Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
64,92 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Trong muôn vàn những vấn đề các nhà quản lý phải đối mặt để duy trì và phát triển doanh nghiệp, không thể không nhắc đến quản lý nhân sự. Bởi lẽ nhân sự là một trong những vấn đề mấu chốt là sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Có một thực tế mà rất nhiều giám đốc công ty thừa nhận, một công ty hay tổ chức nào dù có nguồn tài chính phong phú, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cũng trở nên vô ích nếu không có nguồn tài nguyên về nhân sự. Nhà quản trị nhân sự giỏi là người biết đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên, biết cách động viên khuyền khích khơi gợi tiềm năng giúp nhân viên hăng hái làm việc. Mỗi người nhân viên đều có ưu, nhược điểm khác nhau và hoàn toàn có khả năng mắc những sai lầm trong công việc. trước những sự việc đó các nhà quản trị phải đối mặt giải quyết những vấn đề nan giải. Đây là một trong những công việc đòi hỏi nghệ thuật ứng xử khéo léo của các nhà quản trị để đạt được mục đích nhưng không làm tổn thương đến lòng tự trọng hay làm nhân viên mất tự tin vào bản thân. Nhà quản trị nếu có những kinh nghiệm và giải pháp đúng đắn họ sẽ có nguồn nhân lực ổn định và gắn bó lâu dài với công việc. Trong điều kiện hiện nay nền kinh tề Việt Nam đang trên đà phát triển các doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả trong kinh doanh cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch rõ ràng, chi tiết các nguồn lực như: vốn, công nghệ, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nhân lực. Trong đó nguồn nhân lực là một vấn đề mà các nhà quản trị thừa nhận là cốt lỗi tạo nên giá trị của công ty. Để có được nguồn lực dồi dào về số lượng và chất lượng đòi hỏi các nhà quản trị phải làm tốt việc quản lý nguồn nhân lực tại đơn vị. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Vận Tải Sơn Hải Nam, với những kiến thức em đã học ở trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Em nhận thấy thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty Công ty TNHH Thương mại và Vận Tải Sơn Hải Nam là vấn đề cần được quan tâm. Chính vì lý do đó cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Thầy Lê Đức Lâm và các cô chú, anh chị trong công ty Sơn Hải Nam. Cho nên em chọn đề tài về quản trị nhân sự làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Tên đề tài đó là: “ thực trạng và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại và Vận Tải Sơn Hải Nam”. 1.2Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Lấy kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp. - Đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại công ty. 1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng nguồn nhân lực của công ty TNHH Thương mại và Vận Tải Sơn Hải Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công ty TNHH Thương mại và Vận Tải Sơn Hải Nam. 1.4Phương pháp nghiên cứu: Bài báo cáo sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, thống kê để tiến hành phân tích số liệu thực tế phản ánh thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực tại công ty. 1.5 Cấu trúc báo cáo. Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì kết cấu của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thương mại và Vận tải Sơn Hải Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực tại công ty. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC. 1.1. Một số vấn đề về quản trị nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Nguồn nhân lực của mỗi con người bao gồm thể lực và trí lực, khả năng của các giác quan bao gồm cả khả năng tiềm tàng về trí lực, năng khiếu cũng như quan điểm, niềm tin, nhân cách. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực có thể được trình bày ở nhiều giác độ khác nhau. Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì quản trị nguồn nhân lực bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức. Đi sâu vào việc làm của quản trị nguồn nhân lực, còn có thể hiểu quản trị nguồn nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó. Song dù ở giác độ nào thì quản trị nguồn nhân lực vẫn là các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. Đối tượng của quản trị nguồn nhân lực là người lao động với tư cách là những cá nhân cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề có liên quan đến họ như công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức. Thực chất của quản trị nguồn nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ tổ chức, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. Nói cách khác, quản trị nguồn nhân lực chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: - Thu hút, lôi cuốn những người giỏi về với doanh nghiệp. - Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp. - Động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp, giúp cho họ gắn bó, tận tâm, trung thành với doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó, quản trị nguồn nhân lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp để đạt mục tiêu đề ra. Quản trị nguồn nhân lực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động. Không một hoạt động nào của doanh nghiệp mang lại hiệu quả nếu thiếu nhân sự, quản trị nguồn nhân lực là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của quản trị kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực thường là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị nguồn nhân lực giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của doanh nghiệp nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức doanh nghiệp. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều được thực hiện bởi con người. 1.2. Những nội dung chính của công tác quản trị nguồn nhân lực Trong một doanh nghiệp, khối lượng công việc quản trị nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố và điều kiện như: kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, điều kiện kinh tế - chính trị xã hội, tư duy, tư tưởng của người quản lý. Công tác quản trị nguồn nhân lực bao gồm nhiều nội dung phong phú và đa dạng. Do giới hạn của bài viết em chỉ xin trình bày những nội dung chính có liên quan trực tiếp tới thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị thực tập. 1.2.1. Hoạch định nguồn nhân lực và phân tích công việc 1.2.1.1. Hoạch định nguồn nhân lực Khái niệm Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ lao động, với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực Thông thường quá trình hoạch định nguồn nhân lực được tiến hành theo các bước sau đây: Bước 1: Dự báo nhu cầu và xác định khả năng nguồn nhân lực hiện tại. Nhu cầu nguồn nhân lực phải được xác định theo một cơ cấu lao động tối ưu về số lượng, chất lượng, đặc điểm lao động cần có cho từng loại lao động (trực tiếp, gián tiếp), cho từng bộ phận, từng ngành nghề và tổng hợp chung nhu cầu lao động toàn doanh nghiệp. Để đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực, doanh nghiệp dựa vào việc thống kê, đánh giá lại đội ngũ lao động về số lượng, chất lượng. Bước 2: Sau khi đã phân tích khả năng nguồn nhân lực sẵn có và dự báo nhu cầu trong tương lai, doanh nghiệp sẽ tính toán, cân đối giữa nhu cầu và khả năng. Có thể xảy ra ba trường hợp sau : Trường hợp 1: Nhu cầu bằng khả năng. Trường hợp 2: Thừa lao động (khả năng > nhu cầu). Trường hợp 3: Thiếu lao động (khả năng < nhu cầu). Với mỗi trường hợp trên, doanh nghiệp sẽ đề ra các chính sách, kế hoạch và chương trình thích hợp. Bước 3: Thực hiện các kế hoạch và chương trình. Để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có đủ số lượng lao động với các phẩm chất và kỹ năng cần thiết và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực đó, doanh nghiệp không phải chỉ chú trọng các công việc thuộc về tuyển dụng, tinh giản biên chế, mà còn phải thực hiện phối hợp các chính sách, kế hoạch, chương trình quản trị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như đào tạo và phát triển, đãi ngộ và phúc lợi, động viên, kích thích người lao động… Bước 4: Kiểm tra và đánh giá. Mục đích của bước này nhằm kiểm tra xem các kế hoạch và chương trình có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không: đánh giá tiến trình, mức độ đạt được ở mỗi giai đoạn, từ đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. 1.2.1.2. Phân tích công việc Khái niệm Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong doanh nghiệp nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Nội dung, trình tự phân tích công việc Bước 1: Xác định mục đích sử dụng các thông tin phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất. Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản trên cơ sở các tài liệu: sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích, chức năng, quyền hạn của doanh nghiệp, phòng ban, phân xưởng, sơ đồ quy trình công nghệ, bản mô tả công việc cũ (nếu có). Bước 3: Xác định các công việc đặc trưng quan trọng, những điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc, nhằm làm giảm thời gian và tiết kiệm hơn trong phân tích công việc, nhất là khi phân tích các công việc tương đương nhau. Bước 4: Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tích công việc. Tuỳ theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập, tuỳ theo từng loại công việc và khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp thu thập phân tích công việc như: phỏng vấn, bản câu hỏi, quan sát… Bước 5: Kiểm tra, xác minh lại thông tin. Những thông tin thu thập để phân tích công việc cần được kiểm tra lại về mức độ chính xác và đầy đủ thông qua chính các nhân viên thực hiện công việc, qua lãnh đạo, những người giám sát thực hiện công việc đó. Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. 1.2.2. Tuyển dụng 1.2.2.1. Khái niệm Tuyển dụng là quá trình thu hút những người lao động có nguyện vọng và có khả năng làm việc trong doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, xuất phát từ nhu cầu mở rộng, bổ sung hoặc thay thế mà các giải pháp khác không thể đáp ứng được. 1.2.2.2. Vai trò của công tác tuyển dụng Nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là con người, tức là toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tuyển dụng lao động trở thành hoạt động then chốt trong quản trị nhân lực của doanh nghiệp. Thực hiện tốt quá trình tuyển dụng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được những con người có các phẩm chất kỹ năng phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, tránh được các thiệt hại, rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc. 1.2.2.3. Các nguồn tuyển dụng Tuyển dụng bên ngoài - Ưu điểm: Ứng viên thường là những người được trang bị những tri thức tiên tiến, các chuyên gia hoặc nhân viên giỏi. Nhân viên được tuyển dụng từ nguồn tuyển dụng bên ngoài có cách nhìn mới đối với tổ chức. Nhân viên mới được tuyển dụng muốn chứng tỏ năng lực của mình nên họ rất nhiệt tình trong công việc và có thể thay đổi được cách làm việc cũ của doanh nghiệp. - Nhược điểm: Người được tuyển dụng sẽ mất thời gian để thích ứng với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ được mục tiêu và văn hoá của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng bên ngoài (nhất là trong đề bạt và thăng chức) sẽ gây tâm lý thất vọng cho những người bên trong tổ chức vì họ sẽ mất cơ hội thăng tiến. Nguồn tuyển dụng nội bộ - Ưu điểm: Nhân viên của doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và được đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử thách lòng trung thành, đạo đức kinh doanh, tinh thần thái độ làm việc. Nhân viên dễ tiếp cận công việc ngay thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới, trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, họ đã hiểu được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, do vậy có thể nhanh chóng thích nghi điều kiện làm việc mới, dễ dàng tìm ra cách thức đạt mục tiêu đề ra. Tuyển trực tiếp từ nội bộ doanh nghiệp tạo ra động lực thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp, kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo trách nhiệm và hiệu quả hơn. - Nhược điểm: Trường hợp tuyển nhân viên vào một chức vụ còn trống mà thực chất là thăng chức nội bộ có thể dẫn đến tình trạng làm việc theo lối mòn. Tất cả theo cách thức của người lãnh đạo trước, người được thăng chức thường dập khuôn kiểu cũ, thiếu sáng tạo. Doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vì tình trạng này nếu ở thời kỳ trì trệ. Sau mỗi lần thuyên chuyển, thăng chức trong doanh nghiệp có thể xuất hiện các nhóm ứng viên không thành công, đó là những người ứng cử vào một vị trí nào đó nhưng không được đề bạt tuyển chọn nên thường có tâm lý không phục lãnh đạo, bất hợp tác với lãnh đạo mới, chia bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ. 1.2.2.4. Nội dung, trình tự quá trình tuyển dụng [...]... không được thực hành ngay các kiến thức, kĩ năng vào công việc nên hạn chế sự thành thạo kĩ năng và phương pháp làm việc, có đôi lúc, có nơi còn có sự tách rời giữa học với hành - Các hình thức đào tạo: Đào tạo tại các trường lớp cạnh doanh nghiệp 1.2.4 Đánh giá năng lực thực hiện công việc và thù lao lao động 1.2.4.1 Đánh giá năng lực thực hiện công việc Khái niệm Đánh giá năng lực thực hiện công việc... quản lý và công nhân có thể tính toán tiền công một cách dễ dàng Nhược điểm của hình thức này trả công này là tiền công mà công nhân nhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của họ Hình thức trả công theo thời gian bao gồm: Trả công theo thời gian giản đơn và trả công theo thời gian có thưởng - Hình thức trả công theo sản phẩm Tiền công trả cho người lao động được tính theo công thức:... các phòng ban, đơn vị Hiệu quả của công tác quản trị nguồn nhân lực là vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của một doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó Nếu không có quản trị nguồn nhân lực mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động... quản trị nguồn nhân lực đạt kết quả tốt nhà quản trị phải biết mình, biết ta, có thái độ công bằng nghiêm minh không để mất lòng ai Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực để tạo động lực cho từng người trong doanh nghiệp và kết hợp động lực của tất cả mọi người trong doanh nghiệp Để tạo động lực cho người lao động phải tiến hành những yếu tố cơ bản tác động lên động cơ làm việc của họ: phải hợp... động chung cho doanh nghiệp; phải đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự quản cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm công tác; mỗi người phải gắn bó với kết quả cuối cùng với công việc mà mình đã đảm nhận; phải có sự phân công lao động rõ ràng, để mọi người biết mình làm việc dưới quyền ai và ai là người kiểm tra kết quả công việc của mình Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực là sắp đặt những người có... bị cho công nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức và kinh doanh khi nó thay đổi và phát triển Quá trình đào tạo đại học cung cấp cho các nhà quản trị những kiến thức mới là một loại điển hình của phát triển 1.2.3.2 Mục đích của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Giúp công nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao, nhạy bén trước công việc mới Cập nhật các kĩ năng, kiến thức mới cho công nhân viên,... có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã đựợc xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó với người lao động Ý nghĩa đánh giá năng lực thực hiện công việc Đánh giá năng lực thực hiện công việc phục vụ cho nhiều mục tiêu quản lý, nó tác động trực tiếp tới cả người lao động và doanh nghiệp Đánh giá năng lực thực hiện công việc giúp... Lương cấp bậc của công việc i Ti: Mức thời gian của công việc bậc i n: Số công việc trong tổ L : Lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ T: Mức thời gian của sản phẩm Tiền công của cả tổ được tính theo công thức: TC = ĐG × Qtt 1.2.5 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực “Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người” Thật vậy, quản nguồn nhân lực có mặt trong bất... năng lực riêng biệt Việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhằm tạo ra được một đội ngũ người lao động nhiệt tình hăng hái, gắn bó với doanh nghiệp Muốn hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vai trò của nhà quản trị là rất quan trọng Ngoài kiến thức và sự hiểu biết chuyên môn nhà quản trị phải là người có tư cách đạo đức tốt, công minh Muốn công. .. Đơn giá sản phẩm L: Mức lương cấp bậc của công việc Q: Mức sản lượng T: Mức thời gian (Tính theo giờ) Tiền công của công nhân được tính theo công thức: TC = ĐG × Qtt Trong đó: TC: Tiền công tính theo hình thức trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế được nghiệm thu Trả công theo sản phẩm tập thể Đơn giá tiền công được tính theo công thức: n ∑ Li n ∑ Li × Ti i =1 ĐG = Q . lực. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thương mại và Vận tải Sơn Hải Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực tại công ty. CHƯƠNG 1:. của đề tài: Thực trạng nguồn nhân lực của công ty TNHH Thương mại và Vận Tải Sơn Hải Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công ty TNHH Thương mại và Vận Tải Sơn Hải Nam. 1.4Phương pháp nghiên. Thương mại và Vận Tải Sơn Hải Nam, với những kiến thức em đã học ở trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Em nhận thấy thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty Công ty TNHH Thương mại và Vận Tải