1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống đậu tương trồng vụ xuân 2009 tại đất Cao Minh huyện Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

47 692 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 5,83 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYÊN THỊ BÍCH

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH

NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRỔNG VU XUAN 2009 TAI DAT

CAO MINH - PHUC YEN - VINH PHUC

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 2

Khoa luda tét aghiép NUguyén Shi Bich 320) Sinh — KFWIW

Lời cam đoan

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân và nhờ sự

giúp đỡ của thạc sĩ Dương Tiến Viện

Tôi xin cam đoan những kết quả được trình bày trong khóa luận này đảm bảo tính bảo tính chính xác, trung thực và không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm

Hà Nội, tháng 5 nam 2010

Sinh viên

Trang 3

MUC LUC PHAN 1: MO DAUI 1.1 Li do chon dé tail 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tai2 1.2.1 Mục đích2 1.2.2 Yêu cầu2

1.3 Ý nghĩa tực tiễn và ý nghĩa lý luận3

PHAN 2: TONG QUAN TAI LIỆU4

2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam4

2.1.1 Tình hình sản suất đậu tương trên thế giới4 2.1.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam7

2.2 Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và ở Việt nam10

2.2.1 Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới I0

2.2.2 Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt nam12

PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU15

3.1 Vật liệu nghiên cứu15

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu15

3.2.1 Thời gian nghiên cứu 15

Trang 4

Khoa ludu tét ughiép Nguyén Thi Bich 320) Sinh — KFIWW

3.5.3 Kha nang chống chiu cua cay18 3.5.4 Các yếu tố cấu thành nang suat18 3.6 Các loại máy móc sử dụng19

3.7 Phương pháp xử lí số liệuL9

PHẦN 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN20

4.1 Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương20 4.1.1 Đặc điểm thân, cành, lá20

4.1.2 Hoa, qua, hat21

4.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương22 4.2.1 Các kì sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương22

4.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính26

4.2.3 Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương27 4.2.4 Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương29

4.3 Khả năng chống chịu của các giống đậu tuong31

4.3.1 Mức độ nhiễm sau bénh31 4.3.2 Khả năng chống đổ33

4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu tương33

4.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương33

4.4.2 Năng suất của các giống đậu tương37

PHAN 5: KET LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ39

5.1 Kết luận39

5.2 Kiến nghị40

Trang 5

DANH MUC BANG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới4

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương một số nước trên thế

giới6

Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng đậu tương của Việt Nam8

Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng đậu tương một số tỉnh ở Việt nam10 Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương20

Bảng 4.2: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương23

Bảng 4.3: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương24

Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính26

Bảng 4.5: Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương28

Bảng 4.6: khối lượng tươi và khô30

Bảng 4.7: Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương32

Bảng 4.8: Khả năng chống chịu của các giống đậu tương33

Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương34

Bảng 4.10: Năng suất của các giống đậu tương37

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lí do lựa chọn đề tài

Cây đậu tương có tén khoa hoc 14 Glycine max (L) Merrill, là loại cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu Fabaceae được trồng rộng rãi làm thức ăn cho người và gia súc, có ý nghĩa to lớn về mặt dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế

và khả năng cải tạo đất

Đậu tương được nhân dân thế giới suy tôn là kim lương màu vàng, là

Trang 6

Khoa ludu tét ughiép Nguyén Thi Bich 320) Sinh — KFIWW

* Giá trị về mặt thực phẩm:

Đậu tương chứa nhiều hoạt chất cần thiết cho cơ thể Qua nghiên cứu cho thấy đậu tương đứng đầu trong các loại cây lương thực với thành phần

dinh dưỡng cao: Protein: (38 - 42%), lipit: (18 - 24%), hidrat cacbon: (30 -

40%), các chất khoáng: (4 - 5%) Protein trong đậu tương chứa các axit amin cần thiết cho cơ thể như: trytophan, lysine, isoleucin, leucin, trong đó có 2 loại axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể là trytophan va lysine

Ngoài ra trong đậu tương còn chứa nhiều loại vitamin như: PP, A, E, K, D, Các loại muối khoáng Ca, Fe, Mg, K, các enzim, sáp, nhựa, cellulose, 5 chất chống ung thư [18]

* Giá trị về mặt nông nghiệp:

Đậu tương làm thức ăn cho gia súc, Ikg hạt đậu tương tương ứng với

1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi [5]

Về mặt sinh học cây đậu tương là cây trồng cải tạo đất nhờ vào đặc tính

có định đạm của vi khuẩn nốt sần Đậu tương là cây luân canh cải tạo đất tốt, 1 ha trồng đậu tương nếu sinh trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30 - 60 kg N [12] Trong hệ thống luân canh, nếu bố trí cây đậu tương vào cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt đối với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất

cả hệ thống cây trồng mà giảm chi phí cho việc bón N

* Giá trị về mặt công nghiệp:

Đậu tương là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, Chủ

yếu đậu tương được dùng để ép dầu

Ở Việt Nam đậu tương được trồng từ lâu nhưng trước đây vẫn chưa được coi trọng Trong những năm gần đây, đậu tương cũng đã được chú trọng

Trang 7

tương trong nước do năng suất và sản lượng còn thấp Nguyên nhân chủ yếu do chưa có bộ giống tốt, chưa phù hợp với từng vùng thâm canh

Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống đậu tương nhằm lựa chọn những giống có

ưu điểm vượt trội để đưa vào sản xuất và có các biện pháp tăng năng suất một

cách hợp lý

Đây cũng chính là lí do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh

giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của

một số giống đậu tương trồng vụ xuân 2009 tại đất Cao Minh - Phúc Yên -

Vĩnh Phúc "”

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

Đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu và năng suất của một số giống đậu tương trên cơ sở đó để xuất một số giống có triển vọng đưa

vào sản xuất

1.2.2 Yêu cầu

Tìm hiểu và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của một số giống đậu tương

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của

một số giống đậu tương

Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống đậu tương

1.3 Ý nghĩa thực tiễn và lý luận:

Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương, đồng thời có thể đề xuất một số giống

Trang 8

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

giống giúp cho việc tuyển chọn, lai tạo ra những giống đậu tương có triển

Trang 9

PHAN 2: TONG QUAN TAI LIEU 2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Đậu tương là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao,

là loại cây có đầu quan trọng bậc nhất thế giới đồng thời lại rất dễ trồng, dễ thích ứng nên nó được trồng ở khắp năm châu lục, tập trung nhiều nhất ở châu

Mỹ tiếp đến là châu Á

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (ta/ha) (triệu tấn) 1998 70,97 22,56 160,1 1999 72,11 21,88 157,8 2000 74.40 21,69 161,41 2001 76,83 23,16 177,94 2002 78,83 23.03 181,55 2003 83,56 22,02 189,49 2004 91,44 22,56 204,43 2005 91,39 22,93 209,53 2006 92,98 23,82 221,5

Trang 10

Khoa ludu tét ughiép Nguyén Thi Bich 320) Sinh — KFIWW

trồng đậu tương không ngừng tăng lên theo các năm từ 70,97 triệu ha năm

1998 đến 92,98 triệu ha năm 2006 Năng suất cũng tăng lên từ 22,56 tạ/ha năm 1998 đến 23,82 tạ/ha năm 2006 từ đó dẫn đến sản lượng cũng tăng lên từ

160,1 triệu tấn năm 1998 đến 221,5 triệu tấn năm 2006

Tuy nhiên từ năm 2001 - 2006, năng suất tăng lên không đáng kể từ

23.16 tạ/ha năm 2001 lên 23.82 tạ/ha năm 2006 Nguyên nhân do cuộc khủng

hoảng đậu tương ở các nước sản xuất đậu tương lớn trên thế giới như: Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Tuy nhiên theo dự đoán sản lượng đậu tương sẽ còn tăng mạnh trong những năm sắp tới đặc biệt là các nước có sử

dụng chuyển gen cho đậu tương

Bốn nước sản xuất đậu tương lớn nhất trên thế giới là: Mỹ, Brazin, Argentina và Trung Quốc, chiếm 90 - 95% tổng sản lượng đậu tương trên thế

giới [9]

Đậu tương có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á nhưng Mỹ lại là nước

có diện tích và sản lượng đậu tương lớn nhất trên thế giới Trong đó một phần ba sản lượng đậu tương của Mỹ dùng để xuất khẩu, còn dầu đậu tương chiếm

80% lượng dầu ăn tiêu thụ tại Mỹ [23] Trên thế giới có khoảng 100 nước

trồng đậu tương nhưng phần lớn các nước đều phải nhập khẩu đậu tương do sản xuất đậu tương không đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ trong nước Trong đó

có một số nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất là: Trung Quốc, Nhật Bản,

Đài Loan, Triều Tiên, Indonexia, Malaysia, Philippin [9]

Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên thế

Trang 11

Bang 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương một số nước trên thế giới

Diện tích Năng suất Sản lượng Nước (triệu ha) (ta/ha) (triệu tấn) 2004 | 2005 | 2006 | 2004 | 2005 | 2006 2004 2005 2006 Thế giới 91,44 | 91,39 | 92,98 | 22,56 | 22,93 | 23,82 | 204,43 | 209,53 | 221,5 Mỹ 29,93 | 28,84 | 30,20 | 18,40 | 28,76 | 28,70 | 85,01 82,82 | 86,12 Brazin 21,52 | 22,89 | 20,70 | 23,14 | 21,92 | 28,50 | 49,79 | 50,19 | 59,0 Argentina 14,32 | 14,04 | 15,22 | 21,99 | 27,28 | 26,60 | 31,50 | 39,30 | 40,50 Trung Quốc | 9,70 9,5 9,26 18,14 | 17,79 | 17,05 17,60 16,90 | 16,20 Ấn Độ 6,90 | 6,90 7.3 10,88 | 9,56 10 7,50 6,60 7,30

Theo FAOSTAT thang 12/2007

Dự báo tổng sản lượng đậu tương trên thế giới năm 2008 - 2009 dat

237,80 triệu tấn, tăng 19,00 triệu tấn so với năm 2007 - 2008 Trong đó sản lượng của các nước năm 2008 - 2009 dự báo đạt: (đơn vị triệu tấn) Mỹ: 81,65,

Brazin: 64.00, Achentina: 48,00, Trung Quốc: 16,00, Ấn Độ: 8,70 [21]

Nhìn chung sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động mạnh do tác động của nguồn cung cũng như nền kinh tế Hiện nay đậu tương biến đổi gen như đậu tương kháng thuốc diệt cỏ đang được mở rộng diện tích trồng trọt đặc biệt ở Achentina, Úc, Canada, Cộng hoà

Séc, Nhật Bản, Mỹ, hay đậu tương Oleic axit có hàm lượng axit oleic cao,

Trang 12

Khoa ludu tốt ughiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh — KINA

2.1.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Một số tài liệu cho rằng cây đậu tương được đưa vào trồng ở nước ta từ thời vua Hùng và xác định rằng nhân dân ta trồng cây đậu tương trước cây đậu

xanh và cây đậu đen [5] Nhân dân ta biết trồng trọt đậu tương từ rất lâu đời và

sử dụng đậu tương làm các món ăn hàng ngày từ hàng ngàn năm nay Cho đến nay cây đậu tương đã trở nên quen thuộc và được coi là cây trồng quan trọng có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp của nước ta Thế nhưng diện tích trồng đậu tương và năng suất đậu tương tăng rất chậm Nguyên nhân do chưa có bộ giống tốt cho năng suất cao, việc cung ứng giống đậu tương còn gặp nhiều khó

khăn, nông dân thiếu vốn sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ lẻ gây khó khăn cho

việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến như cơ giới hoá vào gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch

Giai đoạn từ năm 2000 - 2008 diện tích, sản lượng đậu tương của Việt

Trang 13

Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng đậu tương của Việt Nam Năm Diện tích Sản lượng (nghìn ha) (nghìn tấn) 2000 124.1 149.3 2001 140,3 173.7 2002 158,6 205.6 2003 165,6 219,7 2004 183.3 245,9 2005 204.1 292,7 2006 185,8 258.2 2007 187,4 275.2 Sơ bộ 2008 191,5 268.6

Nguôn: Thống kê Việt Nam năm 2009

Về diện tích: Năm 1980, diện tích trồng đậu tương ở nước ta là 40 nghìn ha, năm 1990 diện tích trồng đậu tương của nước ta là 110,0 nghìn ha và đến năm 2000 diện tích đã tăng lên 124,1 nghìn ha Diện tích đậu tương

tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2005 diện tích đã tăng lên đến

204.1 nghìn ha Nhưng đến năm 2006 thì diện tích trồng đậu tương lại giảm

xuống còn 185,8 nghìn ha Từ năm 2006 - 2008 diện tích trồng đậu tương lại

tăng lên, từ 185,8 nghìn ha năm 2006 lên 191,5 nghìn ha năm 2008

Về sản lượng từ năm 2000 - 2005 tăng đều đặn từ 149,3 nghìn tấn

(2000) lên 292,7 nghìn tấn (2005) nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống còn 258.2 nghìn tấn Đến năm 2007 sản lượng đậu tương Việt Nam lại tăng lên 275,2 nghìn tấn nhưng đến năm 2008 sản lượng đậu tương lại giảm xuống còn

Trang 14

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

Năm 2003 cả nước có 78 giống đậu tương được trồng trong đó có 13 giống chủ lực, tổng diện tích gieo trồng đậu tương cả nước năm 2003 là 165,6

nghìn ha

Gần đây việc trồng và nghiên cứu đậu tương đang được các nhà khoa

học và nông dân chú trọng phát triển, nhưng mới chỉ là những chú trọng về diện tích mà chưa có chú trọng đến các biện pháp thâm canh để tăng năng suất Vì vậy định hướng phát triển đối với cây đậu tương ở nước ta từ năm 2000 - 2010 như sau: [10]

- Chọn giống có tiểm năng năng suất cao cho vụ xuân đạt từ 3 - 4 tấn/ha

để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người và gia súc

- Chọn giống có hàm lượng dầu cao đạt từ 20 - 25%

- Chọn giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn (dưới 75 ngày) để trồng

trong vụ hè và giữa hai vụ lúa

- Chọn những giống ngắn ngày (80 - 85 ngày) cho vụ thu, vụ đông ở đồng bằng Bắc Bộ

- Chọn giống đậu tương có phẩm chất tốt, khối lượng 1000 hạt đạt trên 300g, rốn hạt trắng để xuất khẩu

Theo thống kê Việt Nam, diện tích và sản lượng đậu tương ở một số địa

Trang 15

Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng đậu tương ở một số tỉnh của Việt Nam Tỉnh Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2005 |2006 |2007 |2008 |2005 |2006 |2007 | 2008 (Sơ bộ) (Sơ bộ) Cả nước 204.1 | 185,6 |187,4 | 191,5 | 292,7 | 258,1 |275.2 | 268,6 Hà Gian |157 |15,9 [15,9 |199 |14,7 |14I1 |14LI1 | 20,9 Sơn La 121 19/2 92 7,7 13,6 | 11,1 J} 11,5 | 10,1 Dak Lak 115 | 9,6 9,4 9,3 13,0 |104 {11,3 | 11,4 Dién Bién | 8,6 8,9 9,1 8,9 101 | 10,7) | 11,2) | 11,7 Vĩnh Phúc | 8,5 6,9 4.3 6,2 133 |102 | 6,4 10,5 Thái Bình | 6.2 7,7 8,2 9,9 118 | 12,4 | 13,8 | 14,0

Nguồn: Thống kê Việt Nam năm 2009

Đây là những tỉnh có diện tích và sản lượng đậu tương khá lớn ở nước

ta Về diện tích: từ năm 2005 - 2008 diện tích trồng đậu tương ở một số tỉnh

tăng lên như Hà Giang, Điện Biên, Thái Bình Còn một số tỉnh có diện tích

trồng đậu tương giảm xuống như: Sơn la, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc Về sản lượng:

từ năm 2005 - 2008 những địa phương có diện tích trồng đậu tương tăng lên

thì hầu như sản lượng cũng tăng lên như: Hà Giang, Điện Biên, Thái Bình Những địa phương có sản lượng đậu tương giảm xuống như Sơn La, Dak Lak,

Vĩnh Phúc

2.2 Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1 Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới

Trang 16

Khoa tuật tét ughiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

tế cũng như cải tạo đất Nó được coi là: “ông Hoàng trong các cây họ đậu” Bởi vì cây đậu tương có giá trị rất toàn diện Chính vì tầm quan trọng của loại cây này mà nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, tìm hiểu nhằm đưa ra được những giống, những biện pháp thâm canh để trồng đậu tương đạt hiêu quả tốt nhất

Theo các nhà khoa học thì đậu tương có nguồn gốc từ lưu vực sông Trường Giang (TQ) sau đó lan truyền đến các nước khác Khi đến châu Mỹ

đậu tương tỏ ra thích ứng tốt, phát triển mạnh chính vì vậy châu Mỹ trở thành

trung tâm phát triển cây đậu tương lớn nhất thế giới [5]

* Kết quả nghiên cứu về đặc trưng hình thái giải phẫu của cây đậu

tương:

- Màu sắc thân mầm và màu sắc hoa có tương quan chặt chẽ với nhau

thân tím - hoa tím do gen trội (W) quy định, thân xanh - hoa trắng do gen lặn

(w) quy định [5]

- Lá đậu tương có nhiều hình dạng như: ngọn giáo, dạng trứng, trái xoan, bầu dục, Hình dạng lá có liên quan tới khả năng quang hợp, thoát hơi nước, khả năng vận chuyển của cây do đó liên quan tới năng suất Qua nghiên

cứu cho thấy phiến lá to trồng trong điều kiện nhiệt độ thấp cho năng suất cao

hơn lá hẹp, hình dạng lá dài có khả năng chịu hạn tốt [2]

- Hạt có hình tròn hoặc hình thon Phổ biến là màu vàng do gen (K2)

quy định, hạt màu đen do gen trội (R) quy định, màu nâu do gen lặn (r) quy định, rốn hạt thường có màu đậm hơn màu hạt [5]

* Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương:

Nguồn gen trên thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 14 nước: Trung Quốc, Úc, Đài Loan, Pháp, Ấn Độ, Nigieria, Nhật Bản, Indonexia, Hàn Quốc, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ, Nga với tổng số 45.038 mẫu giống

Trang 17

tạo bởi nhiều phương pháp như: nhập nội, gây đột biến, lai tạo, kĩ thuật di truyền Mỹ đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương và tạo ra được một số giống có khả năng kháng tốt với bệnh Phytophthora và thích ứng rộng

như: Amsoy 71, Lec 36, Herhey 63 Hướng nghiên cứu của Mỹ trong những

năm tới là sử dụng tổ hợp lai cũng như nhập nội để bổ sung vào quỹ gen

Ấn Độ cũng là một trong những nước có đóng góp lớn vào công tác nghiên cứu đậu tương trên thế giới Năm 1967 Ấn Độ thành lập tổ chức AICRRPS va tap trung nghiên cứu về loại gen, đến nay đã phát hiện trên 50 gen phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới [13]

Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ sinh học mới nhằm cải tiến các

dạng đậu tương cũ Tạo ra giống mới có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh,

cỏ dại và phù hợp với khí hậu tiểu vùng với mục tiêu chọn giống có năng suất trên 2 tấn/ha

Brazin cũng nghiên cứu và chọn tạo được một số giống có năng suất cao, thích hợp với vùng đất có vĩ độ thấp ở trung tâm Brazin như: Numbairu,

IAC - 8, Cristalina, trong d6 nang suat cua Cristalina dat 3,8 tấn/ha

Nhật Bản nghiên cứu thành công quy trình nhập nội giống cây đậu tương, từ đó chọn lọc, lai tạo được những giống chống bệnh như: Tainung - 3, Tainung - 4 được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất [I5]

2.2.2 Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

Cây đậu tương cũng được trồng ở nước ta từ lâu nhưng trước đây chưa được coi trọng, về sau do nhận thức được tầm quan trọng của cây đậu tương

nên các nhà khoa học ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và đạt được một số

thành tựu sau:

* Kết quả nghiên cứu về hình thái giải phẫu:

Trang 18

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

hệ nghịch với năng suất Những đặc trưng có ý nghĩa trong chon giống đậu

tương như: tổng số quả trên cây, tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả 3 hạt, P1000 hạt, số lượng nốt sần thời kì đầu ra hoa, diện tích lá thời kì quả mẩy, khối lượng tươi và khô thời kì hoa rộ và quả mẩy [4]

* Kết quả nghiên cứu về khả năng chống chịu:

Các giống có mật độ lông phủ dày có khả năng chịu hạn tốt hơn các

giống có mật độ lông thưa Theo khảo sát thì giống M103 có khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt, DT84 có khả năng chịu hạn trung bình [3]

* Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống:

Trong những năm qua công tác chọn tạo giống ở Việt Nam cũng liên

tục được phát triển, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất, đồng thời cũng áp dụng nhiều phương pháp rất phong phú trong việc tạo ra các giống mới như: phương pháp lai hữu tính, xử lý đột biến, chọn lọc cá thể, thu thập và nhập nội giống đậu tuong, trong d6 phương pháp lai hữu tính đã thu được thành công lớn và tạo ra được các giống như: D140, ĐT93, ĐT80,

Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam năm 1987 đã chọn được giống AK03 từ dòng G2261 nhập nội có thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày, năng suất 13 - 16 tạ/ha thích hợp cho vụ đông và cũng từ dòng G2261 chọn được giống AK05 có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày cho năng suất I5 - 18 tạ/ha Năm 2000 viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc giống ĐT12 có thời gian sinh trưởng cực ngắn

(72 - 78) ngày, trồng được cả 3 vụ, năng suất 14 - 23 tạ/ha [1T]

Nam 1996, bộ môn Cây công nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I -

Hà Nội và Viện khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt nam đã chọn từ tổ hợp lai

(Dong 821X134 Nhat Bản) tạo giống ĐT93, thích hợp cho vụ hè, năng suất dat 15 - 18 tạ/ha

Năm 2006 trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân

Trang 19

mang lưới khảo nghiệm quốc gia các tỉnh phía Bắc vụ hè 2006 Kết quả cho thấy 7 giống có triển vọng như: D2501, DT24, DT2003, DT2006, DVN10, DT2006, DT27 [16]

Theo Nguyễn Tấn Hinh va cộng tác viên, bằng phương pháp lai hữu

tính đã tạo ra tổ hợp lai D95, VX93, chọn tạo thành công giống TL57 và giống D96 - 02 có năng suất cao, khả năng chống rét tốt [8]

Bằng phương pháp gây đột biến Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đã

chọn tạo ra được giống đậu tương có năng suất cao như: DT90 (đột biến từ K7002/coc chùm F; [20]

Nhóm các nhà nghiên cứu đậu tương của Viện Di truyền Nông nghiệp do PGS TS Mai Quang Vinh và các cộng sự qua nhiều năm nghiên cứu đã

chọn tạo được giống đậu tương đột biến DT2008 có nhiều đặc tính quý như:

chịu hạn, chịu úng, chịu nóng, chịu lạnh cao, đề kháng được các bệnh như rỉ sắt, phấn trắng, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, năng suất 18 - 30 ta/ha [25]

Hiện nay một nghiên cứu chuyển nạp gen ở đậu tương và tạo dòng đậu

tương đột biến gen kháng sâu mới đang được tiến hành tại Viện lúa đồng bằng

Trang 20

Khoa lun tét aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh — KINA

PHÀN3: VAT LIEU VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU 3.1 Vật liệu nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu 5 giống đậu tương: ĐVNG do viện Nghiên cứu ngô cung cấp ĐVNI0 do viện Nghiên cứu ngô cung cấp

D912 do bộ môn Cây công nghiệp trường ĐHNN I cung cấp (là tổ hợp lai giữa V74 và M103)

ĐT2006 do viện Di truyền Nông nghiệp cung cấp

DT96 do viện Di truyền Nông nghiệp cung cấp (là giống được tạo ra từ tổ hợp lai giữa DT84 và DT90), chọn làm giống đối chứng

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.2.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2009 3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành tại xã Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, làm sạch cỏ dại, san phẳng, lên luống

3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại Diện tích mỗi ô nhắc lại là 4m”

Trang 21

Dai bao vé I | DT96 DVN6 D912 DT2006 | DVN1O (BC) Il | D912 DT2006 | DVN10 | DT96 ĐVN6 (BC) Dai bao vé 9A org Te Til | DT96 ĐVNI0 | DVN6 D912 DT2006 (BC) Dai bao vé (ĐC: đối chứng) 3.4 Quy trình kĩ thuật 3.4.1 Thời vụ gieo Gieo ngày 7.3.2009 3.4.2 Mat độ, khoảng cách Mật độ: 35cây/m' Khoảng cách: 35cm x 7em 3.4.3 Phân bón và chăm sóc * Phân bón:

- Phân chuồng: 5 tấn/ha - Supe lân: 500 kg/ha

- Dam ure: 50 kg/ha - Kali clorua: 60 kg/ha

Trang 22

Khoa tuật tét ughiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh — KINA

* Cham soc:

- Bón tồn bộ vơi trước lúc bừa lần cuối - Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân

- Xới xáo 2 lần kết hợp bón thúc

+ Lần 1: khi cây có 2 - 3 lá thật: bón !⁄2 N va '/, K

+ Lần 2: trước khi cây bắt đầu ra hoa, xới sâu 5 - 7 em, vun cao, bón !/;

Nvà 1⁄,K

- Tưới nước thời kì nảy mầm, cây con, ra hoa, kết quả

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 3.5.1 Chỉ tiêu về hình thái

- Màu sắc thân cành, màu sắc lá, hình dạng lá

- Màu sắc hoa, hạt, rốn hạt

3.5.2 Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

- Theo dõi thời gian và tỷ lệ mọc mầm:

+ Thời gian mọc mầm: Từ khi gieo tới khi có 50% số cây mọc mầm khỏi mặt đất (ngày)

+ Tỷ lệ mọc mầm: Tính số hạt mọc mầm/số hạt gieo (%)

- Thời gian từ khi mọc tới khi ra hoa: Từ 50% số cây mọc đến 50% số

cây ra hoa (ngày)

- Thời gian ra hoa: Tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa

(ngày)

- Thời gian sinh trưởng: Tính từ khi gieo tới khi chín hoàn toàn (ngày)

Lấy ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi ô rồi theo dõi :

+ Động thái tăng trưởng chiêu cao thân chính: đo từ đốt 2 lá mầm tới đỉnh sinh trưởng khi cây có 3 lá thật, 7 ngày đo một lần

+ Khả năng tích luỹ chất khô: tính khối lượng tươi, khô ở thời kì bắt đầu

Trang 23

+ Đếm và cân khối lượng nốt sần ở thời kì bắt đầu ra hoa, thời kì hoa rộ

và thời kì quả mẩy

3.5.3 Khả năng chống chịu của cây

- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại: + Sâu hại:

Sâu cuốn lá: đếm số cây bị hại/số cây theo dõi, tính tỷ lệ (%)

Sâu đục quả: đếm số quả bị hại/tổng số quả 5 cây ở mỗi ô sau thu hoạch, tính tỷ lệ (%) + Bệnh hại: Tính tỷ lệ bệnh sương mai: đếm số cây bị bệnh/số cây theo dõi, tính tỷ lệ (%) Phân cấp bệnh Cấp bệnh Cap 1 Cap 3 Cap 5 Cap 7 Cap 9 Tỷ lệ câ vey 0 1-5 6-15 16 - 50 >50 bệnh (%) - Khả năng chống đồ: Tính tỷ lệ cây đổ: đếm số cây bị đổ/số cây theo dõi, tính tỷ lệ % Phân cấp theo bảng: Cấp đổ 0 1 2 3 4 5 Tỷ lệ cây ; <l 1-5 6-25 26-50 | 51-75 | 76-100 đổ (%)

3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất Mỗi ô theo dõi 5 cây ngẫu nhiên: - Đếm tổng số hoa trên cây

- Đếm tổng số quả trên cây

- Tính tỷ lệ quả chắc (%)

Trang 24

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

- Tính tỷ lệ quả 1 hat, 2 hat, 3 hạt (%)

- Xác định khối lượng 1000 hat (g)

- Năng suất cá thể

- Năng suất lý thuyết - Năng suất thực thu

3.6 Các loại máy móc sử dụng

Can dién ttt: DJ 202B, 200g/0,01g, (ELECTRONIC BALANCE)

Trang 25

PHAN 4: KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN

4.1 Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương

Bao gồm các đặc điểm về thân, cành, lá, hoa, qua, hat, Qua theo dõi đặc điểm hình thái của các giống đậu tương được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương STT| Tên Màu Màu Màu Hình | Màu sắc | Màu giống | sắc thân | sắc hoa | sáclá | dạng lá hạt sắc rốn hạt 1 | DT96 Tím Tím Xanh Tim Vàng | Trắng

(BC) sang nhon sang

2 | DVN6 Tim Tim Xanh Trứng Vàng Nau

dam nhon vang 3 |DVNIO |} Xanh | Trắng | Xanh Trái Vàng Nâu xoan 4 | D912 Tim Tim Xanh | Bauduc) Vang Nau tron 5 |ĐT2006| Xanh | Trắng | Xanh Trái Vàng Nâu nhạt xoan sáng 4.1.1 Đặc điểm thân, cành, lá: * Thân, cành:

Thân đậu tương thuộc loại thân thảo, đa số có thiết diện tròn, phân chia thành nhiều đốt, bên ngoài được phủ một lớp lông Cành đậu tương có thể mọc

ra từ đốt I - 11, 12 Chiểu cao cây, số cành, số đốt trên thân thay đổi tuỳ theo giống, thời vụ, đất đai, biện pháp thâm canh

Thân đậu tương khi còn non có màu tím nhạt hoặc xanh nhạt Khi về

Trang 26

Khoa ludu tét ughiép Nguyén Thi Bich 320) Sinh — KFIWW

than xanh thi hoa trang, than tim thi hoa tim Day 1a chi tiéu quan trong dé

đánh giá độ thuần của các dòng, giống

Qua bảng 4.1 ta thấy tất cả các giống theo dõi đều có màu sắc thân

tương quan chặt chẽ với màu sắc hoa, giống đối chứng DT96 có thân màu tím thì hoa tím, tương tự các giống khác cũng vậy thân màu tím thì hoa màu tím,

thân màu xanh thì hoa màu trắng Trong các giống trên chỉ có ĐVNI0 va ĐT2006 có thân xanh, hoa trắng, các giống còn lại đều có thân tím, hoa tím

* Lá đậu tương:

Đậu tương có ba loại là lá mầm, lá đơn, lá kép Trên bể mặt lá có một lớp lông bao phủ, độ dày của lông phụ thuộc từng giống đậu tương Màu sắc

lá biến động từ xanh nhạt đến xanh đậm cũng phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc Màu sắc, kích thước lá có ảnh hưởng tới năng suất đặc biệt kích thước lá có liên quan tới sự vận chuyển các chất từ lá về quả và hạt Lá rộng bản cho năng suất cao vì tiếp nhận được nhiều ánh sáng Lá đài thường

có khả năng chịu hạn tốt hơn Lá có màu xanh đậm thường cho năng suất cao hơn do hàm lượng diệp lục và khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời khá hơn

Trong bảng 4.1 ta thấy màu sắc lá của các giống biến động từ xanh nhạt, xanh, xanh đậm và có các hình dạng khác nhau

4.1.2 Hoa, quả, hạt

Hoa đậu tương nhỏ, không có hương vị, hoa hình cánh bướm có kích

thước 6 - 7 mm, mọc thành chùm 2 - 5 hoa ở nách lá Hoa đậu tương nhiều và

tỷ lệ rụng cũng cao [1] Hoa màu tím do gen trội quy định, hoa màu trắng do gen lặn quy định Hoa đậu tương có đặc điểm thụ phấn trước khi nở nên đây là cây tự thụ phấn

Quả đậu tương thuộc loại quả đậu hay còn gọi là quả giáp, bao bên ngoài quả là một lớp lông, màu sắc lông trắng hay vàng tuỳ thuộc vào mỗi giống Khi chín màu sắc quả chuyển sang vàng hoặc vàng nâu Số quả trên

Trang 27

quan trọng, tương quan chặt chẽ với năng suất Mỗi qua có 1 - 4 hạt, thông

thường 2 - 3 hạt, tỷ lệ quả 1, 2, 3 hạt ở mỗi giống cũng khác nhau và liên quan

tới năng suất đậu tương

Hạt đậu tương có màu sắc, hình dạng, kích thước cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi giống Đa số hạt đậu tương có màu vàng nhạt, nâu vàng hoặc vàng sáng, rốn hạt thường có màu nâu vàng hoặc nâu đen Trong các giống theo dõi ta thấy màu sắc hạt của các giống khá đẹp, giống đối chứng DT96 và giống ĐT2006 có màu vàng sáng, các giống còn lại đều có màu vàng

Về màu sắc rốn hạt: chỉ có DT96 có rốn hạt màu trắng, DVN6 có rốn hạt màu nâu vàng, các giống còn lại rốn hạt đều có màu nâu

4.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tuơng

4.2.1 Các thời kì sinh trưởng phát triển của cây đậu tương

Trong chu kì sống của mình đậu tương trải qua 5 thời kì sinh trưởng phát triển: thời kì mọc mầm, thời kì cây con, thời kì ra hoa, thời kì hình thành quả và hạt, thời kì chín Mỗi thời kì có yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng, điều

kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc

Cân nắm rõ các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở các thời kì

khác nhau cũng như các yếu tố đất đai, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng

để có biện pháp chăm sóc, bố trí mùa vụ mang lại hiệu quả cao

* Thời kì nảy mầm và mọc (từ khi gieo đến khi mọc được 50%):

Thời kì này cây đậu tương sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng do điệp tử và lá mầm cung cấp để phát triển thân non và bộ rễ Sau khi nhô lên

khỏi mặt đất tiếp xúc ánh sáng mặt trời thì lá mầm cũng có thể quang hợp

được một ít, tuy nhiên lượng quang hợp không đáng kể

Khi tiến hành thí nghiệm các giống được gieo vào thời điểm thời tiết

Trang 28

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA Bảng 4.2: Thời gian và tỷ lệ mọc mâm của các giống đậu tương STT Tên giống Thời gian gieo - mọc |_ Tỷ lệ mọc mầm (%) (ngày) 1 DT96 (ĐC) 5 93 2_ |ĐVN6 4 93 3 ĐVNI0 5 97 4 D912 5 92 5 DT2006 4 96

Qua bảng trên ta thấy: Giống ĐVN6 và ĐT2006 có thời gian từ gieo

đến mọc là 4 ngày còn DT96, ĐVNI0, D912 có thời gian từ gieo đến mọc là 5 ngày

Về tỷ lệ mọc mầm: Hầu hết các giống đều có tỷ lệ mọc mầm khá cao

trong đó cao nhất là giống ĐVNI10 (97 %), tiếp theo là ĐT2006 (96 %), rồi dén DVN6 và giống đối chứng DT96 có tỷ lệ mọc mầm bằng nhau (93 %) Thấp nhất là giống D912 (92 %)

* Thời kì cây con hay thời kì sinh trưởng sinh dưỡng:

Là thời kì từ khi mọc tới khi nở hoa đầu tiên, thời kì này quyết định sinh trưởng, phát triển của cây do đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sau

này Thời kì này xảy ra các quá trình phân hoá hình thành lá, số đốt, cành, nốt

sần, bước đầu tiên phân hoá mầm hoa

Trang 29

* Thoi ki bat dau ra hoa:

Thời gian ra hoa của các cây đậu tương thường dai hon các loại cây màu khác, thường 3 - 4 tuần hoặc có thể dài hơn Trong thời gian này thì các bộ phận thân, rễ, lá tiếp tục phát triển, sự ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc

giống, thời vụ, vĩ độ Đây là thời kì quan trọng ảnh hưởng tới năng suất đậu tương ro rét

Hoa đậu tương thường mọc từ đốt thứ 4 - 8 trở lên trên, những giống

chín sớm thường mọc ở đốt thấp như ĐVNG6 Hoa thường nở lúc 8 - Ilgiờ

sáng hoặc nở lúc chiều muộn nếu trời âm u Hoa nở ở các đợt rộ thường cho tỷ lệ đậu quả cao hơn các hoa nở sau

Thời kì này cần đảm bảo một lượng nước và dinh dưỡng nhiều nhất trong chu kì sống Cần đảm bảo mật độ trồng, nước tưới, phân bón phù hợp

Qua theo dõi 5 giống ta thấy thời gian ra hoa của các giống dao động từ

21 - 25 ngày trong đó giống ĐVNI0 có thời gian ra hoa dài nhất (25 ngày),

giống đối chứng DT96, giống ĐT2006 và giống ĐVN 6 có thời gian ra hoa

bằng nhau (22 ngày), còn giống D912 có thời gian ra hoa ngắn nhất (21

ngày) Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.3

Trang 30

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

* Thoi ki hinh thanh qua va hat:

Giữa thời kì nở hoa và hình thành quả, hạt không có danh giới rõ ràng do cây đậu tương có đặc điểm thời gian nở hoa kéo dài Có thể thấy đồng thời

cả nụ, hoa, quả trên cùng một cây hoặc cùng một đốt hoa Tính từ lúc hoa nở

sau 5 - 7 ngày quả bắt đầu hình thành Lúc đầu quả và hạt lớn chậm, tốc độ tăng nhanh từ khi tắt hoa Tốc độ tích luỹ chất khô của hạt tăng nhanh đều cho

tới khi hạt chắc, thời kì quả mẩy là thời kì quan trọng chủ yếu tạo năng suất Do đó cần đảm bảo điều kiện thuận lợi để đạt hiệu quả tốt nhất

* Thời kì chín:

Trong quá trình lớn lên độ ẩm trong hạt đậu tương giảm dần đồng thời

với sự tích luỹ chất khô và tăng kích thước, lượng nước trong hạt giảm xuống

chỉ còn 60% - 70%, trong khi đó hạt đậu tương mới hình thành có 90% độ ẩm

Khi sự tích luỹ chất khô gần hoàn thành độ ẩm trong hạt giảm nhanh một cách

đột ngột, có thể giảm xuống 15 - 20% khoảng 1 - 2 tuần trước khi chín Lúc này là thời kì chín sinh lý , toàn bộ lá vàng, khoảng một nửa lá rụng Tuỳ điều kiện thời tiết mà đậu tương có thể chín khô ngoài ruộng, lá rụng hết, độ ẩm còn 14 - 15% Khi này cần lưu ý theo dõi để thu hoạch sớm, khẩn trương để

tránh mưa, sâu bệnh làm giảm năng suất

* Thời gian sinh trưởng của đậu tương được tính từ khi gieo đến khi

chín hoàn toàn Qua bảng 4.3 ta thấy thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 90 - 102 ngày, chia làm 2 nhóm:

- Nhóm chín trung bình sớm (TGST từ 90 đến 99 ngày) - Nhóm chín trung bình(TGST từ 100 đến 109 ngày)

Trong đó ngắn nhất là giống ĐVN6 và giống ĐT2006 (90 ngày), giống

đối chứng có thời gian sinh trưởng là 96 ngày, còn D912 là 95 ngày Tất cả

Trang 31

4.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính

Quá trình sinh trưởng và quá trình phát triển của cây đậu tương phân ra

2 giai đoạn chính: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Đối với giống có tập tính sinh trưởng vô hạn cây vẫn tiếp tục sinh trưởng sinh dưỡng hầu như trong suốt vụ trồng Giai đoạn bắt đầu ra hoa sinh trưởng sinh dưỡng chiếm ưu thế sau đó giảm dần Chiều cao thân chính và tốc độ tăng trưởng chiêu cao thân chính phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kĩ thuật chăm

Sóc

Trang 32

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA Chiéu cao(Cm) 30 37 44 51 58 Ngày sau gieo (ngày) —— DT 96(DC) -=- DVN6 = DVNIO —=- D912 -* DT2006

Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiêu cao than chính

Qua bảng 4.4 và biểu đồ ta nhận thấy chiểu cao các giống tăng nhanh

nhất từ ngày 37 - 51, từ ngày 51 - 58 chiều cao tăng chậm và ổn định Trong đó chiêu cao thân chính cao nhất là giống ĐVNIO0 (44,6 cm), thấp nhất là giống ĐVNG (36.4 cm) Giống đối chứng (38,5 cm) cao hơn giống ĐVN6 và

D912 nhưng thấp hơn DVN10 va DT2006

Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống khá ổn định có thể do thời tiết vụ xuân không có mưa bão hay nắng hạn làm ảnh hưởng tới

sinh trưởng phát triển của cây

4.2.3 Khả năng hình thành nốt sân của các giống đậu tương

Đậu tương có đặc điểm quan trọng đó là bộ rễ có khả năng hình thành

nốt sân Với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium Japonicum để tạo nên hệ thống rễ cố định nitơ cộng sinh có tác dụng lớn đối với năng suất của đậu

tương Sau khi mọc 10 - 15 ngày vi khuẩn này xâm nhập vào rễ tạo miễn lông

hút, tạo thành đai xâm nhiễm vào rễ Nốt sần phân bố ở rễ chính và rễ bên Tại

not san hình thành mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và tế bào cây chủ [6]

Trang 33

Đảm bảo tối đa yêu cầu về độ ẩm đất, đặc biệt là độ tơi xốp của đất

cùng với dinh dưỡng hợp lý là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển, nhờ đó bộ

rễ cũng phát triển mạnh tạo ra nhiều nốt sân với kích thước lớn mang lại hiệu

quả cao

Số lượng và khối lượng nốt sẩn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và

yếu tố di truyền Qua theo dõi số lượng và khối lượng nốt sân ở mỗi giống là khác nhau và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.5: Số lượng và khối lượng nốt sân của các giống đậu tương S Tên Thời kì bắt đầu ra Thời kì hoa rộ Thời kì quả mẩy TTỊ giống hoa

Số lượng | KL nốt | Số lượng | KL nốt | Số lượng | KL nốt

not san san not san san nốt san san (nốt/cây) | (g/cay) | (nét/cay) | (g/cay) | (ndt/cay) | (g/cay) 1 | DT 96 13,3 0,14 32,5 0,52 41,3 0,78 (DC) 2 |DVN6 16,2 0,20 30,2 0,61 41,7 0,84 3 | DVNI1O 18,3 0,19 31,6 0,46 48,2 0,86 4 | D912 14,5 0,16 28,5 0,42 39,5 0,76 5 | ĐT2006 18,5 0,21 33,3 0,59 46,6 0,81 (KL: khối lượng) Qua bảng 4.5 ta thấy:

Thời kì bất đầu ra hoa: Số lượng nốt sần ở hầu hết các giống đều ít và

Trang 34

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

nhất là giống đối chứng DT96 (13,3 nốt/cây) và cao nhất là giéng DT2006 (18,5 nốt/cây), ĐVNI0 cũng đạt khá cao (18,3 nốt/cây) Về khối lượng nốt sần dao động từ 0,14 - 0,21 g/cây trong đó cao nhất là giống ĐT 2006 (0,21

ø/cây) và thấp nhất là giống DT96 (0,14 g/cây)

Thời kì hoa rộ: Nốt sần tăng mạnh cả về số lượng và khối lượng, trong đó DT96 có sự tăng nhanh cả về số lượng cả khối lượng (từ 13,3 - 32,5

nốt/cây) Thời kì này số lượng nốt sần ở các giống dao động từ 28,5 - 33,3

nốt/cây, cao nhất là ĐTI2006 (33,3 nốt/cây) và thấp nhất là giống D912 (28,5 nốt/cây) Về khối lượng nốt sân dao động từ 0,42 - 0,61 g/cây, thấp nhất là

D912 (0,42 g/cây), cao nhất là ĐVN6 (0,61 g/cây) vì kích thước nốt sần của giống này khá lớn

Thời kì quả mẩy: Số lượng nốt sần dao động từ 39,5 - 48,2 nốt/cây, cao nhất là ĐVNI10 (48,2 nốt/cây), thấp nhất là D912 (39,5 nốt/cây), giống đối chứng đạt 41,3 nốt/cây, giống ĐT2006 cũng có số lượng nốt sân khá cao (46,6 nốt/cây) Về khối lượng nốt sân, cao nhất là ĐVN10 (0,86 g/cây), thấp nhất là giống D912 (0.76 g/cây), giống đối chứng DT96 có khối lượng nốt sân 0,78g/cay

4.2.4 Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tương

Khối lượng khô là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả

năng sinh trưởng và năng suất của đậu tương Sự vận chuyển và tích luỹ chất

khô diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng thân, lá đến hết giai đoạn sinh

trưởng sinh thực Khi cây bước vào giai đoạn ra hoa thì khối lượng khô tăng

nhanh và đạt tối đa khi quả mẩy Khi chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực thì hầu hết chất dinh dưỡng của cây được tập trung vào

quả và hạt Vì vậy trong thời kì này cần có các biện pháp huy động chất dinh dưỡng tập trung về cơ quan kinh tế như: gieo trồng đúng thời vụ, bón phân

Trang 35

Khối lượng tươi và khô ở mỗi giống là khác nhau được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.6: Khối lượng tươi và khô (g/cây) S | Tên giống | Thời kì bắt đầu ra | Thời kì hoa rộ Thời kì quả mẩy hoa n KL tươi | KL khô | KL tươi | KL khô | KL tươi | KL khô 1 | DT96 (DC) | 18,31 5,59 47,02 12,11 67,06 18,51 2 | DVN6 16,37 4,76 41,52 10,68 | 65,37 19,06 3 | DVN10O 29,62 8,56 61,45 14,81 80,69 25,31 4 | D912 21,32 6,21 46,29 12,68 | 66,21 17,48 5 | DT2006 27,34 6,95 49,38 12,91 71,32 21,81

Qua bang trén ta thay:

Thời kì bắt đầu ra hoa: Khối lượng tươi và khối lượng khô đạt thấp

Khối lượng tươi dao động từ 16,37 - 29,62 g/cây, trong đó cao nhất là ĐVN10 (29,62 g/cây), thấp nhất là ĐVN6 (16,37 g/cây), còn các giống khác đều cao hơn giống đối chứng Về khối lượng khô thấp nhat 14 DVN6 (4,76 g/cây) rồi tới giống đối chứng DT96 (5,59 g/cây), cao nhất vẫn là ĐVN10 (8,56 g/cây)

Thời kì hoa rộ: Cả khối lượng tươi và khối lượng khô đều tăng lên, cây

chủ yếu tăng về chiều cao, cành, diện tích lá Khối lượng tươi dao động từ

41,52 - 61,45 g/cây, tương ứng với khối lượng khô dao động từ: 10,68 - 14,81

ø/cây, cao nhất là giống ĐVNI0, thấp nhất là giống ĐVNG, giống đối chứng

và các giống khác đạt khá, khối lượng tươi của giống đối chứng đạt 47,01

ø/cây cao hơn giống ĐVNG, D912 nhưng thấp hơn giống ĐVNI0 và giống

ĐT2006, khối lượng khô của giống đối chứng đạt 12,11 g/cây cao hơn giống

Trang 36

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

Thoi ki qua may: Thời kì này đạt kích thước tối đa và khá ổn định Khối

lượng tươi và khô đạt cao nhất ở thời kì này Khối lượng tươi của các giống

đao động từ 66,21 - 80,69 g/cây tương ứng với khối lượng khô: 17,48 - 25,31 s/cây, giống ĐVNI0 có khối lượng tươi và khô cao hơn hẳn các giống khác,

tiếp theo là ĐT2006 Thấp nhất là giống D912 4.3 Khả năng chống chịu của các giống đậu tương 4.3.1 Mức độ nhiễm sâu bệnh

Đậu tương là một cây trồng bị nhiều sâu bệnh phá hoại Đây là một

trong những nguyên nhân làm giảm năng suất của đậu tương, sâu bệnh phát triển gây hại cho cây đậu tương đồng nghĩa với việc gây thiệt hại kinh tế cho

người sản xuất đậu tương

Tại Việt Nam qua điều tra cho thấy có tới hơn 70 loại sâu hại, 34 họ, 8 bộ và 17 loại bệnh Trong đó có 12 - 13 loại sâu và 4 - 5 loại bệnh hại phổ

biến ở nhiều vùng [7]

Một số loài sâu phá hoại đậu tương như: ruồi đục thân, sâu đục quả, sâu

cuốn lá, rệp, nhóm chích hút, Trong đó sâu cuốn lá phổ biến ở nhiều vùng

trồng đậu tương, sâu phá hoại lá bánh tẻ, từ giai đoạn cây non đến khi có quả

non Còn sâu đục quả thường phá hoại từ khi đậu tương bắt đầu hình thành

quả cho đến khi thu hoạch, sâu non gam vo quả đục vào bên trong quả ăn hạt

làm hạt bị khuyết hoặc đục rỗng bên trong

Một số loại bệnh gây hại cho đậu tương như: bệnh rỉ sắt, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng Trong đó bệnh sương mai cũng là một bệnh khá phổ

biến ở những vùng trồng đậu tương Ở miền Bắc bệnh thường xuất hiện và gây hại trong vụ đông xuân Triệu chứng của bệnh là trên bề mặt lá có những vết

màu xanh vàng lợt Những vết này về sau có màu nâu xám hoặc nâu đậm Khi các mô bị hoại tử và xung quanh vết bệnh thường có đường viền màu xanh

vàng hoặc mép ngoài vết bệnh sẵm hơn phần giữa Bệnh này do nấm

Trang 37

Qua theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.7: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống đậu tương

STT| Tên giống | Sâu cuốn lá | Sâu đục quả Bệnh sương mai (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) Tỷ lệ (%) | Cấp bệnh (1-9) 1 | DT96 (ĐC) 13,33 411 6,67 5 2 | DVN6 6,67 4,51 6,67 5 3 |ĐVNI0 6,67 1,28 0 1 4 | D912 20,0 2,82 6,67 5 5 | DT2006 6,67 2,10 0 1

Qua bang trén ta thay:

Tỷ lệ sâu cuốn lá của các giống dao động từ 6,67 - 20,0 %, cao nhất là

D912 (20,0 %) tiếp theo là DT96 (13.3 %), giéng DVN6, DVN10, DT2006

có tỷ lệ sâu cuốn lá bằng nhau (6.67 %)

Tỷ lệ sâu đục quả của các giống đậu tương hầu như đều thấp, dao động

từ 1,28 - 4,51 %, cao nhất là ĐVN6 (4,51 %), thấp nhất la DVN10 (1,28 %),

giống ĐT2006 cũng có tỷ lệ sâu đục quả thấp (2,1 %), còn giống đối chứng có tỷ lệ sâu đục quả là 4,11%

Tỷ lệ mắc bệnh bệnh sương mai dao động từ 0 - 6,Ø7 % trong đó giống

đối chứng DT96, giống ĐVNG, giống D912 có tỷ lệ cây bị bệnh là 6,67 %,

Trang 38

Khoa tuậu tốt aghiép NUguyén Shi Bich K32E Sinh —- KINA

4.3.2 Khả năng chống đổ

Lốp đổ là một hiện tượng thường gặp trong sản xuất đậu tương Những cây có chiều cao phù hợp, đường kính thân to và phát triển mạnh, cứng cáp thì ít đồ

Qua theo dõi các giống khả năng chống đổ được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.8: Khả năng chống đổ của các giống đậu tương

STT Tên giống Chiều cao thân | Tỷ lệ cây đổ Cấp đổ chính (em) (%) (0-5) 1 DT96 (DBC) 38,5 6,67 2 2 DVN6 36,4 0 0 3 DVN10 44,6 6,67 2 4 D912 37,2 6,67 2 5 DT2006 40,1 0 0

Qua bảng trên ta thấy: Nhìn chung các giống có tỷ lệ cây đổ thấp Các

giống DT96, ĐVNI0, D912 cùng có tỷ lệ cây đổ là 6,67 %, thuộc cấp đổ 2,

còn 2 giống ĐVN6 và ĐT2006 có tỷ lệ cây đổ là 0 % thuộc cấp đổ 0 4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu tương 4.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương

Năng suất của đậu tương chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong đó có:

tổng số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt, Tổng số quả trên cây phản ánh tỷ lệ đậu quả trên tổng số hoa được hình

thành Tất cả những nhân tố trên trực tiếp cấu thành năng suất của đậu tương

Những nhân tố này phụ thuộc đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện

Trang 39

Qua theo dõi, các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương của các giống được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9: Các yếu (ố cấu thành năng suất của đậu tương S| Tên giống | Tổng số | Tổng số | Tỷ lệ | Tỷ lệ | Tỷ lệ | Tỷ lệ | P1000 T hoa/cay | qua/cay quả | qual | qua2 | qua3| hat T chắc hạt hạt hạt (g) (@ | (9) | 6 | %) DT96(DC) 72,1 37,3+2,15 | 94,02 | 8,75 | 83,47 | 7,78 | 168,82 2| DVN6 73,8 | 40,6+2,35 | 93,78 | 5,31 | 81,68 | 13,01 | 160,25 3 | DVN1O 864 |43,3+217| 95.45 | 3,62 | 76,60 | 19,78 | 209,91 4| D912 68,2 36,542.43 | 93,25 | 20,91 | 68,34 | 10,75 | 141,51 5 | DT2006 80,6 | 46,8+1,81 | 96,11 | 5,12 | 68,38 | 26,50 | 170,21 Qua bang trén ta thay: * Téng s6 hoa trén cây:

Tổng số hoa trên cây ở các giống dao động từ 68,2 - 86,4 hoa/cây

Trong đó cao nhất là giống ĐVNI0 (86,4 hoa/cây) Thấp nhất là giống D912

(68,2 hoa/cây), giống ĐT2006 cũng có tổng số hoa/cây khá cao (80,6 hoa/cây) giống đối chứng DT96 (72,1 hoa/cây) cao hơn giống D912 nhưng thấp hơn các giống khác

* Tổng số quả trên cây:

Trang 40

Khod ludn t6t aghiép Mguyén Thi Bich 320) Sinh - 22C DT96 ĐVN6 ĐVNI0 D912 DT2006 | BTéng s6 Ten giong

Hình 4.2: Tổng số quả trên cây

Tổng số quả trên cây của các giống dao động từ 36,5 - 46,8 quả/cây,

trong đó cao nhất là giống ĐT2006 (46,8 quả/cây), giống ĐVNI0 cũng dat

tổng số quả trên cây khá cao (43,3 quả/cây), tiếp theo là giống ĐVN6 (40,6

quả/cây), giống đối chứng DT96 (37,3 quả/cây) và thấp nhất là giống D912 (36,5 quả/cây)

* Tỷ lệ quả chắc:

Tỷ lệ quả chắc ở các giống đạt khá cao, dao động từ 93,25 - 96,11 %, trong đó cao nhất là giống ĐT2006 (96,11 %), rồi đến ĐVNI0 (95,45 %),

giống đối chứng DT96 cũng có tỷ lệ quả chắc khá cao (94.02 %), thấp nhất là

giống D912 (93,25 %)

* Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt:

Hầu hết tất cả các giống đều có số hạt/quả từ 1 - 3 hạt Tỷ lệ quả 1 hạt,

2 hạt ,3 hạt được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ sau:

Ngày đăng: 21/09/2014, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN