Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH AL – 36 MINH HIỀN (Trang 28)

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một

dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.

(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền "Phát sinh" ở phần Nhật Ký = Tổng số tiền phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số tiền phát sinh Có của các tài khoản

Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.

(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

1.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Nhật ký chứng từ; + Bảng kê;

+ Sổ Cái;

+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

(1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan.

Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.

(2). Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH AL – 36 MINH HIỀN

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên Doanh Nghiệp : Công ty TNHH AL – 36 Minh Hiền

- Địa chỉ : Số BT 18 - khu đô thị mới Nam Trần Phú, Phường Ba Đình, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

- Điện thoại : 0373.766.748 - Fax : 0373.982.

- Chủ Doanh Nghiệp : Nguyễn Duy Đức

Công ty TNHH AL - 36 Minh Hiền được thành lập theo giấy phép số: 2800831286 do phòng ĐKKD – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thanh Hóa cấp ngày 07/12/2011). Ngày hoạt động: 01/01/2005.

- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng)

 Ngành nghề sản xuất kinh doanh

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Dịch vụ vận tải đường bộ, bốc xếp hàng hoá

- Lao động phổ thông và vệ sinh công nghiệp - Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Kinh doanh bánh kẹo, đường, sữa, rượu, bia

Công ty TNHH AL - 36 Minh Hiềnlà công ty TM có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạch toán kế toán độc lập, tự chủ về tài chính và có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước

thiệt nhanh nhất và đạt kết quả tốt nhất.

Phân tích dự báo nội bộ, phân tích dự báo môi trường kinh tế, môi trường ngành đưa ra những chiến lược phương pháp phù hợp để tạo cho việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty đạt kết quả tốt nhất.

Nhiệm vụ

Là một đơng vị chuyên kinh doanh các mặt hàng : - Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Kinh doanh bánh kẹo, đường, sữa, rượu, bia - Dịch vụ vận tải đường bộ, bốc xếp hàng hoá

Phương thức tiêu thụ hàng hoá của công ty

- Công ty tham gia cả hai hoạt động kinh doanh: Kinh doanh xuất nhập khẩu

Kinh doanh nội địa

Theo cách nhìn khác, công ty tham gia cả hai phương thức kinh doanh là bán buôn bán lẻ.

Điều này là rễ hiểu bởi trong chủ trương mở rộng tự do, tự chủ kinh doanh hiện nay, cũng như sự ra đời của luật doanh nghiệp năm 99, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng đầy đủ các phương thức hoạt động kinh doanh thu lãi từng đồng một.

Bài toán Quản lý bán hàng tại công ty

Đây là một công ty kinh doanh nhiều mặt hàng, do đó việc giải quyết tốt bài toán Quản lý bán hàng là một công việc mang tính quyết định đối với công ty.

Hoạt động bán hàng của công ty được diễn ra khi khách hàng có đơn đặt hàng và nhu cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà công ty kinh doanh. Khách hàng có thể tuỳ chọn loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình và công việc hoặc lựa chọn tại catalogue của công ty. Ngoài ra, tại phòng trưng bày của công ty có sẵn các chủng loại mặt hàng được bày bán, theo kích cỡ màu sắc… để khách hàng có thể tuỳ chọn. Nếu khách hàng muốn đặt hàng một loại sản phẩm mà công ty chưa có, khách hàng có thể đặt hàng và thống nhất thời gian với công ty để công ty liên hệ với nhà sản xuất. Khi giao hàng, nếu khách hàng chấp nhận các tiêu chuẩn đúng với mong muốn thì sẽ tiến hành thanh toán tiền với bộ phận thanh toán của công ty.

Vì là một công ty kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất nhỏ nên thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường trong nước. Tuy nhiên trong những năm gàn đây chính sách mở cửa đã thúc đẩy công ty mở rộng thị trường sang một số nước như :Trung Quốc, Lào…

Chiến lược kinh doanh của công ty.

- Công ty xác định kinh doanh là hoạt động lâu dài lên luôn mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước, thành lập thêm các chi nhánh tại các địa phương chứa đựng nhiều cơ hội nhằm nâng cao việc khai thác thị trường, mở rộng kinh doanh cũng như không ngừng hoàn thiện năng lực kinh doanh cho chính bản thân công ty.

- Sù nâng cấp và thành lập liên tục các trạm bán buôn,bán lẻ trong những năm gàn đây chứng tỏ một chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty và tìm kiếm thị trường một cách khốc liệt triệt để nhằm thu lợi nhuận cao

2.1.3. Tình hình tổ chức của Công ty

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Qua khảo sát thực tế, cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

HĐQT

Ban Giám Đốc

Các Trạm TM Các Cửa Hàng Kế Toán

Giám đốc là người sử dụng tất cả các phương pháp kinh tế, hành chính, tổ chức... để điều khiển quản lý Công ty và chịu trách nhiệm chính về mọi mặt hoạt động của Công ty trước HĐQT. Theo mô hình trên ta thấy:

+ Giám đốc Công ty: Là người điều hành quản lý chung, giữ vị trí quan trọng nhất và chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động, quản lý của Công ty trước pháp luật và HĐQT.

- Phòng kế toán sắp xếp từ 6 đến 7 người, có chức năng thực hiện, giám sát bằng tiền thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng Công ty. Giúp việc cho kế toán trưởng là có một phó phòng kế toán, các kế toán viên có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao, đồng thời phối hợp với các nhân viên kế toán dưới các trạm và các đơn vị kinh doanh.

Phòng kế toán ngoài chuyên môn nghiệp vụ được ban giám đốc giao cụ thể còn kiêm luôn các vấn đề về quản lý nhân sự, tổ chức lao động, thi hành các quyết định của HĐQT và ban giám đốc đề ra.

- Phòng kế hoạch sắp xếp từ 1 đến 2 người. có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổng hợp kế hoạch toàn diện của Công ty như : Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, thống kê tổng hợp số liệu thực hiện so với kế hoạch đề, giúp Giám đốc điều hành kinh doanh và thực hiện chế độ báo cáo.

Thực hiện hợp đồng trực tiếp mua bán với khách hàng, bán buôn trực tiếp, tìm hiểu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho Công ty. Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trước ban Giám đốc.

- Mỗi trạm sắp xếp từ 3 đến 4 người; trong đó có 1 trạm trưởng và 1 kế toán. - Mỗi cửa hàng sắp xếp từ 4 đến 5 người; trong đó có 1 cửa hàng trưởng và 1 kế toán.

- Đơn vị tổ chức nhân sự kinh doanh theo vô( 1 năm có 3 vô : vụ Xuân, vụ Mùa, vụ Đông ). Căn cứ vào tình hình kinh doanh ban Giám đốc bố trí lại nhân sự sau khi kết thúc một vụ, tổng kết đánh giá kết quả sản xuất –kinh doanh của từng đơn vị để bố trí cho phù hợp vá đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh cho vụ tới.

2.2.THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 2.2.1. Sơ đồ tổ chức bô máy kế toán

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn Phòng kế toán Công ty TNHH AL - 36 Minh Hiền

Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán viên

- Kế toán trưởng : Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ có nhiệm vụ tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra, ký duyệt toàn bộ các nghiệp vụ trong phòng tài chính. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về toàn bộ hoạt động của công tác tài chính. Ngoài ra Kế toán trưởng kiêm luôn nhiệm vụ của bộ phận kế toán tổng hợp thực hiện việc đối chiếu và lập báo cáo tài chính định kỳ theo đúng chế độ báo cáo tài chính.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp đối chiếu các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nước và công ty…

- Kế toán vật tư, nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hóa về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty. Định kỳ phải đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho sản phẩm, vật tư, hàng hóa vào cuối tháng.

- Kế toán lương, BHXH, phí vệ sinh : Kiểm tra các thủ tục chứng từ thành toán lương, nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành của các phòng ban, đơn vị, bộ

Kế toán trưởng

Theo dõi số dư tức thời tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại từng tài khoản ở các ngân hàng.

Theo dõi vay và thanh toán tiền vay theo từng khế ước vay. Theo dõi vay ngân hàng và tiền vay của các cá nhân, các đơn vị.

Theo dõi số dư tức thời của từng khế ước vay, từng đối tượng cho vay.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH AL – 36 MINH HIỀN (Trang 28)