Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 51 - 52)

Những hạn chế về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân thuộc về yếu tố bên ngoài. Tuy vậy, cũng không có ít những nguyên nhân do chủ quan gây ra. Một số nguyên nhân chủ quan chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế Việt

Nam còn yếu, vị trí kinh tế của Việt Nam chưa mạnh và còn đứng trong hàng ngũ của những nước nghèo. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc chống bán phá giá bởi một vấn đề tế nhị là sự ràng buộc của nhiều lợi ích làm cho mỗi quốc gia phải cân nhắc hiệu quả thực tế mà họ sẽ có được hoặc mất đi từ những vụ việc cụ thể. Với tư cách là biện pháp bảo hộ cho nền sản xuất nội địa trước sức tàn phá của mức giá bán thấp hơn giá thông thường của sản phẩm, các biện pháp chống bán phá giá tạo ra sự đối đầu giữa ngành sản xuất sản phẩm tương tự nhau của hai quốc gia có giao dịch thương mại với nhau. Vì thế, khởi sự một vụ việc chống bán phá giá đôi khi không chỉ gây ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn là sự xung đột lợi ích giữa các quốc gia, các vùng kinh tế. Ở một chừng mực nhất định, vị thế thương mại của quốc gia có ảnh hưởng đáng kể đến phán quyết về việc có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không. Thực tế cho thấy, các quốc gia đang phát triển khó có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu chiến lược từ các nước phát triển bởi nếu áp dụng họ có thể phải trả giá bằng sự cắt giảm viện trợ, cắt giảm các khoản vay….

Thứ hai, Việt Nam vẫn chưa xác định được chính xác liệu những hàng

hoá từ những nước này có bán phá giá tại Việt Nam hay không do ở Việt Nam chưa có luật về chống phá giá, có cơ sở tiến hành điều tra chống bán phá giá

nhưng do các doanh nghiệp cũng như Nhà nước dường như “thờ ơ” với vấn đề này mà chỉ quan tâm đến vấn đề Việt Nam bị kiện bán phá giá ở nước ngoài.

Thứ ba, những hạn chế về tài chính và kiến thức, việc thiếu vắng các

nhà chuyên môn, chuyên nghiệp như luật sư, kế toán, kiểm toán, kinh tế gia... vẫn còn là một thiệt thòi lớn và giảm khả năng phân tích, tổng hợp và xác định trường hợp hàng nhập khẩu có bán phá giá trên thị trường Việt Nam hay không?. Điều này sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá trong nước và làm giảm khả năng phát triển của các doanh nghiệp trong nước cũng như vấn đề áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 51 - 52)