1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định

116 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 656,07 KB

Nội dung

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 4 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5 6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 7 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 7 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước 7 1.1.2. Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước 7 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 9 1.2.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 10 1.2.2. Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần 11 1.2.3. Đối tượng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 12 1.2.4. Hình thức cổ phần hoá 12 1.2.5. Đối tượng và điều kiện mua cổ phiếu 13 1.2.6. Tác động của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 13 1.3. TẠI SAO PHẢI CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 16 1.4. PHÂN BIỆT CỔ PHẦN HOÁ VÀ TƯ NHÂN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 17 1.5. CỔ PHẦN HOÁ - MỘT CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG QUÁ TRÌNH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP 20 1.6. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH CỔ PH ẦN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 26 2 1.6.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời điểm thí điểm 26 1.6.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn chính thức 28 CHƯƠNG II: CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 41 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA NHIỀU NĂM CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN NAY 41 2.1.1. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước t ại thời điểm sắp xếp, đổi mới. 41 2.1.1.1. Tài sản và vốn kinh doanh. 43 2.1.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước 44 2.1.1.3. Tình hình lao động và thu nhập: 45 2.1.1.4. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán 45 2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lí tài chính của các doanh nghiệp 46 2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TÁC ĐỘNG ĐẾN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 50 2.2.1. Khó khăn 50 2.2.2. Thuận lợi 51 2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 52 2.3.1. Tình hình thực hiện công tác đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1998- 30/6/2007 52 2.3.2. Kết quả thực hiện 54 2.3.2.1 Công tác chỉ đạo điều hành 54 2.3.2.2. Số lượng doanh nghiệp đã được sắp xếp lại 55 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 57 2.4.1. Những k ết quả đạt được trong công tác cổ phần hoá 57 3 2.4.2. Những hạn chế của công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 94 2.4.3. Nguyên nhân của kết quả đạt được: 95 2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại: 96 2.5. TỔNG KẾT VÀ RÚT RA NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA THÀNH CÔNG VÀ CHƯA THÀNH CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 99 CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH NAM ĐỊNH 101 3.1. VỀ PHÍA UBND T ỈNH, CÁC BAN NGÀNH 101 3.2. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 104 3.3 VỀ PHÍA NGƯỜI LAO ĐỘNG 111 3.4. VỀ PHÍA NHÀ ĐẦU TƯ 112 3.5. KIẾN NGHỊ 113 KẾT LUẬN 114 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là một trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam cho thấy mặc dù doanh nghiệp nhà nước được giao phó vai trò chủ đạo song hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều bất cập. Đa số các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Gây thất thoát tài sản của nhà nước một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy cho tới nay, vấn đề đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước để loại hình doanh nghiệp này trở thành động lực chủ yếu của nền kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Một trong những giải pháp quan trọng đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện có hiệu quả và mang lại nhiều thay đổi rõ rệt triệt để trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hoá. Cổ phần hoá – là một biện pháp quan trọng trong việc sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tương đối triệt để và phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ. Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty, nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn nhà nước sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên đồng thời thu hút mạnh mẽ các nguồ n đầu tư trong và ngoài nước cho sự phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nam Định đã có những chính sách phát triển kinh tế xã hội tạo động lực cho các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển góp phần tạo nên những thành tựu to lớn cho nền kinh tế đất nước. Thông qua công cuộc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung và công tác cổ phần hoá nói riêng, tỉnh Nam Đị nh đã đang và dần đi vào hoàn thiện công tác cổ phần hoá và đã có những kết quả đáng khích lệ. Để hiểu rõ công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nam Định trong thời gian qua, em quyết định chọn tên đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của em là: 5 “ Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định trên cơ sở những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại để đề xuất 1 số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Nam Định. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng là quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Phạm vi là các doanh nghiệp tỉnh Nam Định 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nội dung của đề tài em đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hoá toàn bộ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. - Mô tả thực trạ ng công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định và chỉ ra được những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác cổ phần hoá. - Đề ra một số biện pháp góp phần thúc đẩy nhanh và hiệu quả công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. 6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo đề tài gồ m những nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Chương 2: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. 6 Trong quá trình viết đề tài này, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện nhưng do trình độ còn hạn chế cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu không nhiều nên không thể tránh những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến cũng như nhận xét của các thầy cô giáo trong khoa, các bác, các anh chị trong Sở Tài Chính để bài viết được tốt hơn. Với lòng biết ơn chân thành, em xin cảm ơn các thầ y cô trong khoa kinh tế trường Đại Học Nha Trang và các bác, các anh chị phòng doanh nghiệp tại Sở Tài Chính Nam Định. Đặc biệt là cô Nguyễn Thu Thủy và bác Nguyễn Thành Nguyên đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong thời gian qua để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 11 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trịnh Thu Trang 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Điều 1, Luật doanh nghiệp nhà nước quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Hoặ c doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở kinh doanh do nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần. Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là điểm phân biệt doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, còn hoạt động kinh doanh là điểm phân biệt chúng với các tổ chức và cơ quan khác của chính phủ. 1.1.2. Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng, góp phần để khu vực kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy sự phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hoá, hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá, đô thị mới, trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầ ng cho quá trình phát triển. Việc liên tục đổi mới hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng và kinh tế nhà nước nói chung bước đầu đã hình thành đòn bẩy thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế khác liên doanh với doanh nghiệp nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế. - Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà nước đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế then chốt, đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn; cung ứng hàng hoá vật tư, năng lượng sản xuất cho đời sống và sản xuất. Doanh nghiệp nhà nước 8 giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân như: điện, sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết, đồng thời doanh nghiệp nhà nước là một trong các lực lượng chủ lực thực hiện các chính sách xã hội thông qua các doanh nghiệp công ích. (Nhờ có doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang, chúng ta có khả năng ứng phó đặc biệt có kết quả trong việc khắc phục hậu quả thiên tai). Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong các ngành hạ tầng như giao thông, năng lượng, bưu chính viễn thông, dịch vụ đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặc dù đã giảm mạnh về số lượng doanh nghiệp và phần tài trợ của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước vẫn đạt được nhiều tiến bộ trong vi ệc đảm bảo hầu hết yêu cầu sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện giao thông, điện, nước, thông tin, vật tư hành hoá cho xuất khẩu và thị trường trong nước, đóng góp cho ngân sách nhà nước. - Doanh nghiệp nhà nước đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã hội và ổn định chính trị - xã hội, định hướng công bằng văn minh, góp phần cùng với các khu vực kinh tế khác giải quyế t các vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, là cho cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. - Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao về xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 20%. Doanh nghiệp nhà nước là đầu mối xuất nhập khẩu hầ u hết các mặt hàng quan trọng như dầu thô, than, gạo, hàng may mặc. Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm trên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài, đã góp phần tạo nguồn thu đáng kể từ khu vực này. - Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong các nguồn thu của ngân sách nhà nước. Mặt khác các khoản tài trợ trực tiếp và gián tiếp từ ngân sách cho các doanh nghiệp nhà nước đã giảm làm cho phần đóng góp thực của doanh nghiệp nhà nước vào ngân sách nhà nước tăng lên. 9 - Tổng công ty nhà nước đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức và tích cực tham gia vào các chính sách xã hội. Đồng thời huy động nguồn lực nội bộ trong toàn bộ tổng công ty kết hợp các ngu ồn vốn khác nhau để điều hoà thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Những biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước như tăng cường quyền tự chủ kinh doanh, đổi mới cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại và tổ chức tổng công ty nhà nước, … của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế, hiệu quả của những biện pháp này, hiệu suất sản xuất kinh doanh khu vực doanh nghiệp nhà nước đã được cải thiện và số lượ ng doanh nghiệp cũng được thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, chủ trương này chưa khắc phục được tình trạng “Doanh nghiệp vô chủ”. Có một di hại nghiêm trọng thời kì bao cấp còn để lại trong cả ý thức lẫn thực tế là quan niệm cho rằng tài sản của doanh nghiệp nhà nước được coi là “ tài sản chung”. “Của cải chung” đồng nghĩa với “không phải của ai”, mọi người đều tùy tiện sử dụ ng mà không phải bận tâm. Tình trạng này gây nên thói vô trách nhiệm, chây lười, lãng phí đã và đang trở thành trở ngại to lớn trong khi nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cùng nỗ lực để nâng cao hiệu suất sản xuất kinh doanh. Về mặt tài chính, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì chuyển đổi mạnh mẽ, việc đảm bảo nền tài chính quốc gia vững mạnh là yêu cầu cực kì cấp thiết. Ngân sách nhà nước không chỉ cần được phân bổ hợp lí, có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà tài sản nhà nước cũng cần được sử dụng nhằm mang lại 10 hiệu quả đầu tư tối đa. Những yêu cầu này đòi hỏi phải có giải pháp mới mẻ và có hiệu quả hơn nữa. Trong tiến trình chuyển đổi kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong toàn xã hội. Những thành tự u của công cuộc đổi mới cho phép đông đảo quần chúng nhận thức ngày càng rõ hơn rằng, bên cạnh hình thức sở hữu nhà nước, các hình thức sở hữu khác nếu được tạo những điều kiện thuận lợi, cũng phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế. Đồng thời, việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc kinh tế , nâng cao quyền tự chủ tài chính khả năng tự quản lí kinh doanh sản xuất, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như óc sáng tạo của người lao động và người lãnh đạo doanh nghiệp. Nhận thức sâu sắc vấn đề này thực sự đóng vai trò nền tảng cho một giải pháp cần thiết, quan trọng, thậm chí về phương diện nhất định, được coi là giải pháp trọng tâm của cuộc cải cách doanh nghiệp nhà n ước. Đó là giải pháp - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa giúp giảm bớt số doanh nghiệp kém hiệu quả, hình thành được loại hình doanh nghiệp có nhiều hình thức sở hữu, huy động thêm được vốn của xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm động lực và cơ chế quản lí năng động, có hiệu quả lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động được đảm b ảo tốt hơn. 1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một sở hữu thành công ty cổ phần, tức là có nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hóa có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa là quá trình đa dạng hóa sở hữu tại doanh nghiệp. C ổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước có thể giữ tư cách là một cổ đông, [...]... doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động Quyết định số 143/HĐBT - Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần - Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp nhà nước HÌNH THỨC - Tách một bộ phận doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa Nghị định số 28/CP - Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ. .. việc cổ phần hóa không làm cho vốn nhà nước giảm mà ngược lại tăng thêm bởi: vốn nhà nước được tăng thêm ở những doanh nghiệp nhà nước phát hành thêm cổ phiếu, vốn nhà nước ở những doanh nghiệp nhà nước bán cổ phần tuy giảm đi nhưng nhà nước thu hồi vốn để sử dụng cho việc phát triển chính doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoặc đầu tư vào 1 doanh nghiệp mới, vốn nhà nước ở những doanh nghiệp bán, khoán, cho. .. công ty cổ phần 34 Nghị định số 44/CP - Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần - Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp nhà nước - Tách một bộ phận doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa - Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần Nghị định số 64/NĐ-CP - Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp; phát... là nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần 1.2.2 Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Cổ phần hóa. .. (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài) được mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam - Nhà đầu tư nước có nhu cầu mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hóa phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Viêt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam mọi hoạt động mua, bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu khác... doanh nghiệp nhà nước, căn cứ vào định hướng sắp xếp, đổi mới, phát triển khu vực doanh nghiệp này Trên cơ sở đó hoàn thành sớm việc phân loại nhóm doanh nghiệp nhà nước đủ điều kiện cổ phần hóa, bao gồm loại doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối, cổ phần thường hay không nắm giữ cổ phần + Giải quyết các vướng mắc và tồn tại trong quá trình cổ phần hóa như định giá doanh nghiệp, xác định giá trị... tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa 36 Quyết định 143/HĐBT - Mỗi cổ đông nắm giữ không qua 2% cổ phần của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa Nghị định số 28/CP - Hạn chế ở mức không quá 10% giá trị doanh nghiệp (đối với pháp nhân) và 5% (đối với cá nhân) Nghị định số 44/CP HẠN CHẾ SỐ LƯỢNG BÁN CỔ PHẦN - Không hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp mà nhà nước không tham... nay cổ phần hóa thực chất là phương thức để tư nhân hóa một phần tài sản của doanh nghiệp nhà nước Nhà nước không hoàn toàn mất 19 quyền sở hữu doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, vẫn là một trong các cổ đông của công ty cổ phần mới được hoàn thành Tuỳ theo tầm quan trọng của doanh nghiệp trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể, nhà nước quyết định có nắm giữ cổ phần chi phối hay không nắm giữ cổ phần. .. bộ cổ phần hóa và mở rộng các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa, kể cả những doanh nghiệp lớn và một số tổng công ty có hiệu quả 25 Qua thực tiễn cho thấy, cổ phần hóa là một biện pháp có tính khả thi, đem lại lợi ích cho nhà nước, người lao động, người góp vốn Nó góp phần khắc phục việc buông lỏng quản lý tài sản của nhà nước, xoá bỏ tình trạng “vô chủ ” của Doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa. .. công ty nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định này ra đời thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước nói chung và cổ phần hóa doanh nghiệp nói riêng Ngoài ra còn có một loạt các Nghị định, Quyết định, thông tư của Nhà nước và các Bộ, Ngành đã được ban hành quy định, hướng dẫn những vấn đề có liên quan đến việc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Như . cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nam Định trong thời gian qua, em quyết định chọn tên đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của em là: 5 “ Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp. về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Chương 2: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Cổ phần hóa nhằm đạt được mục tiêu sau: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước, huy

Ngày đăng: 15/08/2014, 17:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cổ phần hóa – giải pháp quan trọng trong cải cách doanh nghiệp nhà nước, NXB chính trị quốc gia Hà Nội và công ty cổ phần Thông Tin Kinh Tế Đối ngoại năm 2002 Khác
2. Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2002, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội Khác
3. Văn bản Luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài Chính Khác
4. Báo cáo tài chính tổng hợp của Sở Tài Chính tỉnh Nam Định năm 2004, 2005, 2006 Khác
5. Báo cáo về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần hóa của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Nam Định năm 2006, 2007 Khác
6. Tạp chí kinh tế, tạp chí tài chính Khác
7. Trang web liên quan đến vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH THỨC - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
HÌNH THỨC (Trang 33)
Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHỐI   DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
Bảng 1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG (Trang 41)
BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA MỘT SỐ   DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
BẢNG 2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 47)
BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA MỘT SỐ   DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
BẢNG 2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 48)
Bảng 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ  DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HểA - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
Bảng 5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HểA (Trang 57)
BẢNG 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  SAU KHI  CỔ PHẦN HểA - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
BẢNG 6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HểA (Trang 59)
BẢNG 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  SAU KHI CỔ PHẦN HểA - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
BẢNG 6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HểA (Trang 62)
BẢNG 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  SAU KHI CỔ PHẦN HểA - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
BẢNG 6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HểA (Trang 65)
Bảng 7: Danh sách doanh nghỉệp 100% vốn Nhà nước đã thực hiện các biện pháp sắp xếp (trừ cổ phần hóa) - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
Bảng 7 Danh sách doanh nghỉệp 100% vốn Nhà nước đã thực hiện các biện pháp sắp xếp (trừ cổ phần hóa) (Trang 76)
Hình  thức sắp - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
nh thức sắp (Trang 76)
Bảng 9: Tình hình xử lý tài chính đối với một số doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp sắp xếp - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
Bảng 9 Tình hình xử lý tài chính đối với một số doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp sắp xếp (Trang 86)
Bảng 10: Danh sách 100% vốn nhà nước tại thời điểm 01/01/2007 (bao gồm cả Công ty TNHH 1 Thành viên)  và kế hoạch sắp xếp giai đoạn 2007 - 2010 - Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn  tỉnh nam định
Bảng 10 Danh sách 100% vốn nhà nước tại thời điểm 01/01/2007 (bao gồm cả Công ty TNHH 1 Thành viên) và kế hoạch sắp xếp giai đoạn 2007 - 2010 (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w