Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần ô tô tuấn nam trang ”

48 375 0
Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần ô tô tuấn nam trang ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường sức lao động còn gọi là thị trường lao động. Sức lao động trở thành hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt .Giá cả sức lao động chính là tiền lương, tiền công. Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp chi phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống. Thực tế hiện nay tiền lương còn được coi như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp. Vì thế, người lao động rất tự hào về mức lương cao, muốn được tăng lương mặc dù tiền lương có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ. Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận của chi phí sản xuất. Vì vậy, chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển. Hay tiền lương là một đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp phần duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động của mình. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT,KPCĐ và BHTN, mà theo chế độ tài chính hiện hành, các khoản này doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh...Các khoản trợ cấp này cũng góp phần hỗ trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động,một mặt nó kính thích người lao động yên tâm làm việc góp phần thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp. Với sự phát triển và cạnh tranh giữa các ngành nghề, các dịch vụ ngày càng cao lao động là yếu tố quyết định và góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Do vậy, muốn thu hút được đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề chuyên môn cao đòi hỏi phải có phương pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải có mức lương hợp lý để kích thích tinh thần hăng say làm việc và trách nhiệm của người lao động giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất giá trị lợi nhuận. Do vậy, vấn đề tiền lương được các doanh nghiệp xem là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Xây dựng một hệ thống trả lương sao cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang, đi sâu tìm hiểu vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, em nhận thấy tổ chức công tác tiền lương tại công ty đang còn một số điểm chưa được hoàn thiện. Công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên việc tính lương của công nhân viên vẫn chưa thiết thực; Sự giám sát, quản lý chưa được chặt chẽ do vậy các chứng từ về tiền lương, bảo hiểm xã hội..cũng chưa thật sự chính xác…điều này đã ảnh hưởng đến việc xây dựng một hệ thống lương phù hợp của công ty. Nhận thức được vấn đề về tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương, em chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang.”2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang có trụ sở nằm gần trung tâm thành phố, gần các trường Đại học, Trung cấp, trung học cơ sở, các xí nghiệp, công ty lớn,.... Nên hàng năm có một số sinh viên đến công ty để xin thực tập, qua một thời gian thực tập tại công ty cũng như tim hiểu về “Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty thời gian vừa qua vẫn chưa đạt hiệu quả: chưa hoàn thiện được mức lương của người lao động sao cho phù hợp với tinh hình kinh doanh của công ty và mức sống hiện tại, chưa đưa ra được mức lương đúng với hiệu quả làm việc của người lao động. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang.” Làm đề tài nghiên cứu, qua đó nắm được thưc trạng công tác tiền lương để tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty mà Doanh Nghiệp chưa làm được, góp phần nâng cao năng suất lao động đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh chung của công ty.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang.” nhằm muc đích: Nhằm đánh giá thực trạng hệ thống công tác tiền lương tại công ty đã tốt, hoàn thiện hay chưa. Thông qua nghiên cứu để chỉ ra được các điểm hạn chế trong công tác tiền lương tại công ty để tìm các giải pháp khắc phục. Nhằm đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Là tất cả các khoản tiền lương, các khoản trích theo lương của người lao động trong công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề tiền lương, các khoản trích theo lương và cách hạch toán lương của công ty trong năm thời gian gần đây.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp so sánh, tổng hợp Phương pháp lý luận. Phương pháp đánh giá. Tham khảo các tài liệu, các quy tắc chuẩn mực.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI: Báo cáo của em gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. Chương 2: Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. KẾT LUẬNQua quá trình học tập tại trường và được cọ sát với thực tế ở Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang em đã tiếp thu được nhiều điều trong công tác tiền lương và các khoản trích theo lương. Em đã thấy được vai trò, vị trí của tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương, cũng như sự tìm hiểu những ưu, nhược điểm của công ty nói chung và tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng. Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang.Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu “ Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang” trong thời gian qua rất có ý nghĩa đặc biệt khi là một sinh viên sắp ra trường. Nó không chỉ góp phần bổ sung thêm vốn kiến thức mà còn trang bị cho em những kinh nghiệm và bài học quý giá trước khi em tham gia làm việc tại một doanh nghiệp nào đó.Do hạn chế của bản thân nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy, các cô và các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn.Thông qua bản báo cáo này em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy, các anh chị trong ty đã hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, cũng như hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình cho em trong quá trình viết bản báo cáo này.Em xin cảm ơn TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu của công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam TrangGiáo trình “Kế toán quản trị”Tài liệu tham khảo trên mạngThông tư của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội

LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường sức lao động còn gọi là thị trường lao động. Sức lao động trở thành hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt .Giá cả sức lao động chính là tiền lương, tiền công. Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp chi phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống. Thực tế hiện nay tiền lương còn được coi như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp. Vì thế, người lao động rất tự hào về mức lương cao, muốn được tăng lương mặc dù tiền lương có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ. Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận của chi phí sản xuất. Vì vậy, chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển. Hay tiền lương là một đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp phần duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động của mình. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT,KPCĐ và BHTN, mà theo chế độ tài chính hiện hành, các khoản này doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Các khoản trợ cấp này cũng góp phần hỗ trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động,một mặt nó kính thích người lao động yên tâm làm việc góp phần thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp. Với sự phát triển và cạnh tranh giữa các ngành nghề, các dịch vụ ngày càng cao lao động là yếu tố quyết định và góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Do vậy, muốn thu hút được đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề chuyên môn cao đòi hỏi phải có phương pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải có mức lương hợp lý để kích thích tinh thần hăng say làm việc và trách nhiệm của người lao động giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất giá trị lợi nhuận. Do vậy, vấn đề tiền lương được các doanh nghiệp xem là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Xây dựng một hệ thống trả lương sao cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang, đi sâu tìm hiểu vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, em nhận thấy tổ chức công tác tiền lương tại công ty đang còn một số điểm chưa được hoàn thiện. Công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên việc tính lương của công nhân viên vẫn chưa thiết thực; Sự giám sát, quản lý chưa được chặt chẽ do vậy các chứng từ về tiền lương, bảo hiểm xã hội cũng chưa thật sự chính xác…điều này đã ảnh hưởng đến việc xây dựng một hệ thống lương phù hợp của công ty. Nhận thức được vấn đề về tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương, em chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang.” 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang có trụ sở nằm gần trung tâm thành phố, gần các trường Đại học, Trung cấp, trung học cơ sở, các xí nghiệp, công ty lớn, Nên hàng năm có một số sinh viên đến công ty để xin thực tập, qua một thời gian thực tập tại công ty cũng như tim hiểu về “Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty thời gian vừa qua vẫn chưa đạt hiệu quả: chưa hoàn thiện được mức lương của người lao động sao cho phù hợp với tinh hình kinh doanh của công ty và mức sống hiện tại, chưa đưa ra được mức lương đúng với hiệu quả làm việc của người lao động. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang.” Làm đề tài nghiên cứu, qua đó nắm được thưc trạng công tác tiền lương để tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty mà Doanh Nghiệp chưa làm được, góp phần nâng cao năng suất lao động đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh chung của công ty. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang.” nhằm muc đích: - Nhằm đánh giá thực trạng hệ thống công tác tiền lương tại công ty đã tốt, hoàn thiện hay chưa. Thông qua nghiên cứu để chỉ ra được các điểm hạn chế trong công tác tiền lương tại công ty để tìm các giải pháp khắc phục. - Nhằm đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Là tất cả các khoản tiền lương, các khoản trích theo lương của người lao động trong công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. - Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề tiền lương, các khoản trích theo lương và cách hạch toán lương của công ty trong năm thời gian gần đây. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp so sánh, tổng hợp - Phương pháp lý luận. - Phương pháp đánh giá. - Tham khảo các tài liệu, các quy tắc chuẩn mực. 6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI: Báo cáo của em gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. Chương 2: Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.KHÁI QUÁT CHUNG Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực cuả con người, là khả năng lao động của con người, sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất, nó chỉ trở thành hàng hóa khi có 2 điều kiện sau: - Một là: Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, có nghĩa là có quyền được tự do đem bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động như một hàng hóa, nói cách khác là họ được tự do đi làm thuê, nói vậy họ phải là chủ sở hữu của sức lao động đó. - Hai là: Người có sức lao động nhưng không có tư liệu sản xuất và của cải khác hoặc có nhưng không đủ để kinh doanh. Trong điều kiện đó buộc họ phải đi làm thuê, tức là bán sức lao động của mình. Khi sức lao động biến thành hàng hóa, thì hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hóa thông thường khác. Giá trị hàng hóa sức lao động cũng là lượng lao động xã hội cấn thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó. Nó được xác định bằng toàn bộ giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất, về tinh thần để duy trì đời sống của mọi công dân và những phí tổn để công dân có một trình độ nhất định. Viếc xác lập giá trị hàng hóa sức lao động là tất yếu đối với quá trình tái sản xuất sức lao động xã hội. các yếu tố hợp thành giá trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước như: khí hậu, tập quán, trinh độ văn hóa, nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân. Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá trình lao động khác. Với hàng hóa thông thường giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra một giá trị mới hơn giá trị của bản thân nó. Đây là thuộc tính đặc biệt chỉ có hàng hóa sức lao động mới có. Khi giá trị sức lao động được thể hiện bằng tiền thì được gọi là giá cả sức lao động hay con gọi là tiền lương. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA CỦA TIỀN LƯƠNG 1.2.1. Khái niệm Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, tiền lương được biểu hiện là giá cả của một hàng hóa nhất định đó là sức lao động, cho nên tiền lương cũng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế và quan hệ cung cầu trên thịu trường. 1.2.2. Đặc điểm Tiền lương vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trù xã hội. Đứng trên góc dộ kinh tế thì doanh nghiệp coi như một yếu tố của quá trình sản xuất. Về mặt xã hội, tiền lương rất nhạy cảm và nó gắn liền với công bằng xã hội, tiền lương có liên quan đến những chính sách xã hội như: giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi,… Trong điều kiện tồn tại nền kinh tế sản xuất hàng hóa và tiền tệ thì tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, là nguồn động viên tích cực cho công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công việc. 1.2.3. Vai trò Tiền lương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của người lao động, nó quyết định sự ổn địnhvà phát triển kinh tế gia đình họ, tiền lương là nguồn để tái sản xuất sức lao động cho người lao động, vì vậy nó có tác động rất lớn đến thái độ lao động của người lao động đối với sản xuất cũng như xã hội. Tền lương cao sẽ nhiệt tình hăng say làm việc, ngược lại họ sẽ chán nản. Vì vậy tiền lương, tiền công không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của các chính sách xã hội. Xét trên góc độ quản lý kinh doanh, quản lý xã hội, tiền lương là một đòn bẩy kinh tế vô cùng quan trọng. Thông qua chính sách tiền lương Nhà nước có thể điều chỉnh nguồn lao động của các vùng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, song vấn đề quan trọng tầm quốc gia là các chính sách tiền lương có vị trí quyết định trong quá trình tạo động lực cho người lao động xã hội và có ảnh hưởng quyết định đến năng lực của đất nước trong các thời kỳ sau. Xét trên phạm vi doanh nghiệp, tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích người lao động phát huy hết khả năng lao động sáng tạo của họ, làm việc tận tụy có trách nhiệm cao đối với công việc. Tiền lương cao hay thấp sẽ tác động đến tình cảm, ý thức công việc của họ. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiệ nay, khi mà phần lớn lao động được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng lao động, người lao động sẽ tự do bán sức lao động cho nơi mà họ coi là có lợi nhất. Vì vậy chính sách tiền lương cũng là một phương tiện quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên lành nghề hay không. Một công cụ quan trọng của công tác quản lý bằng phương pháp kinh tế thông qua tiền lương, người lãnh đạo hướng dẫn người lao động làm việc theo ý mình nhằm tổ chức sản xuất hợp lý, tăng cường kỉ luật lao động cũng như khuyến khích tăng năng suất lao động. Như vậy, tiền lương đóng một vai trò rất quan trọng nó không chỉ đảm bảo đời sống cho người lao động tái sản xuất sức lao động của họ mà còn là một công cụ để quản lý doah nghiệp, một đòn bẩy kinh tế đầy hiệu lực…Tuy nhiên, chỉ trên cơ sở áp dụng đúng đắn chế độ tiền lương, đảm bảo các nguyên tắc của nó thì mới phát huy được mặt tích cực và ngược lại sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp 1.2.4. Chức năng của tiền lương Tiền lương có các chức năng cơ bản sau: - Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động, có nghĩa là: với tiền lương của người lao động không chỉ đủ sống mà còn nâng cao về mọi mặt cho bản thân, con cái, thậm chí một phần nhỏ để tích lũy. - Chức năng kích thích người lao động: tiền lương đảm bảo và góp phần tác động để tạo ra cơ cấu lao động hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế, khuyến khích phát triển nền kinh tế nghành và lãnh thổ. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế thu hút người lao động hăng say làm việc, là động lực thúc đẩy tăng năng suất, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệm vụ gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể và công việc. - Chức năng tích lũy: tiền lương của người lao động không chỉ duy trì cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc mà còn để dự phòng trong cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống. - Chức năng thước đo giá trị; là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động 1.2.5. ý nghĩa Lao động là điều kiện đầu tiên và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó là yếu tố cơ bản có tác dụng trong quá trình sản xuất để quá trình sản xuất trong xã hội nói chung và quá trình SXKD ở các doanh nghiệp nói riêng diễn ra thường xuyên liện tục. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy khi tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao cho họ. Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được đo bằng thước đo giá trị hay còn gọi là tiền lương. Vậy tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động, là khoản cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian và khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Đối với tiền lương phải trả cho người lao động là một khoản chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đã sáng tạo ra. Vì vậy doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động sao cho có hiệu quả tốt để tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Trong công tác quản lý sản xuất của doanh nghiệp thì quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng, nó giúp cho doang nghiệp hoàn thành định mức kế hoạch SXKD đã đề ra. 1.3. Nguyên tắc trả lương Để phát huy tốt tác dụng của tiền lương trong SXKD và đảm bảo hiệu quả của các doanh nghiệp, khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần đạt các yêu cầu cơ bản sau: - Đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. - Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao - Đảm bảo tính đơn giản dễ hiểu, dễ tính Xuất phát từ những yêu cầu trên, công tác tổ chức tiền lương cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với hiệu quả Trong cùng điều kiện làm việc, cùng loại công việc trong quá trình sản xuất, những công việc hao phí lao động sản xuất như nhau, lao động ngang nhau thể hiện khi so sánh thời gian lao động, cường độ lao động, trình độ thành thạo của người lao động. Sự so sánh đó là cơ sở để đánh giá phân biệt đóng góp sức lao động. Nội dung được thể hiện cụ thể là khi trả lương cho người lao động không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, dân tộc hay tôn giáo. Khi thực hiện nguyên tắc này có tác dụng kích thích người lao động hăng say sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả SXKD. Nguyên tắc 2: tổ chức tiền lương phải đảm bảo được tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân. Nguyên tắc 3: đảm bảo mối quan hệ tiền lương giữa các nghành kinh tế quốc dân. Nguyên tắc 4: đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động Các nguyên tắc trên đây phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Việc trả lương phải : - Không thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định cụ thể từng vùng, từng khu vực. Người lao động đi làm đêm, làm thêm giờ thì phải trả thêm tiền. - Đơn vị trả tiền lương và các loại phụ cấp cho người lao động trực tiếp, đầy đủ, đúng hẹn tại nơi làm việc và trả bằng tiền mặt. - Khi đơn vị bố trí người lao động tạm thời chuyển sang nơi làm việc hoặc công việc khác thì phải trả lương cho người lao động không thấp hơn công việc trước. Khi đơn vị phá sản, giải thể, thanh lý thì tiền lương phải được ưu tiên thanh toán cho người lao động. 1.4. Các hình thức trả lương Hiện nay các công ty, xí nghiệp do có sự khác nhau về điều kiện SXKD nên các hình thức chế độ trả lương được áp dụng không giống nhau. Có hai hình thức áp dụng là: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. 1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương trả theo thời gian được áp dụng cho những công việc không tính được kết quả lao động cụ thể, nó thể hiện theo các thang bậc lương do Nhà nước quy định và được trả lương theo thời gian làm việc thực tế. Phạm vi áp dụng cho hình thức này chủ yếu cho khu vực hành chính sự nghiệp, những công tác nghiên cứu, sửa chữa máy móc thiết bị và bộ phận phục vụ sản xuất, những người sản xuất trong dây chuyền công nghệ nhưng tại đó không tính được định mức. - Trả lương theo thời gian giản đơn: trả lương cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc, không xét đến thái độ và kết quả của công việc, bao gồm; lương tháng, lương ngày, lương giờ. Nhìn chung, hình thức trả lương theo thời gian giản đơn có ưu điểm là dễ tính, dễ trả lương nhưng nó không phát huy được đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, vì trả lương theo thời gian giản đơn chưa chú ý đến kết quả, chất lượng công việc thực tế của lao động. - Trả lương theo thời gian có thưởng: Là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Tiền lương theo thời gian có thưởng có tác dụng thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính, dễ trả lương cho người lao động, tuy nhiên hình thức này còn có hạn chế là tiền lương còn mang tính chất bình quân với kết quả lao động, chất lượng lao động, kém tính kich thích người lao động. 1.4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Đây là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động. gắn chặt số lượng lao động và chất lượng lao động, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội một cách hợp lý. Tuy nhiên việc xác định tiền lương theo sản phẩm phải dựa trên cơ sở tài liệu và hạch toán kết quả lao động và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với từng loại sản phẩm hay công việc. Bao gồm; trả lương theo sản phẩm trực tiếp; trả lương theo sản phẩm gián tiếp; trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt; trả lương theo lũy tiến; trả lương khoán theo khối lượng hoặc công việc; hình thức khoán quỹ lương. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP Ô TÔ TUẤN NAM TRANG Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP Ô TÔ TUẤN NAM TRANG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 2.1.1.1. Tên và địa chỉ của công ty. Tên công ty: Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang Trụ sở chính: số 718 Quang Trung-P.Đông Vệ- TP.Thanh Hóa SĐT: 0373.758.555 Fax: 0373.719.555 Giấy phép kinh doanh: số 2800791160 cấp ngày 02/01/2009 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang tiền thân là công ty TNHH Tuấn Nam Trang, được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 2602000710, trụ sở chính đóng tại : Quốc lộ 1A, Hoằng Lý, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, do ông Dương Đình Năm làm giám đốc. Vồn điều lệ hoạt động ban đầu là : 3.000.000.000 VNĐ, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh ô tô và dịch vụ sửa chữa ô tô các loại. Khi bắt đầu đi vào hoạt động Ban giám đốc công ty đã đề ra phương hướng phát triển của công ty một cách hiệu quả. Nhờ đó mà công ty ngày càng đi vào phát triển, doanh thu ngày càng tăng lên đó là điều kiện chủ yếu và cốt lõi cho việc mở rộng kinh doanh và phát triển các chi nhánh sau này. Chi nhánh đầu tiên được thành lập vào ngày 20/09/2004 tại địa chỉ số 353, đường Bà Triệu, P. Đông Thọ, TP Thanh Hoá với tên gọi Chi nhánh Công ty TNHH Tuấn Nam Trang, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là mua bán săm lốp ô tô, người đứng đầu chi nhánh là Ông Dương Đình Cường. Đến thời điểm cuối năm 2004, công ty bắt đầu đi vào hoạt động ổn đinh với một trụ sở chính và một chi nhánh. Doanh thu ngày càng tăng lên qua các năm. Mô hình hoạt động trên kéo dài đến cuối năm 2006 . Do tình hình thị trường đang rất thuận lợi cho việc kinh doanh ô tô. Năm bắt ngay tình hình Ban giám đốc Công ty quyết định mở rộng việc kinh doanh ra các địa bàn khác trong tỉnh. Ngày 22/06/2006 chi nhánh Ngọc Lặc được thành lập tại Phố Trần Phú, thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá với tên gọi Chi nhánh 3 – Công ty TNHH Tuấn Nam Trang do Bà Trịnh Thị Hoà làm giám đốc chi nhánh. Do đây là chi nhánh đóng trên địa bàn miền núi nên ngay từ ban đầu ban Giám đốc Công ty đã xác định mô hình kinh doanh sẽ đa dạng bao gồm: Kinh doanh ô tô, xe máy, đồ điện tử và các dịch vụ khác kèm theo. Với mục đích duy trì hoạt động kinh doanh, có lợi nhuận và tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương. Nhờ việc xác định mô hình kinh doanh nêu trên mà đến nay chi nhánh 3 đã và đang phát triển rất thuận lợi. Là một trong những địa điểm kinh doanh lớn nhất trên địa bàn huyện Ngọc Lặc và các huyện miền núi lân cận. Là địa chỉ tin cậy cho khách hàng khi có nhu cầu mua bán hàng hoá như ô tô, xe máy… Cuối năm 2007 tình hình phát triển của Chi nhánh Bà Triệu bị chậm lại do thời điểm bây giờ đã có rất nhiều cửa hàng canh tranh lớn trong việc buôn bán săm lốp ô tô, Ban giám đốc công ty quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh, chuyển toàn [...]... mới, phần thù lao trả cho người lao động được tính vào giá thành sản phẩm mới 2.2.2 Yêu cầu quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang 2.2.2.1 Tình hình lao động tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang Hiện tại số lao động của công ty gồm tất cả 296 cán bộ công nhân viên được chia thành các bộ phận: - Tổ văn phòng : 36 người - Tổ bán hàng Hoàng... Quỹ lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ KPCĐ, quỹ BHTN tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang 2.2.5.1 Quỹ lương Là toàn bộ số tiền lương trả cho tất cả cán bộ công nhân viên của công ty do công ty quản lý, sử dụng và chi trả lương Về phương diện hạch toán , quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào... toán BHXH Số ngày nghỉ Lương tham gia % Tính tính BHXH 1 7 đóng BHXH 2 900,000 BHXH 3 75 Giám đốc BHXH (Ký, họ tên) Tính tiến lương BHXH 4 181,730 Kế toán BHXH (Ký, họ tên) 2.2.7 Tổng hợp phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lươnglương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang Hàng tháng tiền lương của công nhân viên trong Công ty tổng hợp tiền lương từ các bảng thanh toán tiền lương của các tổ sửa... số tương đối giảm 22,56% Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy công ty đang làm ăn sinh lời, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 giảm 26,415,614 VNĐ 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác tiền lương tại công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang 2.1.4.1 Nguyên tắc tổ chức công tác tiền lương tại công ty: Để phù hợp và đáp ứng với yêu cầu quản lý mới, việc tổ chức công tác. .. đóng tại cơ sở, mặt khác số công nhân ở đây một phần là công nhân đang học việc Căn cứ vào bảng chấm công, mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp tại các chi nhánh gửi về, công tác tiền lương được bộ phận kế toán lập các bảng sau: - Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 02-LĐTL) - Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương - Bảng phân bổ tiền lương, phụ cấp và BHXH ( Mẫu số 11- LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH Các. .. máy ô tô Giải Phóng 2.1.2.4.Tổ chức bộ máy quản lý *) Đại hội đồng cổ đông : Là những người tham gia góp cổ phần thành lập công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Cổ đông của công ty gồm có: Ông : Dương Đình Năm số vốn góp : 52% Bà : Trịnh Thị Hòa số vốn góp : 24% Ông : Dương Đình Cường số vốn góp : 24% *) Ban kiểm soát : Chịu trách nhiệm chủ yếu theo dõi toàn bộ hoạt động của công ty, ... của yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương trong sản xuất kinh doanh - Tiền lương và các khoản trích theo lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự lao động tiền tệ và sản xuất hàng hoá tiền lương ( tiền công) được biểu hiện bằng tiền mà đơn vị trả cho người lao động Căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá... Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ ,BHTN Các khoản này cũng góp phần tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động 2.2.3 Nhiệm vụ của công tác tiền lương và các khoản trích theo lương Để phục vụ cho việc điều hành và quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương có hiệu quả, tiền lương. .. thanh toán lương Bảng thanh toán lương tổ văn phòng Đơn vị: CÔNG TY CP Ô TÔ TUẤN NAM TRANG Bộ phận: Tổ văn phòng Mẫu số :02-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ ngày 14/09/206 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 01 năm 2011 STT Họ và tên Hệ Lương thời gian Phụ cấp Tổng số số Các khoản khấu trừ vào Lương được lĩnh Ngày Số tiền lương BHXH, Các khoản Số tiền Ký công BHYT, khác ( tạm nhận BHTN... cho cấn bộ công nhiên viên bao gồm : - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH VD : anh Dương Công Dũng tại tổ sửa chữa hoàng Lý là công nhân của công ty, trong tháng 1/2011 anh bị ốm phải nằm viện 7 ngày và có giấy chứng nhận của bênh viện: GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ HƯỞNG BHXH Số: 20233033 Họ và tên: Dương Công Dũng Đơn vị công tác : Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang Lý do nghỉ việc: ốm Số ngày nghỉ: . Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. Chương 2: Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện. tài Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang. ” nhằm muc đích: - Nhằm đánh giá thực trạng. của tiền lương và các khoản trích theo lương, em chọn đề tài nghiên cứu Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần

Ngày đăng: 04/10/2014, 23:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

  • 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:

  • 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

  • 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

  • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

  • 6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI:

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

    • 1.1.KHÁI QUÁT CHUNG

    • 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA CỦA TIỀN LƯƠNG

      • 1.2.1. Khái niệm

      • 1.2.2. Đặc điểm

      • 1.2.3. Vai trò

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan