1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và đưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay

40 443 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 215,5 KB

Nội dung

Đất nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) . Trong công cuộc đổi mới này , một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng nền kinh tế nước ta thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giừ vai trò chủ đạo . Thực tế qua nhiều năm thực hiện phát triển kinh tế theo đường lối này , nền kinh tế thị trường nước ta đã bước đầu thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ . Bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định . Một trong những hạn chế đó là sự yếu kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói riêng .

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đổi mới mà Đảng và Nhànước ta đã đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) Trong côngcuộc đổi mới này , một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng nền kinh

tế nước ta thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giừvai trò chủ đạo

Thực tế qua nhiều năm thực hiện phát triển kinh tế theo đường lối này ,nền kinh tế thị trường nước ta đã bước đầu thu được nhiều thành tựu rất đángkhích lệ Bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định Một trong nhữnghạn chế đó là sự yếu kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung và hệthống các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói riêng Có thể nói trong cơchế thị trường ngày nay ,khi hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trở thành yếu tốsống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Nhà nước lại làm ănkhông có hiệu quả Điều đó thể hiện ở : trình độ công nghệ lạc hậu , cơ chếquản lý yếu kém , nợ tồn đọng trong nhiều năm , kinh doanh không có lãi …

Do đó điều cấp bách đặt ra là phải làm sao để nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các DNNN Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã đưa ramột số giải pháp như : sắp xếp lại các DNNN , cho phá sản giải thể hoặc giaobán những DNNN làm ăn không hiệu quả , cổ phần hóa các DNNN … trong

đó cổ phần hóa được coi là giải pháp hàng đầu , có khả năng mang lại lợi íchhài hòa cho Nhà nước và xã hội

Từ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VII(6/1992) ,Đảng ta đã đưa ra chủ trương cổ phần hóa các DNNN Thực hiện chủtrương này , chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu và hạn chế nhất định

Do đó em đã chọn đề tài này để có thể tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vàđưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay

Em xin cám ơn GV-Ths Ngô Thị Việt Nga đã giúp em hoàn thành đề tàinày

Trang 2

PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HÓA

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (CPH DNNN)

1.Các quan niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

1.1.Khái niệm CPH DNNN

Cổ phần hóa DNNN là quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổphần trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là Nhànước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp Cổ phầnhóa doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu Nhà nướcsang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức DNNN thu hút thêmvốn thông qua hình thức bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần

1.2.Các hình thức CPH DNNN

Theo quy định có 4 hình thức cổ phần hóa Các hình thức đó là :

-Giữ nguyên giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành

cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp

-Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.-Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để CPH

-Bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyểnthành công ty cổ phần

Mỗi hình thức cổ phần hóa có những ưu điểm và hạn chế nhất định Sự

đa dạng hình thức CPH sẽ cho phép ta lựa chọn hình thức phù hợp với ngànhnghề kinh doanh loại hình doanh nghiệp đang có, mục đích của chủ sở hữu đểtiến hành cổ phần hóa

-Nếu mục đích là mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần giữnguyên quy mô cũ của DN đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốnđầu tư cho hoạt động

-Nếu mục đích là thu hồi vốn để đầu tư vào hoạt động khác thiết yếuhơn thì Nhà nước cần thực hiện cổ phần hóa toàn bộ DN cho người lao độngtrong và ngoài doanh nghiệp

Trang 3

-Nếu xuất phát từ mục đích thay đổi phương thức quản lý trong DN thìNhà nước cần bán một phần tài sản của DNNN để thành lập công ty cổ phần.Thông qua hình thức này, chủ sỡ hữu Nhà nước đã tự nguyện rút khỏi vị tríngười quản lý độc nhất, nhường vị trí đó cho hội đồng quản trị, thu hútchuyên gia giỏi vào vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.

-Nếu mục đích là chi phối hoạt động của công ty cổ phần, chủ sở hữuNhà nước cần nắm giừ cổ phần chi phối hay cổ phần đặc biệt

2.Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

2.1.Tình hình hoạt động của các DNNN ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, là nềnkinh tế nhiều thành trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạonhằm chi phối nền kinh tế quốc dân cũng như giúp đỡ các thành phần kinh tếkhác Với vai tró đó, thành phần kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống cácDNNN nói riêng đã được hưởng rất nhiều ưu đãi, tuy nhiên vẫn còn tồn tạinhiều yếu kém Cụ thể là:

-Quy mô của các DNNN rất nhỏ bé:

Năm 2003 có tới 75% DNNN quy mô vừa và nhỏ, 15% quy mô dưới 1tỉ

-Khả năng cạnh tranh của DNNN thấp, chi phí sản xuất và giá thànhcao

Giá bán các sản phẩm của DNNN trong nước còn cao hơn giá nhậpkhẩu, chất lượng sản phẩm còn thấp và không ổn định …do đó khả năng cạnhtranh thấp

-Hiệu quả kinh doanh của các DNNN còn thấp:

Tính đến năm 2003, mức độ nợ vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp có190.000 tỉ đồng là 300.000 tỉ đồng, tỷ suất nợ trên vốn là 60%

Theo số liệu thống kê đến hết năm 2004 trong số 4000 DNNN cókhoảng 800 DN lỗ hoặc hòa vốn Trong số DN làm ăn có lãi thì 40% số DNnày mức lãi chỉ bằng hoặc nhỏ hơn một chút so với lãi suất ngân hàng

Trang 4

Trong 19 đơn vị được kiểm toán thì 4/19 đơn vị thua lỗ (chiếm 21%)

124 tỉ đồng, 11/19 (chiếm 58%)đơn vị có lỗ lũy kế 1.058 tỉ

Tỉ suất lợi nhuận trước thuế của các DN được kiểm toán dao động từ0,18%_0,8%

-Đóng góp vào ngân sách Nhà nước: tổng đóng góp của DNNN khoảng40%, đóng góp thực từ thuế thu nhập DN khoảng 13% và có xu hướng giảmdần

-Trình độ và năng lực quản lý yếu kém…

2.2.Sự cần thiết phải tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam

Do tồn tại những yếu kém đó, nên cần phải có những giải pháp cải tiến,hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN Một trong những giảipháp đó là CPHDNNN Những lợi ích CPH đem lại:

-Cổ phần hóa là con đường dẫn đến hiệu quả trong hoạt động củaDN.Và thực tế cho thấy, các DN sau cổ phần hóa phần lớn đều làm ăn có hiệuquả, vốn, doanh số, lợi nhuận, thu nhập của người lao động đều tăng, tăng sứccạnh tranh

-Cổ phần hóa thực sự là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong việc

cơ cấu lại DNNN, tạo cho DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trungvào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế

-Cổ phần hóa huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sảnxuất kinh doanh

Trang 5

-Cổ phần hóa tạo cho DN cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, thíchnghi với nền kinh tế thị trường tạo điều kiện về pháp lý và vật chất cho ngườilao động nâng cao vai trò làm chủ trong DN.

-Cổ phần hóa góp phần đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong DN Cổphần hóa không những chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi cănbản trong công tác quản lý ở cả phạm vi DN và nền kinh tế quốc dân.Từ chỗ

DN bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi Nhà nướcvới tư cách là chủ sở hữu duy nhất, sang quyền tự chủ kinh doanh được mởrộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao

-Cổ phần hóa là một yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thịtrường chứng khoán, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khuvực và thế giới

-Cổ phần hóa là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tếtrong quá trình đổi mới

Với những lợi ích mà cổ phần hóa đem lại, từ năm 1992, Đảng và Nhànước ta đã có chủ trương thí điểm cổ phần hóa và đến nay thực hiện cổ phầnhóa mở rộng Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta,nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa DNNN

-Do tâm lý e ngại sau khi cổ phần hóa sẽ mất quyền được “bảo hộ”, sẽphải bước vào “sân chơi” thiếu bình đẳng giữa các DNNN, DN cổ phần hóa

và DN có vốn đầu tư nước ngoài Không ít những nhà quản lý DN thẳng thắnthừa nhận rằng, họ ngại cổ phần hóa vì sau khi chuyển sang DN cổ phần, DNcủa họ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hoặcnhững chính sách liên quan đến đất đai, thuế vụ… tất cả những quy định đó

sẽ chặt chẽ, ngặt nghèo hơn Đồng thời phải xử lý hàng loạt các vấn đề quản

lý Nhà nước về hành chính, về phần vốn Nhà nước còn trong DN sau cổ phầnhóa Khi chưa cổ phần hóa, số vốn Nhà nước trong DN chịu sự quản lý của cơquan chủ quản Sau khi cổ phần hóa, chế độ cơ quan chủ quản không còn,

Trang 6

nhiều DN xử lý vấn đề này rất lúng túng Mặt khác khi còn là DNNN, thiếuvốn đi vay ngân hàng đã có cơ quan chủ quản cấp trên đứng ra bảo lãnh Saukhi cổ phần hóa, DN muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp, mà tàisản thế chấp của DN thường không đầy đủ các loại giấy tờ liên quan theo quyđịnh, đặc biệt là sổ đỏ đất đai, nhà xưởng… Vì vậy, vốn vay ngân hàng củacác DN cũng trở nên bị động, gặp không ít khó khăn.Bên cạnh đó, các DN đã

cổ phần hóa chỉ sau khi nộp thuế thu nhập mới được tính cổ tức, nhưng nếu

DN vay vốn ngân hàng thì lãi vay lại được hạch toán vào chi phí, sau đó mớitính đến thuế thu nhập Đây là quy định rất bất bình đẳng, ảnh hưởng trực tiếpđến lợi ích của DN

-Cơ chế chính sách đối với người lao động trong DNNN cần cổ phầnhóa Người lao động trong DNNN gồm 2 loại: (1) Cán bộ quản lý do Nhànước bổ nhiệm; (2) Nguời lao động ký hợp đồng Vì cán bộ quản lý DNNN ítnhiều vẫn là một dạng công chức(do Nhà nước bổ nhiệm) nên hầu như còn sựmặc nhận rằng nếu số cán bộ này không chuyển được sang công ty cổ phầnthì Nhà nước phải bố trí công tác ở đâu đó.Thậm chí cho rằng cán bộ quản lýDNNN không thuộc diện áp dụng NĐ 41/CP-2002 của Chính Phủ Do đónhiều DNNN trùng trình không cổ phần hóa được vì chưa biết bố trí cán bộ điđâu.Vướng mắc này một phần do khuôn khổ luật pháp chế định lĩnh vực laođộng hiện nay còn nhiều bất hợp lý, chưa phù hợp với kinh tế thị trường, do

đó cản trở việc tái cơ cấu không chỉ cán bộ ở DNNN mà còn cản trở cả việctái cơ cấu cán bộ quản lý hành chính và sự nghiệp của Nhà nước.Rồi đây khi

Bộ luật lao động sửa đổi theo hướng cho phép thôi việc cơ cấu đi cùng vớichế độ bảo hiểm thất nghiệp thì xử lý vấn đề này sẽ dễ hơn

-Do vấn để tư tưởng

Nhiều DN(gồm cả lãnh đạo và người lao động) cũng như nhiều cấpquản lý vẫn ngại cổ phần hóa do sợ mất đi quyền lợi Các Bộ muốn giữ một

số DNNN vì một số lý do riêng, mà các DN cũng vì thế mà ỷ lại.Dường nhưvấn đề cổ phần hóa vẫn chưa phải là nhu cầu tự thân, nhu cầu nội tại của các

Trang 7

DNNN, thậm chí còn là sự miễn cưỡng, cổ phần hóa không hấp dẫn họ Hầuhết các DNNN vẫn không muốn, hay né tránh, hoặc tìm cách né tránh thựchiện cổ phần hóa vì muốn được an toàn hơn và không muốn mất đi lợi ích haylợi thế đang có Một trong những lợi thế đanh mang lại quá nhiều lợi ích-lợinhuận siêu ngạch đó là sự độc quyền hoặc những ưu đãi mà các DN vẫn nghĩ

suy nghĩ và hành động Do vậy nếu còn có sự khác nhau về thái độ và quyếttâm cổ phần hóa, và khi các DNNN vẫn còn e ngại và nghi ngờ, chưa quyếttâm thì vẫn còn nhiều trở ngại cho quá trình cổ phần hóa

Mặt khác,nhiều giám đốc của các DNNN sợ rằng cổ phần hóa sẽ làmmất đi quyền lực vốn có bấy lâu nay Tư tưởng bao cấp đã ăn sâu vào suynghĩ của nhiều DN nên cố tình trì hoãn cổ phần hóa,lảng tránh nhiệm vụ mới

Những nhân tố trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cổ phầnhóa, làm cho tiến trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp, ảnh hưởng đến quátrình đổi mới DNNN

Trang 8

PHẦN II : THỰC TRẠNG HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

1.Tiến trình thực hiện CPH DNNN trong những năm qua ở Việt NamĐánh giá thực trạng cổ phần hóa trong thời gian qua, ông Lê HoàngHải, Cục Tài chính doanh nghiệp _ bộ Tài chính cho rằng: Tiến trình cổ phầnhóa 15 năm qua có thể được chia làm 4 giai đoạn Đó là giai đoạn thí điểm,giai đoạn mở rộng, giai đoạn chủ động, và giai đoạn đẩy mạnh

1.1.Giai đoạn thí điểm từ 1992 đến 1996, Nhà nước chỉ thí điểm thựchiện cổ phần hóa những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mang tính chất

tự nguyện, việc bán cổ phần cũng chỉ giới hạn trong những đối tượng là nhàđầu tư trong nước, trong đó ưu tiên bán cổ phần cho người lao động Chính vìvậy, mới chỉ có 5 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa trên tổng số khoảng

16 doanh nghiệp được thí điểm trong giai đoạn này.1

1.2.Giai đoạn mở rộng từ năm 1996 đến năm 2002, với nhiều cơ chếchính sách về cổ phần hóa được hoàn thiện và ban hành đã đẩy nhanh tiếntrình này Đặc trưng của giai đoạn này là việc mở rộng nhiều hình thức cổphần hóa mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải trực tiếp tham giarất nhiều công đoạn và tổ chức điều hành Đó là việc mở rộng thêm diện bán

cổ phần cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài và người nước ngoàiđịnh cư lâu dài tại Việt Nam; mở rộng mức ưu đài cho người lao động trongdoanh nghiệp; có thể bán 100% vốn Nhà nước tại doanh nghiệp… Kết quả làgiai đoạn này với một cơ chế cổ phần hóa ngày càng được hoàn thiện, sựhưởng ứng đối với tiến trình sắp xếp và cổ phần hóa DN ngày càng tăng lên,chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa được 868 DNNN, bộ phận DNNN.2

1.3.Giai đoạn chủ động bắt đầu từ tháng 6/2002 đến tháng 11/2004 với

cơ sở pháp lý quan trọng là nghị định số 64/2002/NĐ-CP của chính phủ vềviệc chuyển DNNN thành công ty cổ phần Đây là giai đoạn Nhà nước chủđộng giao cho các Bộ, ngành, địa phương trách nhiệm lựa chọn và triển khai

1 Tạp chí Tài chính DN số 9/2006

2 Tạp chí Tài chính DN số 9/2006

Trang 9

cổ phần hóa đối với các DN thuộc phạm vi quản lý mà không trông chờ sự tựnguyện của các DN cấp dưới như trước đây Trong giai đoạn này, Nhà nướccũng giao thêm quyền quyết định giá trị DN và phê duyệt phương án cổ phầnhóa cho Bộ trưởng các Bộ, chủ tịch UBND các tỉnh (trừ trường hợp giảm trên

500 triệu đồng vốn Nhà nước phải có ý kiến của Bộ Tài chính) Bắt đầu ápdụng biện pháp nhằm công khai, minh bạch hóa quá trình cổ phần hóa nhưcho phép thuê các tổ chức trung gian xác định giá trị doanh nghiệp; dành tốithiểu 30% số cổ phần (sau khi trừ số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ, cổphần bán ưu đãi cho người lao động) để bán cho các nhà đầu tư ngoài doanhnghiệp… Mặc dù, về số lượng, giai đoạn này chúng ta đã tiến hành cổ phầnhóa được 1.435 DNNN, bộ phận DNNN nhưng theo đánh giá của ông Hải:các DNNN được cổ phần hóa thực sự quy mô vẫn còn quá nhỏ bé chưa chiếmđến 5% tổng số vốn Nhà nước trong các DN, quá trình cổ phần hóa còn khépkín, chưa thực sự gắn với thị trường nên vừa hạn chế công tác huy động vốncủa DN vừa làm giảm sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của DN; việcgiải quyết lợi ích giữa các bên trong một DN được cổ phần hóa cũng chưađược hài hòa…3

1.4.Giai đoạn đẩy mạnh từ tháng 12/2004 đến nay được đánh dấu bằngviệc ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ_CP của Chính Phủ về việc chuyểncông ty Nhà nước thành công ty cổ phần Đã xuất hiện các công ty Nhà nước

có quy mô vốn lớn không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn được cổ phầnhóa như: Bảo Minh, Vinamilk, Vĩnh Sơn… và được niêm yết làm tăng đáng

kể quy mô của thị trường chứng khoán Các giải pháp để nâng cao tráchnhiệm của DN cổ phần hóa và các cơ quan trong xử lý nợ, tài sản tồn đọng,lao động dôi dư cũng được tiến hành song song với việc bổ sung các quy định

để nâng cao tính khách quan, minh bạch, tính chuyên nghiệp trong quá trính

cổ phần hóa như định giá qua các định chế trung gian, tính giá trị quyền sửdụng đất vào giá trị DN, thực hiện bán cổ phần lần đầu thông qua đấu giá

3 Tạp chí Tài chính DN số 9/2006

Trang 10

công khai, theo nguyên tắc thị trường… Trong giai đoạn này, chúng ta đã tiến

2.Tình hình hậu CPH DNNN ở Việt Nam

2.1.Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hậu CPH

Theo kết quả điều tra của Viện quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tại 559 doanh nghiệp cổ phần hóa, kếtquả cho thấy, 87,53% số doanh nghiệp khẳng định kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh tốt hơn nhiều so với trước khi cổ phần hóa So sánh năm đầu cổphần hóa với năm cuối của mô hình DNNN, cho thấy doanh thu bình quântăng khoảng 13% Theo đánh giá của các nhà quản lý DN, ở thời điểm nămđầu tiên cổ phần hóa, việc chuyển sang mô hình mới chưa có tác dụng độtbiến tức thời tới các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh thu như: tăng sứcsản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng đã có tác độngmạnh đến các chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra, thể hiện hiệu quả hoạt động là lợinhuận và tỷ suất lợi nhuận Tương tự, ngay trong năm sau khi cổ phần hóa,năng suất lao động của các doanh nghiệp đã tăng bình quân 26%, tiền lươngbình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với trước khi

cổ phần hóa Đối với những DN cổ phần hóa được nhiều năm, hoạt động sảnxuất kinh doanh đã đi vào thế ổn định tiếp tục đạt được những tăng trưởngđáng khích lệ Doanh thu bình quân tăng 13,4%/năm; lợi nhuân sau thuế tăngđáng kể; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng 37%/năm; năng suấtlao động tăng 18,3%/năm; đầu tư tài sản cố định tăng 11,5%/năm; mức nộpngân sách bình quân của các doanh nghiệp tăng 24,9%, lương bình quânngười lao động tăng 11,4% …

Sau cổ phần hóa các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạothêm công ăn việc làm, thu hút thêm lao động Số lao động trong các DN cổphần hóa tăng bình quân 6,6% Cổ tức bình quân của các DN đạt 17,11%.Hầu hết các doanh nghiệp đều có mức cổ tức cao hơn lãi suất tiền gửi ngânhàng

4 Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp-tháng 9/2006

Trang 11

Qua nghiên cứu khảo sát các DN sau cổ phần hóa của Bộ kế hoạch vàđầu tư cho thấy việc thay đổi mô hình hoạt động của cán bộ quản lý và ngườilao động đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp Cán bộ quản lý và người lao động đã thật sự gắn bó với DN, nhờ vậy

mà hiệu quả kinh doanh tăng lên Có đến 96% DN cho rằng, cán bộ quản lý

đã quan tâm nhiều hơn đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNcũng như nâng cao tính chủ động của cán bộ quản lý trong thực hiện các mụctiêu lợi nhuận và hiệu quả; hơn 88% doanh nghiệp cho biết, lương, thưởngcăn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của nguời lao động đã tăng lên nhiều

so với trước khi cổ phần hóa Có đến 85% số doanh nghiệp cho rằng sau cổphần hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của DN được khai tháctriệt để hơn, sử dụng tốt hơn, tiết kiệm hơn trước.5

Như vậy kết quả hoạt động của các DN hậu cổ phần hóa phần lớn đềutốt so với trước

2.2.Kết quả thực hiện các chính sách liên quan đến cổ phần hóa, hậu cổphần hóa

Cổ phần hóa là giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả của DNNN mang tính triệt để và tối ưu nhất đối với nước ta Cổ phần hóaDNNN trong suốt thời gian qua đã được tiến hành trên một nền tảng pháp lýchưa thực sự vững chắc

Văn bản pháp luật đầu tiên về cổ phần hóa DNNN là Quyết định số143/HĐBT ngày 10-5-1990 Tiếp theo đó là Chỉ thị 2002/CP ngày 06-8-1992

và sau đó là Chỉ thị số 84/TTg ngày 04-3-1993 về việc cổ phần hóa DNNN.Trong thời gian cổ phần hóa theo quyết định số 143/HĐBT, số lượng DN cổphần hóa được cổ phần hóa là 6

Sau 3 năm thực hiện thí điểm cổ phần hóa DNNN, ngày 07-5-1996,Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP về “chuyển một số DNNN thànhcông ty cổ phần’’ Chưa đầy một năm sau đó, Chính phủ ban hành tiếp Nghịđịnh số 25/CP ngày 26-3-1997 sửa đổi một số điều của Nghị định số

5 Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp-số 11/2005

Trang 12

28/CP.Các quy định của Nghị định số 28/CP và số 25/CP đã tạo ra đượcnhững cơ sở pháp lý khá vững chắc để chuyển các DNNN sang hình thứccông ty cổ phần đã được luật công ty năm 1990 xác định Các quy định này

đã quy định mục tiêu, điều kiện, thủ tục cổ phần hóa, thẩm quyền cho phép cổphần hóa, quyền và lợi ích của người lao động khi DNNN được cổ phần hóa.Trong thời gian cổ phần hóa theo quyết định số 28/CP, số lượng DNNN được

cổ phần hóa là khoảng 350.6

Ngày 29-6-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP về chuyểnDNNN thành công ty cổ phần Khác với Nghị định số 28/CP, Nghị định số44/CP có thêm các quy định về hình thức cổ phần hóa, về quyền mua cổ phầntrong DN cổ phần hóa, các vấn đề liên quan đến định giá tài sản của DNNN

cổ phần hóa Chính nhờ những quy định này nên việc cổ phần hóa được tiếnhành trên cơ sở pháp lý vững chắc hơn Việc ban hành Nghị định số 44/CPtrong thực tế đã thúc đẩy cổ phần hóa tiến nhanh hơn một bước Số lượngDNNN được cổ phần hóa sáu tháng cuối năm 1998, tức là sau khi có Nghịđịnh là 87 DN trong khi đó từ khi ban hành Nghị định số 44/CP trở về trướcchỉ có 30 DNNN được cổ phần hóa Trong thời gian cổ phần hóa theo quyếtđịnh số 44/CP số lượng DN được cổ phần hóa là 793

Tốc độ cổ phần hóa sau Nghị định số 44/CP tuy được đẩy nhanh hơn,song so với số lượng gần 6.000 DNNN đang tồn tại ở thời điểm đó, có thểthấy đổi mới, sắp xếp DNNN không tiến triển đáng kể Để tạo thêm động lựcmới cho tiến trình cổ phần hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19-6-2002 về việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần.Với 36 điều, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP đã quy định nhiều vấn đề cụ thểhơn về tiến trình cổ phần hóa Rút kinh nghiệm của các văn bản pháp luậttrước đây về cổ phần hóa, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP đã điều chỉnh một sốvướng mắc mà trong quá trình cổ phần hóa theo các văn bản pháp luật trướcđây không giải quyết được Đó là những vấn đề liên quan đến định giá tài sản

6 Cổ phần hóa DNNN-những vấn đề lý luần và thực tiễn

Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004

Trang 13

DNNN, xử lý nợ của DNNN trước khi cổ phần hóa, vấn đề phát hành cổphần…

Đây là giai đoạn Nhà nước chủ động giao cho các Bộ, ngành, địaphương trách nhiệm lựa chọn và triển khai cổ phần hóa đối với các DN thuộcphạm vi quản lý mà không trông chờ sự tự nguyện của các DN cấp dưới nhưtrước đây Trong giai đoạn này, Nhà nước cũng giao thêm quyền quyết địnhgiá trị DN và phê duyệt phương án cổ phần hóa cho Bộ trưởng các Bộ, chủtịch UBND các tỉnh (trừ trường hợp giảm trên 500 triệu đồng vốn Nhà nướcphải có ý kiến của Bộ Tài chính) Bắt đầu áp dụng biện pháp nhằm công khai,minh bạch hóa quá trình cổ phần hóa như cho phép thuê các tổ chức trunggian xác định giá trị doanh nghiệp; dành tối thiểu 30% số cổ phần (sau khi trừ

số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động)

để bán cho các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp… Mặc dù, về số lượng, giaiđoạn này chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa được 1.435 DNNN, bộ phậnDNNN nhưng theo đánh giá của ông Hải: các DNNN được cổ phần hóa thực

sự quy mô vẫn còn quá nhỏ bé chưa chiếm đến 5% tổng số vốn Nhà nướctrong các DN, quá trình cổ phần hóa còn khép kín, chưa thực sự gắn với thịtrường nên vừa hạn chế công tác huy động vốn của DN vừa làm giảm sự giámsát của xã hội đối với hoạt động của DN; việc giải quyết lợi ích giữa các bêntrong một DN được cổ phần hóa cũng chưa được hài hòa…

Ngày 16/11/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 187 CP/2004 vềchuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần Năm 2005 cả nước có 800đơn vị đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, nâng số doanh nghiệp của

cả nước từ trước đến nay lên 3.107đơn vị; 123 đơn vị đã có quyết định công

bố giá trị doanh nghiệp Trên 70 đơn vị đang triển khai các bước xử lý tàichính và xác định giá trị doanh nghiệp Năm 2005, nhiều bộ, ngành, địaphương, tổng công ty triển khai tốt công tác cổ phần hóa như: Bộ giao thôngvận tải, Bộ xây dựng, tổng công ty dệt may(tập đoàn dệt may), TP.HCM, tỉnhThừa Thiên Huế…

Trang 14

Với các doanh nghiệp thì việc cổ phần hóa là một bước tiến mới trongcông cuộc đổi mới các chính sách nhằm tiến tới sự cạnh tranh bình đẳng giữacác doanh nghiệp là bước tiến vững chắc cho công cuộc hội nhập quốc tế.Chất lượng của công tác cổ phần hóa được nâng lên một bước rõ rệt: DN cổphần hóa có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, trong số 800 đơn vị đã đượcphê duyệt phương án cổ phần hóa thì có tới 246 đơn vị có số vốn trên 10 tỷđồng, khoảng 10 DN có vốn Nhà nước trên 300 tỷ đồng như công ty nhiệtđiện Phả Lại có vốn cổ phần hóa 3.207 tỷ đồng, công ty xi măng Bút Sơn có

số vốn Nhà nước cổ phần hóa 1.034 tỷ đồng… Chấm dứt tình trạng cổ phầnhóa khép kín,giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước vì DN cổ phần hóa thực hiệnnghiêm quy định toàn bộ cổ phần được bán theo kết quả bán đấu giá và dànhtối thiểu 20% vốn điều lệ để bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư Thôngqua việc bán đấu giá, hầu hết các DN đều bán cổ phần cao hơn mệnh giá Bêncạnh đó, các DN cổ phần hóa đã chủ động lựa chọn các nhà đầu tư chiến lượccho mình (năm 2005 đã có khoảng 452 tỷ đồng được bán cho các nhà đầu tưchiến lược)và tạo điều kiện để các nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốnquản lý DN, tạo điều kiện để các DN đổi mới phương thức quản lý kinhdoanh Đặc biệt, bước đầu đã gắn kết quá trình cổ phần hóa DNNN với pháttriển thị trường chứng khoán, thông qua việc khuyến khích DN cổ phần hóathực hiện niêm yết, đăng kí giao dịch trên thị trường chứng khoán, quy định

số lượng cổ phần tối thiểu phải bán đấu giá công khai

Năm 2005, việc bán đấu giá cổ phần của 62 đơn vị cổ phần hóa qua haitrung tâm giao dịch chứng khoán đã thu về cho Nhà nước và DN trên 4.400 tỷđồng, tăng so với giá khởi điểm 976 tỷ đồng, tăng hơn so với mệnh giá 1.853

tỷ đồng Hiệu quả của việc cổ phần hóa các DNNN đã đưa 9 công ty thựchiện đăng kí giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với giá trịtrên 1.500 tỷ đồng và có thêm 8 công ty niêm yết tại trung tâm giao dịchchứng khoán Tp.HCM với tổng số vốn là 508 tỷ đồng Trong 34 DN niêm yết

Trang 15

trên thị trường chứng khoán có 29 DNNN cổ phần hóa đã tạo đà phát triểncho thị trường chứng khoán những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó quyền lợi của người lao động trong DN cổ phần hóa đượcđảm bảo thông qua việc mua cổ phần ưu đãi giảm giá 40% so với giá đấu bìnhquân thành công và việc trợ cấp cho lao động dôi dư.7

Bên cạnh những mặt tích cực, trong quá trình thực hiện nghị định 187còn một số bất cập như: Đối tượng cổ phần hóa còn hạn chế; chưa có văn bảnhướng dẫn cụ thể mức giá áp dụng và trình tự thủ tục và việc xác định giá trịquyền sử dụng đất vào giá trị của DN cổ phần; chính sách về cổ đông có sựcách biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Hiện nay, Bộ tài chính đang xây dựng tờ trình Chính phủ nhằm bỏ ưuđãi thuế cho các DN cổ phần hóa Tờ trình này là dự thảo một Nghị định mới,thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 của Chính phủ vềchuyển công ty Nhà nước sang công ty cổ phần Điểm nổi bật trong dự thảotrên là bãi bỏ ưu đãi thuế thu nhập DN sau khi cổ phần hóa, một chính sáchđang được áp dụng để khuyến khích DN, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa cácDNNN

3.Đánh giá thực trạng hậu cổ phần hóa ở Việt Nam

3.1.Những thành tựu đạt được và ví dụ

3.1.1.Những thành tựu

- Tháng 11 năm 1991, tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa VII đã đề ra chủ trương cổ phần hóa DNNN Đây được coi là cộtmốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi tư duy về quản lý kinh tế, chuyểnđổi cơ cấu sở hữu trong hệ thống doanh nghiệp Sau 15 năm tiến hành với rấtnhiều bỡ ngỡ, khúc mắc của những công việc mới mẻ liên quan đếnDNNN_một khu vực doanh nghiệp đã từ lâu chiếm tỉ lệ áp đảo trong nền kinh

tế nhưng có rất nhiều tồn tại_ tiến trình cổ phần hóa đã đạt được những kếtquả quan trọng, được nhiều chuyên gia đánh giá là một con đường dẫn tớihiệu quả sản xuất kinh doanh thực sự của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh

7 Tạp chí Tài chính DN-số 3/2006

Trang 16

tế Đồng thời thực tế hoạt động 15 năm qua của tiến trình cổ phần hóa cũngđặt ra không chỉ cho các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách chế

độ mà còn cho cả các doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành cổ phần nhiều vấn

đề cần được giải quyết thấu đáo, triệt để Đây cũng chính là chủ đề của Hộithảo khoa học đánh giá thực trạng 15 năm cổ phần hóa DNNN do cục Tàichính doanh nghiệp và Viện khoa học tài chính phối hợp tổ chức vừa qua

Qua kết quả báo cáo của các địa phương, Bộ, ngành, tổng công ty thìđến 30/6/2006 cả nước đã sắp xếp được 4.760 doanh nghiệp và bộ phậndoanh nghiệp Trong đó cổ phần hóa 3.365 doanh nghiệp và bộ phận doanhnghiệp; giao bán, khoán kinh doanh và cho thuê 310 doanh nghiệp, sáp nhậphợp nhất 450 doanh nghiệp… Cùng với việc sắp xếp công ty Nhà nước , môhình tập đoàn công ty cũng đã được hình thành thông qua việc sắp xếp lại cácTổng công ty Nhà nước hoặc hình thành từ công ty Nhà nước có quy môlớn.Đến nay cả nước đã có trên 70 tập đoàn được sắp xếp lại hoặc thành lậpmới.8 Điều quan trọng nữa là qua việc sắp xếp cổ phần hóa DNNN đã từngbước làm thay đổi nhận thức và đổi mới phương thức quản lý DNNN Thực tếcho thấy hầu hết các DN sau cổ phần hóa đều làm ăn có hiệu quả, vốn, doanh

số, lợi nhuận, thu nhập của người lao động đều tăng, cổ tức bình quân tăng

Cụ thể, theo điều tra tại 559 doanh nghiệp cổ phần hóa, kết quả chothấy, 87,53% số doanh nghiệp khẳng định kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh tốt hơn nhiều so với trước khi cổ phần hóa So sánh năm đầu cổ phầnhóa với năm cuối của mô hình DNNN, cho thấy doanh thu bình quân tăngkhoảng 13% Theo đánh giá của các nhà quản lý DN, ở thời điểm năm đầutiên cổ phần hóa, việc chuyển sang mô hình mới chưa có tác dụng đột biếntức thời tới các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh thu như: tăng sức sảnxuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng đã có tác độngmạnh đến các chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra, thể hiện hiệu quả hoạt động là lợinhuận và tỷ suất lợi nhuận Tương tự, ngay trong năm sau khi cổ phần hóa,năng suất lao động của các doanh nghiệp đã tăng bình quân 26%, tiền lương

8 Tài chính DN số 9/2006

Trang 17

bình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với trước khi

cổ phần hóa Đối với những DN cổ phần hóa được nhiều năm, hoạt động sảnxuất kinh doanh đã đi vào thế ổn định tiếp tục đạt được những tăng trưởngđáng khích lệ Doanh thu bình quân tăng 13,4%/năm; lợi nhuân sau thuế tăngđáng kể; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng 37%/năm; năng suấtlao động tăng 18,3%/năm; đầu tư tài sản cố định tăng 11,5%/năm; mức nộpngân sách bình quân của các doanh nghiệp tăng 24,9%, lương bình quânngười lao động tăng 11,4%, cổ tức bình quân 17,11%/năm.9 Điều đó chứng tỏtiến trình cổ phần hóa đang đi đúng hướng

-Cổ phần hóa đã tạo ra loại hình DN nhiều chủ sở hữu, bao gồm: Nhànước, người lao động trong DN, cổ đông ngoài DN, trong đó người lao độngtrong DN trở thành người chủ thực sự của DN thông qua phần vốn góp củamình trong công ty cổ phần Theo số liệu đến hết quý I năm 2005, ở 2.242doanh nghiệp đã cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ 46,5% vốn điều lệ, tươngứng 10.792 tỷ đồng; người lao động trong DN nắm giữ 38,1% vốn điều lệ,tương ứng 8.847 tỷ đồng; cổ đông ngoài DN nắm giữ 15,4% vốn điều lệ,tương ứng 3.564 tỷ đồng.10 Nhiều DN công nghiệp chế biến có nguồn cónguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản, khi cổ phần hóa đã bán cổ phần ưuđãi cho người cung cấp nguyên liệu nhằm tạo ra sự gắn kết giữa đơn vị sảnxuất với người cung cấp nguyên liệu, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiếtthực Điển hình là:Nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường La Ngà đã bán

cổ phần ưu đãi cho nông dân trồng mía, công ty sữa Việt Nam bán cổ phầncho những người chăn nuôi bó sữa, nhà máy cao su Đồng Nai bán cổ phần ưuđãi cho các nông trường viên trồng, cung cấp mủ cao su nguyên liệu… Một

số DN khi cổ phần hóa đã bán cổ phần ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược,qua đó thu hút kinh nghiệm quản lý, chia sẻ thị trường, tăng thêm năng lực tàichính để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và khả

9 Tài chính DN số 11/2005

10 Tạp chí của Tổng cục Thống kê tháng 1/2006

Trang 18

năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, như: Công ty BảoMinh, công ty Xây lắp điện I…

Người lao động trong DN trở thành chủ DN đã được tham gia quản lý

DN thông qua hoạt động của Đại hội cổ đông, quyết định những vấn đề quantrọng nhất của doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao được tính chủ động, ý thức kỉluật, tinh thần tự giác, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, góp phầnnâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra cơ chế côngkhai, minh bạch về tài chính của công ty cổ phần, mang lại lợi ích thiết thựccho bản thân, cho DN và xã hội

-Cổ phần hóa đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất, đểDNNN có cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý hơn, tập trung vào những ngành,lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và quy mô lớn hơn để khẳng định vai tròchủ đạo của mình Việc hoàn thành cổ phần hóa 2955 DNNN không chỉ đơnthuần làm giảm số lượng DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ mà còn làm choDNNN từ chỗ phân tán, dàn trải ở hầu hết các ngành, lĩnh vực nay tập trunghơn vào khoảng 39 ngành, lĩnh vực khá then chốt của nền kinh tế Qua đó quy

mô vốn của DNNN cũng tăng lên đáng kể Nếu năm 2001, vốn bình quân củamột DNNN là khoảng 24 tỷ đồng thì nay đã tăng lên khoảng 63,6 tỷ đồng( gấp 2,65 lần ); số DNNN có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng trước đây chiếmtới 59,8% thì đến nay chỉ còn chiếm 39% ( giảm gần 20% ) và hầu như khôngcòn DN có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng.11

-Cổ phần hóa đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triểnsản xuất kinh doanh Quá trình cổ phần hóa giai đoạn vừa qua đã huy độngthêm được 12.411 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để đầu tư vàosản xuất kinh doanh Mặt khác Nhà nước cũng thu lại được khoảng 10.169 tỷđồng để đầu tư vào các mục tiêu phát triển của nền kinh tế đất nước.12

-Cổ phần hóa mang lại cho DN cơ chế quản lý năng động, hiệu quả,thích nghi và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường: chuyển sang công ty cổ

11 Tạp chí Tài chính DN số 3/2005

12 Tạp chí Tài chính DN số 3/2005

Trang 19

phần, DN hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu tráchnhiệm một cách toàn diện về kết quả sản xuất kinh doanh trước các cổ đông.

Do đó, các công ty cổ phần đã thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí(theo một số Bộ, ngành, địa phương các DN cổ phần hóa đã giảm đượckhoảng 25% chi phí); nhiều công ty đã tiến hành rà xoát lại và xây dựng mớiquy chế tài chính, lao động, tuyển dụng, đề bạt cán bộ; xác định rõ tráchnhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ lãnh đạo, người laođộng và của cổ đông

-Đối với người lao động

Có thể nói, nhờ cổ phần hóa mà người lao động đã trở thành người chủthực sự của DN xét theo cổ phần mà họ sở hữu Qua cổ phần hóa các DNNN,tất cả người lao động trong doanh nghiệp bằng nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợicủa DN được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân,đều có thể tham gia mua

cổ phần tại công ty, xí nghiệp được cổ phần hóa

Thực tế cho thấy, hầu hết trong các DNNN được cổ phần hóa ,việc làm

và thu nhập của người lao động đều được đảm bảo ổn định và có chiều hướngtăng lên Số lao động của DN trở thành cổ đông khá đông Trong số DNNN

cổ phần hóa trong năm 2003, 58% cổ phần do những người lao động trongDNNN trước cổ phần hóa nắm giữ Chế độ của người lao động được quantâm giải quyết thỏa đáng

Do mở rộng sản xuất, số lao động ở các DN đã thực hiện cổ phần hóatăng bình quân 12% Riêng công ty cổ phần cơ điện lạnh thành phố Hồ ChíMinh tăng từ 334 người lên 731 người

Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong các công ty cổphần tăng bình quân hàng năm gần 20% (chưa kể thu nhập có được từ cổtức).13

Với cơ chế quản lý mới, người lao động trong DN trở thành chủ nhânthực sự của DN, đã được tham gia quản lý DN thông qua hoạt động của Đạihội cổ đông, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp, nhờ

13 Cổ phần hóa DNNN-những vấn đề lý luận và thực tiễn.Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004

Trang 20

đó nâng cao được tính chủ động, ý thức kỉ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm chiphí trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp, tạo ra cơ chế công khai, minh bạch về tài chính củacông ty cổ phần, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho DN và xã hội.

-Quá trình cổ phần hóa được gắn kết với sự phát triển của thị trườngchứng khoán

Sau 15 năm triển khai và tập trung thực hiện 5 năm vừa qua, công tác

cổ phần hóa DNNN đã đạt được kết quả trên nhiều mặt, các kết quả này đã cónhững tác động tích cực đến quá trình phát triển của thị trường chứng khoánViệt Nam, đó là:

Cổ phần hóa đã được triển khai rộng đã trực tiếp làm tăng hàng hóa chothị trường chứng khoán: theo số liệu của Cục Tài chính doanh nghiệp, tínhđến hết tháng 6 năm 2006, cả nước đã cổ phần hóa 3665 DN và bộ phậnDNNN.Đặc biệt đã từng bước tiến hành cổ phần hóa một số đơn vị có giá trịđến hàng ngàn tỷ đồng như công ty sữa Việt Nam giá trị DN 2.500 tỷ đồng ,nhà máy thủy điện sông Hinh – Vĩnh Sơn 2.144 tỷ đồng, công ty bảo hiểm

trọng làm phong phú nguồn hàng hóa trên thị trường chứng khoán

Nhiều hình thức cổ phần hóa được áp dụng đã giúp đẩy nhanh tiến trình

cổ phần hóa, tạo ra loại hình DN hiện đại: hình thức bán một phần vốn Nhànước hiện có kết hợp phát hành thêm cổ phiếu mới chiếm tỷ trọng cao nhất là43,4%, hình thức bán một phần vốn Nhà nước hiện có chiếm 26%, bán toàn

bộ vốn Nhà nước hiện có chiếm 15,5%, hình thức giữ toàn bộ vốn Nhà nướcsong phát hành thêm cổ phiếu chiếm 15,1% Đa dạng hóa hình thức cổ phầnhóa đã làm loại hình doanh nghiệp hiện đại là công ty cổ phần trở nên quenthuộc hơn với công chúng

Cổ phần hóa làm tăng hiệu quả hoạt động của DNNN cổ phần hóa nóichung và hiệu quả phát triển kinh tế nói riêng Theo điều tra trên gấn 600DNNN cổ phần hóa của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm

14 Tạp chí tài chính DN số 10/2006

Ngày đăng: 23/07/2013, 21:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w