Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ phải thu đốivới các doanh nghiệp, trong qúa trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu tại C
Trang 1CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này em xin gửi lờicám ơn chân thành nhất đến quý thầy cô trường Đại học công nghiệp TP.HCM, quýthầy cô khoa kinh tế đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 nămhọc tập và rèn luyện tại trường Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếpcận với những kiến thức mới nhất về chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, kết hợpvới những kiến thức đã học trong trường Song đây là một đề tài có phạm vi rộng vànhiều sự phức tạp, mà thời gian thực tập, tìm hiểu và hoc hỏi thì có hạn nên đề tài của
em không tránh khỏi có thiếu sót Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa Cô giáo: Th.S Nguyễn Thị Huyền, Ban Giám đốc Công ty, các Phòng, Ban và cán
bộ, nhân viên phòng kế toán của Công ty đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấpnhững tài liệu quý giá giúp em nghiên cứu và hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp củamình
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty cổ phầnđầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tậptại công ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết vềcông việc kế toán trong suốt quá trình thực tập
Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn cùng các Thầy, Côtrong tổ bộ môn kế toán và anh chị trong công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch
vụ Hải Anh để bổ sung những thiếu sót cho Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoànthiện hơn Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thanh Hoá, ngày…tháng… năm 2015
Giảng viên
Trang 4LỜI NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
Thanh Hoá, ngày…tháng… năm 2015
Giảng viên
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Phương pháp hạch toán phải thu khách hàng 10
Sơ đồ 2.2: Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu vào 13
Sơ đồ 2.3a-Phương pháp hạch toán phải thu nội bộ 15
Sơ đồ 2.3b - Phương pháp hạch toán phải thu nội bộ 16
Sơ đồ 2.4: Phương pháp hạch toán các khoản phải thu khác 19
Sơ đồ 2.5 - Phương pháp hạch toán dự phòng phải thu khó đòi 22
Sơ đồ 2.6: Phương pháp hạch toán phải thu về tạm ứng 24
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 27
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh 30
Sơ đồ 3.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 32
Sơ đồ 3.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 36
Sơ đồ 3.5: Hình thức kế toán các khoản nợ phải thu 38
Sơ đồ 3.6 Sơ đồ quy trình kế toán phải thu khách hàng 40
Sơ đồ 3.7: Sơ đồ quy trình kế toán thuế GTGT đầu vào 56
Sơ đồ 3.8: Sơ đồ quy trình kế toán phải thu nội bộ 63
Sơ đồ 3.9: Sơ đồ quy trình kế toán phải thu khác 66
Sơ đồ 3.10: Sơ đồ quy trình kế toán tạm ứng 70
Trang 7MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn chuyên đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Kết cấu của chuyên đề 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY 4
2.1 Khái quát chung về các khoản phải thu trong doanh nghiệp 4
2.1.1.Khái niệm, bản chất nguồn gốc khoản phải thu 4
2.1.2 Vai trò của các khoản phải thu : 5
2.1.3.Yêu cầu quản lý nợ phải thu trong doanh nghiệp 6
2.1.4 Nhiệm vụ kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp 7
2.2 Kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp 7
2.2.1.Phải thu khách hàng 7
2.2.2.Thuế GTGT được khấu trừ 11
2.2.3 Phải thu nội bộ 14
2.2.4.Phải thu khác 17
2.2.5.Kế toán dự phòng phải thu khó đòi 20
2.2.6 Tạm ứng 22
2.3 Các hình thức ghi sổ kế toán các khoản phải thu 24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH.25 3.1.Tổng quan về bộ máy quản lý và quá trình kinh doanh tại công ty 25
3.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 25
3.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty 26
3.1.3 Cơ cấu phòng kế toán 30
3.1.4 Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh 31
3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 32
Trang 83.1.6 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 35
3.2 Thực trạng công tác kế toán các khoản phải thu tại công ty 37
3.2.1.Tài khoản sử dụng 37
3.2.2.Quy trình ghi sổ 37
3.3 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán 39
3.3.1 Kế toán phải thu khách hàng 39
3.3.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 56
3.3.3.Kế toán phải thu nội bộ 63
3.3.4.Kế toán các khoản phải thu khác 66
3.3.5 Kế toán công nợ tạm ứng 70
3.4 Đánh giá chung về công ty 84
3.4.1 Ưu điểm 84
3.4.2 Hạn chế 85
CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH.88 4.1 Sự cần thiết về kế toán các khoản phải thu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh 88
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán phải thu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh 88
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn chuyên đề
Trong xu thế đổi mới nói chung của cả nước, nhất là trong ngành công nghiệp,các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải có khả năng cạnh tranh.Một trong những yếu tố mang tính cạnh tranh và quyết định đến sự sống còn củadoanh nghiệp đó là khách hàng Một doanh nghiệp có nhiều khách hàng tức là doanhnghiệp đó bán được nhiều hàng và có chỗ đứng trên thị trường Mặt khác, như ta đãbiết, mục tiêu của doanh nghiệp đó là hướng tới khách hàng Chính vì vậy, hoạt động
kế toán có liên quan đến yếu tố khách hàng của doanh nghiệp phải được đặc biệt xemtrọng
Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh là một doanh nghiệpchuyên sản xuất –kinh doanh –xuất nhập khẩu các loại sản phẩm chủ yếu như quần áo
bò, quần áo sơ mi, bò dài, áo sơ mi cao cấp, áo Jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ
em các loại Đặc điểm công ty chủ yếu gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặthàng nên quá trình sản xuất thường mang tính chất hàng loạt,số lượng sản phẩm lớn,chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chếbiến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định từ cắt-may-là –đóng gói –đóng
thùng –nhập kho Vì vậy, tại công ty, kế toán công nợ phải thu cần phải được quản
lý chặt chẽ và liên tục bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ phải thu đốivới các doanh nghiệp, trong qúa trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu
và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh, cùng với sựhướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán
em đã chọn đề tài “Kế toán công nợ phải thu tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trong thời kỳ đổi mới của đất nước thì những yêu cầu đối với một cán bộ kếtoán ngày càng cao cho nên trong quá trình học tập tại Trường Đại học công nghiệpThành Phố Hồ Chí Minh em đã được các thầy cô tận tình chỉ bảo và trang bị cho mình
Trang 10một lượng kiến thức khá lớn về hạch toán kế toán Với yêu cầu ngày càng khắt khe đốivới người làm kế toán và xu hướng đổi mới của nền kinh tế nước nhà thì việc học tậpkhông chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý thuyết mà “ học phải đi đôi với hành ”, “ lý thuyếtkhông được xa dời thực tế ” Chính vì nhận thấy tầm quan trọng to lớn của việc thựchành cho nên nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia học tập thực tếqua đợt thực tập cuối khóa nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên làm quen vớithực tế công việc tại các doanh nghiêp và tác phong làm việc của một cán bộ kế toántrong thời buổi kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thực tế công việc tại bộ phân kế toán của Công ty
Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh giúp em hiểu rõ hơn về công tác kếtoán nói chung và công tác kế toán công nợ phải thu của công ty nói riêng
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu cũng nhằm khai thác những điểm khác biệt giữa
lý thuyết và thực tế trong việc hạch toán và theo dõi kế toán công nợ phải thu tại côngty
Cuối cùng, qua tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch
vụ Hải Anh em có thể đưa ra những nhận định về những mặt đã đạt được, những mătcòn yếu kém của công tác kế toán của công ty, từ đó có thể đưa ra những nhận xét vàcông ty
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian :Phòng kế toán công ty đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh.-Về thời gian:Số liệu tại công ty từ ngày 1/1/2014 đến 31/3/2014 (Qúy I năm2014)
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Do thời gian thực tập không nhiều và trình độ còn hạn chế nên để hoàn thiệnchuyên đề này em chỉ có thể áp dụng được một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp hỏi trực tiếp những nhân viên kế toántrong công ty về các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài Phương pháp nàyđược sử dụng chủ yếu trong giai đoạn thu thập thông tin ban đầu
- Phương pháp thống kê: là phương pháp liệt kê các số liệu để phục vụ cho việclập các bảng phân tích
Trang 11- Phương pháp hạch toán kế toán: là phương pháp sử dụng sổ sách, tài khoản,thông tin kế toán để hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đây là phương pháptrọng tâm trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
1.5 Kết cấu của chuyên đề
Bài chuyên đề gồm 4 chương :
Chương 1 :Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2 : Cơ sở lý luận cơ bản về công tác kế toán công nợ phải thu
Chương 3: Thực trạng về công tác kế toán công nợ phải thu tại công ty cổ phầnđầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh
Chương 4 : Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu tạicông ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh
Trang 12CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI
THU TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Khái quát chung về các khoản phải thu trong doanh nghiệp
2.1.1.Khái niệm, bản chất nguồn gốc khoản phải thu
-Thuế GTGT được khấu trừ (TK 133): là tài khoản dùng để phản ánh số thuếGTGT đầu vào được khấu trừ đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệpThuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa ,dịch vụ dùng cho sảnxuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT
-Phải thu nội bộ (TK 136):Phải thu nội bộ là khoản phải thu giữa đơn vị cấp trênvới đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau,cấp trên là Tổng công
ty ,công ty phải là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập không phải là các cơquan quản lý cấp dưới là các đơn vị thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc tổng công
ty ,công ty nhưng là đơn vị có tổ chức kế toán riêng
- Phải thu khác ( TK 138): Là khoản phải thu ngoài phạm vi phải thu của kháchhàng và phải thu nội bộ
-Dự phòng phải thu khó đòi (TK 139 ) :Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất củacác khoản nợ phải thu mà có thể không thu hồi được do khách nợ không có khả năngthanh toán
- Phải thu về tạm ứng ( TK 141): Là khoản ứng trước cho CBCNV của doanhnghiệp, có trách nhiệm chi tiêu cho những hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó phảibáo cáo thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp
Bản chất các khoản phải thu :
Khoản phải thu thực chất là khoản tiền mà doanh nghiệp cho khách hàng vay hay
Trang 13nói cách khác doanh nghiệp tài trợ rẻ cho khách hàng Khách hàng có thể dựa vàonguồn tài trợ thông qua hình thức bán hàng trả chậm của các doanh nghiệp để có hànghóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Hình thức bán hàng trả chậm này là nguồntài trợ ngắn hạn quan trọng đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp và đặc biệt là đốivới các Công ty thương mại.
Nguồn gốc các khoản phải thu:
Trong nền kinh tế phát triển người mua thường được mua hàng hóa và dịch vụ
mà có thể trả ngay bằng tiền mặt hoặc có thể trả chậm một thời gian theo sự cho phépcủa người bán Còn người bán hàng là người bán hàng hóa, dịch vụ có thể được thutiền ngay hoặc phải đợi môt thời gian Người bán thường mở rộng tín dụng hơn so vớicác tổ chức tài chính -đó là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng Vậy một khoảnphải thu được hình thành khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng
Chính sách tín dụng là công cụ tác động mạnh mẽ đến độ lớn cũng như hiệu qủacủa khoản phải thu trên cơ sở căn nhắc rủi ro và tính sinh lời do vậy, việc thiết lậpmột chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp cho việc quản lý khoản phải thu khách hàngđược hữu hiệu hơn Ngoài ra, nó còn liên quan chặt chẽ đến tồn kho của các doanhnghiệp
2.1.2 Vai trò của các khoản phải thu :
Đối với người bán:
Để có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường thì mọi doanh nghiệpđều phải cố gắng tận dụng triệt để mọi khả năng, nguồn lực cũng như các công cụ màdoanh nghiệp hiện có Trong đó chính sách tín dụng là một thứ vũ khí sắt bén nhằmgiúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu về doanh số Vì khi Công ty nới lỏng cácbiến số của bán tín dụng thì ngoài việc tăng số lượng hàng bán ra còn tiết kiệm đượcđịnh phí do phần sản lượng tăng thêm không tốn định phí Tín dụng thương mại có thểlàm cho Công ty ngày càng có uy tín, tạo uy danh tiếng trên thị trường và làm chokhách hàng mua sản phẩm của mình thường xuyên hơn Mặt khác, khi nới lỏng chínhsách tín dụng sẽ giúp cho Công ty giải tỏa được lượng hàng tồn kho, đồng thời giảmcác chi phí liên quan đến tồn kho Về căn bản tín dụng thương mại đó là sự tin tưởngcủa người của người cấp tín dụng và người hưởng tín dụng nên nó sẽ làm cho kháchhàng hưởng được một khoản tín dụng với các thủ tục tương đối đơn giản Đây là thủ
Trang 14tục cấp tín dụng chứ không phải thủ tục vay nợ do đó sẽ kích thích nhu cầu mua hàng
và mở rộng quy mô kinh doanh Ngoài ra nó còn giúp cho khách hàng gắn bó vớiCông ty hơn, duy trì được mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền thống vàtìm kiếm thêm những khách hàng mới
Bên cạnh những thuận lợi trên thì khi nới lỏng chính sách tín dụng có thể làmcho khoản phải thu tăng từ đó làm tăng vốn đầu tư nên dễ dẫn đến việc mất đi cơ hộikiếm lời từ các hoạt động khác Mặt khác khi mở rộng các điều kiện tín dụng sẽ làmtăng khả năng mất mát, rủi ro không đòi được nợ Đồng thời phải tốn chi phí quản lý
nợ của khách hàng cũng như các chi phí thăm viếng, giao dịch
Đối với người được chấp nhận:
Người được hưởng tín dụng hay người mua hàng sẽ được một phần lợi nhuậntrích từ nhà cung cấp đó là các khoản chiết khấu hay thời hạn trả được kéo dài thêmhoặc khi khách hàng thiếu vốn kinh doanh hay muốn đầu tư vốn vào cơ hội khác thìtín dụng thượng mại là biện pháp tài trợ vốn hữu hiệu
2.1.3.Yêu cầu quản lý nợ phải thu trong doanh nghiệp
-Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ ,thường xuyên phân loạicác khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán ,nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanhtoán ,nợ không có khả năng thu hồi ) đôn đốc thu hồi nợ ,định kỳ đối chiếu công nợ-Hội đồng thành viên ,Chủ tịch hội đồng thành viên (chủ tịch công ty ),Tổnggiám đốc (Giám đốc ) doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phảithu khó đòi , nợ không thu hồi được.Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ khôngthu hồi được ,để chủ sở hữu có văn bản nhắc trên 1 lần ,căn cứ vào hậu quả của việc
xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình tài chính ,kết quả kinh doanh của doanh nghiệpthì chủ sở hữu quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với Chủtịch hội đồng thành viên ,Hội đồng thành viên nếu không xử lý kịp thời dẫn đến thấtthoát vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp thì phải đền bù thiệt hại bằng tài sản cánhân ,chịu trách nhiệm trước chủ sỡ hữu và trước pháp luật
-Khi xác định là nợ phải thu khó đòi ,doanh nghiệp phải trích lập dự phòng đốivới khoản nợ phải thu khó đòi của Bộ Tài Chính
-Nợ phải thu không có khả năng thu hồi , doanh nghiệp phải xác định rõ nguyênnhân khách quan hay chủ quan Đối với nguyên nhân chủ quan ,doanh nghiệp có trách
Trang 15nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân ,tập thể có liên quan Đối với nguyên nhân kháchquan ,Hội đồng thành viên ,ban điều hành doanh nghiệp và các phòng ban có liên quanphải xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xác nhận ,nếu xác định các khoản nợ này
có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp được bù đắp bằngkhoản dự phòng nợ phải thu khó đòi ,nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinhdoanh của doanh nghiệp
-Nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định doanh nghiệp vẫnphải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh BCTC trong thời hạn tốithiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ ,nếu thuhồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan doanh nghiệpđược hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp
2.1.4 Nhiệm vụ kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp
-Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần ,do đó trong nhóm tàikhoản này phải thiết lập các tài khoản “dự phòng phải thu khó đòi “để tính trướckhoản lỗ dự kiến về khoản phải thu khó đòi ,để tính trước khoản lỗ dự kiến về khoảnphải thu khó đòi có thể không đòi được trong tương lai nhằm phản ánh giá trị thuầncủa các khoản phải thu
-Kế toán xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với các khoản
nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dựphòng phải thu khó đòi về các khoản thu này
-Các khoản phải thu chủ yếu có số dư bên nợ ,nhưng trong quan hệ với từng đốitượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên có (Trong trường hợp nhận tiền ứngtrước ,trả trước của khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu )Cuối kỳ kếtoán ,khi lập báo cáo tài chính ,khi tính toán các chỉ tiêu phải thu ,phải trả cho phép lấy
số dư chi tiết của đối tượng của các đối tượng nợ phải thu lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản
“và bên “Nguồn vốn “của Bảng cân đối kế toán
2.2 Kế toán các khoản nợ phải thu trong doanh nghiệp
2.2.1.Phải thu khách hàng
*Chứng từ sử dụng
.-Phiếu thu
-Phiếu chi
Trang 16-Giấy báo Có của ngân hàng
-Hóa đơn GTGT
- Giấy đề nghị thanh toán
- Biên bản bù trừ công nơ
- Biên bản đối chiếu công nơ
* Tài khoản sử dụng:Tài khoản 131
*Kết cấu tài khoản :
TÀI KHOẢN 131 - PHẢI THU KHÁCH HÀNG
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua
Số tiền còn phải thu của khách
hàng
Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số
dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy
số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên
“Tài sản” và bên “Nguồn vốn”
*Nguyên tắc hạch toán :
-Nợ phải thu được kế toán theo dõi theo từng đối tượng người mua, theo từng nội
Trang 17dung phải thu và ghi chép rõ ràng theo từng lần khách hàng thanh toán.
-Nợ phải thu với khách hàng phải được thường xuyên theo dõi, đối chiếu, kiểmtra, đốc thúc việc thanh toán kịp thời Trong trường hợp phát hiện sai lệch, kế toánphải tìm hiểu nguyên do và xử lý vấn đề nhanh chóng
-Khi thực hiện các khoản giao dịch, mua bán thường xuyên hay số dư nợ lớn thìđịnh kỳ cần kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác các khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán
và số còn phải thu
-Kế toán không được phép bù trừ các khoản phải thu giữa các đối tượng khácnhau mà cần phải dựa trên sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu khách hàng để lấy số liệu lậpbảng cân đối kế toán vào cuối kỳ
-Kế toán không phản ánh các nghiệp vụ phát sinh như cung cấp sản phẩm, hànghóa hay dịch vụ thu tiền ngay bằng các hình thức như thu tiền mặt, thu qua ngânhàng…
-Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, kế toán không chỉ theo dõi bằng đơn
vị nguyên tệ, mà còn cần phải quy đổi thành Việt nam đồng theo tỷ giá thích hợp Cuối
kỳ, kế toán phải thực hiện điều chỉnh tỷ giá thực tế khi lập báo cáo kế toán
-Khi hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu, kế toán phải phân loại các khoản
nợ như nợ trong hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để tiến hành lập
dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản nợ này một cách thích hợp
-Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận vớikhách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theothoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu giam giá hàng bánhoặc trả lại số hàng được giao
Trang 18* Phương pháp hạch toán phải thu của khách hàng
Sơ đồ 2.1 Phương pháp hạch toán phải thu khách hàng
Ghi chú
(1) Doanh thu từ sản phẩm ,hàng hóa ,dịch vụ
(2) Chiết khấu thanh toán trừ vào nợ phải thu
(3)Trả hàng cho đơn vị ủy thác ,nhập khẩu
(4) Chiết khấu thương mại ,giảm giá hàng bán bị trả lại trừ
Trang 19vào nợ phải thu
(5) Thu nhập do thanh lý nhượng bán TSCĐ chưa thanh toán
(6) Thuế GTGT (nếu có )
(7) Tổng số tiền khách hàng đã thanh toán
(8) Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền
(9) Bù trừ nợ cho cùng một đối tượng
(10) Chi khoản chi hộ đơn vị ủy thác nhập khẩu
(11) Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằngngoại tệ
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có
-Hóa đơn GTGT mua vào ,bán ra
-Bảng kê đầu vào 01-2/GTGT
-Tờ khai thuế GTGT 01/GTGT
-Giấy nộp tiền mặt vào NSNN
*Tài khoản sử dụng :
-Tài khoản cấp 1:Tài khoản 133 –Thuế GTGT được khấu trừ
-Tài khoản cấp 2:có 2 tài khoản
+Tài khoản 1331:Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
+Tài khoản 1332 :Thuế GTGT được khấu trừ của TSCD
*Kết cấu tài khoản
Trang 20TÀI KHOẢN 133-THUẾ GTGT ĐẦU VÀO ĐƯỢC KHẤU TRỪ
-Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ -Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
-Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ
-Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ
mua vào nhưng đã trả lại , được
giảm giá
-Số thuế GTGT đầu vào đã được
hoàn lại
Số dư bên nợ
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu
trừ,số thuế GTGT đầu vào được hoàn
lại nhưng NSNN chưa hoàn trả
*Nguyên tắc khấu trừ thuế :
-Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùngcho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT
-Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanhhàng hóa ,dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn
-Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xácđịnh số thuế phải nộp của tháng đó ,không phân biệt đã xuất dùng hay còn trongkho Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai ,khấutrừ còn sót hóa đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai ,khấu trừ thì được kê khai
Trang 21khấu trừ bổ sung tối đa là 6 tháng kể từ tháng phát sinh hóa đơn chứng từ bỏ sót -Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ,cơ sở sản xuất kinh doanh đượchạch toán vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá tài sản
cố định theo quy định của pháp luật
-Văn phòng Tổng công ty ,tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và cácđơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như :bệnh viện ,trạm xa ,nhà nghỉ điềudưỡng ,viện ,trường đào tạo không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không đượckhấu trừ hay hoàn thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt độngcủa các đợn vị này
-Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuếGTGT thì phải đăng ký ,kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này
*Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu vào
Trang 22(4) Mua vật tư hàng hóa hoặc các chi phí khác bằng tiền
2.2.3 Phải thu nội bộ
*Chứng từ sử dụng
-Phiếu thu
-Phiếu chi
-Hóa đơn thuế GTGT (Hóa đơn bán hàng )
-Hóa đơn kiểm kê phiếu xuất kho nội bộ
-Hóa đơn vận chuyển kiêm xuất kho nội bộ
-Biên bản bù trừ công nợ nội bộ
*Tài khoản sử dụng:Tài khoản 136
-Tài khoản cấp 1 :Tài khoản 136 –Phải thu nội bộ
-Tài khoản cấp 2 : có 2 tài khoản
+Tài khoản 1361:Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc +Tài khoản 1368:Phải thu nội bộ khác
*Kết cấu tài khoản
TÀI KHOẢN 136-PHẢI THU NỘI BỘ
các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp -Số tiền đã thu về các khoản phải -Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về , thu trong nội bộ
các khoản cấp trên phải giao xuống -Bù trừ phải thu với phải trả trong -Số tiền phải thu về bán sản phẩm , nội bộ của cùng một đối tượng hàng hóa dịch vụ cho đơn vị cấp
trên cấp dưới ,giữa các đơn vị nội bộ
Số dư cuối kỳ :Số nợ còn phải thu ở
các đơn vị nội bộ
Trang 23*Nguyên tắc hạch toán :
-Phạm vi và nội dung phản ánh vào TK 136 thuộc quan hệ thanh toán nội bộ vềcác khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dướivới nhau
-TK này không phản ánh số vốn đầu tư mà công ty mẹ đầu tư vốn vào các công
ty con và các khoản thanh toán giữa công ty mẹ và công ty con
-TK 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán và theodõi riêng từng khoản phải thu nội bộ
-Cuối kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh Khi đối chiếu,
nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.
*Phương pháp hạch toán phải thu nội bộ
Trang 24Ghi chú :
(1) Các đơn vị trực thuộc nhận vốn KD trực tiếp từ NSNNtheo sự ủy quyền củađơn vị cấp trên Số vốn KD được bổ sung từ lợi nhuận HĐKD trong kỳ của đơn vị trựcthuộc
(2)Khi nhận được tiền do đơn vị trực thuộc nộp về số vốn KD phải hoàn lạicho đơn vị cấp trên
(3)Đơn vị cấp trên giao vốn KD cho đơn vị trực thuộc bằng tiền ,vật tư ,hànghóa
(4) Số vốn KD đơn vị trực thuộc đã nộp NSNN theo sự ủy quyền của đơn vị cấptrên
(5)Đơn vị cấp trên giao vốn KD cho các đơn vị trực thuộc
Trang 25Ghi chú :
(1)Khi chi hộ ,trả hộ
(2) Cấp kinh phí sự nghiệp cho dự án cấp dưới
(3)Khi nhận được tiền của các khoản phải thu
(4)Số được chia các quỹ theo thông báo hoặc chứng từ xác nhận của đơn vị cấptrên
(5) Phải thu lãi của cấp dưới
(6) Số lỗ về hoạt động SXKD đã được đơn vị cấp trên chấp nhận cấp bù
(7)Bù trừ các khoản phải thu ,phải trả nội bộ
(8) Phải thu cấp dưới về chi phí quản lý cấp trên
- Biên bản kiểm nhận vật tư hàng hoá
- Biên bản kiểm kê quỹ
- Biên bản xử lí tài sản thiếu,…
*Tài khoản sử dụng:Tài khoản 138
-Tài khoản cấp 1:138- Phải thu khác
- Tài khoản cấp 2: 1381- Tài sản thiếu chờ xử lí
1388- Phải thu khác
*Kết cấu tài khoản :
Trang 26TÀI KHOẢN 138-PHẢI THU KHÁC
-Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý -Kết chuyển giá trị tài sản thiếu -Phải thu của cá nhân tập thể trong doanh vào tài khoản liên quan theo quy nghiệp về tài sản thiếu chờ xử lý có định ghi trong biên bản xử lý nguyên nhân và giải quyết ngay -Kết chuyển về các khoản phải -Số tiền phải thu khi cổ phần hóa công thu về cổ phần hóa
-Phải thu từ cổ tức ,lợi nhuận được chia từ khoản nợ phải thu khác
hoạt đầu tư tài chính
-Các khoản nợ phải thu khác
Số dư bên Nợ :Số nợ còn phải thu khác
chưa thu được vào cuối kỳ
-Các khoản thu phát sinh khi cổ phần hoá công ty Nhà nước
- Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính
- Các khoản thu khác ngoài các khoản trên
*Phương pháp hạch toán phải thu khác
Trang 27Sơ đồ 2.4: Phương pháp hạch toán các khoản phải thu khác
Ghi chú : (1)Chi phí nguyên vật liệu vượt quá mức bình thường (2)Thu được các khoản phải thu nhận được tiền bồi thường (3)TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê
(12)
Trang 28(5)Số chênh lệch tính vào chi phí
(6)Thu các khoản nợ phải thu bằng tiền gửi
(7)Bồi thường cá nhân tập thể liên quan
(8)Phải thu các đối tác liên doanh về chi phí chung
(9)Xử lý khoản không có khả năng thu hồi vào dự phòng (10)Lợi nhuận cổ tức được chia từ hoạt động đầu tư rút vốn (11)Bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính
(12)Phải thu về từ hoạt động liên doanh đồng kiểm soát
(13)Tính vào chi phí SXKD
(14)Tính vào chi phí khác
(15)Nhận được tiền do đối tác liên doanh chuyển trả
2.2.5.Kế toán dự phòng phải thu khó đòi
*Chứng từ sử dụng
-Quyết định của tòa án
-Giấy chứng tử hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đãchết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ
-Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đãmất tích nhưng không có khả năng trả nợ
*Tài khoản sử dụng:Tài khoản 139
*Kết cấu tài khoản
TÀI KHOẢN 139-DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI Bên Nợ Bên Có
-Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi -Số dự phòng phải thu khó
-Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí
quản lý doanh nghiệp
Số dư bên có :Số dự phòng
các khoản thu khó đòi
hiện có cuối kỳ
Trang 29
*Nguyên tắc hạch toán
-Cuối kỳ, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năngkhông đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vàohoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo
- Căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợphải thu khó đòi Các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có cácbằng chứng chủ yếu:
+ Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung,từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi
+ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưatrả
-Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tàichính doanh nghiệp hiện hành
-Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm thì doanh nghiệp
có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặcxoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán Khi làm thủ tục xóa nợ thì đồngthời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
Trang 30
*Phương pháp hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
(2) Cuối kỳ kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi lần đầu
(3) Xóa nợ phải thu khó đòi
(4) Cuối kỳ kế toán tiếp theo lập dự phòng phải thu khó đòi bổ sung
(5) Bán khoản phải thu khó đòi
2.2.6 Tạm ứng
*Chứng từ sử dụng
-Giấy đề nghị tạm ứng
-Phiếu thu
Trang 31-Phiếu chi
-Báo cáo thanh toán tạm ứng
-Hóa đơn mua hàng
-Biên lai cước vận chuyển
* Tài khoản sử dụng:Tài khoản 141
*Kết cấu tài khoản
TÀI KHOẢN 141 - TẠM ỨNG
Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho
người lao động của doanh nghiệp
- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;
- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;
- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho
Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
*Nguyên tắc hạch toán :
-Người nhận tạm ứng phải là công nhân viên của doanh nghiệp và phải chịu tráchnhiệm với doanh nghiệp về số tiền đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng khoản tạmứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được duyệt
-Khi hoàn thành công việc được giao người nhận tạm ứng phải quyết toán toàn
bộ số tiền nhận tạm ứng theo chứng từ gốc (theo từng lần ,từng khoản ),khoản chênhlệch giữa số đã tạm ứng và số đã sử dụng phải nộp lại quỹ hoặc trừ vào lương củangười nhận tạm ứng
-Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng nhận tạm ứng ,ghi chépđầy đủ tình hình nhận,thanh toán tạm ứng theo từng lần từng khoản
Trang 32* Phương pháp hạch toán phải thu về tạm ứng
(1) Tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao đồng trong đơn vị
(2) Khi bảng thanh toán kèm theo các chứng từ gốc được duyệt
(3) Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhâp lại quỹ hoặc trừvào lương của người nhận tạm ứng
2.3 Các hình thức ghi sổ kế toán các khoản phải thu
Trang 33CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ HẢI ANH
3.1.Tổng quan về bộ máy quản lý và quá trình kinh doanh tại công ty
3.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh
- Trụ Sở chính: Số 25 – Đại lộ Lê Lợi – P Lam Sơn – TP.Thanh Hóa
Căn cứ QĐ số 798/ QĐ - UB Ngày 04/07/2001 của chủ tịch UBND tỉnh ThanhHoá về việc chuyển quyền quản lý công ty LD may XK Hải Anh cho tổng công ty dệtmay Việt Nam
Căn cứ QĐ số 507/ TCT Ngày 23/07/2002 của tổng công ty dệt may Việt Nam
về việc giao nhiệm vụ cho công ty may Đức Giang Hà Nội quản lý và điều hành công
ty LD may xuất khẩu Hải Anh
Căn cứ quyết định số 373/ QĐ - TĐ DMVN chuyển công ty LD may xuất khẩuHải Anh thành Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh
Qua 13 năm thành lập và phát triển với hơn 30 tỷ vốn điều lệ, Tổng diện tích củahai cơ sở là 22.600m2 có 4.500m2 nhà xưởng sản xuất, hơn 600 cán bộ công nhânviên, 500 máy móc thiết bị các loại của Đức, Mỹ, Nhật Đài Loan Được tổ chức thành
2 Xí nghiệp sản xuất với 16 chuyền may hiện đại Công ty đã mạnh dạn đầu tư, nângcấp và mua sắm thêm nhiều trang thiết bị, máy móc chuyên dụng hiện đại nhằm mởrộng sản xuất đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước Nhờ
Trang 34có chính sách kinh tế mở của Đảng và nhà nước cùng với sự cố gắng phấn đấu của cán
bộ công nhân viên trong toàn công ty nên hoạt động SXKD của công ty ngày càng lớnmạnh và có hiệu quả, doanh thu không ngừng tăng, mỗi năm đạt từ 18 tỷ VNĐ trở lên,kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 6- 8 triệu USD Sản phẩm của công ty ngày càng đadạng, phong phú, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn trên thị trường trong nước và thế giớinhư EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Tỷ trọng hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trêntổng sản lượng mà công ty sản xuất ra Vì vậy hoạt động sản xuất của công ty cũngngày càng được nâng cao về kỹ thuật nghiệp vụ cũng như quy mô sản xuất
3.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
Là 1 công ty cổ phần với 2 sáng lập viên là công ty may Đức Giang Hà Nội vàcông ty XNK Thanh Hoá HĐQT gồm 6 thành viên: 1 người là chủ tịch HĐQT là tổnggiám đốc tập đoàn Dệt may Việt Nam, 2 phó chủ tịch HĐQT quản trị mỗi bên 1 người,còn lại là các uỷ viên HĐQT đồng thời mỗi bên cử ra 1 thành viên trong ban kiểmsoát
Bộ máy quản lý công ty được sắp xếp như sau:
Bộ phận gián tiếp : được sắp xếp thành 4 phòng ban : Phòng tổ chức hành chính,Phòng kế toán, Phòng kế hoạch XNK, Phòng kỹ thuật
Bộ phận trực tiếp gồm : xí nghiệp I, xí nghiệp II
Trang 35Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty
Chủ tịch HĐQT:
Là người lãnh đạo cao nhất, quyết định, lãnh đạo việc thực hiện chiến lược và mụctiêu kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm cao nhất sự thành bại của công tytrước UBND tỉnh Cơ cấu HĐQT bao gồm có chủ tịch HĐQT và các thành viên củaHĐQT Những người trong HĐQT do UBND tỉnh bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm
Ban kiểm soát :
Trực thuộc HĐQT, Trưởng ban kiểm soát là thành viên của HĐQT có thểkiêm nhiệm những công tác quản lý khác trong nhiệm kỳ Ban kiểm soát thực hiện
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊCÔNG TY
P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
- LAO ĐỘNG
NHÀ MÁYMAY SỐ 2
NHÀ MÁYMAY SỐ 1
C ẮT 2
XƯỞNG MAY 2
Trang 36chức năng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Ban kiểm soát hoạtđộng độc lập không lệ thuộc vào bộ máy điều hành sản xuất.
Giám đốc :
Công ty là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động củaCông ty Phụ trách chung và điều hành trực tiếp các vấn đề tài chính, đầu tư xâydựng cơ bản, kế hoạch phát triển Công ty, công tác nhân lực, công tác Đảng, côngtác tổ chức GĐ là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về kếtquả SXKD và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành Giámđốc có quyền điều hành và quyết định mọi lĩnh vực hoạt động của công ty theođúng chính sách pháp luật và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức
Phó Giám đốc:
Phụ trách phần việc điều hành, triển khai kế hoạch sản xuất, an toàn lao động,chịu trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết các vấn đề về hoạt động xuất - nhập khẩu và tiêuthụ hàng trong nước
Phòng Tổ chức Hành chính - Lao động tiền lương :
Có nhiệm vụ thực hiện về công tác tổ chức - hành chính - lao động tiền lương.Tham mưu cho GĐ về bố trí nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất hợp lý, theo dõi và kiểmtra tình hình thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương và thưởng nhằm khuyến khíchngười lao động Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách với người lao động như tiềnlương, BHXH, BHYT, khám chữa bệnh, điều kiện ăn, ở, vệ sinh, y tế cho CBCNV.Xây dựng nội quy về an toàn lao động, các quy chế làm việc, mối quan hệ giữa cácđơn vị trong công ty nhằm xây dựng nề nếp, tổ chức và nâng cao hiệu quả của ngườilao động Tuyển dụng, đào tạo, quản lý đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ của công tyquy định Tổ chức tốt đội ngũ nhân viên bảo vệ kinh tế, bảo vệ tốt tài sản, cơ sở vậtchất của công ty, đảm bảo an toàn lao động cũng như an ninh trật tự trong công ty.Chịu trách nhiệm sửa chữa nhà cửa và phương tiện quản lý của công ty
Phòng kế toán- tài chính:
Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ Tổ chức công tác hạch toán, ghichép và phản ánh đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Tập hợpcác chi phí, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, quyết toán và báo cáo quyếttoán theo chế độ nhà nước quy định Đồng thời kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của
Trang 37các khoản thu nhập, chi phí phát sinh trong quá trình SXKD để đảm bảo cho việc hạchtoán được chính xác và kịp thời Xây dựng kế hoạch vốn, cân đối và khai thác cácnguồn vốn kịp thời, có hiệu quả để phục vụ sản xuất.
Phòng Kế hoạch - xuất nhập khẩu :
Tham mưu cho GĐ công ty về toàn bộ công tác xây dựng kế hoạch - tổ chứcsản xuất chung trong phạm vi toàn công ty Làm thủ tục cần thiết để XNK vật tưhàng hoá trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Điều tra nắm bắt thị trường,giám sát hợp đồng, trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất, thực hiện nhiệm vụ cungứng vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch về đơn giá và tổng hợpdoanh thu của từng xí nghiệp và toàn công ty Xây dựng giá bán sản phẩm của thịtrường nội địa Tổ chức chỉ đạo, theo dõi, và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạchsản xuất
Phòng kỹ thuật :
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, tổ chức công tác chuẩn bị phục vụ sản xuất nhưnghiên cứu, thiết kế, giác mẫu, quy trình sản xuất và chế thử các sản phẩm theo yêucầu của khách hàng và thị hiếu người tiêu dùng Xây dựng và kiểm tra việc thực hiệnquy trình công nghệ đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất, xây dựng định mứctiêu hao vật tư phù hợp với yêu cầu sản phẩm theo định mức, yêu cầu của khách hàng
và mang lại lợi ích cho công ty Tổ chức công tác quản lý điều hành sản xuất về kỹthuật và chất lượng sản phẩm, tổ chức hợp lý đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm,việc thực hiện quy trình công nghệ, xây dựng và đưa ra các biện pháp nhằm nâng caochất lượng sản phẩm, tiến hành tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Mỗi phòng ban của công ty tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, song có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động sảnxuất của công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong SXKD
Phân xưởng sản xuất ( các xí nghiệp )
Là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm của công ty Trên cơ sở kế hoạch sản xuất vàlệnh sản xuất được ban hành, phân xưởng là nơi tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất,hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và giao hàng mà công ty giao, chịu sự chỉ đạocủa GĐ mà trực tiếp là PGĐ kỹ thuật, hoạt động theo nội quy quản lý của công ty,chấp hành mệnh lệnh chỉ đạo của GĐ và chính sách của Đảng, Nhà nước
Trang 38Là nơi trực tiếp sử dụng, giữ gìn bảo quản mọi thiết bị sản xuất, tài sản của công ty sửdụng hợp lý vật tư trong sản xuất và có hiệu quả, cũng là nơi trực tiếp quản lý laođộng.
3.1.3 Cơ cấu phòng kế toán.
Tổ chức công tác kế toán để phát huy được vai trò, nhiệm vụ cung cấp thông tin,đồng thời kết quả mà hệ thống kế toán DN tổ chức ra phải đem lại phải nhiều hơn sovới chi phí phục vụ cho bản thân nó Nội dung mọi khâu công việc đều do bộ phận kếtoán DN đảm nhận
Phòng kế toán của đơn vị gồm 5 người:
Kế toán truởng : 1 người
Kế toán thanh toán, công nợ : 1 người
Kế toán vật tư, giá thành, tiêu thụ : 1 người
KT theo dõi TSCĐ-CCDC : 1 người
Kế toán theo dõi SX cắt BTP : 1 người
Mối quan hệ của các phần hành kế toán được thể hiên qua sơ đồ sau:
Kế toán theo dõi
SX cắt BTP
Trang 39* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng - kiêm kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm chung về mọihoạt động tài chính của công ty, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo hoạtđộng có hiệu quả
Kế toán thanh toán công nợ : là người chịu trách nhiệm theo dõi các khoản nợcủa công ty, các khoản phải thu đối với khách hàng và các khoản phải trả đối vớingười bán,ngân hàng…
Kế toán vật tư, giá thành, tiêu thụ : có trách nhiệm theo dõi việc xuất, nhập, tồnnguyên liệu của công ty và việc hạch toán nội bộ Theo dõi đối với việc tính giá thành
và khâu tiêu thụ sản phẩm và các chi nhánh đại lý
Kế toán theo dõi TSCĐ- CCDC : là người chịu trách nhiệm theo dõi về khấu hao,nguyên giá TSCĐ- CCDC trong đơn vị, hàng năm lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐtrong đơn vị và phân bổ chi phí CCDC trong đơn vị
Kế toán theo dõi SX cắt bán thành phẩm : là người hạch toán về số bán thànhphẩm trong tháng của đơn vị để từ đó cung cấp cho kế toán tính giá thành tính giáthành đơn vị sản phẩm xuất bán trong đơn vị
3.1.4 Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh có hình thức hoạt độnglà: sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu như quần áo
bò, quần áo sơ mi, bò dài, áo sơ mi cao cấp, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ
em các loại Đặc điểm, công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng may mặc theo đơnđặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn,chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biếnphức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là từ cắt - may - là - đóng gói - đóngthùng - nhập kho
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh là công ty sản xuất, đốitượng vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vảimỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượngchi tiết của mặt hàng đó
Quy trình công nghệ sản xuất có thể khái quát qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: chuẩn bị kỹ thuật
Trang 40Giai đoạn 2: cắt và may.
Giai đoạn 3:hoàn thiện và đóng gói sản phẩm
* Đặc điểm quy trình:
Yêu cầu kỹ thuật chính xác, thao tác thuần thục, mang đặc tính liên tục không sửdụng hoá chất độc hại và thải độc hại ra môi trường Công nghệ sản xuất tiên tiến đượctiến hành khép kín từ khâu đo kiểm tra chất lượng vải đến cắt may hoàn thành sảnphẩm nhập kho Mỗi khâu đều có sự kiểm tra chất lượng của sản phẩm nghiêm ngặt
Bộ phận kỹ thuật thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chất lượng hàng cũngnhư thông số kỹ thuật, hướng dẫn và xử lý các sai phạm, đề xuất kịp thời hướng giảiquyết để đảm bào việc sản xuất được liên tục và thông suốt
Có thể khái quát quy trình công nghệ này theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 3.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2012 - 2014 như sau:
Chuẩn bị
kĩ thuật
Pha cắt, thành phẩm
Hợp
đồng sản
xuất
Là, đóng góiI
Xuấthàng Nhậpkho