Tình hình thực hiện công tác đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 52 - 54)

6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.3.1. Tình hình thực hiện công tác đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp

nhà nước tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1998- 30/6/2007

Từ năm 1990 đến nay, theo chủ trương của Đảng và nhà nước, tỉnh Nam Định đã thực hiện 3 đợt sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước:

Đợt thứ nhất (1990 -1993): Tập trung vào việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp quốc doanh theo Quyết định 315/HĐBT và tiến hành thành lập, đăng kí lại, giải thể doanh nghiệp quốc doanh theo Nghị định số 388/HĐBT. Mục tiêu của đợt này là rà soát lại số lượng doanh nghiệp nhà nước đã thành lập trước đó, đăng kí lại ngành nghề kinh doanh. Kết quả đã thành lập lại được 116 doanh nghiệp nhà nước.

Đợt thứ 2 (1994 - 1997): Thực hiện chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng chính phủ về tiếp tục sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước với mục tiêu đưa các doanh nghiệp nhà nước đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước; phân định tương đối rõ ràng chức năng của cơ quan quản lý nhà nước; xác định quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước; bổ sung đủ 30% vốn lưu động cho những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả.

Đợt thứ 3 (1998- đến nay): Đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo chỉ thị 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước và các Nghị định 44/1998/NĐ-CP, Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002; nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định được đẩy mạnh và thực hiện một cách triệt để. Từ năm 1998, Tỉnh ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã ban hành một số quyết định, chỉ thị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thành lập ban đổi mới Quản lý doanh nghiệp tỉnh.

* Số lượng các doanh nghiệp hoàn thành cơ bản việc sắp xếp đổi mới với

các hình thức từ năm 1998 – 2006:

STT HÌNH THỨC SỐ DOANH NGHIỆP

1 Cổ phần hóa 52

2 Giao doanh nghiệp cho người lao động 38

3 Bán doanh nghiệp cho người lao động 09

4 Khoán kinh doanh 01

5 Giải thể 09

6 Phá sản 01

7 Sáp nhập 06

* Quy mô vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh :

- Tổng số vốn nhà nước hiện có trên sổ sách kế toán là: 419.700 triệu đồng trong đó vốn cố định và đầu tư dài hạn là: 328.000 triệu đồng; chiếm 78%, vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn là 91.700 triệu đồng chiếm 22%.

- Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi liên tục từ 2- 3 năm liền có 48 doanh nghiệp chiếm 38,4%; số doanh nghiệp lỗ từ 2 – 3 năm liền là 40 doanh nghiệp chiếm 32% so với tổng số doanh nghiệp nhà nước.

Tổng số nộp thuế đạt : 64.141 triệu đồng - Công nợ phải trả : 513.000 triệu đồng - Công nợ phải thu : 150.000 triệu đồng Trong đó, nợ khó đòi : 13.200 triệu đồng.

Tổng số lao động có mặt trong danh sách của doanh nghiệp là : 11.000 người trong đó số lao động không có việc làm, thiếu việc làm chiếm 31% tổng số lao động hiện có trong danh sách quản lí của doanh nghiệp.

* Những hạn chế :

- Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tán.

- Công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị lạc hậu, nhà xưởng xuống cấp, công tác tổ chức thị trường kém, thị phần hẹp.

- Vốn kinh doanh nhỏ bé, vốn nhà nước bình quân chiếm 15 – 20% so với vốn kinh doanh.

- Hiệu quả kinh doanh thấp kém, sản phẩm có thương hiệu hấp dẫn trên thị trường ít.

- Người lao động phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về kĩ thuật chuyên môn, kĩ năng, kĩ sảo trong sản xuất kém, khả năng về tài chính để mua cổ phần hạn hẹp.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)