VỀ PHÍA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 111 - 112)

6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.3VỀ PHÍA NGƯỜI LAO ĐỘNG

+ Chuẩn bị tâm lý khi doanh nghiệp chuyển đổi:

Khi doanh nghiệp chuẩn bị có kế hoạch chuyển đổi sang công ty cổ phần thì người lao động trong công ty sẽ đặt ra câu hỏi cho mình là mình sẽ được gì và mất gì? Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp sẽ bị thay đổi như thế nào?

Trước đây khi doanh nghiệp còn hoạt động là doanh nghiệp nhà nước thì người lao động là người làm công ăn lương, họ không phải quan tâm đến việc mua cổ phiếu, đến một số quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc giữa mình và doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hóa đặt ra cho công ty và người lao động tại chỗ sự lựa chọn về hai vai trò (hay hai mối quan hệ) mới, một đằng là chủ sở hữu góp vốn, đằng khác là lao động ăn công. Ngoài ra người lao động cũng phải chuẩn bị tâm lý liệu mình có phải mua và giữ cổ phần hoặc đặt ra các điều kiện hay các ràng buộc hành chính để buộc họ (hay đặt họ) vào thế phải mua, và nhất là phải giữ cổ phiếu công ty?

Nên việc người lao động chuẩn bị tâm lý cho chính mình trước khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa là một việc cần thiết.

+Tham gia tập huấn để nắm rõ điều lệ của công ty:

Tham gia tập huấn để biết được quyền lợi của mình và nghĩa vụ của mình đối với công ty, để nắm rõ điều lệ của công ty. Cụ thể như trong Nghị định 44/1998/NĐ - CP ngày 29/6/1998 của thủ tướng chính phủ, tại các điều 13 và 14, quy định rõ các quyền lợi của người lao động. Cứ mỗi năm làm việc người lao động được quyền mua 10 cổ phần thấp hơn 30% mệnh giá. Ngoài ra còn được chia quỹ phúc lợi để mua cổ phần. Người lao động nghèo không có sẵn tiền thì được “mua khống” (được

tài trợ với ân hạn 3 năm) số cổ phần giá thấp theo tiêu chuẩn, được hưởng cổ tức, và trả nợ trong vòng 10 năm kể từ năm thứ tư trở đi với lãi suất bằng không.

Nắm rõ được điều lệ và những quy định của công ty sẽ giúp người lao động hiểu được quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình đối với công ty từ đó sẽ làm tốt hơn vai trò của mình đối với công ty, cũng như không xảy ra kiện cáo, những mâu thuẫn không đáng có trong doanh nghiệp.

+ Chuẩn bị vốn:

Ngoài việc áp dụng triệt để các quy định như trong nghị định 44, đa số các công ty còn tìm cách phân phối tối đa cho nội bộ bằng nhiều cách vận dụng khác nhau, vì không muốn để lọt sàng, để cổ phần bán ra cho “người ngoài”. Một số công ty có công bố số cổ phần bán ra cho các đầu tư bên ngoài thường chỉ 10% đến 20%. Nhưng nhiều khi đó cũng chỉ là sự công khai trên danh nghĩa.

Trên thực tế cho thấy tình trạng người lao động, đặc biệt là lao động nghèo, chuyển nhượng ngay số cổ phần ưu đãi của mình cho người khác sau khi mua diễn ra khá phổ biến, khiến cho mục tiêu cao cả là tạo ra động lực cho người lao động làm chủ, gắn bó hơn với doanh nghiệp không còn mấy ý nghĩa. Những người lao động có hoàn cảnh khó khăn chỉ mong sao lấp được cái “thiếu trước hụt sau”, mình lấy đâu ra tiền để mua thêm cổ phần? hoặc nếu không bán khi giá cổ phiếu rớt giá thì ai sẽ bù lỗ cho mình? Nên khi thấy lợi người lao động sẽ bán ngay để lấy tiền.

Chính vì vậy mà người lao động nên chuẩn bị vốn cho mình để khi doanh nghiệp cổ phần hóa mình sẽ mua được cổ phần ưu đãi và không phải bán cổ phiếu ngay, đồng thời cũng sẽ “đầu tư” được thêm cho doanh nghiệp và ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ổn định hơn, hoạt động tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 111 - 112)