1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH

99 2,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 623,33 KB

Nội dung

TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ theo chuẩn mực kế toán

Trang 1

KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH

Giảng viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ HUYỀN Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ DUYÊN

MSSV: 11015153

Lớp: DHKT7ATH

THANH HÓA – NĂM 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là quá trình mà sinh viên có thời gian tiếp xúc thực tế đểtìm hiểu và nâng cao năng lực của mình về một vấn đề cụ thể trong quá trình theo họccủa mỗi sinh viên Điều đó được thể hiện qua bài chuyên đề thực tập của chúng em tạiCông ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh Để có được kết quả như vậy emxin được gửi lời tri ân sâu sắc tới thầy cô giáo trường Đại học Công Nghiệp thành phố

Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô giáo khoa Kinh tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho emtrong quá trình thực tập Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Huyền đãtận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt khóa thực tập

Em cũng xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty CPđầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tậptại công ty, được tìm tòi, học hỏi, tiếp xúc thực tế để hiểu thêm về công việc kế toántrong suốt quá trình thực tập

Trong quá trình thực tập tại công ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anhcũng như thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp em cũng không tránh khỏi những sai sót,cũng như kinh nghiệm thực tế đang còn hạn chế Kính mong thầy cô bỏ qua và gópthêm ý kiến để em có thêm kinh nghiệm cho công việc kế toán sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Ngày tháng năm 2015

Giảng viên hướng dẫn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

Ngày tháng năm 2015

Giảng viên phản biện

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định: 24

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định: 25

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ thuê tài chính 27

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán TSCĐ đi thuê hoạt động 28

Sơ đồ 2.5: Kế toán khấu hao TSCĐ 30

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ sửa chữa thường xuyên TSCĐ 31

Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán sữa chữa lớn TSCĐ 32

Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hạch toán đánh giá lại tài sản 33

Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 37

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 38

Sơ đồ 3.3: Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ 41

Hải Anh 41

Sơ đồ 3.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 43

Sơ đồ 3.5: Sơ đồ ghi sổ kế toán TK 211 59

Sơ đồ 3.6: Sơ đồ ghi sổ kế toán TK 212 65

Sơ đồ 3.7: Sơ đồ ghi sổ kế toán TK 214 70

Sơ đồ 3.8: Sơ đồ ghi sổ kế toán TK 2413 75

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài: 1

1.2.Mục đích nghiên cứu: 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2

1.5 Kết cấu đề tài: 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4

2.1 Những vấn đề chung về tài sản cố định: 4

2.1.1 Khái niệm tài sản cố định: 4

2.1.2 Đặc điểm: 5

2.1.3 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: 5

2.2 Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD: 6

2.3 Phân loại TSCĐ: 7

2.3.1 Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp 7

2.3.1.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện 7

2.3.1.2 Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu 8

2.3.1.3 Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành 8

2.3.1.4 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng 8

2.3.2 Đánh giá TSCĐ: 9

2.3.2.1 Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: 9

2.3.2.2.Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: 15

2.3.3 Kế toán khấu hao TSCĐ : 15

2.3.3.1 Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định: 15

2.3.3.2 Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định 16

2.3.3.3 Các phương pháp khấu hao: 17

2.3.4 Sửa chữa TSCĐ: 21

Trang 8

2.4 Hạch toán kế toán TSCĐ: 21

2.4.1 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ: 21

2.4.2 Kế toán chi tiết TSCĐ: 22

2.4.3 Kế toán tổng hợp TSCĐ: 22

2.4.3.1.Kế toán tăng giảm TSCĐ: 22

2.4.3.2 TSCĐ thuê tài chính: 26

2.4.3.3 TSCĐ thuê hoạt động: 28

2.4.3.4 Hao mòn TSCĐ: 29

2.4.3.5 Sữa chữa TSCĐ: 30

2.4.4 Kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ: 32

2.4.4.1 Kiểm kê TSCĐ: 32

2.4.4.2 Đánh giá lại TSCĐ: 33

2.5 Hình thức kế toán áp dụng: 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH 35

3.1 Tổng quan về tình hình công ty CP đầu tư thương mại & dịch vụ Hải Anh: 35

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 35

3.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: 36

3.1.3 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty CP đầu tư và thương mại Hải Anh: 42

3.1.4 Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty CP đầu tư và thương mại Hải Anh 43

3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 44

3.2 Thực trạng về kế toán TSCĐ tại công ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh 47

3.2.1 Đặc điểm về TSCĐ tại đơn vị: 47

3.2.2 Kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty CP đầu tư thương mại & dịch vụ Hải Anh: 49

3.2.2.1 Kế toán chi tiết TSCĐ: 49

3.2.2.2 Kế toán tổng hợp TSCĐ: 59

3.2.2.3 Kế toán TSCĐ thuê tài chính : 65

3.2.2.4: Kế toán khấu hao TSCĐ: 70

3.2.2.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ: 74

Trang 9

3.2.3 Kiểm kê, đánh giá TSCĐ: 79

3.2.3.1 Kiểm kê TSCĐ: 79

3.2.3.2 Đánh giá TSCĐ: 81

3.3.Đánh giá chung: 83

3.3.1 Ưu điểm: 83

3.3.2 Những hạn chế cần khắc phục: 83

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HẢI ANH 85

4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty 85

4.2 Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty: 85

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanhnghiệp nào cũng cần phải có ba yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động vàđối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu Tư liệu laođộng trong các doanh nghiệp (DN) chính là những phương tiện vật chất mà con ngườilao động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động Nó là một trong 3 yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phậnquan trọng nhất

TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kếthợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê,đánh giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ giúp phần tiếtkiệm được tư liệu sản xuất, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất và nhưvậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình

Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ giúp phầnphát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mớikhông ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù

đó nhận thức được tác dụng của TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa

số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ,đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ sử dụng một cách lãng phí, chưa phát huy đượchết hiệu quả kinh tế.Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động kếtoán cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, em nhận thấy:Vấn đề kế toán TSCĐ sao cho có hiệu quả, khoa học có ý nghĩa to lớn không chỉ trong

lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp

Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo em

mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề ‘‘Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố

định tại công ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh” Bài chuyên đề này bao

quát một cách có hệ thống tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức côngtác kế toán TSCĐ’’ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty

1.2.Mục đích nghiên cứu:

Trang 11

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán tài sản cố định tại các doanhnghiệp.

 Đánh giá thực trạng công tác tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư thươngmại & dịch vụ Hải Anh

 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổphần đầu tư thương mại & dịch vụ Hải Anh

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Kế toán tài sản cố định tại công ty

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: tại công ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh.Phạm vi thời gian: lấy số liệu từ năm 1/1/2014 đến 31/12/2014 tại phòng tàichính kế toán

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu:

Đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo trình do các giảng viên biên soạn để giảngdạy

- Phương pháp điều tra phỏng vấn:

Được sử dụng trong suốt quá trình thực tập

- Phương pháp thống kê:

Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đónêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm tìm ra nguyênnhân và giả pháp khắc phục cho công ty nói chung và công tác kế toán tiêu thụ, xácđịnh kết quả kinh doanh nói riêng

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Là tham khảo các tài liệu, các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán hiện hành

- Phương pháp phân tích, đánh giá:

Tìm hiểu thực trạng của đơn vị, để phân tích và đưa ra những nhận xét đánh giá

về đơn vị

- Phương pháp kế toán:

+ Phương pháp chứng từ kế toán: dùng để thu nhận thông tin kế toán

Trang 12

+ Phương pháp tài khoản kế toán: dùng để hệ thống hoá thông tin kế toán.

1.5 Kết cấu đề tài:

Bài chuyên đề gồm 4 chương chính:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định.

Chương 3: Thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty CP đầu tư thương mại

và dịch vụ Hải Anh

Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công

ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hải Anh

Trang 13

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

2.1 Những vấn đề chung về tài sản cố định:

2.1.1 Khái niệm tài sản cố định:

Theo chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hình (Ban hành và công bố theoQuyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tàichính)

Tài sản cố định là một trong những yếu tố cấu thành nên tư liệu lao động, là một

bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệpcũng như trong một nền kinh tế của một quốc gia Tuy nhiên, không phải tất cả các tưliệu lao động trong một doanh nghiệp đều là tài sản cố định Tài sản cố định là những

tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài Khi tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịchtừng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kìkinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng

Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm : tài sản cố định hữu hình, tài sản cốđịnh vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định thuê hoạt động

TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ

để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ( theo chuẩn mực kế toán Việt Nam)

TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định đượcgiá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch

vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ

TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên chothuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu về chothuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các khoản lợinhuận từ đầu tư đó

TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệmquản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê Chi phí thuê TSCĐđược hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.doanh nghiệp cho thuê, với tư cách làchủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạtđộng phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê

Trang 14

2.1.2 Đặc điểm:

TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư

và mục đích sử dụng khác nhau Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt độngsản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau:

- TSCĐ là một trong ba yếu tố khong thể thiếu của nền kinh tế của một quốc gianói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng

- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thôngqua việc doanh nghiệp trích khấu hao Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tíchlũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản

- TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng cònTSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn dotiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần dần,từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.3 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:

 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy có giá tri từ 30 triệuđồng trở lên

Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:

Có 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

- Có đủ giá trị theo quy định hiện hành

 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thuê tài chính:

Một hợp đồng thuê tài chính phải thoả mãn 1 trong năm (5) điều kiện sau:

Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạnthuê;

Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản

Trang 15

thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;

Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế củatài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuêtối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê;

Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụngkhông cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào

 TSCĐ thuê hoạt động:

Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quyđịnh trong hợp đồng thuê Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanhtrong kỳ

Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý SCĐcho thuê

Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐcho thuê

2.2 Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD:

TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoạtđộng sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ

đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN

TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vai tròquyết định tới sự sống còn của DN TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực,trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của nền kinh tếquốc dân TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tếmỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất,thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị trường

Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD, xuấtphát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự pháttriển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều vàcàng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật vàgiá trị Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việc bảo quản và sử dụng TSCĐ trongnơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiện trạng của TSCĐ Vềmặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ,

Trang 16

theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ

2.3 Phân loại TSCĐ:

2.3.1 Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ người ta phân loại TSCĐ Việc phânloại TSCĐ được đúng đắn, kịp thời, đầy đủ sẽ tạo tiền đề cho việc hạch toán kế toán,thống kê và kế hoạch hoá biện pháp kỹ thuật sản xuất trong các doanh nghiệp Muốnphân loại TSCĐ đúng cần căn cứ vào các đặc điểm về công dụng, hình thái biểu hiện Tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý mà có thể phân loại TSCĐ theo các cách chủyếu sau đây:

2.3.1.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện

Theo hình thái biểu hiện, TSCĐ trong DN được chia thành hai loại là TSCĐHH

và TSCĐVH

TSCĐHH là những loại TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, thỏa mãn đồng thờicác tiêu chuẩn ghi nhận đối với TSCĐHH Theo Chuẩn mực kết toán Việt Nam vềTSCĐHH (VAS 03), tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thỏa mãn đồng thời 4tiêu chuẩn ghi nhận Theo quy định của Chế độ tài chính Việt Nam hiện hành, giá trịtối thiểu của TSCĐ phải từ 30.000.000 trở lên Theo tính chất của tài sản, TSCĐHHtrong DN bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải,thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc, chosản phẩm và TSCĐHH khác

TSCĐVH là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một sốtiền nhất định mà DN đã đầu tư nhằm thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai.Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐVH (VAS 04) thì: “TSCĐVH là tài sảnkhông có hinh thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụngtrong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐVH” Theo tính chất của tài sản, TSCĐVH trong DN bao gồm:Quyền sử dụng đất có thời hạn; Nhãn hiệu hàng hóa; Quyền phát hành; Phần mềmmáy vi tính; Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; Bản quyền bằng sáng chế; Côngthức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu và TSCĐVH đang triển khai.Việc phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện có tác dụng giúp DN nắm đượcnhững tư liệu lao động hiện có với giá trị và thời gian sử dụng bao nhiêu để từ đó cóphương hướng sử dụng TSCĐ có hiệu quả

Trang 17

2.3.1.2 Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu

Theo cách này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành TSCĐHH tự có

và thuê ngoài

TSCĐ tự có: là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốncủa doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổsung, nguồn vốn liên doanh…

TSCĐ đi thuê: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê ngoài để phục vụ cho yêucầu sản xuất kinh doanh

Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được những TSCĐ nào mà mìnhhiện có và những TSCĐ nào mà mình phải đi thuê, để có hướng sử dụng và mua sắmthêm TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh Đồng thời DN còn có thể đánh giá đượchiệu quả các cách thức đầu tư TSCĐ cũng như đánh giá thực trạng tài chính của DN

2.3.1.3 Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành

Theo cách phân loại này TSCĐ được phân thành:

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp hay cấp trêncấp

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp( quĩphát triển sản xuất , quĩ phúc lợi…)

- TSCĐ nhận vốn góp liên doanh

Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, cung cấp được các thông tin về cơ cấunguồn vốn hình thành TSCĐ Từ đó có phương hướng sử dụng nguồn vốn khấu haoTSCĐ 1 cách hiệu quả và hợp lý

2.3.1.4 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng

TSCĐ được phân thành các loại sau:

- TSCĐ đang sử dụng: đó là những TSCĐ đang trực tiếp tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay đang sử dụng với những mục đích khácnhau của những doanh nghiệp khác nhau

- TSCĐ chờ xử lý: bao gồm các TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng và thừa

so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không còn phù hợp với việc sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, hoặc TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết Những TSCĐ này cần xử lýnhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐ

Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng giúp doanh nghiệp nắm được những

Trang 18

TSCĐ nào đang sử dụng tốt, những TSCĐ nào không sử dụng nữa để có phươnghướng thanh lý thu hồi vốn cho doanh nghiệp

Mặc dù TSCĐ được phân thành từng nhóm với đặc trưng khác nhau nhưng trongviệc kế toán thì TSCĐ phải được theo dõi chi tiết cho từng tài sản cụ thể và riêng biệt,gọi là đối tượng ghi TSCĐ Đối tượng ghi TSCĐ là từng đơn vị tài sản có kết cấu độclập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau thực hiện mộthay một số chức năng nhất định

2.3.2 Đánh giá TSCĐ:

Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị củaTSCĐ ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc như nguyên tắc giá địnhhoạt động liên tục và nguyên tắc phù hợp Một TSCĐ cụ thể được đánh giá theonguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại

2.3.2.1 Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:

Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lí mà DNchi ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng

 TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tếphải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), cácchi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạngthái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản

cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phítrước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác

Nguyên giá = Giá mua + Chi phí liên quan – các khoản giảm trừ (nếu có)

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá muatrả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoảnthuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưaTSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nângcấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)

Nguyên giá = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua + chi phí (nếu có)

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sửdụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vôhình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này, còn TSCĐ hữu

Trang 19

hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) cáckhoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.

Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền vớiquyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền

sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêuchuẩn theo quy định tại điều khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mớiđược xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng hiện hành Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lýhạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định

Nguyên giá = Giá quyết toán công trình

TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình khôngtương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trịhợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đicác khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đượchoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạngthái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắpđặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)

Nguyên giá = Giá trị hợp lí nhận về (đem trao đổi) + các chi phí liên quan

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sảntương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi

 Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưavào sử dụng Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toánthì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyếttoán công trình hoàn thành

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hìnhcộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thờiđiểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ,giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không

Trang 20

hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mứcquy định trong xây dựng hoặc sản xuất).

Nguyên giá = Giá thành thực tế + chi phí (nếu có)

 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giaothầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiệnquyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh saukhi quyết toán công trình hoàn thành

Nguyên giá = giá quyết toán + lệ phí trước bạ + các chi phí liên quan trực tiếp

Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và hoặc cho sản phẩm, vườn câylâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườncây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng

Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát

hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá

chuyên nghiệp

Nguyên giá = Giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận

 Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị cònlại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánhgiá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+)các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưaTSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nângcấp, lắp đặt, chạy thử…

Nguyên giá = Giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận +chi phí (nếu có)

Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sánglập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức

chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông

sáng lập chấp thuận

Trang 21

Nguyên giá = Giá trị đánh giá thực tế của hội cổ đông sáng lập định giá

 Tài sản cố định vô hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) cáckhoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quantrực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

Nguyên giá = giá mua thực tế + thuế (không gồm thuế được hoãn lại) + chi phí

Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyêngiá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (khôngbao gồm lãi trả chậm)

Nguyên giá = giá mua thực tế + thuế (không gồm thuế được hoãn lại) + chi phí

 Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hìnhkhông tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giátrị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ

đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sảnvào sử dụng theo dự tính

Nguyên giá = Giá trị hợp lí nhận về (đem trao đổi) + thuế không hoãn lại + chi phí

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hìnhtương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sảntương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi

 Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyểnđến:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý banđầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sửdụng

Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toáncủa doanh nghiệp có tài sản điều chuyển Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển

có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theoquy định

Nguyên giá = giá trị hợp lý + chi phí liên quan

 Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Trang 22

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phíliên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thờiđiểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.

Nguyên giá = chi phí liên quan trực tiếp

Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hànghoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiêncứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vôhình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ

 TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn,quyền sử dụng đất không thời hạn)

+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà

đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm

mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan cóthẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi

ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặtbằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựngcác công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn

Nguyên giá = trị giá quyền sử dụng đất + chi phí đền bù + lệ phí trước bạ

- Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:

+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất

+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất saungày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo sốnăm thuê đất

+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phíkinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm

Trang 23

- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinhdoanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không đượctrích khấu hao.

 Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chiphí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu côngnghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

Nguyên giá = toàn bộ chi phí thực tế bỏ ra

 Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm:

Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ cácchi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trongtrường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng cóliên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữutrí tuệ

Nguyên giá = toàn bộ chi phí bỏ ra

Nguyên giá tài sản thuê tài chính

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sảnthuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh banđầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính

Nguyên giá = giá trị thuê + chi phí phát sinh ban đầu

• Nguyên giá tài sản chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau

 Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyểnđổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán,cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổicông ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn

- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

 Đầu tư nâng cấp TSCĐ

 Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này đượcquản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình

Trang 24

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn

cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, sốkhấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định

2.3.2.2.Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:

- Giá trị còn lại của tài sản là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu haolũy kế( hoặc giá trị hao mòn lũy kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo

- Giá trị hao mòn lũy kế cua TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tínhđến thời điểm báo cáo

- Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng dần tạo ra giá trị haomòn.Vậy trong quá trình sử dụng TSCĐ ngoài việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giácần phải xác định giá trị còn lại của TSCĐ

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị Hao mòn luỹ kế của TSCĐ

- Chỉ tiêu giá trị còn lại của TSCĐ cho phép doanh nghiệp xác định số vốnđầu tư chưa thu hồi và thông qua đó để đánh giá được thực trạng về TSCĐ của đơn

vị, nhờ đó ra quyết định đầu tư bổ sung, sửa chữa, đổi mới TSCĐ

2.3.3 Kế toán khấu hao TSCĐ :

2.3.3.1 Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:

Theo điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC:

Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ nhữngTSCĐ sau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh

- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính)

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán củadoanh nghiệp

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động củadoanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệpnhư: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nướcsạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động,

cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng)

Trang 25

- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyềnbàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp

 Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khitính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật vềthuế thu nhập doanh nghiệp

 Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho ngườilao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham gia hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụngcác tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý

 TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắcphục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể,

cá nhân gây ra Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổchức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được(nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp Trường hợp Quỹ dựphòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tínhvào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

 Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐcho thuê

 Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuêtài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệptheo quy định hiện hành Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanhnghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồngthuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theothời hạn thuê trong hợp đồng

2.3.3.2 Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:

Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứvào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hànhkèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Trang 26

 Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản

cố định được xác định như sau:

tư này)

Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên

Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình:

Theo điều 11 thông tư 45/2013/TT/BTC:

- Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình nhưng tối

đa không quá 20 năm

- Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụngđất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian sử dụng đất của doanh nghiệp

- Đối với TSCĐ là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống câytrồng thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộtheo quy định( không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm)

2.3.3.3 Các phương pháp khấu hao:

Theo thông tư 45/2013/TT_BTC, có 3 phương pháp khấu hao:

- Phương pháp khấu hao dường thẳng

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mứctính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cốđịnh tham gia vào hoạt động kinh doanh

+ Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương phápkhấu hao đường thẳng như sau:

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo côngthức dưới đây:

Mức trích khấu hao trung bình hàng = Nguyên giá của tài sản cố định

Trang 27

năm của tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao

+ Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụngtrước ngày 01/01/2013:

- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trịcòn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định

- Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:

T =T2(1− t1

T1)Trong đó:

T: Thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định

T1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụlục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC

T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụlục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC

t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định

- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cốđịnh) như sau:

Mức trích khấu hao trung

bình hàng năm của TSCĐ =

Giá trị còn lại của tài sản cố định Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối vớicác doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triểnnhanh

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp

số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điềuchỉnh được xác định như:

- Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:

Trang 28

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tạiThông tư số 45 /2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theocông thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng

năm của tài sản cố định =

Giá trị còn lại của tài sản cố định ×

Tỷ lệ khấu hao nhanh

× Hệ số điều

chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố

hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quyđịnh tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảmdần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và

số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tínhbằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cốđịnh

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theophương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

Trang 29

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suấtthiết kế của tài sản cố định;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn100% công suất thiết kế

Nội dung của phương pháp:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấuhao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác địnhtổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cốđịnh, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế

- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượngsản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thứcdưới đây:

×

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của

12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao

năm của tài sản cố định =

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm ×

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị

Trang 30

gian sử dụng,các doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hưhỏng.

Căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa TSCĐ chia thành 2

- Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảotrì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường.Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửachữa thường phát sinh không lớn do vậy không phải lập dự toán

- Sửa chữa lớn:Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hưhỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạtđộng của TSCĐ và phải lập kế hoạch dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn

2.4 Hạch toán kế toán TSCĐ:

2.4.1 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ:

Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của

DN Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việcmua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐkhông cần dùng theo giá thỏa thuận Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bịTSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kếtoán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ,chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm

và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc,mua sắm, đầu tư,việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN

(2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong qua trình sử dụng, tính toánphân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD

(3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phảnánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vàchi phí sửa chữa TSCĐ

(4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham giađánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụngTSCĐ ở DN

2.4.2 Kế toán chi tiết TSCĐ:

Tại phòng kế toán

Trang 31

Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện ở thẻ TSCĐ (mẫu số 02- TSCĐ/BD) ThẻTSCĐ dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của từng đơn vị , tình hình thay dổinguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ của đơn vị ThẻTSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ.

Căn cứ để kế toán lập thẻ TSCĐ là:

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản thanh toán TSCĐ

- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hình thành

Ngoài ra, căn cứ để lập thẻ TSCĐ còn gồm các chứng từ như:

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

Các bước tiến hành hạch toán chi tiết bao gồm:

- Đánh số hiệu cho tài sản

- Lập thẻ TSCĐ và vào sổ chi tiết TSCĐ theo từng đối tượng

2.4.3 Kế toán tổng hợp TSCĐ:

2.4.3.1.Kế toán tăng giảm TSCĐ:

Chứng từ sử dụng:

- Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ)

- Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH)

- Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ TSCĐ

- Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ)

- BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ)

- Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái

- Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế…

Trang 32

Tài khoản sử dụng, kết cấu tài khoản:

TK 211- TSCĐ hữu hình

Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn

bộ TSCĐ của DN theo nguyên giá

Tài khoản sử dụng:

TK 211 được quy định mở các tài khoản cấp 2

+ Tài khoản 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc;

+ Tài khoản 2112 – Máy móc thiết bị;

+ Tài khoản 2113 – Phương tiện vận tải truyền dẫn;

+ Tài khoản 2114 – Thiết bị dụng cụ quản lý;

+ Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc;

Trang 33

+ TK 2136- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền;

Trang 34

(1)Giá mua và tổn phí của TSCĐ không qua lắp đặt.

(2) Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có)

(3) Chi phí xây dựng, lắp đặt, triển khai

(4) TSCĐ hoàn thành qua xd, lắp đặt, triển khai

(5) Nhận quà biếu, tặng, không hoàn lại của TSCĐ

(6) Tài sản thừ không rõ nguyên nhân

(5)

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định:

Giải thích sơ đồ:

(1) Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý

(2) Giá trị hao mòn giảm

(3) Khấu hao TSCĐ

(4) Trả vốn góp liên doanh

(5) TSCĐ thiếu

2.4.3.2 TSCĐ thuê tài chính:

Trang 35

Tài khoản sử dụng, kết cấu tài khoản:

Tài khoản 212: tài sản cố định thuê tài chính

Kết cấu tài khoản:

Trang 36

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ thuê tài chính.

Chú thích:

(1)Nhận TSCĐ thuê tài chính, ghi tăng TSCĐ thuê tài chính theo nguyên giá;(2a) Định kỳ khi nhận được hóa đơn, nếu đơn vị nhận nợ, xác định nợ gốc phảitrả từng kỳ;

(2b) Định kỳ khi nhận được hóa đơn, nếu đơn vị thanh toán tiền ngay, xác định

nợ gốc phải trả;

(2c) Nếu TSCĐ thuê tài chính phục vụ hoạt động SXKD hàng hóa dịch vụ thuộcđối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác định thuế GTGT trả từngkỳ;

(2d) Nếu TSCĐ thuê tài chính phục vụ hoạt động SXKD hàng hóa dịch vụ thuộcđối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT,xác định số thuế GTGT phải trả;

(2e) Xác định tiền lãi thuê trả từng kỳ;

(3a) Chi thêm tiền mua lại TSCĐ thuê tài chính, số tiền trả thêm được tính vàonguyên giá TSCĐ;

(3b) Hết thời hạn thuê tài chính, đơn vị trả lại TSCĐ thuê tài chính cho bên chothuê;

(3c) Khi mua lại TSCĐ đồng thời kết chuyển giá trị hao mòn;

(4)Định kỳ trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí SXKD nếu TSCĐthuê dùng vào hoạt động SXKD

2.4.3.3 TSCĐ thuê hoạt động:

Chứng từ sử dụng:

Hợp đồng cho thuê tài sản

Biên bản giao nhận tài sản, biên bản đánh giá hiện trạng tài sản

Trang 37

(1) Khi nhận TSCĐ đi thuê

(2) Khi trả lại TSCĐ đi thuê

(3) Nếu trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ

(4) Khi phân bổ tiền thuê phải trả từng kỳ

(5) Nếu thanh toán tiền thuê định kỳ

+ TK 214- Hao mòn bất động sản đầu tư

Kết cấu tài khoản

Trang 38

Giá trị hao mòn TSCĐ

do giảm TSCĐ

Giá trị hao mòn của TSCĐhiện có

Trang 39

TK 111, 152, 153,…

TK 627, 641, 642(1)

TK 142, 242

(5) KH cơ bản nội cấp trên (không hoàn lại)

(6) Nhận TSCĐ được điều chuyển đến (TSCĐ đã trích khấu hao)

(7) Ghi tăng đồng thời nguồn vốn KH khi trích KH

(8) Ghi đồng thời giảm nguồn vốn KH khi nộp KH

2.4.3.5 Sữa chữa TSCĐ:

Chứng từ sử dụng:

 Các phiếu chi, phiếu thu

 Biên bản sửa chữa tài sản cố định

Tài khoản sử dụng, kết cấu tài khoản:

(1) Nếu chi phí phát sinh nhỏ

(2) Nếu chi phí phát sinh lớn

Bên Nợ

Tập hợp chi phí sửa chữa lớn

phát sinh

Số dư Nợ

Chi phí sửa chữa lớn dở dang

Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành vào các tài

khoản liên quan.

Trang 40

(3) Phân bổ vào chi phí SXKD kỳ này

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w