1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH AL – 36 MINH HIỀN

94 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Doanh nghiệp cần phải trích lập dự phòng theo quy định đối với các khoản phải thu khó đòi ...79 Để hạn chế những biến đổi đổi bất ngờ, đột ngột tới kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện, để bài chuyên đề tốt nghiệp của em có thể hoànthành, bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ, sự đóng góp ý kiến rất nhiều thầy cô vàcác anh chị trong công ty

Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô khoa kinh tế trường Đại Học CôngNghiệp TPHCM Đặc biệt là cô giáo Lê Thị Hồng Sơn đã hướng dẫn em hoàn thànhbài chuyên đề tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú trong các phòng ban của công ty

TNHH AL – 36 Minh Hiền Đặc biệt là phòng kế toán đã giúp đỡ và hướng dẫn em

hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bài chuyên đề tốt nghiệp này do sự hiểu biết

và kiến thức của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi một vài sai sót Mong quýthầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.Cuối cùng em xin kính chúc các quý thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe, họctập tốt và đạt nhiều thành công trong công việc

Ngày ….tháng ….năm 2015

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Lê Thị Mỹ Duyên

Trang 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Ngày … Tháng … năm 2015

GIẢNG VIÊN

Trang 4

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Ngày … Tháng … năm 2015

GIẢNG VIÊN

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1.1.2.1 Vai trò của kế toán các khoản nợ phải thu 4

1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu 4

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản phải thu khách hàng 7

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán tài khoản thuế GTGT 8

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản phải thu nội bộ 10

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tài khoản phải thu khác 13

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi 15

Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán tạm ứng 16

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 24

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 26

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ 28

Trang 6

6 SXKD Sản xuất kinh doanh

7 BCĐKT Bảng cân đối kế toán

8 GTGT Giá trị gia tăng

11 CNV Công nhân viên

12 BHXH Bảo hiểm xã hội

13 BHYT Bảo hiểm y tế

14 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN pHẢN BIỆN 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6

TT 6

TỪ VIẾT TẮT 6

DIỄN GIẢI 6

DN 6

Doanh nghiệp 6

TNHH 6

Trách nhiệm hữu hạn 6

vá 01 6

Chuẩn mực kế toán chung 6

tscđ 6

Tài sản cố định 6

xdcb 6

Xây dựng cơ bản 6

sxkd 6

Sản xuất kinh doanh 6

Trang 8

Công nhân 6

cnv 6

Công nhân viên 6

bhxh 6

Bảo hiểm xã hội 6

bhyt 6

Bảo hiểm y tế 6

bhtn 6

Bảo hiểm thất nghiệp 6

MỤC LỤC 7

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TRONG DOANH NGHIỆP thương mẠi 3

1.1 Những vấn đề chung về kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp 3

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến các khoản phải thu 3

1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nợ phải thu 4

1.1.2.1 Vai trò của kế toán các khoản nợ phải thu 4

1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu 4

1.1.3 Nguyên tắc hạch toán 5

1.1.4 Phương thức thu hồi các khoản phải thu 6

1.1.5 Điều kiện ghi nhận các khoản phải thu 6

1.2 Kế toán các khoản phải thu theo quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 6

1.3 Nội dung kế toán các khoản phải thu theo chế độ kế toán hiện hành 6

1.3.1 Chứng từ sử dụng 6

1.3.2 Tài khoản sử dụng 7

1.3.3 Phương pháp hạch toán 7

Trang 9

1.4 Sổ sách kế toán 17

1.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung 17

1.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái 17

1.4.3 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 18

1.4.4 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 19

1.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 20

CHƯƠNG 2 22

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH AL – 36 MINH HIỀN 22

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22

Ngành nghề sản xuất kinh doanh 22

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 22

Chức năng 22

Nhiệm vụ 23

Phương thức tiêu thụ hàng hoá của công ty 23

Bài toán Quản lý bán hàng tại công ty 23

Thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty 23

Chiến lược kinh doanh của công ty 24

2.1.3 Tình hình tổ chức của Công ty 24

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 24

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 24

Trang 10

2.2.2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ 28

2.2.2.4 Các chính sách khác 29

2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH AL – 36 MINH HIỀN 29

2.3.1 Các khoản phải thu tại Công ty TNHH AL – 36 Minh Hiền 29

2.3.2 Thực trạng công tác kế toán các khoản phải thu tại Công ty TNHH AL – 36 Minh Hiền 29

2.3.2.1 Chứng từ sử dụng 29

2.3.2.2 Tài khoản sử dụng 30

2.3.2.3 Sổ sách kế toán sử dụng 30

2.3.2.4 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 30

CHƯƠNG 3 76

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU VÀ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH AL – 36 MINH HIỀN 76

3.1 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CHUNG 76

3.1.2 Ưu diểm 76

3.1.2.1 Bộ máy tổ chức công ty chặt chẽ, khoa học 76

3.1.2.2 Đội ngũ nhân viên có trình độ cao 76

3.1.2.3 Áp dụng kế toán máy 76

3.1.2.4 Bộ máy kế toán gọn nhẹ và chặt chẽ 77

3.1.2.5 Hình thức kế toán phù hợp 77

3.1.2.6 Hệ thống chứng từ đầy đủ và đúng quy định 77

3.1.2.7 Kế toán các khoản phải thu khách hàng được theo dõi chặt chẽ 77

3.1.3 Nhược điểm 78

Công tác kế toán nợ phải thu 79

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY 79

3.2.1 Doanh nghiệp cần phải trích lập dự phòng theo quy định đối với các khoản phải thu khó đòi 79

Để hạn chế những biến đổi đổi bất ngờ, đột ngột tới kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán thì vào cuối niên độ kế toán công ty phải có dự kiến số nợ có khăng năng khó đòi để ước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán 79

Trang 11

3.2.2 Đưa ra các chính sách giảm giá, chiết khấu phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng 80

3.2.3 Theo dõi tốt tình trạng nợ của từng khách hàng 80

81

3.2.4 Kiểm soát chặt các khoản tạm ứng, khi thanh toán tạm ứng yêu cầu xuất hóa đơn 81

3.2.5 Áp dụng công nghệ kỹ thuật 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế,các doanh nghiệp đều phải đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải luôn tựđổi mới và hoàn thiện để phát huy những ưu điểm và ngành nghề kinh doanh củamình.Trong điều kiện đó muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần xác địnhmục tiêu hoạt động phù hợp với năng lực của mình, có phương án sản xuất và sử dụngnguồn vốn sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Muốn làm được điều đó thì trước hếtcác doanh nghiệp phải nắm vững được tình hình tài chính của mình

Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả haykhông thì chúng ta xem xét tổng thể khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tình hìnhthanh toán các khoản phải thu là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chấtlượng hoạt động tài chính của DN Nếu hoạt động tài chính tốt DN sẽ ít công nợ, khảnăng thanh toán dồi dào và đảm bảo doanh nghiệp sẽ ít đi chiếm dụng vốn Ngược lạinếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, cáckhoản nợ phải thu sẽ kéo dài Điều này sẽ không tốt cho DN chủ động về vốn để đảmbảo quá trình SXKD và mang lại hiệu quả

Bất kỳ doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng đềubao gồm rất nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan tới vấn đề thanh toán như: thanh toánvới nhà nước, với cán bộ công nhân viên, thanh toán trong nội bộ, thanh toán vớingười mua, người cung cấp Tuy nhiên chiếm mật độ cao và thường xuyên nhất làquan hệ thanh toán với người mua hàng và người cung cấp Đối với các đơn vị hoạtđộng trong ngành sản xuất, quan hệ thanh toán với người mua hàng và người cung cấpgắn liền với mối quan hệ của doanh nghiệp trong quá trình mua nguyên phụ liệu vàtiêu thụ hàng hoá Các nghiệp vụ liên quan đến quan hệ này diễn ra thường xuyênđồng thời hình thức sử dụng trong thanh toán và phương thức thanh toán ảnh hưởngtới việc ghi chép của kế toán viên lại thường xuyên biến đổi

Việc thanh toán liên quan trực tiếp tới một số khoản mục thuộc về vốn bằng tiền,khoản phải thu, nên có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp trongmột thời kỳ nhất định Trước những thay đổi có thể nói là liên tục phát triển và mởrộng của quan hệ thanh toán với người mua và người bán và ảnh hưởng của nó tới tìnhhình tài chính của mỗi doanh nghiệp , yêu cầu nghiệp vụ đối với kế toán thanh toán

Trang 13

cũng vì thế mà cao hơn, kế toán không chỉ có nhiệm vụ ghi chép mà còn phải chịutrách nhiệm thu hồi nhanh các khoản nợ, tìm nguồn huy động vốn để trả nợ, biết lườngtrước và hạn chế được rủi ro trong thanh toán Trong quá trình hoàn thiện để có thểthích nghi với những thay đổi đó, kế toán chịu trách nhiệm sẽ gặp phải không ít khókhăn, đây là điều không thể tránh khỏi Công Ty TNHH AL – 36 Minh Hiền là công ty

TM chuyên bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, dịch vụ vận tảiđường bộ, bốc xếp hàng hoá, lao động phổ thông và vệ sinh công nghiệp, kinh doanhvật liệu xây dựng, kinh doanh bánh kẹo, đường, sữa, rượu, bia vì vậy công nợ phải trả

và phải thu trong công ty rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến tài chính trong doang nghiệp.Qua một thời gian đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông Ty, em nhận thấy được tầm quan trọng cuả yêu cầu quản lý nợ phải thu trongquá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tầm quan trọng của công tác kế toán nợ phải

thu Do đó em chọn đề tài " Hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu tại công

ty TNHH AL - 36 Minh Hiền" chuyên đề tốt nghiệp là bức tranh tổng thể về công tác

kế toán Công Nợ Phải Thu tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty TNHH

AL – 36 Minh Hiền nói riêng Đồng thời sau một qúa trình tìm hiểu công tác kế toán

Nợ Phải Thu tại công ty em xin đưa ra một vài nhận xét và một số giải pháp nhằmhoàn thiện công tác kế toán công nợ Phải Thu của công ty

Chuyên đề được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán Công Nợ Phải Thu ở các doanh nghiệp

Chương 2: Thưc trạng công tác kế toán Công Nợ Phải Thu tại công ty TNHH AL

- 36 Minh Hiền.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán Công Nợ Phải Thu tại

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TRONG

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề chung về kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến các khoản phải thu.

Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hànghóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai Khoản nợ phải thu là một tàisản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng màdoanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản

nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ haykhách hàng chưa thanh toán cho công ty Các khoản phải thu được kế toán của công tyghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tát cả các khoản nợ mà công tychưa dòi được và các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán Các khoản phải thu được ghinhận như là tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toántrong tương lai Các khoản phải thu dài hạn sẽ được ghi nhận là tài sản dài hạn trênbảng cân đối kế toán Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi là một phần củatài sản vãng lai của công ty

Trong kế toán, nếu các khoản nợ này được trả trong thời hạn dưới một năm( hoặctrong một chu kỳ hoạt động kinh doanh) thì được xếp vào tài sản vãng lai Nếu hơnmột năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thì không phải là tài sả vãng lai

- Phải thu khách hàng: Là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, phát sinh

trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định và cungcấp dịch vụ cho khách hàng

- Phải thu nội bộ: là khoản nợ phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp

trên với đơn vị cấp dưới, hoặc giữa các đơn vị nội bộ có tổ chức kế toán riêng trongmột công ty, tổng công ty về giao vốn, bán hàng nội bộ, về các khoản chi hộ, cáckhoản phân phối trong nội bộ…theo quy chế tài chính của từng đơn vị

- Phải thu khác: Là các khoản nợ phải thu khác của doanh nghiệp ngoài các

khoản đã phản ánh trong phải thu khách hàng và phải thu nội bộ

Trang 15

- Dự phòng phải thu khó đòi: Là dự phòng phần giá tị bị tổn thất của các khoản

nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không biếtđược do khách nợ không có khả năng thanh toán

- Tạm ứng: là khoản nợ thể hiện quyền của doanh nghiệp đối với người lao động

trong đơn vị khi ứng tiền để thực hiện một nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp

- Cầm cố, ký cược, ký quỹ: Là khoản nợ phát sinh khi doanh nghiệp mang tài

sản ra khỏi đơn vị để cầm cố, ký quỹ, ký cược ở đơn vị khác theo những yêu cầu trongcác giao dịch kinh tế

1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nợ phải thu.

1.1.2.1 Vai trò của kế toán các khoản nợ phải thu.

Đối với người bán: để có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường thìmọi doanh nghiệp đều phải cố gắng tận dụng triệt để mọi khả năng, nguồn lực cũngnhư các công cụ mà doanh nghiệp hiện có Trong đó chính sách tín dụng là một vũ khísắc bén nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu về doanh số vì khi doanhnghiệp nới lỏng các biến số của bán tín dụng thì ngoài việc tăng số lượng bán hàngbán

ra còn tiết kiệm dược định phí do phần sản lượng tăng thêm không tốn định phí Tíndụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp ngày càng có uy tín, tạo uy danh trênthi trường và làm cho khách hàng mua sản phẩm của mình thường xuyên hơn

- Bên cạnh những thuận lợi thì khi nới lỏng chính sách tín dụng có thể làm chokhoản phải thu tăng từ đó làm tăng vốn đầu tư nên dễ dẫn đến việc mất đi cơ hội kiếmlời từ các hoạt động khác Mặt khác khi mở rộng các điều kiện tín dụng sẽ làm tăngkhả năng mất mát, rủi ro không đòi được nợ Đồng thời phải tốn chi phí quản lý nợ của

Trang 16

nghiệp Đó là:

+ Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toánphát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanhtoán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau

+ Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc

có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm tra, đốichiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ Nếu cần có thể yêu cầukhách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản

+ Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại choquản lý để có biện pháp xử lý ( nợ trong hạn, nợ quá hạn, các đối tượn có vấn đề…)

+ Nợ phải thu được theo dõi chặt chẽ chi tiết cho từng đối tượng phải thu Đốivới các khoản phải thu bằng ngoại tệ, phải theo dõi theo cả động ngoại tệ và đồng ViệtNam theo quy định tài chính hiện hành

+ Phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếmdụng vốn và nợ dây dưa Đối với khách hàng mua hàng thườn xuyên hoặc có số dư lớnthì cuối tháng doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ đã phátsinh, đã thu hồi, số còn nợ(nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằngvăn bản)

Trường hợp khách hàng thanh toán nợ bằng hàng đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợphải thu và nợ phải trả cần có đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan

1.1.3 Nguyên tắc hạch toán

+ Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thườngxuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời

+ Phải kiểm tra đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh,

số phải thu và số còn phải thu

+ Phải theo dõi cả bằng nguyên tệ và quy đổi theo “ Đồng Việt Nam” đối với cáckhoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá qui đổithực tế

+ Phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thubằng vàng, bạc, đá quý Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế

Trang 17

+ Phải phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theotừng đối tượng.

+ Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán 131,…

để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

1.1.4 Phương thức thu hồi các khoản phải thu

+ Chuyển khoản

+ Thu tiền mặt

+ Chuyển đổi tiền nợ thành hàng hóa

……

1.1.5 Điều kiện ghi nhận các khoản phải thu

+ Cung cấp hàng hóa cho đơn vị tổ chức cá nhân chưa thu tiền

+ Các khoản tạm ứng cho nhân viên, các khoản thuế hoàn lại, tiền bồi thườngbảo hiểm, tiền đặt cọc, các khoản thu tài chính như tiền lãi, cổ tức

1.2 Kế toán các khoản phải thu theo quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

- Theo quyết định 15/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

- Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hànhsáu chuẩn mực kế toán Việt Nam

- Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

- Chuẩn mực số 15

- Thông tư số : 156/2013/TT-BTC

- Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ

Trang 18

-Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hóa

-Biên bản kiểm kê quỹ

- Giấy thanh toán tạm ứng

1.3.2 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng

- Tài khoản 133 – Thuế GTGT

- Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ

- Tài khoản 138 – Phải thu khác

- Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi

- Tài khoản 141 – Tạm ứng

1.3.3 Phương pháp hạch toán

* Kế toán phải thu khách hàng

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản phải thu khách hàng

TK 521,531,522(6 )

TK 152,153(7 )

(4)

Trang 19

Chú thích:

(1) Khoản tiền khách hàng nợ do mua sản phẩm dịch vụ

(2) Khách hàng thanh toán hoặc ứng trước tiền

(3) Khách hàng trả nợ nộp thẳng vào ngân hàng

(4) Trả lại tiền cho khách hàng

(5) Bù trợ khoản nợ phải thu phải trả cho cùng một đối tượng

(6) Khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại trừ vào số tiền khách hàng trả nợ (7) Khách hàng thanh toán nợ bằng vật liệu, công cụ dụng cụ

* Kế toán thuế giá trị gia tăng

Trang 20

Chú thích:

(1) Thuế GTGT hàng nhập khẩu

(2) Thuế GTGT được khấu trừ

(3) Thuế GTGT được khấu trừ của vật tư hàng hóa

(4) Thuế GTGT không được khấu trừ

(5) Mua hàng hóa, tài sản nhập kho

(8) Được hoàn thuế

* Kê toán phải thu nội bộ

Trang 21

TK 136 TK111, 112 TK111,112 (1a), (1d),(2a),(6) (7),(9),(10),(11)

Tk 211 TK 411 (1b) (8)

Trang 22

(1a) cấp hoặc giao vốn cho đơn vị cấp dưới bằng tiền

(1b) cấp hoặc giao vônc cho đơn vị cấp dưới bằng tài sản cố định

(1c) trường hợp các đơn vị tực thuộc nhận vốn doanh trực tiếp từ ngân sách nhànước theo sự ủy quyền của đơn vị cấp trên

(1d) cấp kinh phí sự nghiệp cho đơn vị cấp dưới

(2a) khoản phải thu của đơn vị cấp dưới phải nộp cho đơn vị cấp trên về quỹ đầu

tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng – phúc lợi

(2b)Xác định số phải thu về khoản chi trả hộ cho các đơn vị cáp dưới

(2c) Phải thu đơn vị cấp dưới về quản lý phải nộp cấp trên

(2d) Xác dịnh số phải thu bán hàng cho các đơn vị cấp dưới

(2e) Xác định số phải thu về lãi các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt độngkhác ở đơn vị cấp dưới

(2f) Nộp lên vốn kinh doanh do mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn đầu tưxây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển

(2g) Kế toán đơn vị cấp trên ghi số vốn kinh doanh được bổ sung từ lợi nhuậnhoạt đông kinh doanh trong kỳcuar đơn vị trực thuộc

b Đối với đơn vị cấp dưới

(3)Số được chia từ các quỹ doanh nghiệp

(4) Số lỗ về hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được cấp trên chấp nhận cần bù(5) Phải thu đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về doanh thu bán hàng nộibộ

(6) Khi chi hộ , trả hộ cho đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác

(2).Các nghiệp vụ làm giảm khoản phải thu nội bộ

a.Đối với đơn vị cấp trên

(7) Khi nhận được tiền do đơn vị trực thuộc nộp lên

(8)Số vốn kinh doan đơn vị trực thuộc đã nộp vào ngân sách nhà nước theo sự ủyquyền của cấp trên

(9)Khi nhận được tiền do đơn vị cấp dưới nộp lên về tiền lãi kinh doanh, nộp vềquỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, các quỹ khácthuộc vốn chủ sở hữu

(10)Khi thực hiện nhận được tiền của đơn vị cấp dưới chuyển trả về các khaonr

Trang 23

đã chi hộ trả hộ

(11)Tổng hợp và duyệt quyết toán cho cấp dưới về các khoản chi sự nghiệp(12) Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng mộtđối tượng

(13) Khi nhận được tiền hoặc vật tư, tài sản của cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khácthanh toán về các khoản phải thu

(14) Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng mộtđối tượng

Trang 24

* Kế toán phải thu khác

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tài khoản phải thu khác

Trang 25

Chú thích

(1) Tiền phát hiện thiếu khi kiểm kê chở xử lý

(2) Thu được các khoản phải thu, nhận lại tiền ký quỹ ngắn hạn, nhận lại tiền bồithường của các tổ chức cá nhân

(3) Giá trị hàng tồn kho mất mát hao hụt chờ xử lý

(4) Khi có quyết định xử lý xóa nợ phải thu khác

(5) Bù đắp bằng khoản lập dự phòng

(6) Phần chưa lập dự phòng

(7) Tài sản cố định thiếu khi kiểm kê chờ xử lý

(8) Các khoản cho vay cho mượn hoặc đem đi cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn(9) Giá trị hàng tồn kho mất mát hao hụt sau khi trừ phần thu bồi thường đượctính vào giá vốn bán hàng

(10) Lợi nhuận cỗ tức được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn

(11) Trừ tiền ký quỹ , ký cược khi bị vi phạm hợp đồng

Trang 26

* Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

Ghi chú:

(1) Xóa số nợ phải thu khó đòi đồng thời ghi tăng 004

(2) Lập dự phòng phải thu khó đòi

(3) Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi số chênh lệch của kỳ này nhỏ hơn

kỳ trước nhưng chưa sử dụng hết

(4) Xóa sổ phải thu khó đòi đồng thời ghi tăng 004

(3)

(4)

Trang 27

* Kế toán tạm ứng

Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán tạm ứng

Chú thích:

(1) Tạm ứng tiền cho công nhân viên bằng tiền mặt, tiền gửi

(2) Mua vật tư hàng hóa, TSCĐ bằng tiền tạm ứng

(3) Đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn bằng tiền tạm ứng

(4) Các khoản chi phí được tính bằng tiền tạm ứng

(5) Tạm ứng chi không hết, nộp vào quỹ trừ vào lương

Trang 28

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi

sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếuđơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, cácnghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phùhợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối sốphát sinh

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tàichính

1.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hếtxác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái Số liệucủa mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một

Trang 29

dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lậpcho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phátsinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi SổNhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trongtháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng sốliệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ởphần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh cáctháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuốitháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toántính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái

(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - SổCái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền "Phát sinh" ở phần Nhật Ký = Tổng số tiền phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số tiền phát sinh Có của các tài khoản

Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,

số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệukhoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên

“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dưcuối

Trang 30

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ

kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đóđược dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh

Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cáilập Bảng Cân đối số phỏt sinh

(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chitiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau vàbằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng

số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dưcủa từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoảntương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết

+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghitrực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tínhchất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảngphân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký -Chứng từ có liên quan

Trang 31

Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thìcăn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vàoNhật ký - Chứng từ.

(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đốichiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổnghợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trựctiếp vào Sổ Cái

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghitrực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từngtài khoản để đối chiếu với Sổ Cái

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ,Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính

1.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ củahình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kếtoán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trang 32

bằng tay

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY

TNHH AL – 36 MINH HIỀN 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên Doanh Nghiệp : Công ty TNHH AL – 36 Minh Hiền

- Địa chỉ : Số BT 18 - khu đô thị mới Nam Trần Phú, Phường Ba Đình, Thị xã

Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

- Điện thoại : 0373.766.748

- Fax : 0373.982

- Chủ Doanh Nghiệp : Nguyễn Duy Đức

Công ty TNHH AL - 36 Minh Hiền được thành lập theo giấy phép số:

2800831286 do phòng ĐKKD – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thanh Hóa cấp ngày07/12/2011) Ngày hoạt động: 01/01/2005

- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng)

 Ngành nghề sản xuất kinh doanh

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

- Dịch vụ vận tải đường bộ, bốc xếp hàng hoá

- Lao động phổ thông và vệ sinh công nghiệp

- Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Kinh doanh bánh kẹo, đường, sữa, rượu, bia

Công ty TNHH AL - 36 Minh Hiềnlà công ty TM có tư cách pháp nhân, có condấu riêng, hoạch toán kế toán độc lập, tự chủ về tài chính và có nghĩa vụ đóng thuế

Trang 34

thiệt nhanh nhất và đạt kết quả tốt nhất.

Phân tích dự báo nội bộ, phân tích dự báo môi trường kinh tế, môi trường ngànhđưa ra những chiến lược phương pháp phù hợp để tạo cho việc kinh doanh và tiêu thụsản phẩm của Công ty đạt kết quả tốt nhất

 Nhiệm vụ

Là một đơng vị chuyên kinh doanh các mặt hàng :

- Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Kinh doanh bánh kẹo, đường, sữa, rượu, bia

- Dịch vụ vận tải đường bộ, bốc xếp hàng hoá

 Phương thức tiêu thụ hàng hoá của công ty

- Công ty tham gia cả hai hoạt động kinh doanh:

Kinh doanh xuất nhập khẩu

Kinh doanh nội địa

Theo cách nhìn khác, công ty tham gia cả hai phương thức kinh doanh là bánbuôn bán lẻ

Điều này là rễ hiểu bởi trong chủ trương mở rộng tự do, tự chủ kinh doanh hiệnnay, cũng như sự ra đời của luật doanh nghiệp năm 99, hầu hết các doanh nghiệp hiệnnay đều áp dụng đầy đủ các phương thức hoạt động kinh doanh thu lãi từng đồng một

 Bài toán Quản lý bán hàng tại công ty

Đây là một công ty kinh doanh nhiều mặt hàng, do đó việc giải quyết tốt bài toánQuản lý bán hàng là một công việc mang tính quyết định đối với công ty

Hoạt động bán hàng của công ty được diễn ra khi khách hàng có đơn đặt hàng vànhu cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà công ty kinh doanh Khách hàng

có thể tuỳ chọn loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình và công việchoặc lựa chọn tại catalogue của công ty Ngoài ra, tại phòng trưng bày của công ty cósẵn các chủng loại mặt hàng được bày bán, theo kích cỡ màu sắc… để khách hàng cóthể tuỳ chọn Nếu khách hàng muốn đặt hàng một loại sản phẩm mà công ty chưa có,khách hàng có thể đặt hàng và thống nhất thời gian với công ty để công ty liên hệ vớinhà sản xuất Khi giao hàng, nếu khách hàng chấp nhận các tiêu chuẩn đúng với mongmuốn thì sẽ tiến hành thanh toán tiền với bộ phận thanh toán của công ty

 Thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty.

Trang 35

Vì là một công ty kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt

và sản xuất nhỏ nên thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường trong nước.Tuy nhiên trong những năm gàn đây chính sách mở cửa đã thúc đẩy công ty mở rộngthị trường sang một số nước như :Trung Quốc, Lào…

 Chiến lược kinh doanh của công ty.

- Công ty xác định kinh doanh là hoạt động lâu dài lên luôn mở rộng tìm kiếm thịtrường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước, thành lập thêm các chi nhánh tại các địaphương chứa đựng nhiều cơ hội nhằm nâng cao việc khai thác thị trường, mở rộngkinh doanh cũng như không ngừng hoàn thiện năng lực kinh doanh cho chính bản thâncông ty

- Sù nâng cấp và thành lập liên tục các trạm bán buôn,bán lẻ trong những nămgàn đây chứng tỏ một chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty và tìm kiếm thịtrường một cách khốc liệt triệt để nhằm thu lợi nhuận cao

2.1.3 Tình hình tổ chức của Công ty

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Qua khảo sát thực tế, cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 36

Giám đốc là người sử dụng tất cả các phương pháp kinh tế, hành chính, tổ chức đểđiều khiển quản lý Công ty và chịu trách nhiệm chính về mọi mặt hoạt động của Công

ty trước HĐQT Theo mô hình trên ta thấy:

+ Giám đốc Công ty: Là người điều hành quản lý chung, giữ vị trí quan trọngnhất và chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động, quản lý của Công ty trước pháp luật

và HĐQT

- Phòng kế toán sắp xếp từ 6 đến 7 người, có chức năng thực hiện, giám sát bằngtiền thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất, quản lý tài sản,vật tư, tiền vốn của Công ty dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng Công ty Giúp việccho kế toán trưởng là có một phó phòng kế toán, các kế toán viên có nhiệm vụ hoànthành công việc được giao, đồng thời phối hợp với các nhân viên kế toán dưới cáctrạm và các đơn vị kinh doanh

Phòng kế toán ngoài chuyên môn nghiệp vụ được ban giám đốc giao cụ thể cònkiêm luôn các vấn đề về quản lý nhân sự, tổ chức lao động, thi hành các quyết địnhcủa HĐQT và ban giám đốc đề ra

- Phòng kế hoạch sắp xếp từ 1 đến 2 người có nhiệm vụ tham mưu cho Giámđốc tổng hợp kế hoạch toàn diện của Công ty như : Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá,thống kê tổng hợp số liệu thực hiện so với kế hoạch đề, giúp Giám đốc điều hành kinhdoanh và thực hiện chế độ báo cáo

Thực hiện hợp đồng trực tiếp mua bán với khách hàng, bán buôn trực tiếp, tìmhiểu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho Công ty Chịu trách nhiệm vềhoạt động kinh doanh trước ban Giám đốc

- Mỗi trạm sắp xếp từ 3 đến 4 người; trong đó có 1 trạm trưởng và 1 kế toán

- Mỗi cửa hàng sắp xếp từ 4 đến 5 người; trong đó có 1 cửa hàng trưởng và 1 kếtoán

- Đơn vị tổ chức nhân sự kinh doanh theo vô( 1 năm có 3 vô : vụ Xuân, vụ Mùa,

vụ Đông ) Căn cứ vào tình hình kinh doanh ban Giám đốc bố trí lại nhân sự sau khikết thúc một vụ, tổng kết đánh giá kết quả sản xuất –kinh doanh của từng đơn vị để bốtrí cho phù hợp vá đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh cho vụ tới

2.2.THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

2.2.1 Sơ đồ tổ chức bô máy kế toán

Trang 37

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn Phòng kế toán Công ty TNHH AL - 36 Minh Hiền

 Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán viên

- Kế toán trưởng : Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ có nhiệm vụ tổ

chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty Hướng dẫn chuyên môn

và kiểm tra, ký duyệt toàn bộ các nghiệp vụ trong phòng tài chính Chịu trách nhiệmtrước giám đốc Công ty về toàn bộ hoạt động của công tác tài chính Ngoài ra Kế toántrưởng kiêm luôn nhiệm vụ của bộ phận kế toán tổng hợp thực hiện việc đối chiếu vàlập báo cáo tài chính định kỳ theo đúng chế độ báo cáo tài chính

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp đối chiếu các số liệu từ kế toán chi tiết

tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quiđịnh của nhà nước và công ty…

- Kế toán vật tư, nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật

tư, sản phẩm, hàng hóa về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty Định kỳphải đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho sảnphẩm, vật tư, hàng hóa vào cuối tháng

- Kế toán lương, BHXH, phí vệ sinh : Kiểm tra các thủ tục chứng từ thành toán

lương, nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành của các phòng ban, đơn vị, bộ

Kế toán trưởng

Kế toán kho Kế toán công nợ Kế toán tài chính

Trang 38

Theo dõi số dư tức thời tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại từng tài khoản ở các ngânhàng.

Theo dõi vay và thanh toán tiền vay theo từng khế ước vay Theo dõi vay ngânhàng và tiền vay của các cá nhân, các đơn vị

Theo dõi số dư tức thời của từng khế ước vay, từng đối tượng cho vay

Theo dõi thanh toán thu chi theo khách hàng, hợp đồng, hoá đơn mua bán và theocác khoản mục chi phí

Theo dõi khế ước ngân hàng (bảng kê khế ước vay, bảng tính lãi vay)

- Kế toán ngân hàng, kho bạc và nguồn vốn:

Ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ tài chính phát sinh của đơn vị mình

Giám sát chặt chẽ các khoản tài chính thu chi , quá trình sử dụng tài sản của nh

và của xã hội thông qua các khâu kiểm soát của kế toán

Cung cấp thông tin cho ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý nhà nướckhác tổ chức tốt công việc giao dịch với khách hàng

-Kế toán xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh: Theo dõi hoạt động kinh

doanh xây dựng cơ bản đồng thời tham mưu cho kế toán trưởng, giám đốc công ty vềcông tác kinh doanh ngoài dich vụ

Kế toán thủ kho, thủ quỹ: Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ

tiến hành thực thu, thực chi và cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu, chi trong ngày.Cuối ngày chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹtiền mặt

Căn cứ vào biên bản giao nhận vật tư phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiểm tra kýnhận vật tư, vào sổ kho, thẻ kho cập nhật số liệu rút số tồn kho vào cuối ngày, đốichiếu số liệu với kế toán vật tư

Lập các báo cáo theo yêu cầu quản trị của đơn vị

2.2.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

2.2.2.1 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

Chứng từ ghi sổ

2.2.2.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ

Quy trình ghi chép sổ kế toán được tóm tắt như sau:

Trang 39

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ

Nguồn Phòng kế toán Công ty TNHH AL - 36 Minh Hiền

Hàng ngày, dựa vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc

và các chứng từ khác có liên quan đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế

Bảng cân đối số phát sinh

Trang 40

Cuối quý, sau khi đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa sổ cái và sổ tổng hợp thì số liệutrên sổ cái được dùng để lập bảng cân đối số phát sinh, và để lên báo cáo tài chính.

2.2.2.4 Các chính sách khác

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/12/xxxx đến 31/12/xxxx

Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán đồng Việt Nam (Thực tế số

dư quy đổi vào ngày cuối mỗi quý theo tỷ giá NH NN và phát triển nông thôn chinhánh Thanh Hóa)

 Phương pháp nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

 Phương pháp kế toán TSCĐ:

Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản Hạch toán theo giá mua

Phương pháp khấu hao áp dụng Phương pháp đường thẳng

 Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Nguyên tắc đánh giá: Tính theo giá thành sản xuất

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Theo giá mua

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

 Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự phòng:

Dựa vào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập dự phòng

 Phương pháp tính giá thành: Phương pháp trực tiếp (giản đơn).

2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH

AL – 36 MINH HIỀN

2.3.1 Các khoản phải thu tại Công ty TNHH AL – 36 Minh Hiền

Tại Công ty TNHH AL – 36 Minh Hiền các khoản phải thu bao gồm:

Ngày đăng: 15/07/2015, 21:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w