ gia

Clinke

Nghiền thạch cao, phụ gia, clinke cckinke

Xi măng rời Xi măng đóng bao

Trang 13

Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ 01/05/1999, dây chuyền của Nhà máy

xi măng Bút Sơn- nay là Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn luôn phát huy công suất thiết kế Đến nay, sau 8 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất

của công ty luôn ổn định và tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước Từ năm

2002, sản xuất đã vượt công suất thiết kế, hiệu quả sản xuất kinh daonh không

ngừng tăng trưởng Thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng Bút Sơn rộng khắp, xi

măng Bút Sơn được đưa vào sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm cảu đất nước,

chiếm lĩnh được các thị trường quan trọng phía Bắc Với việc hoạt động hiệu quả

dây chuyền 1, vừa qua ngày 26/01/2007 Bút Sơn đã tiến hành lễ khởi công dây

chuyền 2

1.4 Chính sách kế toán tài chính, kinh tế Công ty đang áp dụng

Tài chính của Công ty xi măng Bút Sơn là các mối quan hệ tiền tệ gắn liền với

việc hình thành vốn, phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh Để đảm bảo tình hình tài chính ổn định, hoạt động hiệu quả

công ty đã tiến hành phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với cấp trên và giữa

Công ty với các thành viên trực thuộc

* Phân cấp quản lý giữa Công ty với cấp trên

Công ty xi măng Bút Sơn là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xi mang Việt Nam

nhưng hạch toán độc lập Hàng năm Công ty chỉ nộp phó quản lý cho Tổng công ty

với tỷ lệ là 16% trên tổng doanh thu Việc mua sắm vật tư, thiết bị quản lý phục vụ

sản xuất kinh doanh có giá trị lớn hơn 1 tỷ thì phải được sự nhất trí của Tổng công

ty, ngoài ra kế hoạch mua sắm vật tư, sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng cơ bản thì Công ty Xi măng Bút Sơn phải thực hiện theo quy định của Tổng công ty

* Phân cấp quản lý giữa công ty với các thành viên trực thuộc

Có thể nói Công ty Xi măng Bút Sơn là một doanh nghiệp lớn nên cơ cấu tổ

chức bộ máy quản lý cũng được chia thành nhiều phòng ban, phân xưởng Các

phòng ban, phân xưởng này đều thực hiện hạch toán phụ thuộc theo hình thức báo

cáo sổ, thực hiện quy chế tài chíh của Công ty như: việc mua sắm vật tư thiết bị,

quyết toán vật tư sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ bản… Chi phí và tính ghia thành

theo định mức và đơn vị phải nộp cho công ty là 3% trên tổng quỹ lương

Các loai sản phẩm của công ty

Các loại sản phẩm chính của Công ty là xi măng Poóc lăng PC40, PC50, xi măng Poóc lăng hỗn hợp PCB30, PCB40 và các loại xi măng đặc biệt khác theo đơn đặt hàng

Trang 14

Cùng với sự phát triển của đất nước, trình độ xây dựng ngày càng cao, các công trình

lớn của đất nước ngày càng nhiều đòi hỏi ngày càng nhiều những sản phẩm không chỉchú trọng đến hình thức bên ngoài mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng của sảnphẩm Chính vì vậy công ty cũng không ngừng học tập, áp dụng các qui trình sản xuấttiên tiến hiện đại nhất để nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm mới có những tính chất

ưu việt hơn nhằm mang lại niềm tin cho những khách hàng khi sử dụng những sản phẩmcủa công ty

Hiện nay, sau một quá trình tìm tòi, nghiên cứu công ty đã và đang sản xuất một sốsản phẩm như:

+ Xi măng poóc lăng tổng hợp PCB 30

+ Xi măng poóc lăng tổng hợp PCB 40

+ Xi măng poóc lăng PC

+ Clinker

4 Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch năm 2013 của nhà máy

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng nhiều công ty đã tiến hành nâng caosản lượng xi măng Đã xây dựng và đưa vào hoạt động Dây Chuyền 2 và Dây Chuyền 3.Dây chuyền đầu tiên của công ty do Nga( Xô Viết cũ) xây dựng năm 1976 và hoàn thànhđưa vào hoạt động năm 1983 theo phương pháp ướt với năng suất 1.200.000 tấn/ năm,hiện nay phương pháp này đã lạc hậu, không đáp ứng đáp đủ nhu cầu sản xuất nên công

ty đã cho ngừng hoạt động

Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch năm 2013 của nhà máy là khôngngừng sản xuất để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm

Công ty cũng đưa ra một số băng gôn, khẩu hiệu tại mỗi xưởng sản xuất như:

■ Hãy đập thật nhiều, hãy nghiền thật nhiều nguyên liệu

■ Hãy nung thật nhiều Clinker, hãy sản xuất thật nhiều xi măng cho tổ quốc

II TỔNG QUAN VỀ XI MĂNG POOCLĂNG

1 Khái niệm

Trang 15

Xi măng pooclăng là chất kết dính rắn trong nước, chứa khoảng 70 – 80% silicat

canxi nên còn có tên gọi là xi măng silicat Nó là sản phẩm nghiền mịn của clinker vớiphụ gia đá thạch cao (3 -5%) đá thạch cao có tác dụng điều chỉnh tốc độ đông kết của ximăng để phù hợp với thời gian thi công

Clinker thường ở dạng hạt có đường kính 10 - 40 mm được sản xuất bằng cách nung

hổn hợp đá vôi, đất sét và quặng sắt đã nghiền mịn đến nhiệt độ kết khối ( khoãng 1450oC) chất lượng clinker phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, hóa học và công nghệ sảnxuất, tính chất của xi măng do chất lượng clinke quyết định

2.2. Thành phần hóa học

Trang 16

Clinker để sản xuất xi-măng

2.3 Thành phần khoáng vật

Trong quá trình nung đến nhiệt độ kết khối các ôxyt chủ yếu kết hợp thành các khoángvật silicagen canxi, aluminat canxi, alumopherit canxy ở dạng cấu trúc tinh thể vô địnhhình

Clinker có 4 khoáng vật chính như sau:

◙ Alit: silicat canxi: 3Cao.SiO2 (C3S)

- Chiếm hàm lượng 45- 60% trong clinker alit là khoáng quan trọng nhất của clinker nóquyết định cường độ và tính chất khác của xi măng

- Đặc điểm: tốc độ rắn chắc nhanh, cường độ cao, tỏa nhiều nhiệt, dễ bị ăn mòn

◙ Blit: silicat canxi: 2Cao.SiO2 (C2S)

- Chiếm hàm lượng 20- 30% trong clinker Blit là khoáng quan trọng thứ 2 trong clinker

- Đặc điểm: rắn chắc chậm nhưng đạt cường độ cao và tuổi muộn, tỏa nhiệt ít, ít bị ănmòn

◙ Aluminat canxi: 3Cao.Al2O3 (C3A)

Chiếm hàm lượng 4- 12% trong clinker

- Đặc điểm: rắn chắc rất nhanh nhưng cường độ rất thấp, tỏa nhiệt rất nhiều và rất dễ bị

ăn mòn

◙ Feroaluminat canxi: 4Cao.Al2O3.Fe2O3 (C4AF)

- Chiếm hàm lượng 10- 12% trong clinker

- Đặc điểm: tốc độ rắn chắc, cường độ chịu lực, nhiệt lượng tỏa ra và khả năng chống ănmòn đều trung bình

Trang 17

Ngoài các khoáng vật chính trên trong clinker còn một số thành phần khác như Cao;

Al2O3; Fe2O3; MgO; K2O và Na2O tổng hàm lượng các thành phần này khoảng 5- 15% và

có ảnh hưởng xấu đến tính chất của xi măng làm cho xi măng kém bền với nước Khihàm lượng các khoáng này thay đổi thì tính chất của xi măng cũng thay đổi theo

Ví Dụ: Khi hàm lượng C3S nhiều lên thì xi măng rắn càng nhanh, cường độ càng cao.Nhưng nếu hàm lượng C3A tăng thì xi măng đóng răn rất nhanh và dễ gây nứt cho côngtrình Nên cần phải điều chỉnh cho hợp lý các thành phần có trong xi măng để đem lạichất lượng sản phẩm cao nhất

a Kết dính và lĩnh vực sử dụng

Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng của chất kết dính vô cơ, người ta chia chúng

thành ba loại:

b Chất kết dính không khí

Đó là những chất kết dính khi tác dụng với nước sẽ tạo thành hồ dẻo và để trong

không khí sau một thời gian sẽ rắn chắc lại như đá Loại đá này chỉ bền trong môi trườngkhông khí hay những nơi thoáng mát khô ráo Loại chất kết dính này gồm có: Chất kếtdính vôi không khí, chất kết dính thạch cao, chất kết dính manhedi, chất kết dính dôlômit

c Chất kết dính thủy lực

Ngược lại với chất kết dính không khí, loại này có khả năng đóng rắn trong môi trườngkhông khí, môi trường ẩm và cả trong nước, bền sulfat cao hơn Loại chất kết dính nàygồm có: xi măng portland, xi măng alumin, xi măng portland puzoland, vôi thủy, xi măng

La Mã…

d Chất kết dính axid, chịu nhiệt

Loại chất kết dính này thu được từ một loại xi măng gốc nào đó, sau đó tùy thuộcvào yêu cầu sử dụng người ta chọn loại phụ gia hoặc hóa chất pha vào với những hàmlượng khác nhau và đồng nhất chúng

3 Khái niệm và phân loại phụ gia trong công nghệ sản xuất xi măng.

3.1 Khái niệm về phụ gia

Hóa chất hay nguyên liệu dùng để pha vào phối liệu hay cho vào nghiền chung vớiClinker xi măng, nhằm mục đích cải thiện công nghệ nghiền, nung hay tính chất của sản

Trang 18

phẩm được gọi chung là phụ gia Ngoài gia còn góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăngsản lượng (ví dụ như sử dụng phụ gia đầy chẳng hạn).

3.2 Phân loại phụ gia

Phụ gia trong công nghệ sản xuất xi măng portland có thể chia làm hai loại:

► Phụ gia cải thiện công nghệ gia công và chuẩn bị phối liệu hay nung luyện

► Phụ gia cải thiện tính chất của xi măng (như tính chất bền của nước, sufat, nhiệt)

3.3 Phụ gia cải thiện công nghệ

► Phụ gia trợ nghiền: Đó là chất hay nguyên liệu cho vào thiết bị nghiền và nghiềnchung với hỗn hợp nguyên liệu (nghiền phối liệu) hay clinker nhằm mục đích tăngnăng suất máy nghiền và giảm tiêu hao năng lượng điện

► Phụ gia khoáng hóa: Đó là chất hay nguyên liệu cho vào thiết bị nghiền và nghiềnchung với hỗn hợp nguyên liệu Do sự có mặt của nó nên khi nung phối liệu sẽ giảmđược nhiệt độ nung, tăng tốc độ phản ứng hóa học trong quá trình tạo khoáng Ngoài

ra nó còn tác dụng giảm độ nhớt, tăng tính linh động pha lỏng Do vậy tăng khả nănghút ẩm pha lỏng cao (do ở nhiệt độ cao chất khoáng hóa phá vỡ hay là yếu cầu nối cấutrúc pha lỏng)

Từ đó pha lỏng tăng tính hòa tan C2S và CaO dễ dàng khuếch tán vào pha lỏng đểtiếp xúc nhau tạo thành khoáng C3S Ví dụ chuẩn bị phối liệu cho lò nung ta cho vàomáy nghiền phối liệu một lượng <1%: CaF2 hay Na2SiF6… và cơ chế:

CaF2+ H2O hơi Ca(OH)2 + 2HF

HF + SiO2 tinh thể SiO2 hoạt tính + H2O + SiF4

H2O + SiF4 SiO2 hoạt tính + HF

Trang 19

hoặc: C4AF C5A3 + C6AF2 + CaOht

CaOht + C2S C3S

Cũng có thể sử dụng các loại phụ gia khoáng tổng hợp

Ví dụ: Dùng phospho, thạch cao (lượng <6%) và muối Florua ( <1%)

CaSO4 sẽ tác dụng với C3A (C3A tạo thành ở zôn phản ứng pha rắn) thành3C3A.Al2O3.CaSO4 (chất trung gian giả bền) và 3C3A.Al2O3.CaSO4 sẽ bao bọc hạt C3A vàlàm hạt C3A không phát triển kích thước được Do đó CaO còn tiếp tục phản ứng với C2Ftạo C3F Còn 3C3A.Al2O3.CaSO4 sẽ bị phân hủy thành C5A3, CaOht và CaSO4 Như vậy

đã tạo thêm CaO hoạt tính tác dụng với C2S tạo thành C3S… Thực ra về cơ chế cũnggiống phụ gia khoáng hóa CaF2

Khi có mặt của CaSO4 và P2O5 còn làm cấu trúc cũ C3S và C2S bền vững khó bị phânhủy khi làm lạnh

Phụ gia giảm ẩm: Phối liệu (bùn) trong sản xuất xi măng theo phương pháp ướt thường

có độ ẩm cao (W >32%) Do đó khi nung luyện tốn nhiều nhiệt do quá trình bốc hơi vàlàm giảm năng suất lò Biện pháp để làm giảm độ ẩm nhưng vẫn bảo đảm độ nhớt củabùn thường sử dụng các loại phụ gia sau:

- (0.2- 0.5%) SSB độ ẩm của bùn giảm (2- 4%) tương đương giảm lượng nước trongbùn 7%

- Hỗn hợp ( SSB và Na2CO3) hàm lượng từ (0.2- 0.5%) sẽ giảm nước trong bùn 8%

- Hỗn hợp thủy tinh lỏng và NaOH hoặc sô đa, bùn giảm từ (3- 6%)

3.4 Phụ gia cải thiện tính chất của xi măng

Phụ gia thủy là một chất khi nghiền mịn trộn với vôi cho ta một chất có tính kết dính

và đóng rắn, còn khi trộn với xi măng portland nó sẽ kết hợp với vôi tự do và vôi thoát racủa các phản ứng thủy hóa các khoáng xi măng trong quá trình đóng rắn xi măng tạo racác khoáng bền nước và bền sulfat Do đó làm tăng được độ bền nước, độ bền sulfat của

xi măng portland

Trang 20

Bản thân phụ gia thủy khi nghiền mịn trộn với nước không có tính chất kết dính, đó làđặc điểm khác với sỉ lò cao.

Thành phần hóa học chủ yếu của các phụ gia thủy là SiO2ht và một lượng nước liênkết nhất định, ngoài ra còn chứa nhiều lượng oxit nhôm hoạt tính và oxit sắt

Chất lượng của phụ gia thủy hoạt tính phụ thuộc vào hoạt tính hút vôi hoặc mức độ

hoạt tính thủy của nó

Hoạt tính hút vôi ( độ hoạt tính): được xác định bằng số miligam vôi do 1g phụ gia

hấp thụ trong thời gian 30 ngày đêm sau 15 lần chuẩn Lượng vội bị 1g phụ gia hấp thụcàng nhiều thì độ hoạt tính của phụ gia thủy càng cao Độ hoạt tính của phụ gia thủyđược phân loại như sau:

Xếp phụ gia vào loại Độ hoạt tính của phụ gia

Hoạt tính thủy lực còn gọi là chỉ số hoạt tính: Chính là tỉ số max ( R nén 28 ngày) của

mẫu xi măng có phụ gia 20% (PCB) với max (R nén 28 ngày) của mẫu xi măng khôngpha phụ gia [xi măng PC (95- 97%) clinker + (3-5%) thạch cao thiên nhiên ]

Công thức:

Hiện nay đánh giá chất lượng phụ gia thường thiên về sử dụng chỉ số hoạt tính

Vì đánh giá chất lượng phụ gia theo độ hút vôi mức độ chính xác thấp hơn Lí do khảnăng hút vôi của phụ gia có 2 phần: Phần hấp thụ vật lí thuần túy vào mao quản và lỗrỗng của hạt phụ gia và phản ứng hóa học ở 2 dạng sau:

Ca(OH)2 + SiO2ht

CaO.SiO2.H2O tạo gen CSH

Trang 21

2Ca(OH)2 + Al2O3ht 2CaO.Al2O3.2H2O (C2AH2) ht và

C2AH2 + 2Ca(OH)2 + 3H2O C3AH6 kết tinh

Bảng 2: Phân loại phụ gia theo chỉ số hoạt tính

3.5 Phân loại phụ gia thủy:

Căn cứ vào nguồn gốc hay thành phần hóa học của các loại phụ gia (thường hay căn cứvào nguồn gốc) phụ gia thủy được phân loại như sau:

Phụ gia thủy thiên nhiên có nguồn gốc từ núi lửa: là loại đá thiên nhiên do núi lửa tạothành, thành phần hóa học của oxit hoạt tính, oxit nhôm hoạt tính và tạp chất đất sét vàmột lượng nước hóa học Độ hoạt tính của nó phụ thuộc vào hàm lượng oxit silic hoạttính và nước hóa học ngoài ra còn phụ thuộc vào quá trình làm lạnh khi tạo thành nó

- Phụ gia thủy thiên nhiên có nguồn gốc trầm tích: do cấu trúc của trái đất và nhữngkhoáng nhẹ, dễ nghiền, xốp, khô, dễ hút ẩm Thành phần hóa học chủ yếu là oxit silic vôđịnh hình Trọng lượng riêng của loại phụ gia thủy này rất nhỏ Ví dụ: Điatonit :0.75g/cm3, trepen: 0.85g/cm3, opaca: 0.14g/cm3 Trọng lượng riêng càng nhỏ độ xốp cànglớn, độ hoạt tính càng cao

► Phụ gia thủy nhân tạo gồm có:

- Silic họat tính phế liệu: là phế liệu của nghành sản xuất phèn nhôm từ đất sét có hoạt

tính cao, sử dụng làm phụ gia thủy rất tốt

- Đất sét hoạt hóa: là đất sét nung có thể sử dụng làm phụ gia thủy được, nhưng cần chọnloại đất sét có nhiều khoáng Al2O3.2SiO2.2H2O được gia công nhiệt ở (600 - 800oC) vàlàm lạnh nhanh

Theo các công trình nghiên cứu thì độ hoạt tính của phụ gia thủy loại đật sét phụ thuộcvào nhiệt độ nung và loại đất sét sử dụng làm phụ gia thủy Độ hoạt tính của đất sét nung

do khoáng Caolinhit ở nhiệt độ 600- 800oC tạo thành metan caolinhit hoạt tính là chủ yếu

Trang 22

và lượng nhỏ oxit silic hoạt tính, oxit nhôm hoạt tính Nên chúng dễ dàng tác dụng vớivôi tạo khoáng bền nước Do đó có thể chọn đất sét gia nhiệt làm phụ gia thủy rất tốt Tro, sỉ nhiên liệu rắn: có thể sử dụng làm phụ gia thủy được vì thành phần hóa học của

nó gần giống như thành phần hóa học của đất sét nung Muốn sử dụng làm phụ gia thủythì nhiên liệu phải đốt ở nhiệt độ thấp, nếu đốt ở nhiệt độ cao thì độ hoạt tính của nógiảm

Sỉ lò cao hoạt hóa: là phế liệu của nghành sản xuất gang Vì quặng dùng để luyệngang có chứa các tạp chất: đất sét, cát, đá vôi Các tạp chất này sẽ tác dụng với tro nhiênliệu tạo thành siliccát, aluminatcanxi Các khoáng này sẽ bị nóng chảy ở nhệt độ 13000C -

1500oC tạo thành sỉ Do trọng lượng riêng của sỉ nhỏ hơn gang nên nổi lên trên, đượctháo ra ngoài và làm lạnh nhanh tạo thành những hạt nhỏ gọi là sỉ lò cao hoạt hóa

Bản thân sỉ lò cao khi nghiền mịn đem trộn với nước sẽ có tính kết dính, có khả năngđóng rắn và phát triển cường độ

Thành phần hóa học của sỉ phụ thuộc vào thành phần của quặng và tro nhiên liệu Cácoxit chính có trong sỉ CaO, SiO2, Al2O3, MgO và tổng hàm lượng của chúng chiếm từ 90-95% Ngoài ra còn một lượng nhỏ các oxit khác: TiO2, MnO, Fe2O3, P2O5

Thành phần khoáng của sỉ lò cao chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ làm lạnh sỉ Ví dụ: nếulàm lạnh chậm sẽ có: C2AS, CAS2, C2MS2… và các khoáng auluminatcanxi CA, C5A3.Trong các khoáng trên kết tinh lớn chiếm 90% và thủy tinh 10%, vả lại chỉ có khoáng β

C2S, CA, C5A3 là có tính dính kết nhưng hàm lượng nhỏ nên cường độ của sỉ không cao Nếu làm lạnh nhanh các khoáng trong sỉ sẽ kết tinh dạng tinh thể nhỏ, hàm lượngthủy tinh trong sỉ rất lớn: 95% có hoạt tính cao và có tính kết dính lớn Nên được coi lànguyên liệu quí dùng để sản xuất các loại chất kết dính bền nước

Sỉ lò cao được phân làm hai loại: xỉ kiềm và xỉ axit Để đặc trưng cho tính chất của xỉdùng modul thủy lực kí hiệu là Mo

Khi pha phụ gia thủy hoạt tính vào xi măng gốc để sản xuất xi măng hỗn hợp, thờigian đông kết của xi măng hỗn hợp bao giờ cũng lớn hơn thời gian đông kết của xi mănggốc Do quá trình hấp thụ CaO của vữa xi măng bởi phụ gia thủy hoạt tính làm cho độ PHcủa vữa xi măng giảm, mặt khác có sự ngăn cản do sự bám dính của các hạt phụ gia và

Trang 23

Đầu vào Quy trình sản xuất Đầu ra

► Phụ gia điều chỉnh:

Để điều chỉnh tốc độ đóng rắn xi măng người ta thường dùng thạch cao(CaSO4.2H2O) hoặc một số muối như CaCl2: NaCl… Pha vào xi măng Vì bản thânclinker khi nghiền mịn đóng rắn rất nhanh khi tác dụng với nước, không đảm bảo thờigian nhào trộn, vận chuyển và thi công Các loại phụ gia điều chỉnh trên pha vào xi măngvới một tỉ lệ thích hợp sẽ có tác dụng kéo dài thời gian đóng rắn của xi măng

► Phụ gia lưới:

Còn gọi là phụ gia đầy, có thể sử dụng như: các loại đá vôi chất lượng thấp, cátnghiền mịn… Mục đích pha vào xi măng làm tăng sản lượng hạ giá thánh sản phẩm Khipha các loại phụ gia lười vào xi măng cần chú ý tỉ lệ để đảm bào chất lượng sản phẩm

► Phụ gia bảo quản:

Xi măng khi bảo quản trong kho thường bị giảm chất lượng sản phẩm vì các hạt ximăng dễ hút ẩm và CO2 trong không khí

Do đó các hạt xi măng bị hydrat hóa, cacbonat hóa và chúng dính lại với nhau

tạo thành cục “ gọi là xi măng bị chết gió” trước khi sử dụng Để khắc phục hiện tượng

trên khi nghiền clinker người ta pha vào các loại phụ gia bảo quản như: Dầu lạc, dầulạp… Các phụ gia này tạo thành màng mỏng bao bọc bên ngoài hạt xi măng, làm cho ximăng có khả năng chống ẩm tốt

Trang 24

Chi tiết:

Trang 25

Phụ gia

Clinke

Nghiền thạch cao, phụ gia, clinke cckinke

Xi măng rời Xi măng đóng bao

Trang 26

4.3 Các phương pháp sản xuất.

Có 2 phương pháp chính để sản xuất xi măng là: Phương pháp ướt và phương phápkhô Tuỳ thuộcvào tính chất cơ lý, hoá học của nguyên liệu, điều kiện sản xuất như: điệnnăng, nhiệt năng, thiết bị, từ đó người ta quyết định chọn phương pháp sản xuất vàphương thức nung clinker

a Công nghệ sản xuất xi măng bằng phương pháp ướt.

♣ Đặc điểm về quy trình công nghệ.

Là phương pháp chế biến hỗn hợp nghiền thành 1 thể bùn đồng nhất có độ ẩm 40% Dùng phương pháp ướt khi nguyên liệu xốp mềm dễ hoà tan vào nước hoặc độ ẩmthiên nhiên lớn

Phối liệu vào lò: Bùn nước 38- 42%

Kích thước lò quay D5m x L 185m

Đất sét được máy khuấy tạo huyền phù sét, đá vôi được đập nhỏ rồi cho vào nghiềnchung với đất sét ở trạng thái lỏng (lượng nước chiếm 35- 45%) trong máy nghiền bi chođến khi độ min đạt yêu cầu Từ máy nghiền, hỗn hợp được bơm vào bể bùn để kiểm tra

và điều chỉnh thành phần trước khi cho vào lò nung Khi chuẩn bị phối liệu bằng phươngpháp ướt thì thành phần của hỗn hợp đồng đều, chật lượng xi măng tốt nhưng quá trìnhnung tốn nhiều nhiệt Phương pháp này thích hợp với đá vôi và đất sét có độ ẩm lớn

- Dễ bơm, ít bay bụi sạch sẽ hơn phương pháp khô

- Hiệu quả kinh tế kém

♣ Nhược điểm:

Trang 27

-Tiêu tốn nhiều nhiên liệu.

- Cồng kềnh khó lắp đặt

- Tốn nhiều nhân công

- Khả năng tự động hoá kém

Dây chuyền số 1 của công ty xi măng Bỉm Sơn sản xuất theo phương pháp này

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp ướt

Trang 28

Silo chứa Phân phối Máy nén

VanĐiều chỉnh

Đóng bao, xe chuyên dụng

Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) qua quá trình định lượng được đưa vàomáy nghiền có độ ẩm 38- 42% Được điều chỉnh thành phẩn hóa học trong 8 bể chứa códung tích 800m3/1 bể, sau đó được đưa vào 2 bể dự trữ có dung tích 8000m3/1 bể, cuốicùng cho ra phối liệu bùn

Trang 29

Phối liệu bùn được đưa vào lò nung thành clinker (ở dạng hạt) Lò nung có đườngkính 5m, chiều dài 185m, năng suất 1 lò nung là 65 tấn/h Clinker được đưa vào máynghiền clinker cùng với thạch cao và một số phụ gia khác để tạo ra sản phẩm, tùy vàochủng loại xi măng khác nhau mà ta sử dụng các loại chất phụ gia khác nhau.

Xi măng bột ra khỏi máy nghiền dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 silô trước, sau

đó được chuyển sang xưởng đóng bao và thu được sản phẩm là xi măng bao

b Công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô.

♣ Đặc điểm về quy trình công nghệ.

Phương pháp này sử dụng cho trường hợp độ ẩm nguyên liệu thiên nhiên 8÷10%,nguyên liệu được chế biến thành hỗn hợp khô có độ ẩm từ 5÷7% và đem nung Nguyênliệu phải qua giai đoạn sấy khô và đem nghiền, nếu độ ẩm nguyên liệu thấp thì phải dùngthiết bị vừa nghiền vừa sấy

Phối liệu vào lò: Bột từ 1- 7% xuống kích thước lò quay D 3,7m x L 75m

Đất sét được nghiền và sấy đồng thời cho đến độ ẩm từ 1- 2% trong máy nghiền bi.Sau khi nghiền, bột phối liệu được đưa vào silô để kiểm tra hiệu chỉnh lại thành phần và

để dự trữ đảm bảo cho lò nung làm việc liên tục

Khi chuẩn bị phối liệu bằng phương pháp khô thì quá trình nung tốn ít nhiệt, mặt bằngsản xuất gọn nhưng thành phần hỗn hợp khá đồng đều ảnh hưởng tới chất lượng xi măng.Phương pháp này thích hợp khi đá vôi và đất sét có độ ẩm thấp từ : 10 - 15%

♣ Ưu điểm: chính của phương pháp khô là tiết kiệm được nhiều nhiên liệu.

♣ Nhược điểm:

- Hỗn hợp không được đồng nhất

- Phải đặt thêm một số thiết bị sấy

- Tổn thất vì bay bụi nhiều, vệ sinh công nghiệp kém

- Điều kiện lao động vất vã hơn

Dây chuyền số 2 của công ty xi măng Bỉm Sơn sản xuất theo phương pháp khô đượccải tạo và hiện đại hóa theo công nghệ của Nhật Bản hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh

5 tầng có nhiều cải tiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa bột liệu và gió nóng

Trang 30

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô

Trang 32

PHẦN II NỘI DUNG THỰC TẬP

I AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY

1 Một số khái niệm cơ bản.

2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động.

2.1 Mục đích của công tác bảo hộ lao động.

Trong quá trình lao động, dù sử dụng công cụ lao động thông thường hay máy móchiện đại, dù áp dụng kỹ thuật, công nghệ đơn giản hay phức tạp, tiên tiến đều phát sinh vàtiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp chongười lao động

Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại nếukhông được phòng ngừa, ngăn chặn chúng có thể tác động vào con người gây chấnthương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất mát khả năng lao động hoặc tử vong,cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh

là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là nhiệm vụquan trọng trong quá trình lao động nhằm mục đích:

▪ Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không thểxảy ra tai nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động

▪ Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tậtkhác do điều kiện lao động không tốt xảy ra

▪ Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người laođộng

Trang 33

Công tác bảo hộ lao động có vị trí hết sức quan trọng và là một trong những yêu cầukhách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.

a Ý nghĩa chính trị.

Bảo hộ lao động thể hiện coi con người vừa là động lực và là mục tiêu cho sự pháttriển một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắcbệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động,lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển công tác bảo hộ lao động làm tốt làgóp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe,tính mạng và đời sống người lao động, biểuhiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của đảng và nhà nước, vaitrò của con người luôn được tôn trọng ngược lại nếu công tác bảo hộ lao động khôngđược thực hiện tốt, điều kiện lao động của con người còn quá nặng nhọc, độc hại, để xảygia nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ

bị giảm sút

b Ý nghĩa xã hội

Bảo hộ lao động bảo đảm cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động được

sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xãhội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật

Tai nạn lao động không xảy ra, sức khỏe người lao động được đảm bảo thì nhà nước

và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu

tư cho các công trình phúc lợi xã hội

c Ý nghĩa kinh tế.

Trong sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khỏe không bị ốm đau

bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, mắcbệnh nghề nghiệp thì sẽ yên tâm phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công cao, giờcông cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và năng suất chất lượng sản phẩm góp phầnhoàn thành tốt kế hoạch sản xuất Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có được nhữngđiều kiện lao động cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và

Trang 34

tập thể lao động Từ đó có tác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ và đẩy mạnh sảnxuất.

Ngược lại nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra nhiều

sẽ gây nên nhiều khó khăn cho sản xuất

Người bị tai nạn lao động, ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị ngày công lao động sẽgiảm, nếu người lao động bị tàn phế, mất sức lao động, thì ngoài việc khả năng lao độngcủa họ sẽ giảm, sức lao động xã hội vì thế sẽ giảm sút, xã hội còn phải lo việc chăm sócchữa trị và các chính sách xã hội khác có liên quan

Chi phí bồi thường tai nạn lao động, ốm đau, điều trị, ma chay… là rất lớn, đồng thờikéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng

Nói chung tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù ít hay nhiều đều dẫn tới sự thiệt hại vềngười và tài sản gây trở ngại cho sản xuất Vì vậy quan tâm thực hiện tốt công tác bảo hộlao động là thể hiện quan điểm đúng đắn về sản xuất, sản xuất phải an toàn- an toàn đểsản xuất- an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuấtphát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao

2.3 Tính chất của công tác bảo hộ lao động

Để đạt được mục đích như đã nêu trên, công tác bảo hộ lao động phải mang đầy đủ

ba tính chất: tính khoa học kĩ thuật, pháp luật và quần chúng Ba tính chất đó có mối quan

hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau

a Tính khoa học kĩ thuật

Công tác bảo hộ lao động mang tính khoa học kĩ thuật và vì mọi hoạt động của nó đểloại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp đềuxuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kĩ thuật Tù các hoạtđộng điều tra khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng các yếu tố độchại đến con người cho đến các giải pháp xử lí ô nhiễm các giải pháp đảm bảo an toàn…Đều là những hoạt động khoa học, sử dụng các phương pháp công nghệ, các phượng tiệnkhoa học và do các cán bộ khoa học kĩ thuật nghiên cứu thực hiện

b Tính pháp luật

Trang 35

Công tác bảo hộ lao động mang tính pháp luật thể hiện ở chỗ muốn cho các giải phápkhoa học kĩ thuật, các biện pháp tổ chức xã hội về bảo hộ lao động được thực hiện thìphải thể chế hóa thành những luật lệ chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn

để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện Đồng thờiphải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và sử phạtnghiêm minh và kịp thời thì công tác bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quảthiết thực

c Tính quần chúng

Công tác bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người, từngười sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần bảo vệ, đồng thời họncũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác Trong quytrình thực hiện luật lao động, nếu thấy điểm gì chưa hợp lý thì chính người lao động sẽgóp ý kiến để các cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung và hiệu chỉnh cho phù hợp

Mọi hoạt động của công tác bảo hộ lao động chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọingười sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kĩ thuật và người lao động tự giác vàtích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điềukiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Bảo hộ lao động làhoạt động hướng về cơ sở và vì con người, trước hết là người lao động

2.4 Phòng chống bụi trong sản xuất

b Tác hại của bụi

Bụi tác hại đến cơ thể người dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh tùy theo tính chấtcủa bụi

Trang 36

○ Bệnh bụi phổi: đây là một vấn đề lớn trong việc nghiên cứu và phòng chống bệnhnghề nghiệp cho một số công nhân các nghành nghề như thợ mỏ, thợ xúc, thợ lò, thợđiều khiển băng tải… Đa số bệnh bụi phổi là do thường xuyên hít phải bụi khoáng vàkim loại sinh ra sơ hóa phổi làm suy chức năng hô hấp gây tỉ lệ bệnh tật và thươngvong rất cao.

○ Bệnh ngoài da: Bụi xi măng gây kích thích da sinh mụn nhọn, lở loét…

○ Gây chấn thương mắt do không mang phòng hộ bụi bám vào mắt gây ra viêm màngtiếp hợp, xưng mí mắt…

○ Bệnh ở đường tiêu hóa

c Biện pháp phòng chống bụi và đề phòng bệnh bụi phổi

■ Biện pháp kĩ thuật

○ Đây là biện pháp tích cực và cơ bản nhất, mục đích chủ yếu để giữ bụi không cholan tỏa ra ngoài không khí, được thực hiện bằng cách cơ khí hóa tự động hóa, điềukhiển từ xa các quy trình sản xuất phát sinh bụi để công nhân không phải tiếp xúc vớibụi

○ Bao kín thiết bị và dây truyền sản xuất Dùng các vỏ bọc vây kín máy móc sinh bụikèm theo các máy hút bụi cục bộ, cyclon, lọc bụi tay áo…

○ Thay đổi phương pháp công nghệ

○ Thay thế vật liệu có nhiều bụi độc bằng vật liệu ít bụi độc

○ Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi trong các nơi sản xuất có nhiều bụi

○ Đề phòng bụi cháy nổ, cách ly mồi lửa…

■ Biện pháp vệ sinh cá nhân

○ Phòng chống bụi bằng quần áo, mặt nạ, khẩu trang

○ Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân

■ Biện pháp y tế

○ Khám tuyển

○ Khám định kì

○ Nghiên cứu chế độ làm việc

■ Kiểm tra bụi và nồng độ bụi tối đa cho phép

Trang 37

○ Đo nhiều giai đoạn điển hình của quá trình sản xuất có thể ở mỗi giai đoạn lại đonhiều lần để có độ chính xác cao.

○ Khi đo bụi phải đo ở vùng thở của công nhân và chung quanh nơi phát sinh ra bụi

○ Để đánh giá hiệu quả của hệ thống thông gió chống bụi phải đo nhiều nơi trong khiđóng mở hệ thống thông gió

○ Kiểm tra hiệu lực che đậy của máy kín hay hở phải đo không khí nơi máy và cácnơi chung quanh ở các khoảng cách bằng nhau

○ Đo và phân tích bụi theo ca, kíp, theo từng mùa

II. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN SUẤT

1 Sơ đồ dây chuyền sản xuất xi măng

Trang 38

Nghiền, sấy than

Hâm, sấy dầu Thiết bị đồng bộ

Lò nung Clinker

Thạch cao Thiết bị làm lạnh Clinker Máy đập Clinker

Trang 39

1 Các công đoạn sản xuất

1 Đập liệu.

○ Đá vôi: Được khai thác từ mỏ Yên Duyên bằng phương pháp khoan nổ mìn có kích

thước không quá 1000mm được đưa qua máy đập hàm kích thước không quá 300mmđược đưa qua đập búa kích thước không quá 60mm Được vận chuyển vào kho chứa bằngbăng 22-03, 22-04 vào máy đập búa sau đó vận chuyển qua băng 22-07, 22-09 vào khođồng nhất sơ bộ và được rải thành đống năng suất 600 t/h, mỗi đống dài khoảng 70m,rộng 20m và cao 14m Tại các điểm tiếp nối của 2 băng tải có lắp đặt hệ thống lọc bụi tay

áo để chống bụi

Hình ảnh máy đập nghiền đang hoạt động

+ Đất sét:

Trang 40

Được khai thác tại mỏ Cổ Đam bằng phương pháp khoan nổ mìn kích thước không

quá 500mm được đưa vào máy đập búa đến kích thước không quá 60mm, sau đó đượcvận chuyển bằng băng tải 21-1-04, 21-1-07,21-1-10 chia làm 2 phần 1 phần cho quay lạihồi lưu phần còn lại chuyển qua băng 21-1-11, 21-1-12, 21-1-13 vào kho đồng nhấtnguyên liệu và được rải thành 2 đống, mỗi đống khoảng 7000tấn Hệ thống cầu rải cónăng suất 250-350 tấn/giờ và hệ thống cầu xúc khoảng 15-150 tấn/giờ Tại các điểm tiếpnối của 2 băng tải có thiết kế hệ thống lọc bụi tay áo để chống bụi

+ Phiến silic Hà Trung

Dùng để làm nguyên liệu điều chỉnh modun silicat được chở về bằng xe KMAZ, đổ

vào bãi chứa Phiến silic có kích thước không quá 500mm đập qua máy đập búa đến kíchthước không quá 60mm đưa vào kho chứa riêng trong ngăn kho cùng phiến sét

+ Sỉ pirit (Lâm Thao- Phú Thọ ):

Sử dụng làm nguyên liệu điều chỉnh phối liệu sản suất clinke Sỉ pirit được chở vềbằng tầu hỏa qua hệ thống tiếp nhận rồi đưa về kho chứa

+ Phụ gia cho xi măng

+ Phụ gia hoạt tính: Đá Bazan (Phủ quỳ -Quỳnh Thắng - Nghệ an; Nông cống - HàTrung - Thanh Hoá )

+ Phụ gia trơ: Đá đen Tam Điệp

2 Kho chứa nguyên liệu thô

Đất sét được phân chia rải điểm tiếp liệu với kho chứa đất sét hiện có bằng van 2 ngả(21.07-2ZV211) hoạt động bằng động cơ lắp mới Một đường dẫn tới kho sét hiện có vàmột đường dẫn tới kho sét mới Thông thường vị trí của van 2 ngả mở về phía kho sét

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w