Quy trình công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng để quan trọng để duy trì sản xuất, nó có tính chất quyết định chất lượng sản phẩm và giá thành.
Công nghệ sản xuất: Theo công nghệ tiên tiến được tiến hành khép kín từ khâu đo, kiểm tra chất lượng và đến cắt may hoàn thành sản phẩm nhập kho. Mỗi khâu đều có sự kiểm tra chất lượng của sản phẩm nghiêm ngặt.
Chính vì vậy ở công ty dây chuyền sản xuất được bố trí như sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trinh công nghệ sản xuất
Ghichú: : quan hệ chỉ đạo HĐ sản xuất
Pha cắt BTP
Chuẩn bị kỹ thuật
May ,vắt ,sổ,thùa khuyết, dập cúc ,là chi tiết
Là ,đóng gói, thành phẩm Chuẩn bị kĩ
thuật
Đóng gói Thành phẩm
Chuẩn bi nguyên phụ liệu
- Cắt bán thành phẩm theo trình tự:
+ Kiểm tra nguyên liệu. + Giác mẫu sơ đồ.
+ KCS kiểm tra trên bàn cắt + Nhập kho bán thành phẩm cắt
- Công nghệ may theo trình tự.
+ Nhận bán thành phẩm cắt. + Máy các bộ phận chi tiết + Lắp ráp các bộ phận + Kiểm tra các bộ phận
- Là đóng gói các sản phẩm:
+ KCS kiểm tra chất lượng và là sản phẩm bằng bàn là hơi. + Đóng hàng vào túi PE
+ Chọn cổ vóc.
- Đặc điểm quy trình:
Yêu cầu kỹ thuật chính xác thao tác thuần thục, mang đặc tính liên tục. Không sử dụng hóa chất độc hại và thải độc hại trong công nghiệp, mặt bằng nhà xưởng thoáng mát, nhà xưởng rộng, đảm bảo thông gió, ánh sáng thông gió tốt có hệ thống máy làm mát trong xưởng. Đảm bảo tốt công tác an toàn cháy nổ cho công ty nói chung và người lao động nói riêng.
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ bộ máy kế toán
Ghi chú:
: quan hệ đối chiếu : quan hệ chỉ đạo.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người tổ chức chỉ đạo mọi mặt công tác kế toán, tài chính của các công ty trong toàn công ty về hoạt động của các nhân viên kế toán. Kế toán trưởng có quyền đề xuất với giám đốc về các quyết định tài chính phù hợp với SXKD của đơn vị, tổ chức, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính, tổ chức quản lí chứng từ kế toán, quy định kế toán lưu chuyển chứng từ, ghi chép sổ sách và lập báo cáo kế toán để cung cấp thông tin kịp thời cho Giám đốc trong việc điều hành SXKD của DN.
- Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm. Tổng hợp phiếu xuất kho cho từng đơn hàng để tính giá thành sản phẩm và có sự điều tiết hợp lí để không ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh.
- Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán thành phẩm hàng hóa, theo dõi chi tiết các nghiệp vụ bán hàng phản ánh doanh thu, và quá trình nhập xuất thành phẩm...
- Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi và thanh toán tiền lương, bảo hiểm và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, theo dõi tình hình tạm ứng các khách hàng của công ty. Ngoài ra còn lập phiếu thu, chi tiền mặt theo chứng từ và cuối tháng lập báo cáo quyết toán sổ quỹ tiền mặt.
- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ, chi tiền mặt, quản lí tiền mặt, ngân phiếu, ghi chép quỹ và báo cáo sổ quỹ hàng ngày.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN NVL KẾ TOÁN BÁN
HÀNG
KẾ TOÁN
3.1.4.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Ghi chú :
+ Ghi hằng ngày : + Ghi cuối tháng : + Đối chiếu, kiểm tra :
Sơ đồ 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán Sổ quỹ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
3.1.4.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Giá thực tế
- Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Kế toán chi tiết nguyên liệu tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song.
- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng,tình hình trích lập dự phòng:dựa vào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập dự phòng.