Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình nhập xuất, dự trữ, bảo quản
Trang 1KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
-VÀ THƯƠNG MẠI GIANG THẮNG
GIẢNG VIÊN HD: TH.S LÊ THỊ HỒNG HÀ
THANH HÓA- NĂM 2015
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……….ngày … Tháng … năm 2015
GIẢNG VIÊN
Trang 3NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
……….ngày … Tháng … năm 2015
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song
14
Sơ đồ 1.2 Nội dung và trình tự kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo sơ đồ sau: 16
Sơ đồ 1.3 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp sổ số dư 17
Sơ đồ 1.4 : Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung” 30
Sơ đồ 1.5 quy trình hạch toán theo hình thức nhật ký sổ cái 31
Sơ đồ 1.6 : Quy trình hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” 34
Sơ đồ 1.7 Quy trình hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ 36
Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán theo phần mềm kế toán 38
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty 41
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 44
Sơ đồ 2.3 : Quy trình ghi sổ theo “Chứng từ- ghi sổ” 45
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI GIANG THẮNG 3
1.1 Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3
1.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3
1.1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3
1.1.1.3 Yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây lắp 3
1.1.1.4 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu Công cụ dụng cụ 5
1.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ: 5
1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ: 5
1.1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 8
1.1.3 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ: 12
1.1.3.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 12
1.1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ: 13
1.1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 18
1.1.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên 18
1.1.4.2 Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 21
1.1.5 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 24
1.1.5.1 Sự cần thiết phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 25
1.1.5.2 Nguyên tắc và điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 25
1.1.6 Các hình thức ghi sổ kế toán 28
1.1.6.1 Hình thức sổ kế toán nhật ký chung 28
1.1.6.2 Hình thức sổ kế toán: Nhật ký sổ cái 30
1.1.6.3 Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ 32
1.1.6.4 Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chứng từ 35
1.1.6.5 Hình thức kế toán trên máy tính 37
Trang 6DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI GIANG
THẮNG 40
2.1 Khái quát chung về công ty 40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 40
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 40
2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán 43
2.1.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 45
2.1.4.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : chứng từ ghi sổ 45
2.1.4.2 Các chính sách khác: 46
2.2 Thực trang kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty 47
2.2.1 Đặc điểm của nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty 47
2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 47
2.2.2.1 Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho: 48
2.2.2.2 Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: 48
2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty 49
2.2.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng 49
2.2.3.2 Phương pháp kế toán chi tiêt 49
2.2.3.3 Quy trình nhập kho NVL, CCDC 50
2.2.3.4 Thủ tục xuất kho NVL, CCDC 51
2.2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 59
2.2.4.1 Kế toán tổng hợp tăng, giảm nguyên vật liệu 59
2.2.4.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm công cụ dụng cụ 65
2.2.4.3 Kiểm kê, đánh giá lại Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI GIANG THẮNG 73
3.1 Nhận xét chung về kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty 73
3.1.1 Ưu điểm 73
3.1.2 Nhược điểm 76
3.2 Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Giang Thắng 76
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sau khi gianhập Tổ chức thương mại thế giới thì sự ảnh hưởng càng lớn mạnh hơn Điều đó buộccác doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị thích ứng tốt với môi trường cạnh tranhbình đẳng nhưng cũng không ít sự khó khăn Muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩmlàm ra của doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng,sản phẩm đó phải đảm bảo chất lượng, và có giá thành phù hợp với túi tiền của ngườitiêu dùng
Để hạ giá thành sản phẩm thì có rất nhiều yếu tố liên quan, nhưng yếu tố quantrọng cấu thành nên sản phẩm đó là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí vềnguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm Hạchtoán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hợp lý, sử dụng tiết kiệm nhiên liệu đúng mụcđích, đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm và thựchiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và công
cụ dụng cụ chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình nhập xuất,
dự trữ, bảo quản sử dụng và thúc đẩy việc cung cấp đồng bộ các loại vật liệu cần thiếtcho sản xuất, đảm bảo tiết kiệm vật liệu, giảm chi phí vật liệu, tránh hư hỏng và mấtmát… góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và đem lại lợi nhuận caocho doanh nghiệp Đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lýsản xuất kinh doanh, đặc biệt trong quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ, đây là yếu tố hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của doanhnghiệp
Trong thời gian học tập tại trường, với tầm quan trọng và ý nghĩa trên cùng với
sự mong muốn học hỏi của bản thân cũng như muốn được đóng góp ý kiến của mình
kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nên em chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật
liệu - công cụ dụng cụ trong Công ty TNHH sản xuất và thương mại Giang Thắng”.
Báo cáo gồm ba phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng vấn đề ở Công ty TNHH sản xuất và thương mại GiangThắng
Trang 8Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, biện phápnâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NVL - CCDC tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo: Th.S Lê Thị Hồng Hà,các cô chú trong phòng kế toán tại công ty đã nhiệt tình chỉ bảo và truyền đạt nhữngkiến thức cơ bản để em được học tập và hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập củamình Tuy nhiên trong quá trình học tập, nghiên cứu và tham khảo các tài liệu, chắcchắn em không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế Vì vậy em rất mong nhận được sựgiúp đỡ và góp ý kiến từ phía các Quý thầy cô và các bạn trong lớp
Thanh Hóa, ngày tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Phạm Tuấn Anh
Trang 91.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinhdoanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm Đây làmột bộ phận của tài sản lưu động và thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sảncủa doanh nghiệp, là đối tượng cấu thành nên thực thể sản phẩm
Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắnkhông đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định
1.1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Đặc điểm của nguyên vật liệu:
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, vật liệu chỉ thamgia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định Trong quá trình sản xuất kinhdoanh, vật liệu chuyển dịch toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất trong kỳ gọi là chi phínguyên vật liệu trực tiếp (TK 621 ) và là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm Trongquá trình sản xuất vật liệu thay đổi hình thái vật chất ban đầu
Đặc điểm của công cụ dụng cụ:
Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyểndịch từng phần giá trị vào sản phẩm mới trong kỳ Trong quá trình sản xuất kinh doanhcông cụ dụng cụ không thay đổi hình thái vật chất ba đầu
1.1.1.3 Yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây lắp.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp,sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình, hạng mục công trình có quy mô
Trang 10lớn, kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản xuất (thi công) còn các điều kiệnkhác đều phải di chuyển theo địa điểm xây dựng Từ đặc điểm riêng của ngành xâydựng làm cho công tác quản lý, sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ phức tạp vì chịu ảnhhưởng lớn của môi trường bên ngoài nên cần xây dựng định mức cho phù hợp với điềukiện thi công thực tế Quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố khách quan của mọinền sản xuất xã hội Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi mức độ
và phương pháp quản lý cũng khác nhau
Hiện nay nền sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở thoả mãnkhông ngừng nhu cầu vật chất và văn hóa của mọi tầng lớp trong xã hội Việc sử dụngvật liệu công cụ dụng cụ một cách hợp lý, có kế hoạch ngày càng được coi trọng Côngtác quản lý vật liệu công cụ dụng cụ là nhiệm vụ của tất cả mọi người nhằm tăng hiệuquả kinh tế cao mà hao phí lại thấp nhất Công việc hạch toán vật liệu, công cụ dụng
cụ ảnh hưởng và quyết định đến việc hạch toán giá thành, cho nên để đảm bảo tínhchính xác của việc hạch toán giá thành thì trước hết cũng phải hạch toán vật liệu, công
cụ dụng cụ chính xác
Để làm tốt công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ trên đòi hỏi chúng taphải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng.Trong khâu thu mua vật liệu, công cụ dụng cụ phải được quản lý về khối lượng, quycách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua, thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến
độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bộ phận kếtoán - tài chính cần có quyết định đúng đắn ngay từ đầu trong việc lựa chọn nguồn vật
tư, địa điểm giao hàng, thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển và nhất là về giámua, cước phí vận chuyển, bốc dỡ… cần phải dự toán những biến động về cung cầu vàgiá cả vật tư trên thị trường để đề ra biện pháp thích ứng Đồng thời thông qua thanhtoán kế toán vật liệu cần kiểm tra lại giá mua vật liệu, công cụ dụng cụ, các chi phí vậnchuyển và tình hình thực hiện hợp đồng của người bán vật tư, người vận chuyển Việc
tổ chức tổ kho tàng, bến bãi thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu,công cụ dụng cụ tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn cũng là một trongcác yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ Trong khâu dự trữ đòi hỏi doanh nghiệpphải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình thi công xâylắp được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng vật tư không
Trang 11kịp thời hoặc gây ứ động vốn do dự trữ quá nhiều.
Tóm lại, quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sửdụng vật liệu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanhnghiệp luôn được các nhà quản lý quan tâm
1.1.1.4 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu Công cụ dụng cụ
Kế toán là công cụ phục vụ việc quản lý kinh tế vì thế để đáp ứng một cáchkhoa học, hợp lý xuất phát từ đặc điểm của vật liệu, công cụ dụng cụ, từ yêu cầu quản
lý vật liệu, công cụ dụng cụ, từ chức năng của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ trongcác doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vậnchuyển, bảo quản, tình hình nhập, xuất và tồn kho vật liệu Tính giá thành thực tế vậtliệu đã thu mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu tư
về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời, đầyđủ, đúng chủng loại cho quá trình thi công xây lắp
+ Áp dụng đúng đắn các phương pháp về kỹ thuật hạch toán vật liệu, hướngdẫn, kiểm tra các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạchtoán ban đầu về vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ) mở chế độ đúng phươngpháp quy định nhằm đảm bảo sử dụng thống nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiệnthuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành kinh tế
và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư phát hiệnngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý vật tư thừa, thiếu, ứ đọng hoặc mất phẩmchất Tính toán, xác định chính xác số lượng và giá trị vật tư thực tế đưa vào sử dụng
và đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh
1.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ:
1.1 2.1 Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ:
Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu - công cụ dụng cụ bao gồm rất nhiềuloại khác nhau, đặc biệt là trong ngành xây dựng cơ bản với nội dung kinh tế và tínhnăng lý hoá học khác nhau Để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tớitừng loại vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho kế hoạch quản trị … cần thiết phải tiến
Trang 12hành phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ.
Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình thicông xây lắp, căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu đượcchia thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp
xây lắp, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm
Trong ngành xây dựng cơ bản còn phải phân biệt vật liệu xây dựng, vật kết cấu
và thiết bị xây dựng Các loại vây liệu này đều là cơ sở vật chất chủ yếu hình thànhnên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công trình xây dựng nhưng chúng
có sự khác nhau Vật liệu xây dựng là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến được
sử dụng trong đơn vị xây dựng để tạo nên sản phẩm như hạng mục công trình, côngtrình xây dựng như gạch, ngói, xi măng, sắt, thép… Vật kết cấu là những bộ phận củacông trình xây dựng mà đơn vị xây dựng sản xuất hoặc mua của đơn vị khác để lắpvào sản phẩm xây dựng của đơn vị xây dựng sản xuất hoặc mua của đơn vị khác để lắpvào sản phẩm xây dựng của đơn vị mình như thiết bị vệ sinh, thông gió, truyền hơi
ấm, hệ thống thu lôi…
+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không
cấu thành thực thể chính của sản phẩm Vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ trong quá trìnhsản xuất, chế tạo sản phẩm: Làm tăng chất lượng vật liệu chính và sản phẩm, phục vụcho công tác quản lý, phục vụ thi công, cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật bao gói sảnphẩm Trong ngành xây dựng cơ bản gồm: sơn, dầu, mỡ… phục vụ cho quá trình sảnxuất
+ Nhiên liệu: Về thực thể là một loại vật liệu phụ, nhưng có tác dụng cung cấp
nhiệt lượng trong qúa trình thi công, kinh doanh tạo điều kiện cho qúa trình chế tạo sảnphẩm có thể diễn ra bình thường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, khí, rắn như:xăng, dầu, than củi, hơi đốt dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, chocác phương tiện máy móc, thiết bị hoạt động
+ Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất…
+ Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công
Trang 13cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.
+ Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình thi công xây lắp như gỗ,
sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định Tuỳ thuộcvào yêu quản lý và công ty kế toán chi tiết của từng doanh nghiệp mà trong từng loạivật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng thứ một cách chi tiết hơn bằngcách lập sổ danh điểm vật liệu Trong đó mỗi loại, nhóm, thứ vật liệu được sử dụngmột ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số thập phân để thay thế tên gọi, nhãn hiệu,quy cách của vật liệu Ký hiệu đó được gọi là sổ danh điểm vật liệu và được sử dụngthống nhất trong phạm vi doanh nghiệp
Căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanhnghiệp được chia thành nguyên vật liệu mua ngoài và nnguyeen vật liệu tự chế biếngia công
Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyênvật liệu của doanh nghiệp chia thành nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuấtkinh doanh và nguyên vật liệu sử dụng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng,quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm…
Phân loại công cụ dụng cụ
Căn cứ vào thời gian phân bổ :
- Loại phân bổ một lần
- Loại phân bổ nhiều lầnLoại phân bổ 1 lần là những công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng ngắn và cótrị giá nhỏ Loại phân bổ nhiều lần thường có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài hơn vànhững công cụ dụng cụ chuyên dùng Loại này được chia thành loại phân bổ 2 lần vàloại phân bổ nhiều lần
Căn cứ vào nội dung kinh tế của công cụ dụng cụ
- Các loại lán trại tạm thời , đà giáo, cốp pha dung trong xây dựng cơ bản, dụng
cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất
- Bao bì tính riêng gía trị đi kèm với hàng hoá thành phẩm để bảo quản và vậnchuyển
- Dụng cụ đồ dùng bằng thuỷ tinh sành sứ
- Quần áo bảo hộ lao động chuyên dùng để làm việc
Trang 14- Công cụ dụng cụ khác.
Căn cứ theo yêu cầu quản lý và yêu cầu ghi chép kế toán cụng cụ dụng cụ
- Công cụ dụng cụ
- Công cụ dụng cụ cho thuê
- Bao bì luân chuyển
Căn cứ theo mục đích và nơi sử dụng cụng cụ dụng cụ
- CCDC dùng cho sản xuất kinh doanh
- CCDC dùng cho quản lý
- CCDC dùng cho nhu cầu khác
Mỗi cách phân loại có yêu cầu mục đích riêng phục vụ cho công tác quản lý vật
tư của doanh nghiệp theo yêu cầu cụ thể
1.1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
a Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá thực tế.
Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho
- Nguyên vật liệu, CCDC mua ngoài:
+
Chi phí thu mua (kể cả hao mòn trong định mức)
-Các khoản giảm trừ phát sinh khi mua
+ Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng vàosản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếphoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp,phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu , CCDC mua vào được phản ánh theo tổng giátrị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có)
+ Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, CCDC dùng vào sản xuấtkinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương phápkhấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu, CCDC mua vào được phản ánh theo giá muachưa có thuế Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên vật liệu, CCDC và thuế GTGT đầuvào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán vào tàikhoản 133
Trang 15+ Đối với nguyên vật liệu, CCDC mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quyđổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
Giá gốc = Giá mua + Thuế không hoàn lại (nếu có) + Chi phí mua hàng (nếucó) - Các khoản giảm trừ (nếu có)
- Vật liệu , dụng cụ do tự chế biến:
Trị giá thực tế vật liệu, dụng cụ do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực
tế của vật liệu, dụng cụ xuất ra để chế biến và chi phí chế biến
Giá thực tế
Giá thực tế vật liệu xuất chế biến +
Chi phí chế biến
- Vật liệu , dụng cụ thuê ngoài gia công:
Trị giá thực tế vật liệu, dụng cụ thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trịgiá thực tế của vật liệu, dụng cụ xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chiphí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lạikho của doanh nghiệp
Giá thực tế
nhập kho =
Giá thực tế thuê ngoài gia công +
Chi phí gia
Chi phí vận chuyển
- Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhận góp vốn liên doanh
Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giáthực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận
Giá thực tế
Giá thỏa thuận giữa các bên tham gia góp vốn
+ Chi phí liên quan (nếu có)
- Trường hợp được biếu tặng, được thưởng, viện trợ
Trị giá thực tế được xác định là giá tương đương giá bán trên thị trường
- Đối với các loại phế liệu thu hồi
Trị ía thực tế bằng giá ước tính hoặc giá có thể bán được
Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho.
Vật liệu, công cụ dụng cụ được thu mua và nhập kho thường xuyên từ nhiềunguồn khác nhau, do đó giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giốngnhau Khi xuất kho kế toán phải tính toán xác định được giá thực tế xuất kho cho từng
Trang 16nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau Theo phương pháp tính giá thực tế xuất kho đãđăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán Để tính giá trịthực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho có thể áp dụng một trong các phươngpháp sau:
+ Phương pháp tính theo đơn giá thực tế bình quân tồn đầu kỳ:
Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tínhtrên cơ sở số liệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng và đơn giá bình quân vật liệu,công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá bình quân vật liệu, CCDCtồn đầu kỳ
Đơn giá bq vật
liệu, dụng cụ tồn
đầu kỳ
=
Giá thực tế vât liệu, dụng cụ tồn đầu kỳ
Số lượng vật liệu, dụng cụ tồn đầu kỳ
+ Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:
Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loạinguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể Phươngpháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng
có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
+ Phương pháp tính theo giá thực tế nhập trước - xuất trước:
Theo phương pháp này phải xác định được đơn giá nhập kho thực tế của từnglần nhập Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho tính giá thực tế xuất kho theo nguyêntắc và tính theo giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước Sốcòn lại (tổng số xuất kho - số xuất thuộc lần nhận trước) được tính theo đơn giá thực tếcác lần nhập sau Như vậy giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ chính
là giá thực tế của vật liệu nhập kho thuộc các lấn mua vào sau cùng
+ Phương pháp tính theo giá thực tế nhập sau - xuất trước:
Trang 17Ta cũng phải xác định đơn giá thực tế của từng lần nhập nhưng khi xuất sẽ căn
cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối Sau đó mới lần lượt đếncác lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho Như vậy giá thực tế của vật liệu, công
cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ lại là giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ tính theo đơn giácủa các lần nhập đầu kỳ
+ Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trịtừng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ:
Giá thực tế NL-VL
công cụ xuất dùng
trong kỳ
= Số lượng vật liệu công cụ xuất dùng ×
Đơn giá bình quân
Trị giá thực tế NL-VL, CCDC nhập kho trong kỳ
Số lượng NL-VL, CCDC tồn kho đầu kỳ +
Số lượng NL-VL,CCDC nhập
kho trong kỳ
Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phươngpháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sao cho phù hợpvới doanh nghiệp
b Đánh giá vật liệu công cụ dụng cụ theo giá hạch toán.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, khối lượng, chủng loại vật liệu, công
cụ dụng cụ nhiều, tình hình nhập xuất diễn ra thường xuyên Việc xác định giá thực tếcủa vật liệu, công cụ dụng cụ hàng ngày rất khó khăn và ngay cả trong trường hợp cóthể xác định được hàng ngày đối với từng lần nhập, đợt nhập nhưng quá tốn kém nhiềuchi phí không hiệu quả cho công tác kế toán, có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toántình hình nhập, xuất hàng ngày Giá hạch toán là loại giá ổn định được sử dụng thốngnhất trong doanh nghiệp, trong thời gian dài có thể là giá kế hoạch của vật liệu, công
Trang 18cụ dụng cụ Như vậy hàng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá vật liệu,công cụ dụng cụ xuất Cuối kỳ phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để có sốliệu ghi vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp và báo cáo kế toán Việc điều chỉnh giáhạch toán theo giá thực tế tiến hành như sau:
Trước hết xây dựng hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu, công cụdụng cụ (H)
Tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp màtrong các phương pháp tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho đơn giá thực tế hoặc
hệ số giá (trong trường hợp sử dụng giá hạch toán) có thể tính riêng cho từng thứ,nhóm hoặc cả loại vật liệu, công cụ dụng cụ
1.1.3 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ:
1.1.3.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
a Chứng từ
Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rấtnhiều loại chứng từ khác nhau Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như phiếunhập kho,… cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh nghiệpnhư hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang tính chất bắtbuộc như thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… cũng có chứng từ mang tính chấthướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, … Tuy nhiên,cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phêduyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quảquản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập -xuất nguyên vật liệu bao gồm:
Trang 19+ Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
+ Phiếu nhập kho
+ Biên bản kiểm nghiệm
- Chứng từ xuất
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
- Chứng từ theo dõi quản lý
+ thẻ kho
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
+ Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
b Sổ kế toán sử dụng
- Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Bảng tổng hợp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Thẻ kho (Sổ kho)
1.1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ:
Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán vật liệu giữa kho vàphòng kế toán có thể thực hiện theo các phương pháp sau:
- Phương pháp thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu lưu chuyển
- Phương pháp sổ số dư
a Phương pháp thẻ song song
- Tại kho: Việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn khho hàng ngày do thủ khotiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng
Khi nhận các chứng từ nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ, thủ kho phải triểmtra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuấtvào chứng từ thẻ kho Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho Định kỳ thủ khogửi (hoặc kế toán xuống kho nhận) các chứng từ xuất, nhập đã được phân loại theo từnthứ vận liệu, công cụ dụng cụ cho phòng kế toán
- Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ
Trang 20dụng cụ để ghi chép tình hình xuất, nhập, tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị Về
cơ bản, sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ có kết cấu giống như thẻ khonhưng có thêm các cột để ghi chép theo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng kế toán cộng sổ chitiết vật liệu, công cụ dụng cụ và kiểm tra đối chiếu với thẻ kho Ngoài ra để có số liệuđối chiếu, triểm tra với kế toán tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vàobảng Tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng nhóm, loại vậtliệu, công cụ dụng cụ Có thể khái quát, nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu, công cụdụng cụ theo phương pháp thẻ song song theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ
song song
Ghi chú:
: Ghi hàng tháng: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra
Bảng kê tổnghợp N - X - T
Trang 21Với tư cách kiểm tra, đối chiếu như trên, phương pháp thẻ song song có ưuđiểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, phát hiện sai sót trong việc ghi chép,quản lý chặt chẽ tình hình biến động về số hiện có của từng loại vật liệu theo số liệu vàgiá trị của chúng Tuy nhiên theo phương pháp thẻ song song có nhược điểm lớn làviệc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán cần trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khốilượg công việc ghi chép quá lớn nếu chủng loại vật tư nhiều và tình hình nhập, xuấtdiễn ra thường xuyên hàng ngày Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hànhvào cuối tháng, do vậy hạn chế chức năng của kế toán Phương pháp thẻ song songđược áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, công cụ dụng
cụ, khối lượng các nghiệp vụ (chứng từ) nhập, xuất ít, không thường xuyên và trình độnghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế
b Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
- Tại kho: Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ khogiống như phương pháp thẻ song song
- Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chieué luân chuyển để ghi chép tìnhhình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ ở từng kho dùng cảnăm nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng Để có số liệu ghi vào sổ đốichiếu luân chuyển, kế toán phải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng
từ nhập, xuất định kỳ thủ kho gửi lên Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi và
về chỉ tiêu giá trị
Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyểnvới thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp
Trang 22Sơ đồ 1.2 Nội dung và trình tự kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo
kế toán vật liệu, do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình kế toán nhập,xuất hàng ngày
Bảng kê xuất
Sổ đối chiếuluân chuyển
Bảng kê
nhập
Ghi chú:
: Ghi hàng tháng: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra
Trang 23- Tại kho: Thủ kho cũng là thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho,nhưng cuối tháng phải ghi sổ tồn kho đã tách trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột sốlượng.
- Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm đểghi chép tình hình nhập, xuất Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng luỹ
kế nhập, luỹ kế xuất rồi từ các bảng luỹ kế lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theotừng nhóm, loại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chỉ tiêu giá trị
Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuốitháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghivào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng kế tổng hợp nhập, xuất tồn (cột số tiền)
và số liệu kế toán tổng hợp Nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng
cụ theo phương pháp sổ số dư được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp sổ số
nhập
Sổ số dư
Trang 24Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt
được khối lượng công việc ghi sổ kế toán do chỉ tiêu ghi sổ theo chỉ tiêu giá trị và theonhóm, loại vật liệu Công việc kế toán tiến hành đều trong tháng, tạo điều kiện cungcấp kịp thời tài liệu kế toán phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý ở doanh nghiệp, thựchiện kiểm tra, giám sát thường xuyên của kế toán đối với việc nhập, xuất vật liệu hàngngày
Và phương pháp này cũng có nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi sổ theo chỉ tiêu giátrị, theo nhóm, loại vật liệu nên qua số liệu kế toán không thể không nhận biết được sốhiện có và tình hình tăng giảm vật liệu mà phải xem số liệu trên thẻ kho Ngoài ra khiđối chiếu, kiểm tra số liệu ở sổ số dư và bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nếu khôngkhớp đúng thì việc kiểm tra để phát hiện sự nhầm lẫn, sai sót trong việc ghi số sẽ cónhiều khó khăn, phức tạp và tốn nhiều công sức Phương pháp sổ số dư được áp dụngthích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ kinh tế (chứng từ nhập,xuất) về nhập, xuất vật liệu diễn ra thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và đã xâydựng được hệ thống danh điểm vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngàytình hình nhập, xuất, tồn kho, yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán củadoanh nghiệp tương đối cao
1.1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
1.1.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tìnhhình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán
Công thức:
Ghi chú:
: Ghi hàng tháng: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra
Trang 25Trị giá hàng
tồn kho cuối
kỳ
= Trị giá hàngtồn kho đầu kỳ +
Trị giá hàngnhập khotrong kỳ
-Trị giá hàngxuất kho trongkỳCuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho và
số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải xử lýkịp thời
Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vịthương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lượngcao
Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
Phản ánh số liệu có, tình hình tăng giảm các loại nguyên, vật liệu theo giá thực
tế của doanh nghiệp
- Nội dung kết cấu
Bên Nợ: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu nhập kho trong kỳ
Giá trị của nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê
Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ
Bên Có: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu xuất kho
Giá trị thực tế nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
Chiết khấu thương mại được hưởng
Nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê
Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ
Dư Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ
* Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”
Tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại công cụdụng cụ
Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”
Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán
- Nội dung kết cấu tài khoản 331
Bên Nợ: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu,…
Số tiền ứng trước cho người bán, người nhận thầu
Trang 26Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho số hàng đã giao theo hợp đồng Trả lại số vật tư, hàng hóa cho người bán
Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được trừ vào số nợ phải trả chongười bán
Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán…
Dư Nợ (nếu có): Số tiền tạm ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận hàngcuối kỳ hoặc số trả lớn hơn số phải trả
Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán…
* Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ”
Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, cònđược khấu trừ
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1331: “thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”
TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định”
- Nội dung kết cấu tài khoản 133:
Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ
Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại được giảm giá Bên Nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào được hoànlại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả
* Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”
Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh
Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ hạch toán
Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Phương pháp kế toán nhập, xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ:
Trang 27Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu, côngcụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê
"CC,DC" Xuất dùng trực tiếp cho sản
xuất chế tạo sản phẩm SDĐK: xxx
Trang 28
1.1.4.2 Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ không phản ánh các nhiệm vụ nhập, xuất nguyên
Xuất dùng cho quản lý, phụcsản xuất bán hàng, QLDN, XDCB
Nhập kho VL, CC, DC do mua
ngoài
Phần hiện thiếu khi kiểm kê
chờ xử lýXuất bán, gửi bán
Chênh lệch giảm do đánh giá
ngoài gia công, chế biến
Nhận góp vốn liên doanh
Phần hiện thừa khi kiểm kê chờ
xử lýChênh lệch tăng do đánh giá
lại
Trang 29nguyên vật liệu thường xuyên liên tục trên các tài khoản tồn kho Các tài khoản nàychỉ phản ánh giá trị vật tư hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, nhập, xuất nguyên vật liệuhàng ngày được phản ánh trên tài khoản 611 – Mua hàng cuối kỳ kiểm kê nguyên vậtliệu, sử dụng phương pháp cân đối để tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo côngthức:
-Trị giá NVLnhập kho trong kỳ
+ Trị giá NVL
cuối kỳPhương pháp hạch toán nguyên liệu, vật liệu theo kiểm kê định kỳ: khi muanguyên liệu, vật liệu căn cứ vào hóa đơn mua hàng, hóa đơn vận chuyển, phiếu nhậpkho, thông báo thuế nhập khẩu phải nộp (hoặc biên lai thu thuế nhập khẩu) để ghi nhậngiá gốc hàng mua vào tài khoản 611 – Mua hàng Khi xuất sử dụng hoặc xuất bán chỉghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê
Theo phương pháp này, mọi biến động của nguyên liệu, vật liệu không phảnánh trên tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” mà phản ánh vào tài khoản 611 “Muahàng”
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiềuchủng loại nguyên vật liệu với quy cách, mẫu mã đa dạng được xuất dùng hoặc bánthường xuyên Phương pháp này đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc nhưng độchính xác của trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ phụ thuộc vào chất lượng quản
lý công tác nguyên vật liệu tại kho
Tài khoản kế toán sử dụng
TK 611 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 611: Mua hàng có 2 tài khoản cấp 2
Tài khoản 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu Tài khoản này dùng để phán ánh trịgiá nguyên vật liệu mua vào và xuất sử dụng trong kỳ kế toán và kết chuyển trị giá
Trang 30nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ kế toán.
Tài khoản 6112: Mua hàng hóa Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hànghóa mua vào và xuất bán trong kỳ kế toán và kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu
kỳ và tồn kho cuối kỳ kế toán
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Theo phương pháp này, TK 152 chỉ phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu tồnđầu kỳ và cuối kỳ Bên nợ kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn đầu kỳ sang TL
611 bên có kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn cuối kỳ
Ngoài các tài khoản đã nêu, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan để kếtoán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu như TK 111, 112
Phương pháp hạch toán
Trang 31TK 111, 112, 138Chiết khấu hàng mua được
hưởng giảm giá, hàng muaMua trả tiền ngay
Mua chưatrả
Thanh toán
tiền
TK 154Cuối kỳ kết chuyển số xuất
dùng cho sản xuất kinh
Trang 321.1.5 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1.1.5.1 Sự cần thiết phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuấtkinh doanh phần giá trị bị giảm thấp xuống so với trị giá ghi sổ kế toán của hàng tồnkho.Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tếxảy ra do vật liệu tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng phản ánh đúng giá trị thuần cóthể thực hiện được hàng tồn kho của doanh nghiệp, nhằm đưa ra một hình ảnh trungthực về tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán kếtoán.Việc lập dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho phải tính cho từng thứ vật liệu, hànghoá tồn kho nếu có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên, có thể xảy ratrong niên độ kế toán của vật liệu, hàng hoá Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉđược lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập BCTC Khi lập dự phòng giảm giáhàng tồn kho phải thực hiện theo đúng các quy định của cơ chế quản lý tài chính hiệnhành
1.1.5.2 Nguyên tắc và điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
a Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo TT 45/2013/TT - BTC, cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thựchiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc củahàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng Phần chênh lệchgiữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay
so với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trướcđược xử lý như sau:
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ
kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ
kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinhdoanh (giá vốn hàng bán) trong kỳ
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ
kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ
kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sảnxuất kinh doanh (giá vốn hàng bán) trong kỳ
TK 412 Chênh lệch đánh giá giảm
TK 412
Thiếu hụt mất mát
TK 111, 138, 334
Trang 33b Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo Thông tư 13 ngày 27/02/2006 của Bộ Tài Chính, doanh nghiệp phải lậphội đồng để xác định mức độ giảm giá hàng tồn kho Hội đồng do Giám đốc doanhnghiệp thành lập với các thành phần bắt buộc là Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởngphòng vật tư hoặc Phòng kinh doanh Việc trích lập các khoản dự phòng hàng tồn khophải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằngchứng khác chứng minh giá gốc của hàng tồn kho
- Là những loại hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tạithời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốcđược ghi nhận trên sổ kế toán của doanh nghiệp
Trường hợp các loại nguyên vật liệu có giá trị bị giảm so với giá gốc được ghinhận trên sổ kế toán nhưng giá bán của các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ cácloại nguyên vật liệu tồn kho này không bị giảm giá hoặc bị giảm giá nhưng giá bánvẫn bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm thì không được trích lập dựphòng giảm giá tồn kho
c Phương pháp kế toán
Chứng từ sử dụng trong hoạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu:
Các chứng từ ở đây là các bằng chứng chứng minh cho sự giảm giá của nguyênvật liệu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, cũng như các chứng từ khác cho thấy
sự giảm giá của sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên vật liệu đó Chúng ta cóthể thấy gồm giấy báo giá, bảng niêm yết giá, các hóa đơn … Dựa vào đó, kế toán lập
“Sổ chi tiết dự phòng giảm giá nguyên vật liệu”
Trang 34SỔ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU
ST
T
Mãsố
Tên vậtliệu
Giá hạchtoán
Giá trị ghisổ
Giá trịthuần có thểthực hiệnđược
Chênhlệch
TK 159 " Dự phòng giảm giá hàng tồn kho "
SDĐK: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có đầu kỳ.
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn
kho được hoàn nhập vào giá vốn
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho sử dụng để điều chỉnh trị giá hàng tồn khothực tế của các tài khoản hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản dự tính trước để đưa vào giá vốnhàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá gốc đã ghi sổ kế toán của hàng tồnkho Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế
Trang 35Lập dự phòng giảmgiá HTK
xảy ra do hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho bị giảm giá; đồng thờicũng để phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trong doanhnghiệp khi lập báo cáo tài chính cuối niên độ kế toán
Phương pháp kế toán
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
(1) Cuối kỳ kế toán năm ( hoặc quý ) khi lập dự phòng giảm giá HTK lần đầu tiên, ghi:
(2) Cuối kỳ kế toán năm hoặc quý tiếp theo:
1.1.6 Các hình thức ghi sổ kế toán
1.1.6.1 Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
a Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật
ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kếtoán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từngnghiệp vụ phát sinh
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
Sổ Cái;
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
b Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Trang 36(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếuđơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, cácnghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phùhợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tàichính
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cânđối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật
ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ sốtrùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
Trang 37Ghi chú: Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngàyĐối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.4 : Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung”
1.1.6.2 Hình thức sổ kế toán: Nhật ký sổ cái
a Đặc trưng
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là
sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toánhoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Trang 38b Trình tự ghi sổ
- Nhật ký sổ cái: là một quyển sổ Kế toán TH duy nhất vừa dùng làm số NK ghi
chép các NVKT – TCPS theo trình tự thời gian, vừa dùng làm Sổ cái để tập hợp và hệthống hóa các NV đó theo các TK kế toán
- Số NK – Sổ cái: gồm nhiều trang, mỗi trang chia làm 2 phần: một phần dùng
làm sổ nhật ký (cột: ngày tháng, trích yếu nội dung), một phần dùng làm số cái (nhiều
cột, mội TK có 2 cột: Nợ - Có)
- Các loại sổ kế toán chi tiết: Vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, tào sản
CĐ, Khấu hao TSCĐ và NVKD, vốn bằng tiền, phải trả người bán, phải thu khách
hàng, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, QLDN.
Ghi chú
Ghi hằng ngày (định kỳ)Ghi vào cuối tháng (hoặc định kỳ)Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.5 quy trình hạch toán theo hình thức nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
SỔ NHẬT KÝ SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 39Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xácđịnh tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái Số liệu củamỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên mộtdòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lậpcho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phátsinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đ ghi
Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệucủa cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần
Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các thángtrước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối thángnày Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra
số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái
Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cáiphải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột phát
sinh ở phần “Nhật ký” =
Tổng số phát sinh nợ của tất cả các TK
-Tổng số phát sinh có của tất cả các TK
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, sốphát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khoá
sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dưcuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái
và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp,đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo
1.1.6.3 Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ
a Đặc trưng
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để
Trang 40ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc BảngTổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phảiđược kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
b Trình tự ghi chép
- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh theo các tài khoản tổng hợp
- Số đăng ký chứng từ ghi sổ: Là loại sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian Ngoài ra còn dùng để quản
lý các chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu với sổ cái
- Các sổ kế toán chi tiết: Vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, tào sản CĐ,
Khấu hao TSCĐ và NVKD, vốn bằng tiền, phải trả người bán, phải thu khách hàng,chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, QLDN
Trình tự