Biện pháp hữu hiệu nhất là các doanhnghiệp phải tập trung quản lý chặt chẽ đối với vật liệu, trong tất cả các phương tiệnnhư: giá cả, chất lượng, bảo quản sử dụng có hiệu quả tổ chức hạc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ
- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
GV HƯỚNG DẪN : TH.S NGUYỄN THỊ HUYỀN
THANH HÓA - NĂM 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Hoàng Lộc em nhậnthấy hình thức kế toán tại công ty có nhiều điểm sáng tạo và hiệu quả, góp phần thúcđẩy sự phát triển của công ty
Được tiếp xúc với công tác kế toán thực tế tại công ty cho em nhận ra một điều :
Kế toán là một công việc thực sự quan trọng trong việc quản lý và đưa ra các chiếnlược của bất cứ một doanh nghiệp nào
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào Nguyên vật liệu cũng là một vấn đề quan trọng,chiếm một số lượng về tài chính lớn nếu công tác kế toán làm việc không hiệu quả thì
sẽ là một nguyên nhân khiến thất thoát và không kiểm soát được tình hình nguyên vậtliệu
Với những lý do trên em quyết định đi sâu vào vấn đề kế toán nguyên vật liệutrong bài chuyên để tốt nghiệp của mình
Sau khi hoàn thành bài chuyên để này trước tiên con xin cảm ơn bố mẹ, người đãsinh thành và nuôi dưỡng con , tạo những điều kiện tốt nhất cho con được như ngàyhôm nay Em xin chân thành cảm ơn sự tận tâm, tận tình giúp đỡ của giảng viên:Nguyễn Thị Huyền đã hướng dẫn em làm bài này Em sẽ luôn trân trọng và giữ gìntình cảm đó
Trong quá trình làm bài em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo khoa kinh
tế trường Đại Học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh , cán bộ nhân viên phòng kếtoán công ty Công ty TNHH Hoàng Lộc đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc vớithực tế
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Thanh Hóa, tháng 05 năm 2015
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN THỰC TẬP
Trang 5
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 8
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 1
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
1.5 Kết cấu của chuyên đề 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ 3
2.1 Những vấn đề chung về kế toán NVL 3
2.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 3
2.1.2 Đặc điểm, vị trí nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 3
2.3 Yêu cầu quản lý NVL 3
2.1.4 Vai trò NVL 4
2.2 Phân loại nguyên vật liệu 4
2.2.1 Căn cứ vào yêu cầu quản lý 4
2.2.2 Căn cứ vào nguồn gốc: 5
2.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng: 5
2.3 Đánh giá NVL 5
2.3.1 Nguyên tắc đánh giá 5
2.3.2 Phương pháp đánh giá 5
2.4 Kế toán chi tiết NVL 8
2.4.1 Phương pháp thẻ song song 8
2.4 2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 9
2.4.3 Phương pháp sổ số dư 10
2.5 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 11
2.5.1 Kế toán tổng hợp NVL theo PP kê khai thường xuyên 11
2.5.1.1 Chứng từ sử dụng 11
2.5.1.2 Tài khoản sử dụng 12
Trang 62.5.1.3 Phương pháp hạch toán 12
2.5.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp “kiểm kê định kỳ” 14
2.5.2.1 Chứng từ sử dụng 14
2.5.2.2 Tài khoản sử dụng 14
2.5.2.3 Phương pháp hạch toán 16
2.6 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 16
2.6.1 Tài khoản sử dụng : 16
2.6.2 Phương pháp hạch toán 17
2.7 Kế toán kiểm kê, đánh giá NVL 17
2.8 Hình thức kế toán áp dụng 18
CHƯƠNG 3 19
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC 19
3.1 Tổng quan về công ty TNHH Hoàng Lộc 19
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 19
3.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh 21
3 1.2.1 Bộ máy quản lý .21
3 1.2.2 Quy trình công nghệ 24
3.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán 25
3.1.4 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty 27
3.1.4.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Chứng từ ghi sổ 27
3.1.4.2 Phương pháp kế toán hàng tồn kho 28
3 1.4.3 Một số chế độ kế toán khác áp dụng trong công ty 28
3 1.4.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: 28
3.2 Thực trạng về kế toán NVL tại Công ty 29
3.2.1.1 Đặc điểm NVL sử dụng tại Công ty 29
3.2.2 Phân loại và tính giá NVL tại Công ty 29
3.2.2.1 Phân loại NVL 29
3.2.3 Kế toán chi tiết NVL 30
3.2.3.1 Phương pháp chi tiết áp dụng tại Công ty 30
Trang 73.2.3.3 Nghiệp vụ phát sinh 36
3.2.4 Kế toán tổng hợp NVL 45
3.2.4.1 Chúng từ và sổ sách Công ty sử dụng 45
3.2.4.2 Quy trình ghi sổ 45
3.2.5 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ sách liên quan 45
3.3 Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hoàng Lộc 59
3.3.1 Ưu điểm 59
3.3.2 Nhược điểm 59
CHƯƠNG 4 61
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU” TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC 61
4.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hoàng Lộc .61 4.2.1 GP1 Lập bảng danh biểu: 61
4.2.2 GP2: Phế liệu thu hồi 62
4.2.3 GP3: Công ty cần mở sổ chi tiết thanh toán với từng người bán ( sổ chi tiết 2) 62
4.2.4 Giải pháp 4: Công ty cần trích lập dự phòng giảm giá NVL 63
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thẻ song song 9
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 10
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư 11
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán NVL theo PP kê khai thường xuyên 13
Sơ đồ 2.5 : Hạch toán NVL theo PP kiểm kê định kỳ 16
Sơ đồ 2.6: Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 17
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quản lý doanh nghiệp 22
Sơ đồ 3.2: Quy trinh công nghệ sản xuất 24
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ bộ máy kế toán 26
Sơ đồ 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 27
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ thẻ song song 31
Lưu đồ 3.1: Kế toán mua nguyên vật liệu về nhập kho 33
Lưu đổ 3.2: Kế toán xuất nguyên vật liệu 35
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một thực thể của xã hộitrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mỗi quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh đều được cấu thành từ vật liệu, nó là yếu tố đầu tiên và không thể thiếu đượckhi sản xuất Muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp sản xuất nói chung đều
tỏ ra sức cạnh tranh bằng nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm, đây cũng là vấn
đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý Biện pháp hữu hiệu nhất là các doanhnghiệp phải tập trung quản lý chặt chẽ đối với vật liệu, trong tất cả các phương tiệnnhư: giá cả, chất lượng, bảo quản sử dụng có hiệu quả tổ chức hạch toán tốt vật liệu,phù hợp với điều kiện sản xuất của mình, xuất phát từ thực tế và yêu cầu chung của
công tác kế toán và nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã chọn đề tài “ Giải pháp
hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu” tại Công ty TNHH Hoàng Lộc làm đề tài thực
tập tốt nghiệp của mình
1.2 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kế toán nguyên vật liệu, thôngqua sự so sánh lý luận với thực tiễn để đánh giá những mặt đã làm và những mặt cònhạn chế về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm hoànthiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hoàng Lộc
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán Nguyên vật liệu của Công ty bao gồmviệc lập, luân chuyển chứng từ đến việc ghi sổ kế toán, tài khoản sử dụng từ khâu thumua, nhập khi đến khâu bảo quản sử dụng Nguyên vật liệu và việc báo cáo kế toán vềNguyên vật liệu
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Giới hạn không gian: Tại Công ty Công ty TNHH Hoàng Lộc
Giới hạn thời gian: Số liệu nghiên cứu năm 2014
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện bài chuyên đề này trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một sốphương pháp sau:
Trang 101.4.1 Phương pháp kế toán
Thông qua việc thu thập các chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trongCông ty Công ty TNHH Hoàng Lộc để ghi chép vào các chứng từ sổ sách, biểu mẫu cóliên quan, sử dụng các sơ đồ hạch toán tổng quát về Nguyên vật liệu trong các doanhnghiệp sản xuất làm cơ sở đối chiếu với thực trạng hạch toán ở Công ty TNHH HoàngLộc
1.4.2 Phương pháp quan sát: Khảo sát thực tế
1.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu
Dựa vào số liệu tổng hợp thu thập được để tính toán các chỉ tiêu phản ánh tìnhhình cơ bản của nhà máy, trên cơ sở đó so sánh và rút ra nhận xét
1.4.4 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn ý kiến của các cán bộ lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế tài chính,quản lý và sản xuất em đã thu thập được nhiều ý kiến vô cùng quý báu làm nền tảng đểđưa ra những giải pháp hoàn thiện
1.4.5 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập những số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận
1.5 Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề báo cáo gồm 4 chương:
Chương 1:Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về “ Kế toán nguyên vật liệu” tại các doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hoàng Lộc Chương 4: Một số ý kiến và đóng góp nhằm hoàn thiện “Kế toán nguyên vật liệu” tại
Công ty TNHH Hoàng Lộc
Trang 11CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ 2.1 Những vấn đề chung về kế toán NVL
2.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nênthực thể sản phẩm
2.1.2 Đặc điểm, vị trí nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao độngchủ yếu được tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm Nguyên vật liệu có các đặcđiểm chủ yếu sau:
Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thường khônggiữ lại hình thái vật chất ban đầu
Giá trị của vật liệu được dịch chuyển toàn bộ vào giá trị của sản phẩm mới
2.3 Yêu cầu quản lý NVL
Quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu là mộttrong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh ở doanh nghiệp Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý vật liệu,
kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau:
Khâu phân loại NVL: Doanh nghiệp cần tiến hành phân loại NVL để dễ dàng
trong việc sử dụng , cần xây dựng định mức NVL chính, chủ yếu, lập kế hoạch cungứng, thu mua , đặt ra chế độ quản lý bằng mua bán, thu hồi… từ đó tìm ra các biệnpháp giảm đinh mức NVL
Khâu thu mua: NVL là tài liệu dự trữ sản xuất thường xuyên biến động.Vậy để
thu mua có hiệu quả đòi hỏi phải quản lý về số lương, chất lương, chủng loại, giá mua,chi phí mua, địa điểm thu mua.Đồng thời , doanh nghiệp cần có kế hoạch thu mua phùhợp theo đúng tiến độ thừoi gian kế hoạch sản xuất nhằm tránh tình trạng NVL bị ứđọng ảnh hưởng đến các khâu khác
Khâu bảo quản: Phải tổ chưc hệ thống kho, bến bãi, phương tiện vận tải, trang
thiết bị kiểm định, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với đặc tính lý, hóa của từngthứ NVL tránh tình trạng hư hỏng, mất mát, hao hut, kém phần chất gây ảnh hưởngxấu đến chất lượng sản phẩm
Trang 12Khâu dự trữ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác đinh mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho
từng loại NVL để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường,liên tục đồng thời giúp tăng vòng quay của vốn lưu động
Khâu sử dụng: Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng NVL , giáo dục ý
thức ngừoi lao dộng cần sử dụng NVL một cách hợp lý, tiết kiệm trên cở sở đinh mứctiêu hao dự toán nhằm giảm bớt chi phí NVL trong giá thành sản phẩm
Vậy, quản lý NVL từ khâu phân loại, thu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng đòihỏi phải hết sức chặ chẽ trong nộ dung công tác quản lý tài sản doanh nghiệp
Để tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý NVL nói riêng thìviệc sử dụng máy vi tính là một nhu cầu thiết yếu
2.1.4 Vai trò NVL
NVL thường chiếm tỉ trọng lơn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thnàh sảnphẩm Trong nền kinh tế thị trường với xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay thì giáthành sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâ, hàng đầu trong tất cả cácdoanh nghiệp sản xuất NVL là thành phần quan trọng ảnh hưởng lớn đến chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp cânnrphải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
NVL là hàng tồn kho được dự trữ để đáp ứng cho nhu cầu cảu quá trình sản xuấtkinh doanh trong kỳ cảu doanh nghiệp Như vậy , NVL là một thành phần quan trọngthuộc về vốn lưu động của doanh nghiệp
Như vậy NVL không những là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trìnhsản xuất mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý, công tác kế toánNVL, đảm bảo cho việc sử dụng NVL tiết kiệm, hiệu quả để nhằm hạ thấp chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm, mà chất lượng sản phẩm vẫn luôn được đảm bảo thỏa mãnnhu cầu của người tiêu dùng
2.2 Phân loại nguyên vật liệu
2.2.1 Căn cứ vào yêu cầu quản lý
Vật liệu được phân loại thành các loại sau:
Trang 13- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là
cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới
- Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng đó không phải là cơ sở vật
chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mà nó chỉ làm tăng chất lượngnguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ công tác quản lý, phục vụcho sản xuất, cho việc bảo quản, bao gồm như: dầu, mở bôi trơn máy móc, thuốcnhuộm, sơn,…
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị sử
dụng cho việc xây dựng cơ bản
- Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, như: sắt
thép đẫm màu, vỏ bao xi măng
2.2.2 Căn cứ vào nguồn gốc:
NVL được chia thanh 2 loại:
+ NVL mua ngoài : Do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng…+ NVL tự chế biến gia công : Do doanh nghiệp tự sản xuất
Trang 14Giá thực tế = Giá mua
(chưa thuế) +
Chi phí khác liên + quan
Các khoản thuế không hoàn lại
-Các khoản giảm trừ (nếu có)
+ Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến:
Giá thực tế vật liệu tự chế
biến nhập kho =
Giá thực tế NVL xuất chế biến + Chi phí chế biến
Trong trường hợp doanh nghiệp không tự chế biến mà phải thuê ngoài gia côngchế biến để kịp tiến độ sản xuất, hoặc do yêu cầu kỹ thuật không thể tự chế biến được,giá thực tế của vật liệu ngoài gia công chế biến được xác định
NVL thuê
ngoài gia
công CB
= Giá thực tế NVL xuất chế biến +
Chi phí thuê ngoài gia công chế biến
+
Chi phí vận chuyển đi và về nhập kho
+ Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh
Đối với NVL
nhận vốn góp =
Giá do hội đồng định giá
xác định + Các chi phí liên quan
+ Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng, được viện trợ :
+ Các chi phí liên quan
Đánh giá NVL xuất kho :
+ Phương pháp tính theo giá đích danh (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp thực tế đích danh là phương pháp mà giá thực tế vật liệu được xácđịnh theo đơn chiếc hoặc từng lô hàng và giữ nguyên từ lúc nhập kho cho đến lúc xuấtkho Khi xuất cái nào, lô nào sẽ được tính theo giá của cái đó, lô đó
Phương pháp này được áp dụng với các vật liệu có giá trị cao
+ Phương pháp đơn giá bình quân:
Trang 15Theo phương pháp này giá trị thực tế của từng loại vật liệu xuất kho được tínhtheo giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, và giá trị từng loạinhập kho trong kỳ.
Giá thực tế NVL
xuất kho = Số lượng NVL xuất kho *
Đơn giá thực tế bình
quân
Đơn giá bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập xuất một
lô hàng về Cách tính như sau:
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ.
Đơn giá bình quân cả
kỳ dự trữ hay đơn giá
bình quân cố định
= GT NVL tồn đầu kỳ + GT NVL nhập trong kỳ
SL NVL tồn đầu kỳ + SL NVL nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập.
Đơn giá bình quân sau
mỗi lần nhập hay đơn
giá bình quân di động
= GT NVL tồn đầu kỳ + GT NVL sau mỗi lần nhập
SL NVL tồn đầu kỳ + SL NVL sau mỗi lần nhập
+ Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này lượng vật liệu nào nhập kho trước thì sẽ được xuất trướctheo đúng giá nhập kho của chúng
Giá thực tế NVL
xuất kho =
SL NVL xuất dùng thuộc SL từng lần nhập
kho trước
*
Đơn giá thực tế của NVL nhập kho theo từng lần nhập kho trước
+ Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này thì lượng NVL nào nhập kho sau sẽ được xuất dùng trước theođúng giá nhập kho của chúng
Giá thực tế NVL
xuất kho =
SL NVL xuất dùng thuộc SL từng lần nhập
kho sau
*
Đơn giá thực tế của NVL nhập kho theo từng lần nhập kho sau
Trang 162.4 Kế toán chi tiết NVL
Tổ chức tốt kế toán chi tiết nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng đối với côngtác bảo quản nguyên vật liệu và công tác kiểm tra tình hình cung cấp, sử dụng nguyênvật liệu Kế toán chi tiết nguyên vật liệu vừa được thực hiện ở kho, vừa được thực hiện
ở phòng kế toán
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện theo một trong ba phương pháp:
+ Phương pháp thẻ song song
+ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
+ Phương pháp sổ số dư
2.4.1 Phương pháp thẻ song song
+ Nguyên tắc: Ở kho ghi chép về mặt số lượng, ở phòng kế toán ghi chép về số
lượng lẫn giá trị từng thứ nguyên vật liệu
+ Ở kho: Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho, thủ kho ghi chép
tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu theo số lượng thựcnhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan Mỗi chứng từ một dòng vào thẻ kho Thẻkho được mở cho từng danh điểm vật liệu Sauk hi ghi thẻ kho hằng ngày hoặc định kỳthủ kho tiến hành tổng hợp số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từngdanh điểm vật liệu và phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán.Thủkho phải thường xuyên tính toán và đối chiếu số lượng nguyên vật liệu tồn khothực tế với tồn kho trên thẻ kho
+ Ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu mở thẻ kế toán chi tiết cho từng
danh điểm vật liệu, tương ứng với thẻ kho mở ở kho Thẻ này có nội dung tương tự thẻkho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị Hằng ngày, hoặc định kỳ khi nhận đượcchứng từ nhập xuất do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật liệu phải kiểm tra, đốichiếu, ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ sau đó ghi vào sổ chi tiếtnguyên vật liệu có liên quan
Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng cộng số nhập, tổng số xuất và tính ra số tồnkho của từng danh điểm nguyên vật liệu rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho Sau khiđối chiếu xong kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu để đốichiếu với bộ phận kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Trang 17Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thẻ song song
Ghi chú:
Ghi hằng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu
- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản để kiểm tra, đối chiếu
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số
lượng
2.4 2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
+ Ở kho: Theo phương pháp này thì việc của thủ kho cũng được thực hiện trên
thẻ kho giống như phương pháp thẻ song song
+ Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình
nhập xuất tồn kho thứ nguyên vật liệu theo từng kho dùng cho cả năm Số đối chiếuluân chuyển chỉ ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng
Thẻ kho
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho NVL
Kế toán tổng hợp
Sổ chi tiết NVL
Trang 18Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Ghi chú:
Ghi hằng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi sổ kế toán do chỉ ghi một lần vào cuối
tháng
+ Nhược điểm: Việc ghi sổ kế toán vẫn bị trùng lặp với thẻ kho về mặt khối
lượng
2.4.3 Phương pháp sổ số dư
+ Ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn
ngoài ra cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho trên thẻ kho vào Sổ số dư
Trang 19+ Ở phòng kế toán: Khi nhận chứng từ nhập xuất NVL ở kho kế toán kiểm tra
chứng từ và đối chiếu với các chứng từ có liên quan, kiểm tra việc phân loại chứng từcủa thủ kho, ghi giá hạch toán và tính thành tiền cho chứng từ
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư
Ghi hằng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu
+ Ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng ghi chép hằng ngày.
+ Nhược điểm: khó phát hiện được nguyên nhân khi đối chiếu phát hiện ra sai
sót
2.5 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
2.5.1 Kế toán tổng hợp NVL theo PP kê khai thường xuyên
2.5.1.1 Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
Sổ tổng hợpN-X-T
Sổ số dưPhiếu nhập
Thẻ kho
Phiếu xuất
Bảng kê xuất
Bảng lũy kế xuấtBảng lũy kế nhập
Bảng kê nhập
Trang 20+TK151: Hàng mua đang đi đường
Kết cấu tài khoản
Trị giá vật tư đã mua nhưng chưa NK
2.5.1.3 Phương pháp hạch toán
Trang 21
TK111,112, TK 152 TK 154,642,241141,331
(2m)(1h)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán NVL theo PP kê khai thường xuyên
Trang 22Ghi chú:
(1a) – Nhập kho nhiên liệu vật liệu mua về
(1b) – Nếu được khấu trừ thuế GTGT
(1c) – NVL gia công,chế biến xong nhập kho,phế liệu sử dụng không hết nhập kho(1d) – Thuế nhập khẩu NVL phải nộp
(1e) – Thuế tiêu thụ đặc biệt NVL (nếu có)
(1f) – Nhận góp vốn bằng NVL
(1h) – NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý
(2a) - Xuất dùng cho SXKD,XDCB
(2b) – Xuất góp vốn liên doanh bằng NVL
(2c) – Chênh lệch giá đánh giá lớn hơn GTGS của NVL
(2d) – Chênh lệch giá đánh giá nhỏ hơn GTGS của NVL
(2e) – Xuất NVL thuê ngoài gia công,chế biến
(2f) – Chiết khấu thương mại,giảm giá hàng mua,trả lại hàng mua
(2h) – Thuế GTGT
(2g) – NVL xuất bán
(2m) – NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý
2.5.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp “kiểm kê định kỳ”.
Trang 23Kết cấu tài khoản
Trang 24TK 1381(3)
Trang 25 Tài khoản này phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lậpkhi có bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so vớigiá gốc của hàng tồn kho,
Kết cấu của tài khoản :
Nợ TK 159 Có
- Gía trị dự phòng giảm giá HTK - Gía trị dự phòng giảm giá HTK
được hoàn nhập ghi giảm giá vốn đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳhàng bán trong kỳ
Gía trị dự phòng giảm giá TK hiện có cuối
Kỳ
2.6.2 Phương pháp hạch toán
Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 632 159 - Dự phòng giảm giá HTK TK632
Hoàn nhập chêch lệch giá trị dự Lập dự phòng giảm giá hàng tồn
phòng phải lập năm nay nhỏ hơn kho cho năm nay ( số lập mới
số dự phòng đã lập năm trước hoặc số chêch lệch giũa giá trị
dự phòng phải lập năm nay cao
hơn số dự phòng đã lập năm
trước )
Sơ đồ 2.6: Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.7 Kế toán kiểm kê, đánh giá NVL
Kiểm kê vật liệu là một biện pháp nhằm bổ sung và kiểm tra hiện trạng vật liệu
mà các phương pháp kế toán chưa phản ánh được Thông qua kiểm kê doanh nghiệpnắm được thực trạng của vật liệu cả về số lượng và chất lượng ngăn ngừa hiện tượng
Trang 26tham ô lãng phí có biện pháp kịp thời xử lý những hiện tượng tiêu cực nhằm quản lýtốt vật liệu.
- Đánh giá lại vật liệu thường được thực hiện trong trường hợp đem vật liệu đigóp vốn liên doanh và trong trường hợp nhà nước quy định nhằm bảo toàn vốn kinhdoanh khi có sự biến động lớn về giá cả
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp kiểm kê có thể được thực hiện theophạm vi toàn doanh nghiệp hay từng bộ phận, đơn vị, kiểm kê định kỳ hay kiểm kê bấtthường
Khi kiểm kê, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng hoặc ban kiểm kê, Hội đồngmột ban kiểm kê phải có thành phần đại diện lãnh đạo, những người chịu trách nhiệmvật chất về bảo vệ vật liệu, phòng kế toán và đại diện nhân viên của doanh nghiệp Khikiểm kê phải thực hiện cân đo, đóng, đếm và phải lập biên bản kiểm kê ( mẫu 08- VT)xác định số chênh lệch giữa số liệu thực kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, trìnhbày ý kiến xử lý chênh lệch
Trang 27CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH
HOÀNG LỘC 3.1 Tổng quan về công ty TNHH Hoàng Lộc
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên tiếng việt: Công ty TNHH Hoàng Lộc
- Tên tiếng anh: Hoang Loc Limited company
- Trụ sở chính : Số 8A – Lam Sơn- Ngọc Lặc - Thanh Hóa
Tuy là một doanh nghiệp trẻ nhưng Công ty TNHH Hoàng Lộc đã không ngừngphấn đấu, sớm khẳng định vị thế của mình trên thị trường Hằng năm doanh nghiệpluôn nhận được bằng khen do Tỉnh Thanh Hóa trao tặng đối với tập thế, cá nhân cóthành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Đây chính là sự đánh giáđúng đắn đối với sự tiến bộ vượt bậc của tập thể cán bộ công nhân viên tại doanhnghiệp Chắc chắn rằng trong tương lai Công ty TNHH Hoàng Lộc sẽ còn phát triển vàvươn xa hơn nữa
Trang 28Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty TNHH Hoàng Lộc chuyên sản xuất hàng may mặc xuất bán rộng khắpthị trường trong nước.Ngoài ra doanh nghiệp còn nhận may gia công cho các đơn vị cóyêu cầu
+ Kinh doanh đúng nghề đã đăng ký
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.+ Bảo tồn và phát triển nguồn vốn
+ Phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và phát triển đa dạng SP
+ Bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, trật tự xã hội
+ Đảm bảo việc làm, thu nhập, và đời sống cho người lao động
+ Báo cáo tài chính trung thực, đúng thời hạn quy định
+ Nâng cao tay nghề trình độ SX của công nhân để tạo ra SP có chất lượng
Tình hình tài chính của công ty:
11 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.750.230.446 5.120.113.200
12 Chi phí thuế thu nhập doanh
13 Lợi nhuận sau thuế 3.562.672.835 3.840.084.900
(Nguồn: Trích BCTC năm 2013 và 2014 của công ty TNHH Hoàng Lộc)
Bảng 3.1 Tình hình tài chính của công ty TNHH Hoàng Lộc
Qua bảng trên ta nhận thấy:
Trang 29- Tài sản năm 2014 tăng 730.368.999đ so với năm 2013, tương ứng tăng 1,95%
- Nợ ngắn hạn năm 2014 giảm 1.816.669.760đ so với năm 2013, tương ứnggiảm 11,82%
- Nợ dài hạn năm 2014 tăng 357.239.253đ so với năm 2013, tương ứng tăng40,64%
- Doanh thu năm 2014 tăng 2.362.930.001đ so với năm 2013, tương ứng tăng9,6%
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 438.481.038đ , tương ứng tăng9,16%
- Lợi nhuận trước thuế năm 2014tăng 369.882.754đ so với năm 2013 tương ứngtăng 7,79%
- Lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng 277.412.065đ so với năm 2013 tương ứngtăng 7,79%
3.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh
3 1.2.1 Bộ máy quản lý
Trang 30
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quản lý doanh nghiệp
Ghi chú:
: Quan hệ chỉ đạo
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý ở công ty:
Ban giám đốc gồm có Giám đốc, Phó giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp vàchịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của công ty
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa
vụ của công ty Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trước cơ quanquản lý cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty Là người phụ tráchchung, chỉ đạo quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phó Giám đốc kinh doanh: Phụ trách về kinh doanh, bán hàng đồng thời trực
tiếp chỉ đạo các phòng :
+ Phòng kế hoạch sản xuất
Giám đốc công ty
P Giám đốc kinh doanh
P Giám đốc tài chính
Phòng kinh doanh
Phòng nhân sự
Phân xưởng sản xuất
kho
Trang 31- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường, dự đoán nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm trên thi trường, mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh
- Phòng kế hoạch: Định kỳ phải cân đối nguyên liệu để sản xuất theo đơn đặt hàng
của khách hàng; lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng củakhách hàng Đồng thời trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất
- Phòng kỹ thuật :
Chịu trách nhiệm toàn bộ về kỹ thuật trước Ban Giám đốc về kỹ thuật của các
lô hàng sản xuất tại công ty, thiết kế chế thử mẫu mã theo kế hoạch sản xuất, xây dựngcác đường truyền công nghệ cho các đơn hàng sản xuất, chịu trách nhiệm về chấtlượng sản phẩm cuối cùng và kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm soát và quản lý cácthiết bị của các phân xưởng
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính, nguồn vốn hoạt động, lập
kế hoạch quản lý vốn, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời, trung thực về tình hình tàichính của công ty Đồng thời lập báo cáo tài chính phục vụ tốt yêu cầu quản trị củaban lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng
+ Lập phiếu thu chi hàng ngày
+ Theo dõi công nợ: phải thu, phải trả
+ Có kế hoạch kinh phí chi trả công nợ, tiền lương cho nhân viên
+ Xuất nhập hàng
- Phòng nhân sự: Phụ trách các công việc về khối văn hóa- xã hội, đời sống vật
chất, xây dựng các định mức lao động, tiền lương của công nhân viên trong công ty.Lập kế hoạch lao động phục vụ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý nhân
sự, trợ giúp Giám đốc trong việc bổ nhiệm và tuyển dụng lao động của công ty
- Tổ cắt:
Nhận nguyên phụ liệu từ kho nguyên liệu, kiểm tra khổ vải, xác định mặt vảitrước khi cắt, viết phiếu thanh toán bàn cắt cho từng đơn, từng mã hàng, từng loại
Trang 32nguyên liệu theo đúng số lượng của phòng kế hoạch, cắt theo yêu cầu kỹ thuật, đánh
số bó hàng, phối kiện để giao cho tổ sản xuất, thanh toán bàn trải
- Tổ sản xuất:
Nhận kế hoạch sản xuất các mã hàng theo kế hoạch phân công của quản đốcphân xưởng, quản lý lao động trong tổ, điều hành sản xuất phạm vi tổ, phân công bố trílao động theo đường truyền công nghệ, chịu trách nhiệm về thời gian giao hàng vàchất lượng sảm phẩm về đơn hàng mà tổ nhận sản xuất, nhắc nhở công nhân thực hiệnnội quy, quy chế của công ty, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật với các tổ viên trongtổ
Với bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến, các bộ phận phòng ban đều chịu sựquản lý điều hành thống nhất từ trên xuống nên công việc được thống nhất, nhanh gọn.Công ty đã tổ chức một phòng kế toán duy nhất Chính vì vậy công tác kế toán đượctập trung và có hiệu quả
3 1.2.2 Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng để quan trọng để duy trìsản xuất, nó có tính chất quyết định chất lượng sản phẩm và giá thành
Công nghệ sản xuất: Theo công nghệ tiên tiến được tiến hành khép kín từ khâu
đo, kiểm tra chất lượng và đến cắt may hoàn thành sản phẩm nhập kho Mỗi khâu đều
có sự kiểm tra chất lượng của sản phẩm nghiêm ngặt
Chính vì vậy ở công ty dây chuyền sản xuất được bố trí như sau:
Đóng góiThành phẩm
Chuẩn bi nguyên phụ
liệu
Trang 33Ghi chú: : quan hệ chỉ đạo
Quy trình công nghệ theo các bước sau:
- Cắt bán thành phẩm theo trình tự:
+ Kiểm tra nguyên liệu
+ Giác mẫu sơ đồ
+ KCS kiểm tra trên bàn cắt
3.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán
Trang 34Sơ đồ 3.3 Sơ đồ bộ máy kế toán
Ghi chú:
: quan hệ đối chiếu: quan hệ chỉ đạo
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp : Là người tổ chức chỉ đạo mọi mặt
công tác kế toán, tài chính của các công ty trong toàn công ty về hoạt động của cácnhân viên kế toán Kế toán trưởng có quyền đề xuất với giám đốc về các quyết định tàichính phù hợp với SXKD của đơn vị, tổ chức, kiểm tra việc chấp hành chế độ tàichính, tổ chức quản lí chứng từ kế toán, quy định kế toán lưu chuyển chứng từ, ghichép sổ sách và lập báo cáo kế toán để cung cấp thông tin kịp thời cho Giám đốc trongviệc điều hành SXKD của DN
- Kế toán nguyên vật liệu : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất, tồn
nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm Tổng hợp phiếu xuất kho cho từng đơnhàng để tính giá thành sản phẩm và có sự điều tiết hợp lí để không ảnh hưởng đến tiến
độ kinh doanh
- Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán thành phẩm hàng hóa,
theo dõi chi tiết các nghiệp vụ bán hàng phản ánh doanh thu, và quá trình nhập xuấtthành phẩm
- Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi và thanh toán tiền lương, bảo hiểm và
các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, theo dõi tình hình tạm ứng các kháchhàng của công ty Ngoài ra còn lập phiếu thu, chi tiền mặt theo chứng từ và cuối thánglập báo cáo quyết toán sổ quỹ tiền mặt
- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ, chi tiền mặt, quản lí tiền mặt, ngân phiếu, ghi chép
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN NVL KẾ TOÁN BÁN
HÀNG
KẾ TOÁN CÔNG NỢ THỦ QUỸ
Trang 353.1.4 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty
3.1.4.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi
sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
+ Đối chiếu, kiểm tra :
Sơ đồ 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 36(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi
sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng
để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đượcdùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ,Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lậpBảng Cân đối số phát sinh
(c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằngTổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Cócủa các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tàikhoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trênBảng tổng hợp chi tiết
3.1.4.2 Phương pháp kế toán hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Giá thực tế
- Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Kế toán chi tiết nguyên liệu tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song
- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng,tình hình trích lập dự phòng:dựavào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập dự phòng
3 1.4.3 Một số chế độ kế toán khác áp dụng trong công ty
- Phương pháp nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng
- Kì kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
- Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp giản đơn
- Đơn vị tiền tệ áp dụng trong công ty là VNĐ
Trang 37Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTCban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn, bổsung chế độ kế toán của Bộ tài chính.
3.2 Thực trạng về kế toán NVL tại Công ty
3.2.1 Đặc điểm và yêu cầu quản lý NVL tại Công ty
3.2.1.1 Đặc điểm NVL sử dụng tại Công ty
- Đặc điểm tổ chưc xuất của công ty theo đơn đặt hàng vì vậy chủng loại sảnphẩm rất đa dạng về quy cách mẫu mã…kèm theo đó là phong phú về loại NVLđược sử dung như: len thô, len mịn, vải lanh, cúc các loại, chỉ màu các loại
- Vật liệu là hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động , có thời gian luân chuyển ngắn.Mặt khác trên thị trường các loại NVL rất phong phú, giá cả luôn biến động nên
bộ phận sản xuất có nhu cầu thì bộ phận cung ứng NVL mới mua về nhập khotránh hiện tượng ứ đọng vốn giúp cho việc sử dụng vốn được linh hoạt
3.2.1.2 Yêu cầu quản lý
- Do việc tổ chức, quản lý thu mua và sử dụng NVL rất phức tạp đòi hỏi kếtoán, thủ kho phải có trình độ và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,ngoài ra NVL mà công ty sử dụng là các loại vải rất cồng kềnh , dễ bị ẩmmốc…đòi hỏi công ty phải có kho hàng đủ tiêu chuẩn quy định để đảm bảotốt trong quản lý vật tư
- Để quản lý tốt khối lượng, chủng loại NVL công ty phải thực hiện đồng bộviệc quản lý tốt ở các khâu, góp phần cung cấp đầy đủ, kịp thời về khốilượng cho quá trình hoạt động sản xuất được liên tục và công tác kế toángóp phần quan trọng không thể thiếu được trong quản ly NVL của Công ty
3.2.2 Phân loại và tính giá NVL tại Công ty
3.2.2.1 Phân loại NVL
Vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh của công ty là các đối tượng mua ngoài
Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán cần tiến hành phân loại vật liệu
Căn cứ vào nội dung kinh tế vật liệu được chia thành các loại sau:
- Vật liệu chính: Đối tượng chủ yếu của Công ty các loại vải: vải lanh, vải thô,…
- Vật liệu phụ: phụ kiện ngành may như: kim khâu, phấn kẻ, khuya