Chủ đề 3: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH QUỐC GIA. I. Các yếu tố cấu thành quốc gia • Thứ nhất, có lãnh thổ xác định: đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành quốc gia. Không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia. Lãnh thổ quốc gia được xác định là một phần của trái đất và được coi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình. Vấn đề kích thước lãnh thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia. • Thứ hai, có cộng đồng dân cư ổn định: Theo nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà nước đó. Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng để chỉ tất cả những người có quốc tịch của quốc gia đó.Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch. • Thứ ba, có chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính phủ này phải là chính phủ thực thi một cách có hiệu quả quyền lực nhà nước trên phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia một cách độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác. • Thứ tư, có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế: “khả năng” này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối ngoại của mình. II. Vantican, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao có được gọi là quốc gia hay không? Tại sao? A. VANTICAN. Bản đồ Vatican Hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế Vatican không phải là một quốc gia độc lập theo đúng nghĩa. Nhìn dưới góc độ các yếu tố cấu thành ta thấy: Tòa thánh Vatican có lãnh thổ xác định với diện tích rất nhỏ khoảng 0,4km2 và nằm trọn trong lãnh thổ của Italia, có dân cư sinh sống khoảng 1000 người, có bộ máy điều hành, có khả năng tham gia một cách độc lập vào các quan hệ pháp luật quốc tế nhất định (Tòa thánh Vatican đã tham gia một số công ước quốc tế như: Công ước Viên 1961 về thiết lập quan hệ ngoại giao, tòa thánh còn tham gia với tư cách quan sát viên của một số tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc…). Nhìn vào hình thức bên ngoài, Tòa thánh giống như một quốc gia tồn tại độc lập, nhưng nếu xem xét sâu xa các yếu tố này, Vatican lại không phải một quốc gia, vì: + Về lãnh thổ mà Vatican đặt trụ sở thực chất thuộc về Italia, Vatican có được lãnh thổ này là do một điều ước quốc tế được ký kết giữa Italia và Vatican. + Về dân cư, thực chất những người dân sống tại Vatican đều là công dân của rất nhiều quốc gia khác nhau: Thụy Sỹ, Italia…họ chỉ được coi là dân cư của Vatican khi họ phục vụ cho Giáo hoàng. Yếu tố dân cư không mang tính ổn định, họ xuất hiện chủ yếu mang tính thực hiện công vụ với Vatican. + Về Chính phủ: Giáo hoàng của Vatican không phải là một thiết chế quyền lực và Vatican không có các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước. Do đó, khi cần để duy trì quyền lực nhà nước Vatican cần phải có sự trợ giúp của Italia. Chính phủ này không giống trật tự của các Chính phủ khác trên thế giới. Từ những phân tích trên đây có thể thấy, Vatican chỉ là một thiết chế mang tính tôn giáo. Sở dĩ nó đựợc cho là chủ thể của Luật quốc tế vì trong các giai đoạn lịch sử phát triển của Luật quốc tế, Vatican đóng vai trò quan trọng khi trở thành trung gian hòa giải một số tranh chấp, bất hoà trong quan hệ quốc tế. Do đó, họ được phép tham gia vào một số điều ước quốc tế nhất định.
Trang 1Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Lịch Sử
Môn Học: Công Pháp Quốc Tế
Chủ Đề 3: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH QUỐC GIA
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhật Linh
Lớp: Quốc tế học K38B – Nhóm 1
Trưởng nhóm: Phạm Huyền Linh K38.608.010
Thành viên : Hoàng Việt Anh K38.608.002
Hoàng Thị Thúy Dịu K38.608.004
Thạch Thị Hoa K38.608.006
Nguyễn Ngọc Linh K38.608.008
Nguyễn Hữu Quỳnh Anh K38.608.001
1
Trang 2Chủ đề 3: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH QUỐC GIA.
MỤC LỤC
II Vantican, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao
có được gọi là quốc gia hay không? Tại sao?
4
Trang 3Chủ đề 3: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH QUỐC GIA.
I Các yếu tố cấu thành quốc gia
• Thứ nhất, có lãnh thổ xác định: đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành quốc gia Không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia Lãnh thổ quốc gia được xác định là một phần của trái đất và được coi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình Vấn đề kích thước lãnh thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia
• Thứ hai, có cộng đồng dân cư ổn định: Theo nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà nước đó Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng
để chỉ tất cả những người có quốc tịch của quốc gia đó.Mối quan hệ pháp
lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch
• Thứ ba, có chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính phủ này phải là chính phủ thực thi một cách có hiệu quả quyền lực nhà nước trên phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia một cách độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác
• Thứ tư, có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế:
“khả năng” này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối ngoại của mình
II Vantican, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao có được gọi là quốc
gia hay không? Tại sao?
A VANTICAN
Trang 4Bản đồ Vatican Hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới Tuy nhiên, trên thực tế Vatican không phải là một quốc gia độc lập theo đúng nghĩa
Nhìn dưới góc độ các yếu tố cấu thành ta thấy: Tòa thánh Vatican có lãnh
thổ xác định với diện tích rất nhỏ khoảng 0,4km2 và nằm trọn trong lãnh thổ của
Italia, có dân cư sinh sống khoảng 1000 người, có bộ máy điều hành, có khả năng
tham gia một cách độc lập vào các quan hệ pháp luật quốc tế nhất định (Tòa thánh
Vatican đã tham gia một số công ước quốc tế như: Công ước Viên 1961 về thiết lập quan hệ ngoại giao, tòa thánh còn tham gia với tư cách quan sát viên của một số
tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc…) Nhìn vào hình thức bên ngoài, Tòa thánh
giống như một quốc gia tồn tại độc lập, nhưng nếu xem xét sâu xa các yếu tố này, Vatican lại không phải một quốc gia, vì:
+ Về lãnh thổ mà Vatican đặt trụ sở thực chất thuộc về Italia, Vatican có
được lãnh thổ này là do một điều ước quốc tế được ký kết giữa Italia và Vatican
+ Về dân cư, thực chất những người dân sống tại Vatican đều là công dân của rất nhiều quốc gia khác nhau: Thụy Sỹ, Italia…họ chỉ được coi là dân cư của
Vatican khi họ phục vụ cho Giáo hoàng Yếu tố dân cư không mang tính ổn định,
họ xuất hiện chủ yếu mang tính thực hiện công vụ với Vatican
Trang 5+ Về Chính phủ: Giáo hoàng của Vatican không phải là một thiết chế quyền
lực và Vatican không có các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước Do đó, khi cần
để duy trì quyền lực nhà nước Vatican cần phải có sự trợ giúp của Italia Chính phủ này không giống trật tự của các Chính phủ khác trên thế giới
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, Vatican chỉ là một thiết chế mang tính tôn giáo Sở dĩ nó đựợc cho là chủ thể của Luật quốc tế vì trong các giai đoạn lịch sử phát triển của Luật quốc tế, Vatican đóng vai trò quan trọng khi trở thành trung gian hòa giải một số tranh chấp, bất hoà trong quan hệ quốc
tế Do đó, họ được phép tham gia vào một số điều ước quốc tế nhất định
B HỒNG KÔNG
Để kết luận Hồng Kông có phải là một quốc gia hay không ta phải xét các yếu tố cấu thành một quốc gia như phần I đã nêu:
+ Về lãnh thổ: gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra Biển Đông
ở phía Đông, Tây và Nam
+ Về dân cư: Dân số Hồng Kông đạt 6,99 triệu vào năm 2006 Khoảng 95% dân Hồng Kông là gốc Trung Hoa, đa số dân của Hồng Kông là Quảng Đông hoặc
từ các nhóm dân tộc như Người Khách gia và Triều Châu Tiếng Quảng Đông, một
Trang 6ngôn ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía Nam Trung Quốc là phương ngữ chính thức của Hồng Kông Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ chính thức được
sử dụng rộng rãi bởi hơn 1⁄3 dân số
+ Về chính phủ: Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997 Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật
Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047, 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền
+ Về khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế: Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này còn Hồng Kông thì duy trì hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập
cư của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức và sự kiện quốc tế
Tuy Hồng Kông có thể tham gia vào một số quan hệ quốc tế nhưng nó không thể có
tư cách độc lập do nó chịu sự chi phối bởi Trung Quốc
Hồng Kông không phải là một quốc gia do nó không đáp ứng được các yêu cầu Thứ ba và thứ tư của các yếu tố cấu thành quốc gia.
Hồng Kông là một Đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
C, MA CAO
Ma Cao nằm ở mặt tây của đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông ở phía bắc và nhìn ra biển Đông ở phía đông và phía nam
Trang 7+ Về lãnh thổ: Ma Cao là một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 27.3 km² nằm ở vùng duyên hải phía đông – nam Trung Hoa Đại lục, được bao bọc bởi tỉnh Quảng Đông của CHND Trung Hoa và biển nam Trung Hoa ở phía nam Vùng lãnh thổ Ma Cao có 3 khu vực chính là bán đảo Áo Môn, đảo Taipa và đảo Co-lo-an
+ Về dân cư: Khoảng 488.000 người (năm 2005), trong đó người Trung Quốc chiếm 95%, người Bồ Đào Nha chiếm 2% và người Philippines chiếm 1%
+ Về chính phủ: Ma Cao nguyên là một thuộc địa của Bồ Đào Nha và phải chịu sự quản lý của đế quốc này từ giữa thế kỷ 16 cho đến năm 1999, và là thuộc địa hay tô giới cuối cùng của người châu Âu tại Trung Quốc Các thương nhân Bồ Đào Nha lần đầu đến định cư tại Ma Cao trong thập niên 1550 Năm 1557, triều đình nhà Minh đã cho Bồ Đào Nha thuê Ma Cao để làm cảng giao thương Từ đó, người Bồ Đào Nha đã quản lý thành phố song nó vẫn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc Đến năm 1887, Ma Cao trở thành một thuộc địa của đế quốc Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha đã chuyển giao chủ quyền đối với Ma Cao cho Trung Quốc
Trang 8vào ngày 20 tháng 12 năm 1999 Trong tuyên bố chung Trung-Bồ và Luật cơ bản
Ma Cao quy định rằng Ma Cao có quyền tự trị cao độ ít nhất là đến năm 2049, tức
50 năm sau ngày chuyển giao
+ Về khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế: Theo chính sách "một quốc gia, hai chế độ", chính quyền Trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ, trong khi Ma Cao duy trì hệ thống riêng của mình trên các lĩnh vực luật pháp, lực lượng cảnh sát, tiền tệ, hải quan, nhập cư
Ma Cao tham gia nhiều tổ chức và sự kiện quốc tế không yêu cầu các thành viên phải là các quốc gia có chủ quyền
Ma Cao không phải là một quốc gia đo nó không đáp ứng được đầy đủ các yếu tố một ba và bốn để cấu thành quốc gia.
Macao, là một trong hai khu hành chính đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với Hồng Kông
D ĐÀI LOAN
Bản đồ Trung Quốc
Để khẳng định Đài Loan có phải là một quốc gia hay không ta cần phân tích các yếu tố sau
1 Lãnh thổ.
Trang 9Đài Loan có lãnh thổ xác định Đài Loan là một hòn đảo cách bờ biển Đông
Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160 km Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan Đảo Đài Loan hiện là lãnh thổ chủ yếu nằm dưới quyền quản lý của Trung Hoa Dân Quốc Chiều dài đường bờ biển của đảo là 1.139 km
Đảo Đài Loan có vị trí nằm trên đường tiếp xúc giữa đại lục Á-Âu và bồn Thái Bình Dương Bờ tây đảo Đài Loan cách Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan, cự ly khoảng 160 km Phía bắc đảo Đài Loan là biển Hoa Đông, ở phía đông bắc cách đảo Ishigaki của quần đảo Ryukyu khoảng 600 km, trong khi cách đảo cực tây của Nhật Bản là Yonaguni khoảng 111 km; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp eo biển Bashi, bán đảo Hằng Xuân cách quần đảo của Philippines khoảng 250 km; ở phía tây nam là biển Đông Do đảo Đài Loan nằm tại
vị trí trung tâm của cung đảo Đông Á, cộng thêm việc eo biển Đài Loan là tuyến hàng hải quốc tế trọng yếu, do vậy Đảo Đài Loan có vị trí địa chiến lược trọng yếu
2 Dân cư
Đài Loan có dân cư ổn định Dân số Đài Loan năm 2011 ước tính khoảng
23,2 triệu người, hầu hết trong số đó cư trú tại đảo Đài Loan Khoảng 98% là người Hán Trong số đó, 86% có nguồn gốc là những người nhập cư từ trước năm 1949 Nhóm này thường được gọi là "người Đài Loan bản địa" tuy nhiên thổ dân Đài Loan mới thực sự là những người định cư sớm hơn Bản tỉnh nhân bao gồm 2 phân nhóm: người gốc Phúc Kiến (70% dân số), những người này di cư từ vùng ven biển phía nam Phúc Kiến từ thế kỷ 17; người Khách Gia (15% dân số) và có nguồn gốc
từ tỉnh Quảng Đông Một số bản tỉnh nhân không thường xuyên sử dụng tiếng Phổ thông, thay vào đó họ sử dụng tiếng Đài Loan và tiếng Khách Gia.12% dân số là
"ngoại tỉnh nhân”, nhóm này gồm có những người đã di cư từ Trung Quốc đại lục sau Nội chiến Trung Quốc cùng với Quốc Dân Đảng và hậu duệ của họ Hầu hết ngoại tỉnh nhân chủ yếu nói tiếng Phổ thông Khoảng 2% dân số Đài Loan, vào khoảng 458.000 người được liệt kê là thổ dân Đài Loan, họ được chia tiếp thành 13 nhóm chính là: Ami, Atayal, Paiwan, Bunun, Rukai, Puyuma, Tsou, Saisiyat, Tao (Yami), Thao, Kavalan, Truku và Sakizaya
3 Chính phủ/ Chính quyền
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là bất hợp pháp, và gọi họ là "Chính quyền Đài Loan". Tuyên bố này bị Trung Hoa Dân Quốc bác bỏ bởi họ tự coi mình là một quốc gia độc lập có chủ quyền Về phần mình, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dường như coi việc giữ lại cái tên "Trung Hoa Dân Quốc" còn dễ chịu hơn nhiều so với việc tuyên bố một
Trang 10nước Cộng hòa Đài Loan độc lập về pháp lý Tuy nhiên, với sự trỗi dây của phong trào ủng hộ độc lập tại Đài Loan, cái tên "Đài Loan" đã ngày càng được sử dụng nhiều trên chính hòn đảo này Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố rằng bất
kỳ một nỗ lực nào tại Đài Loan nhằm chính thức xóa bỏ chế độ Trung Hoa Dân Quốc và thay thế nó bằng một nước Cộng hòa Đài Loan sẽ dẫn tới nguy cơ đáp trả bằng biện pháp quân sự mạnh mẽ Quan điểm hiện tại của Hoa Kỳ là vấn đề Đài Loan phải được giải quyết một cách hòa bình và hành động đơn phương của bất kỳ bên nào sẽ bị lên án; cả việc vô cơ tấn công của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay một tuyên bố độc lập từ phía Đài Loan đều không thể chấp nhập
Vì chính sách Một Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa yêu cầu các nước không chính thức công nhận Trung Hoa Dân Quốc như một điều kiện để duy
trì các quan hệ ngoại giao với họ Chỉ có 25 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính
thức với Trung Hoa Dân Quốc Tuy nhiên, đa số các nước đều có văn phòng đại diện không chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc Hoa Kỳ vẫn giữ quan hệ không chính thức với Trung Hoa Dân Quốc thông qua Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan.Trên
thực tế Trung Hoa Dân Quốc cũng giữ các đại sứ quán và lãnh sự quán ở hầu hết
các nước, được gọi là các "Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc"
(TECRO), với các văn phòng chi nhánh được gọi là "Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc" (TECO) Cả TECRO và TECO đều là "các thực thể thương mại
không chính thức" của Cộng hòa Đài Loan chịu trách nhiệm duy trì quan hệ ngoại
giao, cung cấp các dịch vụ lãnh sự (như cấp Visa), và bảo vệ các lợi ích quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc tại các nước khác trên cơ sở căn bản như Đại sứ quán hay Lãnh sự quán.
Cũng vì việc áp dụng chính sách Một Trung Quốc của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc chỉ có thể tham gia vào các tổ chức quốc tế nơi
họ không được công nhận như một quốc gia độc lập có chủ quyền Năm 1945, Trung Hoa Dân Quốc có tư cách đại diện cho toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và họ là một trong những quốc gia sáng lập cũng như là thành viên Hội đồng Bảo an, của Liên hiệp quốc; tuy nhiên, năm 1971, với việc thông qua Nghị quyết 2758 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nó bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thay thế Kể từ năm
1992, Trung Hoa Dân Quốc luôn lặp lại đề nghị được gia nhập Liên hiệp quốc nhưng chưa hề thành công Đa số quốc gia thành viên, gồm cả Hoa Kỳ, không muốn bàn thảo vấn đề vị thế chính trị Trung Hoa Dân Quốc vì sợ gây trở ngại tới những quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Tuy nhiên, cả Hoa
Kỳ và Nhật Bản đều công khai ủng hộ việc Trung Hoa Dân Quốc xin trở thành quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới.Tuy nhiên, dù Trung Hoa Dân Quốc hàng năm đều đệ trình hồ sơ xin làm thành viên của WHO từ năm 1997 dưới nhiều tên gọi, những nỗ lực của họ luôn bị Trung Quốc cản trở Tương tự, Trung Hoa Dân Quốc chịu áp lực phải sử dụng cái tên trung lập về chính trị là "Đài Bắc Trung
Trang 11Quốc" trong các sự kiện quốc tế như Olympics, khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng tham gia Trung Hoa Dân Quốc nói chung bị ngăn cản sử dụng quốc ca và lá
cờ của mình tại các sự kiện quốc tế vì áp lực của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và những thành viên đoàn Trung Hoa Dân Quốc tham gia vào các sự kiện đó như Olympics thường bị ngăn cản mang theo cờ Trung Hoa Dân Quốc vào những địa điểm tổ chức sự kiện Olympics.Trung Hoa Dân Quốc có thể tham gia với tên gọi
"Trung Quốc" tại các tổ chức nơi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không tham dự, như Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới
Theo Thỏa ước Montevideo năm 1933, nguồn được trích dẫn nhiều nhất để định nghĩa một quốc gia là: một quốc gia phải sở hữu một dân số cố định, một lãnh thổ được xác định, một chính phủ và khả năng thiết lập quan hệ với các quốc gia khác Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ có đủ mọi tính chất đó bởi vì họ sở hữu một chính phủ có chủ quyền với quyền tài phán trên những vùng lãnh thổ đã được xác định rõ với hơn 23 triệu dân và một bộ ngoại giao thực sự Tuy nhiên Đài Loan không đáp ứng với tiêu chí thứ tư của Thỏa ước Montevideo, bởi vì họ chỉ được 25 nước (khá nhỏ và nghèo) công nhận và bị cấm tham gia vào các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc và điều 3 "Sự hiện diện chính trị của quốc gia độc lập với sự công nhận của các nước khác."
Đài Loan không phải là chủ thể quốc gia.
III Tài liệu tham khảo
1 Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1), nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam (2013)
2. Công ước Montevideovề quyền và nhiệm vụ của các Quốc gia 1933
3 Cổng thông tin điện tử chính phủ (http://www.chinhphu.vn/)
4. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (http://dangcongsan.vn/ )
5 Từ điển bách khoa toàn thư mở (vi.wikipedia.org)