1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam

63 964 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Khái niệm Theo Luật ngân sách 2002, “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi củaNhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong mộtnăm để bảo

Trang 1

Hình 1.1: Khu vực công và các thành phần của nó

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công

Hình 1.3: Lợi suất TPCP Hy Lạp (1 năm)

Hình 1.4: Nợ chính phủ tại một số quốc gia trong khối OECD 1995 – 2010 (% GDP)

Hình 1.5: Tổng chi tiêu, nguồn thu từ thuế và TPCP của Nhật Bản 1975-2010 (nghìn tỉ Yên)Hình 1.6: Lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản và Hy Lạp 1998-2011 (%)

Hình 2.1: Các nguồn thu trong NSNN Việt Nam 2003 – 2012 (%GDP)

Hình 2.2: Cơ cấu thu NSNN 2003-2012 phân theo từng khu vực (% tổng thu)

Hình 2.3: Đóng góp vào GDP theo từng khu vực 2001-2010 (%)

Hình 2.4: Tỷ trọng thu từ dầu thô (%)

Hình 2.5: Cơ cấu chi cân đối NSNN 2003 – 2012 (% GDP)

Hình 2.6: Quy mô thu – chi NSNN và thâm hụt NSNN (%)

Hình 2.7: Tỷ lệ nợ công trên GDP (%) của Việt Nam từ 2004 – 2014

Hình 2.8: Nợ công của Việt Nam từ năm 2001 - 2010

Hình 2.9: Tỷ lệ Nợ công nước ngoài/Nợ công và Nợ công nước ngoài/Dự trữ ngoại hối

Hình 2.10: Cơ cấu nợ công của Việt Nam theo chủ thể đi vay năm 2010

Hình 2.11: Phân loại nợ công nước ngoài của Việt Nam theo chủ thể đi vay 2003 – 2010.Hình 2.12: Vùng lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ 5 năm

Hình 2.13: Nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất cố định giai đoạn 2006 – 2010

Hình 2.14: Dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền giai đoạn 2002 - 2010

Hình 2.15: Biến động Chỉ số CPI của Việt Nam, Mỹ và Chỉ số giá USD 2005 - 2011

Hình 2.16: Diễn biến tỷ giá VND/JPY

Hình 2.17: Nợ công, Cân bằng ngân sách và Nợ công tài trợ ngân sách của Việt Nam

Hình 2.18: Nợ công và cán cân vãng lai của Việt Nam

Hình 2.1: Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi năm 2007

Hình 2.20: Đóng góp của vốn, lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng

Trang 2

trưởng GDP thực

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á

GFS Government Finance Statistics Cẩm nang Thống kê tài chính chính phủIMF International Monetary Fund Qũy tiền tệ quốc tế

ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức

SDR Special Drawing Rights Quyền rút vốn đặc biệt

SNA The System of National Accounts Hệ thống tài khoản quốc gia

UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thươngmại và Phát triểnUNITAR The United Nations Institute for

Training and Research

Viện đào tạo và nghiên cứu Liên hiệpquốc

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU i

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ CÔNG 1

1.1 THÂM HỤT NGÂN SÁCH 1

1.1.1 Ngân sách nhà nước 1

1.1.1.1 Khái niệm 1

1.1.1.2 Cơ cấu ngân sách nhà nước 1

1.1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước 1

1.1.2 Thâm hụt ngân sách 2

1.1.2.1 Khái niệm 2

1.1.2.2 Phân loại 3

1.1.2.3 Nguyên nhân thâm hụt 3

1.1.2.4 Các chính sách xử lý thâm hụt 3

1.1.2.5 Tác động của thâm hụt ngân sách tới các biến số vĩ mô 4

1.2 NỢ CÔNG 6

1.2.1 Định nghĩa 6

1.2.2 Mục đích của nợ công 8

1.2.3 Rủi ro của nợ công 9

1.2.3.1 Rủi ro lãi suất 9

1.2.3.2 Rủi ro tỷ giá 9

1.2.3.3 Rủi ro tái huy động vốn 9

1.2.4 Các công cụ nợ 9

1.2.5 Ảnh hưởng của nợ công 10

1.2.5.1 Lãi suất 10

1.2.5.2 Lạm phát 10

Trang 5

1.2.5.3 Áp lực trả nợ cho thế hệ tương lai 10

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ CÔNG 11

1.4 KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA 12

1.4.1 Nợ công Mỹ La Tinh 12

1.4.1.1 Diễn biến khủng hoảng nợ công Mỹ La Tinh 12

1.4.1.2 Các chính sách và biện pháp 13

1.4.2 Nợ công Hy Lạp 13

1.4.2.1 Sơ lược về khủng hoảng nợ công Hy Lạp 13

1.4.2.2 Nguyên nhân 16

1.4.3 Nợ công Nhật Bản và Trung Quốc 18

1.4.3.1 Nợ công Nhật Bản 18

1.4.3.1 Nợ công Trung Quốc 19

1.4.4 Kinh nghiệm từ các quốc gia 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM 22

2.1 THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH 22

2.1.1 Thu Ngân sách Nhà nước 22

2.1.2 Chi ngân sách nhà nước 24

2.1.3 Thực trạng thâm hụt ngân sách 24

2.1.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách 26

2.1.4.1 Thất thu thuế nhà nước 26

2.1.4.2 Đầu tư công kém hiệu quả 26

2.1.4.3 Nhà nước huy động vốn để kích cầu 27

2.1.4.4 Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên 27

2.1.4.5 Quy mô chi tiêu của Chính phủ quá lớn 27

2.1.4.6 Chính sách 27

2.2 THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VIỆT NAM 28

Trang 6

2.2.1 Khái quát nợ công tại Việt Nam 28

2.2.2 Quy mô nợ công 29

2.2.3 Cơ cấu nợ công tại Việt Nam 30

2.2.3.1 Theo nguồn vay nợ 30

2.2.3.2 Theo chủ thể đi vay 30

2.2.3.3 Theo lãi suất nợ vay 32

2.2.3.4 Theo cơ cấu tiền vay 33

2.2.4 Nguyên nhân gây tình trạng gia tăng nợ công tại Việt Nam 35

2.2.4.1 Thâm hụt ngân sách Nhà nước 35

2.2.4.2 Thâm hụt cán cân vãng lai 36

2.2.4.3 Đầu tư kém hiệu quả 38

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 41

3.1 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 41

3.2 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI 42

3.3 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NỢ CÔNG HIỆU QUẢ 43

3.3.1 Gia tăng hiệu quả đầu tư 43

3.3.2 Phát triển hình thức đầu tư công – tư 44

3.3.3 Phát triển thị trường nợ trong nước 44

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC 1

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 và đang trên đà hồiphục yếu ớt thì lại phải đối mặt với nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ công Hiện nay, nợ côngkhông chỉ là vấn đề của các nước chậm phát triển, đang phát triển mà còn là của các nướcphát triển Mở đầu cho hồi chuông cảnh báo khủng hoảng nợ công là Hy Lạp Tính đến cuốinăm 2010, nợ công của Hy Lạp đã trên 100% GDP và mất khả năng chi trả Ngày 21/02/2012,Eurozone đã thông qua gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ EUR cho Hy Lạp Tuy nhiên, ngày21/2, Giám đốc quỹ đầu tư và là tác giả của The Gartman Letter (một bản tin dành riêng chonhà đầu tư tại Mỹ), ông Dennis Gartman nhận định gói cứu trợ mới chỉ có thể giúp “Hy Lạp

có thể tránh được vỡ nợ trong vài tuần, hay tối đa là vài tháng” Ở bên kia châu lục, Tổngthống Barack Obama ký thông qua dự luật nâng mức trần nợ công sáng 03/08/2011(theo giờViệt Nam) và nâng trần nợ công thêm 2.4 ngàn tỷ USD để không rơi vào cảnh vỡ nợ

Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộcbụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết

từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc biểutình phản đối của dân chúng - những người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảmphúc lợi, cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội

Mặt khác, trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu

có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế năm trước đây, thì việc cắtgiảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậmtốc độ tăng trưởng, và có thể đẩy nền kinh tế vào "khủng hoảng kép" Tuy nhiên, việc tung racác gói kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công của cácChính phủ Vấn đề đặt ra cho các Chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngânsách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp để giảiquyết hai vấn đề này lại mâu thuẫn với nhau

Bên cạnh đó, khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báocáo của các tổ chức chuyên đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác làm cho niềm tincủa người dân và giới đầu tư bị lung lay Khi đó, nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn côngcủa các thế lực đầu cơ quốc tế và khủng hoảng tài chính quốc gia chỉ là điều sớm hay muộn.Vậy, để giữ an toàn, một quốc gia không nên đi vay nợ Liệu điều này có đúng hay không?

Một công ty chỉ sử dụng vốn tự có của mình mà không vay nợ thì cơ cấu vốn của công

ty đó không tối ưu Nếu coi Chính phủ là một công ty cung cấp hàng hóa công cho dân chúng,

i

Trang 8

thì công ty này có doanh thu hàng năm từ thuế và có thể xây dựng cấu trúc vốn bằng vốn tự

có và vay nợ Một giám đốc tài chính giỏi sẽ không bao giờ chấp nhận chỉ sử dụng vốn tự có

mà không đi vay nếu chi phí sử dụng nợ vay rẻ hơn chi phí sử dụng vốn tự có Thông thườngchi phí vay nợ của Chính phủ rẻ hơn các công ty tư nhân vì lãi suất trái phiếu Chính phủ làthấp nhất Trong khi đó, chi phí cho vốn tự có của Chính phủ lại cao hơn của khu vực tư nhân

vì Chính phủ chỉ có thể "huy động" vốn thông qua tăng thuế, điều này có giới hạn nhất định

và có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Tất nhiên chi phí vay nợ không phải lúc nàocũng thấp nếu nợ vượt quá một giới hạn cho phép và cấu trúc vốn tối ưu của công ty cũng chỉ

có một

Do đó, vay nợ không phải là không tốt mà quan trọng là một quốc gia cần có mộtchiến lược đi vay hợp lý và không để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai Thế giới đanggióng lên hồi chuông cảnh báo khủng hoảng nợ công Qua báo cáo nghiên cứu này, nhóm tácgiả muốn đưa ra cái nhìn tổng quát về thâm hụt ngân sách và nợ công ở Việt Nam và tìm ragiải pháp cho Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là: Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngânsách và nợ công của Việt Nam Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu phải giải quyết đượccác vấn đề sau:

 Hệ thống cơ sở lý thuyết về thâm hụt ngân sách và nợ công

 Phân tích thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam

 Nhận diện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công củaViệt Nam trong thời gian qua

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài viết là thực trạng nợ công và những nguyên nhân dẫnđến tình trạng nợ công Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả đối với phần nghiên cứu

về quy mô và cơ cấu nợ công của Việt Nam; phương pháp nghiên cứu giải thích để nghiêncứu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công tại Việt Nam; phương pháp thống kê được dùng

để xử lý số liệu Bên cạnh, báo cáo nghiên cứu được trình bày theo phương pháp diễn dịch

Và, số liệu được thu thập từ các bài nghiên cứu, tạp chí, công bố của các cơ quan Chính phủ,

WB, ADB, IMF trên các website

ii

Trang 9

5 Cấu trúc của nghiên cứu:

Chương 1: Lý thuyết về thâm hụt ngân sách và nợ công

Chương 2: Thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công tại việt namChương 3: Đề xuất giải pháp

iii

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ CÔNG 1.1 THÂM HỤT NGÂN SÁCH

1.1.1 Ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Luật ngân sách 2002, “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi củaNhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong mộtnăm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

Theo Lý thuyết tài chính tiền tệ, “Ngân sách nhà nước là hệ thống quan hệ kinh tếtrong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ củanhà nước nhằm thực hiện các chức năng nhà nước”

Như vậy, nói tóm lại, ngân sách nhà nước có thể được hiểu là quỹ tiền tệ quốc giadùng để chi tiêu cho các hoạt động chung trong năm của quốc gia

1.1.1.2 Cơ cấu ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước, xét theo phân cấp chiều dọc, bao gồm ngân sách trung ương vàngân sách địa phương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính cáccấp Mỗi cấp chính quyền theo lãnh thổ là một cấp ngân sách

Ngân sách nhà nước, xét theo chiều ngang, bao gồm các khoản thu, chi ngân sách Thungân sách chủ yếu từ các nguồn: thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp của các tổ chức, cánhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật,… Chi ngân sáchbao gồm: chi phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh, bảo đảm hoạt động bộ máy nhànước, trả nợ nước ngoài, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

1.1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia

Cụ thể, chúng ta có thể xem xét ở ba khía cạnh: đối với nhu cầu chi tiêu của nhà nước, đối vớinền kinh tế và đối với đời sống xã hội

Thứ nhất, ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính đảm bảo cho các

nhu cầu chi tiêu của chính phủ Thông qua các nguồn thu chủ yếu như thuế, phí, lệ phí, ngânsách nhà nước thực hiện vai trò cơ bản trong mô hình kinh tế để tài trợ cho các nhu cầu chitiêu công như: đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, quốc phòng, chi tiêu cho duy trì bộ máy nhànước,…

Thứ hai, vai trò quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế Do những khiếm khuyết vốn có

1

Trang 11

của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có mộtcông cụ đủ khả năng điều chỉnh các thành phầntrong nền kinh tế theo một mục tiêu được xác định trước trên cơ sở xem xét tổng thể tình hìnhkinh tế quốc gia.Ngân sách nhà nước không chỉ định hướng hình thành và phát triển cơ cấukinh tế mà còn tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời không bỏ qua nhiệm vụchống độc quyền Trong những giai đoạn khó khăn, cung cầu mất cân đối gây ảnh hưởng đếngiá cả thị trường, ngân sách nhà nước bằng các công cụ thuế, phí, quỹ dự phòng giúp bình ổngiá cả, chống lại những biến động gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Ngân sách cũng là mộtcông cụ quan trọng trong nhiệm vụ chiến lược: kiềm chế lạm quát thông qua chính sách thuế

và chi tiêu của chính phủ

Thứ ba, vai trò giải quyết các vấn đề xã hội Bằng sự kết hợp các loại thuế trực thu,

gián thu, các chương trình trợ cấp, hỗ trợ, ngân sách nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập

từ tầng lớp thu nhập cao sang các tầng lớp khó khăn

tế ổn định

Thâm hụt ngân sách được tính toán như một tỷ lệ phần trăm của GDP có thể giảmtrong thời gian thịnh vượng kinh tế, như tăng thuế, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và tăng trưởngkinh tế làm giảm nhu cầu đối với các chương trình của chính phủ như bảo hiểm thất nghiệp

Theo Cẩm nang Thống kê tài chính chính phủ (GFS) do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)phát hành, thâm hụt ngân sách được xác định bởi chênh lệch giữa thu và chi ngân sách

Khi chênh lệch giữa khoản thu (T) và các khoản chi ngân sách (G) nhỏ hơn không (0),

ta nói ngân sách chính phủ thâm hụt

B= T – G (B<0)Các nước có thể chống thâm hụt ngân sách bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế Bằng cách giảm quy định lựa chọn hợp lý và đơn giảnhóa chế độ thuế, một đất nước có thể cải thiện niềm tin kinh doanh, qua đó thúc đẩy các điều

Trang 12

kiện kinh tế được cải thiện khi tăng dòng vốn quỹ từ thuế Giảm chi tiêu chính phủ, bao gồmcác chương trình xã hội, quốc phòng, và các chương trình cải cách được hưởng, như lươnghưu nhà nước, có thể dẫn đến ít vay.

1.1.2.2 Phân loại

Có ba tình trạng thâm hụt ngân sách: thâm hụt ngân sách thực tế, thâm hụt ngân sách

cơ cấu và thâm hụt ngân sách chu kỳ

 Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trongmột thời kỳ nhất định

 Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt khi nền kinh tế đang hoạt động ở mức sảnlượng tiềm năng

 Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳkinh doanh Ví dụ, trong chu kỳ suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng khiến cho thungân sách từ thuế giảm trong khi chi cho trợ cấp thất nghiệp tăng

Mối quan hệ giữa ba trạng thái thâm hụt trên:

Thâm hụt ngân sách chu kỳ= Thâm hụt ngân sách thực tế- Thâm hụt ngân sách cơ cấu

Vì phản ánh được kết quả hoạt động chủ quan của của chính sách tài khoá như : định

ra thuế suất,phúc lợi,bảo hiểm nên thâm hụt cơ cấu thường được sử dụng để xem xét kếtquả

1.1.2.3 Nguyên nhân thâm hụt

Thâm hụt ngân sách được cấu thành bởi thu và chi ngân sách Do đó khi phân tíchnguyên nhân thâm hụt chúng ta có thể đi sâu vào phân tích hai thành tố này Về cơ bản, có thểchia nguyên nhân thành hai nhóm: chủ quan và khách quan

Nguyên nhân khách quan xuất phát từ chu kỳ kinh doanh và các nhân tố không mongmuốn như thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh,…nằm ngoài dự toán ngân sách Trong các điềukiện trên, xã hội không tránh khỏi những rối ren, thất nghiệp tăng, thu từ các nguồn lực giảmsụt nghiêm trọng dẫn đến bội chi ngân sách là không tránh khỏi

Nguyên nhân chủ quan đến từ việc thay đổi cơ cấu thu- chi và điều hành ngân sáchnhà nước của các nhà quản lý làm cho nguồn thu ngân sách giảm như: thất thu thuế, đầu tưcông không hiệu quả, các khoản chi công tăng như: chi tiêu không hợp lý,vay nợ nước ngoàikhông cân đối nguồn thu trong tương lai, các gói kích cầu của chính phủ…

1.1.2.4 Các chính sách xử lý thâm hụt

Tùy thuộc vào nguyên nhân thâm hụt và tình trạng nền kinh tế chính phủ có thể đưa ra

3

Trang 13

Tăng thuế và đảm bảo các khoản thu

Theo nhà kinh tế học Laffer, tồn tại một mức thuế suất tối ưu tại đó thu ngân sách làlớn nhất Với đường cong Laffer, ta có thể hiểu khi còn trong giới hạn có thể chịu đựngđược,tăng thuế suất sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước,đồng thời còn kích thích cácđối tượng mở rộng các hoạt động kinh tế,tăng khả năng sinh lời,một phần nộp ngân sách nhànước,còn lại là thặng dư cho mình.Trong trường hợp này,tăng thuế thu nhập không chỉ giảmbớt áp lực thâm hụt ngân sách mà còn kích thích tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh đó, chính phủ phải đảm bảo hệ thống thu ngân sách phải hoạt động hiệu quảtránh thất thoát nguồn thu của nhà nước

Cắt giảm chi tiêu

Đây là hành động trước tiên mà mỗi chính phủ cần xem xét khi nhà nước đang rơi vàotrường hợp thâm hụt ngân sách Các nhà lãnh đạo cần tìm mọi cách tiết kiệm triệt để cáckhoản đầu tư công, cắt giảm các khoản chi công thường xuyên chưa thực sự cần thiết hoặckhông hiệu quả

1.1.2.5 Tác động của thâm hụt ngân sách tới các biến số vĩ mô

Tuy nhiên nếu nền kinh tế đang tăng trưởng và cầu tiền giao dịch tăng theo Sự gia

Trang 14

tăng cung tiền lúc này sẽ được hấp thụ bởi sự gia tăng của cầu tiền và không gây ra sự giatăng giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế Do vậy trong ngắn hạn, Chính phủ nhiềunước sẽ tận dụng việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua tăng cung tiền.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng không có bằng chứng đáng kể về mốiquan hệ này như trường hợp của Rosa (2011) dựa trên dữ liệu ngân sách của Bồ Đào Nha giaiđoạn 1974-1995, King & Plosser (1985)

Thâm hụt thương mại

Theo mô hình Keynes thì trong một nền kinh tế mở, tổng sản phẩm quốc nội (Y) đượcxác định bởi công thức:

Y= Tiêu dùng tư nhân+ Chi tiêu chính phủ+ Đầu tư + (Xuất khẩu - Nhập khẩu)

Tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm tư nhân (St) và tiết kiệm chính phủ (Sg),

ta xem T: phần thuế phải nộp cho chính phủ

Trang 15

ngân sách tăng sẽ kéo theo thâm hụt thương mại.

Trong thực tế, có thể thấy thâm hụt ngân sách làm tổng chi tiêu trong nước lớn hơnsản lượng trong nước, buộc nền kinh tế phải gia tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùnggây ra tình trạng thâm hụt thương mại

Tăng trưởng

Trường phái tân cổ điển cho rằng thâm hụt ngân sách hiện tại sẽ làm gia tăng gánhnặng thuế trong tương lai, do đó người tiêu dùng có xu hướng gia tăng tiêu dùng ở hiện tạikhiến tiết kiệm quốc gia giảm và lãi suất tăng Khi đó, do hiệu ứng lấn át đầu tư, đầu tư giảmgây nên hiện tượng “thoái lui đầu tư” Qua đó có thể kết luận, tăng thâm hụt ngân sách ảnhhưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh đó cũng có những trường phái đưa ra quan điểm khác Trường phái Keynescho rằng tăng thâm hụt ngân sách có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Khi chính phủtăng chi ngân sách thì tổng cầu nền kinh tế tăng khiến các nhà đầu tư tư nhân lạc quan về triểnvọng kinh tế trong tương lai và gia tăng đầu tư Trong khía cạnh khác, khi chính phủ chấpnhận mức thâm hụt thông qua việc giảm thu từ thuế sẽ khiến thu nhập khả dụng của hộ giađình tăng lên và người dân tăng chi tiêu, tổng cầu hàng hóa dịch vụ tăng Tuy nhiên, tác độngtích cực này chỉ có ý nghĩa trong điều kiện tổng cầu sụt giảm và trong ngắn hạn

Trường phái Ricardo lại cho rằng thâm hụt ngân sách không tác động đến tăng trưởng.Khi thâm hụt ngân sách tăng, tiết kiệm quốc gia bao gồm tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm nhànước không đổi Do vậy thâm hụt sẽ không tác động đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng.(Saleh, 2003)

b) Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tíndụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

c) Nợ chính quyền địa phương: là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực

Trang 16

thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷquyền phát hành.

Theo World Bank (2002), nợ của khu vực công được định nghĩa là tổng nợ công và nợđược Chính phủ bảo lãnh, trong đó:

 Nợ công là tổng tất cả các nghĩa vụ nợ trong nước và nước ngoài của khu vựccông bao gồm Chính phủ và các cơ quan Chính phủ; tiểu bang, tỉnh hoặc đơn

vị hành chính tương đương bao gồm các cơ quan của chúng; và các đơn vị nhànước tự hoạt động như các doanh nghiệp nhà nước và các công ty con, liêndoanh với khu vực tư nhân nhưng vốn nhà nước vẫn chiếm phần lớn Nghĩa vụ

nợ của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm nợ được đảm bảo và không đượcđảm bảo bởi Chính phủ

 Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là tổng của tất cả các nghĩa vụ nợ trong nước vànước ngoài của khu vực tư nhân được đảm bảo thanh toán bởi một thực thểcông

Trong một định nghĩa khác, IMF (2011) chia khu vực công theo bảng như sau:

Hình 1.1: Khu vực công và các thành phần của nó

7

KHU VỰC CÔNG

Khu vực Chính

phủ

Chính phủ Trung ương

Chính quyền liên bang

Chính quyền địa phương

Tổ chức công

Tổ chức công phi tài chính Tổ chức công tài chính

Ngân hàng Trung ương

Các tổ chức nhận tiền gửi (trừ NHTW)

Các tổ chức công tài chính khác

Trang 17

Khu vực tổ chức công phi tài chính gồm các doanh nghiệp nhà nước sản xuất hàng hóa

và cung cấp dịch vụ phi tài chính như hàng không, điện lực, viễn thông… và các tổ chức côngphi lợi nhuận như bệnh viện, trường học, đại học Tổ chức công phi tài chính không bao gồmcác thực thể nhận viện trợ từ Chính phủ nhưng không được điều hành bởi Chính phủ Khuvực tổ chức công tài chính bao gồm các doanh nghiệp nhà nước cung cấp các dịch vụ tàichính gồm trung gian tài chính, bảo hiểm, quỹ hưu trí

SNA (2008) định nghĩa tám chỉ tiêu cho thấy một doanh nghiệp có bị kiểm soát bởiChính phủ hay không: (1) sở hữu đa số quyền biểu quyết; (2) kiểm soát hội đồng quản trịhoặc cơ quan kiểm soát khác; (3) kiểm soát việc bổ nhiệm nhân sự; (4) kiểm soát các ủy banquan trọng trong tổ chức; (5) cổ phần hoặc quyền chọn ưu tiên cho Chính phủ; (6) các quyđịnh và kiểm soát; (7) kiểm soát bởi một khách hàng khu vực công hoặc một nhóm các kháchhàng khu vực công; và (8) kiểm soát được kèm theo khi đi vay từ Chính phủ

Như vậy, định nghĩa về nợ công của World Bank và IMF rộng hơn hơn định nghĩatheo Luật quản lý nợ công của Việt Nam Theo Luật quản lý nợ công 2009, nợ công khôngbao gồm các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước trong khi đó theo định nghĩa củaWorld Bank và IMF đều bao gồm khoản này

Về cơ bản, nợ công được chia thành hai loại gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài.Theo UNCTAD (2008), nợ trong nước và nợ nước ngoài được phân biệt theo ba cách khácnhau Thứ nhất là phân biệt theo đồng tiền vay nợ, theo đó nợ nước ngoài được hiểu như nợbằng đồng ngoại tệ Thứ hai, phân biệt theo nơi cư trú của chủ nợ, nợ nước ngoài là nợ sở hữubởi các chủ thể không cư trú Thứ ba, phân biệt theo địa điểm nơi món nợ được phát hành vàluật pháp quy định hợp đồng vay nợ Theo cách thứ ba, nợ nước ngoài được hiểu là nợ đượcphát hành tại nước ngoài và theo quy định của tòa án nước ngoài

Tuy nhiên, phân biệt nợ trong nước và nợ nước ngoài căn cứ theo nơi cư trú của chủthể cho vay nợ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất Theo IMF (2011), nợ trong nước lànghĩa vụ nợ của người cư trú đối với người cư trú khác trong cùng nền kinh tế, nợ nước ngoài

là nghĩa vụ nợ của người cư trú đối với người không cư trú

1.2.2 Mục đích của nợ công

Theo Luật quản lý nợ công, mục đích vay gồm:

 Đối với Chính phủ: (1) Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chicủa ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; (2) Bùđắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn; (3) Cơ cấu lạikhoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh; (4) Cho

Trang 18

doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theoquy định của pháp luật; (5) Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chínhquốc gia.

 Đối với chính quyền địa phương: chỉ vay để đầu tư xây dựng công trình kếtcấu hạ tầng có nhu cầu cấp bách thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh đảm bảotheo quy định của Luật ngân sách nhà nước

1.2.3 Rủi ro của nợ công

Rủi ro chính của nợ công là rủi ro thị trường, bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro tỉ giá,rủi ro tái đầu tư, Các loại rủi ro tác động lên danh mục nợ công phụ thuộc vào thành phần của

nợ công, bao gồm thời hạn vay, điều khoản lãi suất và đồng tiền đi vay nợ

1.2.3.1 Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro gia tăng chi phí nợ từ việc thay đổi lãi suất Đối với nợ bằngđồng nội tệ và ngoại tệ, thay đổi lãi suất đều ảnh hưởng lên chi phí dịch vụ của việc phát hành

nợ mới khi khoản nợ với lãi suất cố định được tái đầu tư, và ảnh hưởng lên khoản nợ với lãisuất thả nổi đang hiện hữu và khoản nợ với lãi suất thả nổi mới Do đó, khoản nợ ngắn hạn và

nợ với lãi suất thả nổi rủi ro hơn nợ dài hạn và lãi suất cố định

1.2.3.2 Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro gia tăng chi phí nợ khi tỷ giá bị thay đổi Khoản nợ bằng đồngngoại tệ dễ bị tác động bởi thay đổi tỷ giá

1.2.3.3 Rủi ro tái huy động vốn

Rủi ro tái huy động vốn là rủi ro phát sinh khi tái huy động vốn ở mức chi phí cao bấtthường, hoặc trong một vài trường hợp nghiêm trọng là không thể tái huy động vốn Rủi ro táihuy động vốn khi lãi suất tăng làm chi phí huy động vốn tăng tương tự như rủi ro lãi suất Tuynhiên, người ta thường xem xét riêng rủi ro tái huy động vốn bởi vì rủi ro không thể tái huyđộng các khoản nợ đến hạn và/hoặc sự gia tăng chi phí vay nợ của Chính phủ có thể dẫn đếnhoặc làm trầm trọng khủng hoảng nợ công Ngoài ra, trái phiếu với điều khoản mua lại có thểlàm tăng rủi ro tái huy đông vốn

1.2.4 Các công cụ nợ

Theo IMF (2011), công cụ nợ là quyền tài chính yêu cầu thanh toán tiền lãi và/hoặcvốn gốc bởi người đi vay cho người cho vay vào một ngày, hoặc nhiều ngày trong tương lai.Các công cụ nợ bao gồm:

 Quyền rút vốn đặc biệt (SDR): là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

9

Trang 19

phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp vốncủa mình vào IMF.

 Tiền tệ và các khoản tiền gửi

 Chứng khoán nợ: là các công cụ tài chính như bằng chứng cho các khoản nợ Cácchứng khoán nợ bao gồm: tín phiếu; chấp phiếu ngân hàng; thương phiếu; chứng chỉtiền gửi; trái phiếu và giấy nợ, bao gồm cả trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu;

cổ phần ưu tiên không tham dự chia lãi; chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản …

 Nợ vay: là một công cụ tài chính được tạo ra khi một chủ nợ cho người vay trực tiếpvay tiền và nhận lại một giấy tờ không thể chuyển nhượng làm bằng chứng của tài sản

Nợ vay bao gồm: thấu chi, vay thế chấp, vay để tài trợ cho thư tín dụng hoặc khoản trảtrước, hợp đồng mua lại, tài sản và nghĩa vụ tài chính khi cho thuê tài chính…

 Bảo hiểm, hưu trí và các khoản đảm bảo theo chuẩn

nợ cao (thấp)

1.2.5.2 Lạm phát

Theo Mishkin và Savastano (2000), nợ công gia tăng có thể gây ra quá trình làm tănglạm phát Khi Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tăng lãi suất,một mặt làm tăng tiêu dùng Chính phủ Lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thànhsản xuất, từ đó tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ Tiêu dùng Chính phủ gia tăng dẫn đến cầuhàng hóa, dịch vụ gia tăng Từ đó, tăng áp lực lạm phát, tăng trưởng thực giảm xuống

1.2.5.3 Áp lực trả nợ cho thế hệ tương lai

Theo Bergmann (2009), thâm hụt Chính phủ được tài trợ bởi việc đi vay có thể dẫnđến nhiều hệ quả xấu:

Trang 20

 Vay nợ trong nước dẫn đến tình trạng khu vực tư nhân bị thiếu hụt đầu tư do mộtlượng lớn vốn chuyển sang phục vụ cho chi tiêu Chính phủ Ngoài ra, Chính phủ phảitrả lãi suất cao hơn, làm cho áp lực trả nợ trong tương lai gia tăng, và Chính phủ bịgiảm sự tự do trong việc sử dụng ngân sách.

 Hệ quả thứ hai đó là chuyển gánh nặng trả nợ cho thế hệ tương lai Bất kể đó là khoảnvay trong nước hay nước ngoài, nợ vay được sử dụng ở thời điểm hiện tại nhưngngười có áp lực trả nợ là thế hệ tương lai, mà nếu vốn vay Chính phủ không được sửdụng có hiệu quả thì các thế hệ này hầu như không nhận được lợi ích gì từ việc vay

nợ Ngoài ra, thế hệ tương lai còn chịu nhiều ảnh hưởng như giảm tốc độ tăng trưởngkinh tế, giảm thu nhập, giảm tài sản (Bailey, 2003)

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ CÔNG

Theo cẩm nang thống kê tài chính chính phủ GFS, thâm hụt ngân sách bằng mứcchênh lệch giữa tổng số vay mới và số chi trả nợ gốc của NSNN trong năm Do đó gia tăngthâm hụt sẽ kéo theo gánh nặng nợ công (ngoại trừ trường hợp chính phủ in thêm tiền)

Khi chính phủ bù đắp thâm hụt ngân sách bằng các khoản vay trong nước, nước ngoàihoặc in tiền, tổng dư nợ của chính phủ tại thời điểm năm t sẽ bằng dư nợ năm trước cộngthêm thâm hụt ngân sách năm nay và trừ tổng tiền phát hành bù đắp thâm hụt (nếu có) Theo

đó, nếu trong năm chính phủ không phát hành tiền để bù đắp thâm hụt thì thâm hụt ngân sách

sẽ làm gia tăng về nợ chính phủ đúng bằng mức thâm hụt

Thâm hụt ngân sách càng kéo dài kéo theo nợ công càng gia tăng Hậu quả, khoản lãiphải trả cho khoản vay mượn sẽ càng lớn, khiến nền kinh tế tiếp tục rơi sâu vào trạng tháithâm hụt ngân sách

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công

1.4 KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA

11

Trang 21

1.4.1 Nợ công Mỹ La Tinh

1.4.1.1 Diễn biến khủng hoảng nợ công Mỹ La Tinh

Cuộc khủng hoảng nợ diễn ra ở các quốc gia Mỹ Latinh thập niên 70-80 của thế kỷtrước được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử khu vực này, kể từ sau cuộc đại khủnghoảng những năm 1930 Đây cũng là cuộc khủng hoảng nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tếhiện đại, thường được biết đến với cái tên Thế kỷ mất mát (Lost Decade), khi đó các quốc giatrong khu vực này rơi vào cảnh nợ nước ngoài vượt khả năng kiếm tiền và không còn khảnăng trả nợ

Vào những năm 1960-1970, các nước Châu Mỹ Latinh như Brazil, Argentina vàMexico thực hiện việc vay mượn quy mô lớn từ các nhà cho vay tín dụng quốc tế để nâng cấpcông nghiệp trong nước, đặc biệt là đầu tư vào các chương trình cải thiện và xây dựng cơ sở

hạ tầng Bên cạnh đó, với mục tiêu công nghiệp hóa, các quốc gia này phải nhập khẩu nhiềunguyên vật liệu cũng như công nghệ sản xuất từ nước ngoài, làm tỷ lệ nhập siêu ngày càngtăng, dẫn đến nhu cầu lớn về nguồn vốn của chính phủ khiến họ phải gia tăng vay mượn từcác quốc gia phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế Các quốc gia này thời đó lại là nhữngnước này có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, vì vậy các nhà cho vay tín dụng rất tintưởng vào khả năng trả nợ Cũng cần chú ý là, giá dầu mỏ tăng mạnh năm 1973-1974, khiếncác nước xuất khẩu dầu mỏ có lượng tiền mặt dồi dào, đã đầu tư tiền của mình vào các ngânhàng trên thế giới, theo đó các tổ chức tài chính dư dả cho vay với các nước phát triển mà đặcbiệt với các nước Mỹ Latinh với những điều khoản dễ dãi Giữa năm 1975 và 1982, Châu MỹLatinh nợ các ngân hàng thương mại tăng với tốc độ tích lũy 20,4%/năm Vay mượn tràn lankhiến Mỹ latinh bị nợ nhiều gấp 4 lần từ 75 tỉ đôla vào 1975 đến hơn 315 tỉ đôla vào năm

1983, chiếm tới 50% GDP toàn khu vực, kéo theo nợ gốc và lãi vay phải trả tăng từ 12 tỷUSD lên 66 tỷ USD trong cùng giai đoạn (Kaminsky và Reinhert, 1998)

Khi nền kinh tế thế giới bước vào thời kì suy thoái thập kỉ 70 và 80, đã tác động tiêucực đến tăng trưởng và xuất khẩu của các nước này Các nước đang phát triển còn nhận thấyviệc thiếu trầm trọng về tính lỏng Vào năm 1979, khi đối diện với sức ép lạm phát lớn, Mỹtheo đuổi chính sách thắt chặt, dẫn đến lãi sất tăng cao Lãi suất gia tăng ở Mỹ và Châu Âukhiến Mỹ và châu Âu trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư quốc tế, đồng thời cũng khiếnviệc vay mượn của các nước Mỹ Latinh trở nên khó khăn và gia tăng chi phí trả lãi vay Cácnước Mỹ Latinh cũng đã phải huy động các nguồn lực để trả nợ vay, hệ quả là sản lượngtrong nước và tiêu dùng suy giảm (Hirst, Paul Q và Thompson, 2001) Ngoài ra, các khoản nợlớn Chính phủ đứng ra vay hoặc bảo lãnh đã được sử dụng một cách thiếu thận trọng và cóliên quan đến tham nhũng (Wade và Veneroso, 1998)

Trang 22

Trong khi tổng số nợ tích lũy dâng lên ngập đầu qua các năm và các quốc gia châu MỹLatinh không có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế cao, cuộc khủng hoảng bắt đầu khi cácthị trường vốn quốc tế nhận ra rằng châu Mỹ Latinh không có khả năng trả nợ Điều này xảy

ra vào tháng 8 năm 1982, khi tỷ lệ nước ngoài trên tổng thu nhập quốc gia GNI lên đến đỉnhđiểm 160%, Bộ trưởng tài chính Mexico Jesus Silva-Herzog tuyên bố rằng nước này không

có khả năng trả được khoản nợ hơn 85 tỷ USD và yêu cầu đàm phán lại thời hạn trả nợ vớicác chủ nợ Bị tỉnh giấc bởi tuyên bố vỡ nợ của Mexico, hầu hết các ngân hàng thương mại và

tổ chức tài chính quốc tế giảm mạnh hoặc ngừng hẳn việc cho vay đến khu vực Mỹ Latinh.Hàng tỉ USD được vay trước đó giờ đã đến hạn, và các dòng vốn bắt đầu thoái lui khỏi cácquốc gia trong khu vực, các nước không còn có thể vay thêm Bởi vì hầu hết các khoản vay

nợ của Mỹ Latinh là vay ngắn hạn, việc không được bơm tiếp tín dụng đã khiến các quốc gianày nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả Hệ quả, hầu hết quốc gia trong khuvực đều không tránh khỏi vòng xoáy nợ công: Argentina (các năm 1982, 1989), Bolivia(1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986-1987) và Ecuador (1982, 1984) Trong suốt nhữngnăm đầu của khủng hoảng, tăng trưởng GDP các nước trong khu vực chỉ còn hơn 2%

1.4.1.2 Các chính sách và biện pháp

Để có tiền trả nợ, chính phủ các nước Mỹ Latinh đã cầu viện những tổ chức quốc tếnhư Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) Để đạt được thỏa thuận, cácnước này phải chấp nhận thực thi các chính sách điều chỉnh cơ cấu khắc nghiệt của IMF nhưchính sách thắt lưng buộc bụng (cắt giảm ngân sách để giảm thâm hụt, duy trì tăng trưởng tíndụng thấp và chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm chi tiêu trong nước và lạm phát…), phá giánội tệ tăng cường xuất khẩu hay cải cách cơ cấu như tự do hóa thương mại để cải thiện nền tàichính Trong khi đó, các cam kết với WB là các chương trình điều chỉnh cấu trúc tập trungvào đổi mới cơ cấu sâu rộng hơn và trong dài hạn Hậu quả tất yếu là kinh tế tăng trưởng trìtrệ, thu nhập bình quân đầu người giảm, nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng.Đến tận đầu thập niên 90, khủng hoảng ở Mỹ Latinh mới lắng dịu

Cũng để đối phó với cuộc khủng hoảng, hầu hết các nước Mỹ La Tinh đã từ bỏ chiếnlược Công Nghiệp Hóa Nhập Khẩu và thay vào đó bằng chiến lược Công Nghiệp Hóa Hướng

Ra Xuất Khẩu Các nguồn vốn rất khổng lồ chảy ra bên ngoài đặc biệt là chảy sang Mỹ, đãđược sử dụng để làm tỉ giá hối đoái giảm, từ đó làm tăng tỉ suất lợi nhuận thực tế

1.4.2 Nợ công Hy Lạp

1.4.2.1 Sơ lược về khủng hoảng nợ công Hy Lạp

Trước năm 1999, để thỏa mãn các quy định về tài chính công trong Thỏa ước ổn định

13

Trang 23

và tăng trưởng (mức thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP và nợ công khôngđược vượt quá 60% GDP), các chỉ tiêu này đều được các quốc gia ứng viên tuân thủ nghiêmtúc Tuy nhiên, xu hướng này có dấu hiệu đảo chiều khi Liên minh Kinh tế tiền tệ châu Âu(EMU) đi vào hoạt động Từ năm 2003, phần lớn các nước khu vực đồng Euro có tỷ lệ nợ trên60%/GDP Điều này cho thấy các nước bắt đầu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy địnhtrong EMU

Hy Lạp được đặt vào tình trạng khủng hoảng nợ công kể từ cuối năm 2009, khi Chínhphủ mới của nước này thừa nhận rằng Chính phủ tiền nhiệm đã công bố những số liệu kinh tếkhông trung thực, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách Thực tế thâm hụt ngân sách của nướcnày năm 2009 là 13,6% chứ không phải là 6,7% GDP như đã từng được báo cáo, cao hơnnhiều hạn mức thâm hụt ngân sách 3% GDP cho phép đối với các nước thành viên EU

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên cácngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp Doanh thu ngành du lịch và vận tải biển – 2 ngànhchủ chốt của nền kinh tế này, sụt giảm trên 15% vào năm 2009 Kinh tế Hy Lạp lâm vào khókhăn, các nguồn thu thuế, phí …để tài trợ cho ngân sách bị thu hẹp, trong khi Chính phủ vẫnphải tăng cường chi tiêu công để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, đã đẩy nợ côngđến con số khổng lồ Đến năm 2010, báo cáo của OECD cho thấy nợ công của Hy Lạp đã lêntới con số 330 tỷ Euro, tương đương với 147.8% GDP Các chuyên gia kinh tế dự đoán dù HyLạp có thực hiện được kế hoạch thắt lưng buộc bụng kéo dài 3 năm, nợ của Hy Lạp đến năm

Như vậy, Hy Lạp đang cùng lúc đối mặt với những vấn đề nan giải: nợ công quá cao(147,8%), thâm hụt ngân sách lớn (13,6% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toánvãng lai lớn (trung bình vào khoảng 9% GDP – so với mức trung bình của toàn khu vựcEurozone là 1%) Cả hai mức thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạpđều vượt quá trần quy định cho phép của Liên minh Tiền tệ và Kinh tế châu Âu (EMU), đặcbiệt vi phạm Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU) với quy địnhtrần thâm hụt ngân sách 3% GDP

Trang 24

Việc ngụy tạo các số liệu kinh tế nhằm che dấu thực trạng đất nước đã khiến uy tín củaChính phủ Hy Lạp bị suy giảm nặng nề Cả 3 hãng xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới hiệnđều đều hạ mức tín nhiệm của Hy Lạp xuống mức gần thấp nhất trong thang điểm đánh giá tínnhiệm đồng thời cảnh báo nguy cơ vỡ nợ của quốc gia này là rất cao Lợi suất trái phiếu chínhphủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm đã tăng lên trên 60%, trong khi đó kỳ hạn 1 năm đã vượt 110%.Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động thêm vốn từthị trường vốn quốc tế và chỉ có thể mong đợi các khoản cứu trợ đặc biệt từ IMF, ECB haymột số quốc gia khác.

Hình 1.3: Lợi suất TPCP Hy Lạp (1 năm)

15

Trang 25

Nguồn: Bloomberg

Tháng 5/2010, các nhà lãnh đạo Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố góicứu trợ kỳ hạn 3 năm trị giá 110 tỷ EUR dành cho Hy Lạp Sau đó, vào tháng 10/2010 IMFcho Hy Lạp vay thêm 2,5 tỷ EUR (3,3 tỷ USD), nâng tổng giá trị các khoản vay khẩn cấp màIMF dành để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của nước này lên 10,58 tỷ EUR (tương đương 13,98

tỷ USD)

Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2010 và 6/2011, Ngân hàng Trung ương Châu Âu

đã mua khoảng 45 tỷ EUR trái phiếu chính phủ Hy Lạp Ngoài ra, các khoản hỗ trợ thanhkhoản mà ECB dành cho các ngân hàng Hy Lạp đã tăng từ mức 47 tỷ EUR vào tháng 1/2010lên mức 98 tỷ EUR vào tháng 5/2011

Để có được những khoản hỗ trợ này, chính phủ Hy Lạp đã phải cam kết thực hiện lộtrình cắt giảm thâm hụt ngân sách được các nhà tài trợ đưa ra Hiện tại Hy Lạp đang đợi chờgói các gói cứu trợ mới nhưng đi kèm với nó là Chính phủ phải đưa ra nhiều chính sách cắtgiảm chi tiêu hơn nữa Tuy nhiên, các chính sách này sẽ khó có thể thực hiện được trong thờigian tới khi hàng loạt các cuộc biểu tình của người dân Hy lạp vẫn liên tục nổ ra Ngoài ra,nếu Hy Lạp tiếp tục cắt giảm chi tiêu thì nền kinh tế nước này sẽ giảm tốc mạnh hơn nữa.Theo Bộ trưởng tài chính Hy Lạp, GDP tăng trưởng -5% trong năm 2011, giảm mạnh hơnmức -3,5% được dự báo trước đó Như vậy, Hy Lạp đang phải đối mặt với một vòng luẩnquẩn: càng thắt chặt ngân sách, kinh tế sẽ càng xấu đi Nếu kinh tế xấu đi, doanh thu từ thuế

sẽ giảm sút trầm trọng Khi doanh thu từ thuế giảm mạnh, Hy Lạp lại càng phải đi vay nợ…

Và cứ thế, bong bóng nợ công sẽ ngày càng phình to cho đến khi nó nổ Vấn đề chỉ là thờigian

Tóm lại, Nợ công Hy Lạp đã không còn giải pháp nào để khắc phục Việc vay thêm nợmới hay đợi những khoản cứu trợ mới cũng chỉ đủ trả những khoản lãi vay cho nên việc HyLạp vỡ nợ chỉ là vấn đề sớm hay muộn

1.4.2.2 Nguyên nhân

Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quảntrị tài chính công yếu kém cùng với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khảnăng kiểm soát Nhưng có thể phân định rõ 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu

Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn

nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hướng

Trang 26

sụt giảm nhanh chóng Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến

từ bên ngoài Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU(năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi taymột kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêucông

Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách Tăng trưởng GDP

của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% (2001 – 2007) sovới mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1% Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức chitiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sáchthâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản lý công Ngành

du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009 Kinh tế Hy Lạpcũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị co hẹpmạnh Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế Tính đếntháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạt mức130% GDP

Thứ ba, nguồn thu giảm sút Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân

tố làm giảm nguồn thu ngân sách Theo đánh giá của WB, kinh tế không chính thức ở Hy Lạpchiếm tới 25 - 30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc

và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản) Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luậtphức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhândẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ thamnhũng cao nhất trong EU Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiềnphong bì cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những người đòinhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành phố và các quan chức ở địaphương cũng liên quan đến những vụ việc nhận hối lộ Thủ tướng Hy Lạp GeorgePapandreou thừa nhận “tham nhũng mang tính hệ thống” là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tìnhtrạng nợ công Hy Lạp Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp ước tính vào khoảng 8%GDP Tham nhũng không chỉ gây ra trốn thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tớiduy trì mức lương cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì nhắmvào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động Mức lương cao không chỉtạo ra gánh nặng ngân sách mà còn làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp yếu đi.Lương cao, đồng euro tăng giá từ mức 1 euro đổi hơn 0,8 USD lên đến 1 euro đổi 1,6 USD

17

Trang 27

trong suốt giai đoạn từ 2000-2008 khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Hy Lạp yếu và hệ quảtất yếu là một cán cân thương mại thâm hụt triền miên.

Thứ tư, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngoài và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để

Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền được nhữngnền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngânhàng TƯ châu Âu (ECB) Nhờ việc gia nhập Eurozone Hy Lạp nghiễm nhiên có được hìnhảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nướcngoài với mức lãi suất thấp Gần một thập kỷ qua, Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu

để thu về hàng trăm tỷ USD Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chínhphủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớncho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ

Thứ năm, thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư Sự thiếu minh

bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gianày đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiệncác làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khókhăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế Sự phụ thuộc vào nguồn tài chínhnước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong niềmtin của giới đầu tư Trong thời đại hội nhập, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhàđầu tư Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng

vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành

để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy, hiệu lực củanhững chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều

1.4.3 Nợ công Nhật Bản và Trung Quốc

1.4.3.1 Nợ công Nhật Bản

Nhật Bản từ lâu đã luôn tồn tại một mức nợ công cao Tỷ lệ nợ công từ giữa thập niên

90 không ngừng gia tăng và vượt xa so với các quốc gia phát triển khác trong khối OECD.Tính đến năm 2010, nợ công Nhật Bản đã xấp xỉ 200% GDP Mức nợ công này nhiều hơn hailần con số 90% GDP mà các nhà kinh tế học đã cảnh báo về ngưỡng nợ nguy hiểm

Hình 1.4: Nợ chính phủ tại một số quốc gia trong khối OECD 1995 – 2010 (% GDP)

Trang 28

Nguồn: OECD Statistics

Khối lượng nợ khổng lồ của Nhật Bản bắt nguồn từ việc gia tăng thâm hụt ngân sáchnhằm phục hồi nền kinh tế do bong bóng tài sản những năm 1990s, cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu và hàng loạt thiên tai phải hứng chịu Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng thựcthi hàng loạt chính sách giảm thuế vào cuối thập niên 1990s, gia tăng chi tiêu cho phúc lợi xãhội

Hình 1.5: Tổng chi tiêu, nguồn thu từ thuế và trái phiếu chính phủ của Nhật Bản 1975-2010 (nghìn tỉ Yên)

Nguồn: Ministry of Finance, Japan (2009)

Tuy nhiên, Nhật Bản chưa bao giờ phải lo lắng về vấn đề nợ công của mình Lý do làthặng dư vốn trên toàn quốc gia Hầu hết trái phiếu chính phủ do các nhà đầu tư nội địa nắmgiữ, lãi suất ổn định Theo báo cáo của Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (2011) thì khối lượng

dự trữ trực tiếp trái phiếu chính phủ của khu vực các hộ gia đình vào khoảng 33 tỉ yên, chiếm

19

Trang 29

2.2% trong tổng số tài sản tài chính; khối lượng tiền gửi từ các hộ gia đình được dùng để đầu

tư vào khu vực tài chính công thông qua các tổ chức tài chính là khá lớn

Hình 1.6: Lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản và Hy Lạp 1998-2011 (%)

Nguồn: OECD Statistics

1.4.3.1 Nợ công Trung Quốc

Hiện Trung Quốc đang là nước có khối nợ quốc gia thuộc diện lớn nhất thế giới, baogồm cả nợ công chính phủ và địa phương lẫn nợ doanh nghiệp, vào khoảng 282% GDP, yêucầu trả nợ đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay

Cuối năm 2010, khi Bắc Kinh công bố số nợ công của Trung Quốc đạt mức 1,03 ngàn

tỷ USD, tương đương 17% GDP, trong khi các tổ chức tài chính quốc tế lại đưa ra con số 3,55ngàn tỷ USD, tương đương 59% GDP của Trung Quốc Sự sai lệch này là do chính phủ TrungQuốc không tính những khoản nợ của các ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa phương vàhàng loạt các tổ chức khác vào tổng nợ công Do đó, Trung Quốc đã không thực sự nắm bắt

và kiểm soát được tình hình nợ công của mình

Điều này bắt nguồn từ công thức phát triển của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua.Theo đó, để đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất, Bắc Kinh đã cho phép các địa phươngđược triển khai các dự án phát triển của địa phương mình một cách tương đối tự do, chính phủ

sẽ chỉ kiểm soát các dự án trọng yếu nhất có quy mô toàn quốc Điều này đồng nghĩa với việcchính quyền địa phương được tự do chi phối các hoạt động tài chính và tín dụng liên quan đếncác dự án đầu tư ở tỉnh mình trong khi sự kiểm soát của chính phủ lại cực kỳ lỏng lẻo Tìnhtrạng này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng tràn lan và nợ công ởđịa phương gần như không được kiểm soát

Khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang rời khỏi TrungQuốc thì việc một cú sốc nợ công có thể gây ra tình trạng tê liệt cho toàn bộ nền kinh tế,giống như cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2007 dẫn đến sự đổ vỡ toàn bộ hệ thống tài

Trang 30

chính của nước này.

1.4.4 Kinh nghiệm từ các quốc gia

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh và Hy Lạp là một thất bại vềchính sách Đó là do chiến lược vay nợ không hợp lý và sử dụng các khoản đầu tư không hiệuquả Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á lại đến từ thất bại của thị trường, doquá trình tự do hóa quá độ trong khi thị trường tài chính khu vực chưa phát triển đủ mạnh vàbền vững cũng như thiếu những cơ chế giám sát và quản lý minh bạch Từ những phân tíchtrên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, phải trung thực, minh bạch trong việc công khai NSNN và nợ công: nhằm

quản lý tốt thâm hụt ngân sách cũng như nợ công, điều quan trọng đầu tiên cho mỗi quốc giachính là thực hiện công khai minh bạch về những vấn đề này Những nguyên tắc chủ đạonhằm giúp các quốc gia thực hiện những chính sách cải thiện tính minh bạch trong quản lý tàikhóa của mình được tóm tắt đầy đủ trong Cẩm nang Minh bạch Tài khóa (IMF, 2007)

Hai là, thâm hụt ngân sách là vấn đề có tính thường trực của hầu hết các Chính phủ,

song, nếu không kiểm soát tốt thâm hụt ngân sách thì nguy cơ gia tăng nợ công là khó tránhkhỏi Nguyên tắc trong kiểm soát nợ công là "mỗi đồng nợ công ngày hôm nay phải được bùđắp bằng thặng dư ngân sách ngày mai" Nếu không đáp ứng được đòi hỏi có tính nguyên tắcnày, mà lại để tái diễn tình trạng thâm hụt ngân sách cao và kéo dài thì sẽ gây nên những áplực to lớn về nghĩa vụ trả nợ trong tương lai Đồng thời, nó cũng làm dấy lên các quan ngại vềtính bất an của môi trường kinh tế vĩ mô và kích thích các hoạt động đầu cơ thao túng thịtrường do đó vấn đế kiểm soát thâm hụt ngân sách cần được đặt ra nghiêm túc, việc cắt giảmchi tiêu công phải chuyển biến rõ rệt- điểm căn bản để xác định nợ công

Ba là, thực thi những chính sách làm giảm gánh nặng thâm hụt ngân sách và nợ công

kéo dài đã được rất nhiều các quốc gia áp dụng Cụ thể là các chính sách thắt lưng buộc bụng

mà các quốc gia châu Âu đang sử dụng để đối phó với cơn bão nợ công tại khu vực này Cácbiện pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách có thể là đánh thuế mạnh tay vào các đối tượng cóthu nhập cao, tăng thuế với bất động sản hoặc các tài sản có giá trị cao, thực hành tiết kiệm

và chi tiêu công hợp lý, thận trọng trong những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn một lượnglớn vốn từ những khoản nợ nước ngoài

Bốn là, nhà nước nên có sự xác định rõ ràng trong việc vay nợ, xác định rõ những

mục tiêu mình theo đuổi ODA là những khoản vay chứ không phải viện trợ cho không,thường có thời hạn dài 30-40 năm, lãi suất thấp vài phần trăm một năm, lại được ân hạn Đó

là nguồn lực tốt cho phát triển, nhưng rất cân nhắc vì những khoản vay ấy cho vay có điều

21

Trang 31

kiện, phải dùng nhà thầu, mua hàng, sử dụng tư vấn của họ

Năm là, Trong hoạt động sử dụng nợ cần tiến hành theo chiều sâu, đầu tư vào những

dự án có khả năng sinh lời cao, tránh đầu tư dàn trải hiệu quả thấp, chống thất thoát trong quátrình sử dung nợ Vấn đề mấu chốt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, làphải vay mượn, nhất là vay vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức, thì mới có nguồn đầu tư chotăng trưởng Do đó, không lúc nào được lãng quên vấn đề sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả,bởi đó là những đồng tiền vay mượn, phải trả lãi và đến hạn sẽ phải trả nợ

Sau là, mục tiêu phát triển là đem lại phồn vinh hạnh phúc cho người dân, không phải

tốc độ tăng trưởng cao Tăng trưởng cao dẫn đến nợ nần là hoàn toàn sai lầm và không nênđặt ra tăng trưởng cao với bất kỳ giá nào Không thể đổi tăng trưởng cao với mất ổn định kinh

tế vĩ mô

Bảy là, theo IMF, việc thực hiện kiểm toán các hoạt động vay nợ hàng năm của chính

phủ được giao cho một cơ quan độc lập nhằm nâng cao tính khách quan và minh bạch vềnhững thông tin này

Tám là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp: kinh nghiệm liên kết thị trường ở EU

cho thấy thị trường càng tự do thì luật pháp càng phải chặt chẽ Những cơ chế và hệ thống thịtrường được hình thành và hoàn thiện ở các nước EU bằng con đường tự nhiên và trong suốthàng trăm năm, còn luật lệ hay những thành quả của cộng đồng cũng được hoàn thiện trongsuốt nửa thế kỷ qua

Ngày đăng: 11/07/2015, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w