Thuận lợi

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 51 - 116)

6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2.2.Thuận lợi

+ Về phía UBND tỉnh, các ban ngành:

- Tăng cường nguồn vốn cho kinh doanh: Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; bằng nguồn thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước đã chỉ bổ sung vốn kinh doanh cho khối doanh nghiệp. Năm 2006 đã cấp 55,58 tỷ đồng từng bước củng cố khả năng tài chính, tạo điều kiện đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước còn nắm giữ.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản các công trình hạ tầng như: Điện, nước, đường xá,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt động giao thông công cộng như hoạt động xe buýt, đầu tư xây dựng công ích cũng được quan tâm, làm cho bộ mặt đô thị của tỉnh ngày càng khang trang hiện đại hơn.

- Tăng cường các hoạt động quảng cáo du lịch: thông qua các lề hội, hội chợ, triển lãm,…đã mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm,…tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư vào tỉnh nhà.

+ Về phía doanh nghiệp:

- Tăng cường mở rộng hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm, đầu tư nâng cấp máy móc, tăng năng lực sản xuất để giữ vững và nâng cao thế cạnh tranh hiện đại, vừa chú trọng đầu tư cho chuyển đổi ngành, sản phẩm mới…

- Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, giữ vững uy tín sản phẩm trên thị trường, chú trọng đến thế mạnh về các sản phẩm truyền thống, nỗ lực phấn đấu bằng nhiều biện pháp đẩy

mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.3.1. Tình hình thực hiện công tác đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1998- 30/6/2007 nhà nước tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1998- 30/6/2007

Từ năm 1990 đến nay, theo chủ trương của Đảng và nhà nước, tỉnh Nam Định đã thực hiện 3 đợt sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước:

Đợt thứ nhất (1990 -1993): Tập trung vào việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp quốc doanh theo Quyết định 315/HĐBT và tiến hành thành lập, đăng kí lại, giải thể doanh nghiệp quốc doanh theo Nghị định số 388/HĐBT. Mục tiêu của đợt này là rà soát lại số lượng doanh nghiệp nhà nước đã thành lập trước đó, đăng kí lại ngành nghề kinh doanh. Kết quả đã thành lập lại được 116 doanh nghiệp nhà nước.

Đợt thứ 2 (1994 - 1997): Thực hiện chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng chính phủ về tiếp tục sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước với mục tiêu đưa các doanh nghiệp nhà nước đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước; phân định tương đối rõ ràng chức năng của cơ quan quản lý nhà nước; xác định quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước; bổ sung đủ 30% vốn lưu động cho những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả.

Đợt thứ 3 (1998- đến nay): Đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo chỉ thị 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước và các Nghị định 44/1998/NĐ-CP, Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002; nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định được đẩy mạnh và thực hiện một cách triệt để. Từ năm 1998, Tỉnh ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã ban hành một số quyết định, chỉ thị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thành lập ban đổi mới Quản lý doanh nghiệp tỉnh.

* Số lượng các doanh nghiệp hoàn thành cơ bản việc sắp xếp đổi mới với

các hình thức từ năm 1998 – 2006:

STT HÌNH THỨC SỐ DOANH NGHIỆP

1 Cổ phần hóa 52

2 Giao doanh nghiệp cho người lao động 38

3 Bán doanh nghiệp cho người lao động 09

4 Khoán kinh doanh 01

5 Giải thể 09

6 Phá sản 01

7 Sáp nhập 06

* Quy mô vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh :

- Tổng số vốn nhà nước hiện có trên sổ sách kế toán là: 419.700 triệu đồng trong đó vốn cố định và đầu tư dài hạn là: 328.000 triệu đồng; chiếm 78%, vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn là 91.700 triệu đồng chiếm 22%.

- Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi liên tục từ 2- 3 năm liền có 48 doanh nghiệp chiếm 38,4%; số doanh nghiệp lỗ từ 2 – 3 năm liền là 40 doanh nghiệp chiếm 32% so với tổng số doanh nghiệp nhà nước.

Tổng số nộp thuế đạt : 64.141 triệu đồng - Công nợ phải trả : 513.000 triệu đồng - Công nợ phải thu : 150.000 triệu đồng Trong đó, nợ khó đòi : 13.200 triệu đồng.

Tổng số lao động có mặt trong danh sách của doanh nghiệp là : 11.000 người trong đó số lao động không có việc làm, thiếu việc làm chiếm 31% tổng số lao động hiện có trong danh sách quản lí của doanh nghiệp.

* Những hạn chế :

- Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị lạc hậu, nhà xưởng xuống cấp, công tác tổ chức thị trường kém, thị phần hẹp.

- Vốn kinh doanh nhỏ bé, vốn nhà nước bình quân chiếm 15 – 20% so với vốn kinh doanh.

- Hiệu quả kinh doanh thấp kém, sản phẩm có thương hiệu hấp dẫn trên thị trường ít.

- Người lao động phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về kĩ thuật chuyên môn, kĩ năng, kĩ sảo trong sản xuất kém, khả năng về tài chính để mua cổ phần hạn hẹp.

2.3.2. Kết quả thực hiện

2.3.2.1 Công tác chỉ đạo điều hành

- Quán triệt quan điểm đổi mới của Đàng, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về sắp xếp đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước làm cơ sở pháp lý để triệt khai thực hiện; Nghị định 44/CP; 187/CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần Nghị định 103/CP; Nghị định 49/CP sửa đổi bổ sung Nghị định 103/CP; Nghị định 80/CP của chính phủ về giao bán khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 41/CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp.

Hệ thống những cơ chế chính sách tương đối đầy đủ, đồng bộ và chế định được hầu hết những vấn đề liên quan đến chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi để phát triển.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền của tỉnh nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước; từ đó có quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo.

- Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ thị số 06/CT-TU, 07/CT-TU đẩy mạnh sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định.

- UBND tỉnh đã quyết định thành lập ban đổi mới phát triển doanh nghiệp tỉnh, xây dựng đề án sắp xếp đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt và có kế hoạch triển khai sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước giao cho các ngành, cấp các doanh nghiệp theo lộ trình, thời gian tiến độ thực hiện.

- Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã tỏ rõ quyết tâm thực hiện đổi mới doanh nghiệp.

2.3.2.2. Số lượng doanh nghiệp đã được sắp xếp lại

Sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước của tỉnh được triển khai thực hiện theo đúng định hướng, đối tượng; có bước đi vững chắc, đảm bảo tiến độ quy định.

Từ năm 1998 đến tháng 8/2007 đã sắp xếp đổi mới được 116 doanh nghiệp và 6 bộ phận doanh nghiệp nhà nước chiếm 91,4% so với tổng số doanh nghiệp nhà nước của tỉnh; trong đó cổ phần hoá được 50 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp chiếm 41,5% so với doanh nghiệp nhà nước sắp xếp, đổi mới.

Bảng 3: Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo ngành Năm 1998 – 2006

STT NGÀNH SỐ DOANH NGHIỆP

1 Sản xuất công nghiệp 20

2 Ngành xây dựng 10

3 Ngành giao thông vận tải 01

4 Ngành nông nghiệp, thuỷ sản 01

5 Ngành thương mại, dịch vụ 18

Bảng 4: Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo quy mô Năm 1998 - 2006

STT QUY MÔ SỐ DOANH NGHIỆP

1 Dưới 1 tỷ 25 2 Từ 1 – 5 tỷ 15 3 Từ 5 – 10 tỷ 3

4 Trên 10 tỷ 2

Trong 50 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng là 25 doanh nghiệp chiếm 48,9% tập trung ở các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản do các huyện, thành phố quản lý; các doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 15 doanh nghiệp chiếm 30,6%; các doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng là 3 doanh nghiệp chiếm 6,12%; số doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên rất ít chỉ có 2 doanh nghiệp; Có 3 doanh nghiệp không còn vốn nhà nước. Trong quá trình cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp đều được xử lý tài chính (tài sản không cần dùng; thanh lý; hàng hoá tồn kho kém chất lượng, phẩm chất, hư hỏng, nợ phải thu khó đòi,…). Tính bình quân đối với toàn bộ 50 doanh nghiệp cổ phần hóa, giá trị phần vốn nhà nước được đánh giá lại 106.091 triệu đồng tăng gần 4% so với giá trị trên sổ sách. Tổng vốn điều lệ của các doanh nghiệp cổ phần hoá là 219 tỷ đồng.

Các hình thức cổ phần hóa theo quy định đều được áp dụng trong đó hình thức bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành thêm cổ phiếu là 24 doanh nghiệp chiếm 49% số doanh nghiệp cổ phần hoá; Hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có tại các doanh nghiệp là 18 doanh nghiệp chiếm 37%; hình thức giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu là 3 doanh nghiệp, có 3 doanh nghiệp vốn nhà nước không còn nên dùng hình thức phát hành thêm cổ phiếu, nhà nước tham gia 30% vốn điều lệ.

Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã tạo ra động lực mới trong sản xuất kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn của cổ đông và người lao động đối với doanh nghiệp; tiết kiệm chi phí quản lý; năng suất lao động tăng; hạ giá thành sản phẩm; hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng; thu nhập của người lao động được đảm bảo và có xu hướng ngày càng tăng; lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước được đảm bảo. Một số doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, mở rộng ngành

nghề, tăng cường liên doanh liên kết, nên năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH NAM ĐỊNH

2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác cổ phần hóa

Bảng 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA

NĂM 2005 – 2006 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 +/- % 1 Tổng tài sản 512.148 565.683 53.535 110,43 2 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 27.773 31.346 3.573 112,87 Tổng doanh thu 782.423 814.938 32.515 104,16 - Doanh thu HĐKD 771.269 811.593 40.324 105,23 - Thu nhập hoạt động tài chính 1.951 839 -1.112 43,01 3

- Thu nhập khác 9.203 2.506 -6.697 27,23

Tổng chi phí 777.019 811.469 34.450 104,43

- Chi phí HĐKD 764.834 795.938 31.104 104,07

- Chi phí hoạt động tài chính 9.473 14.286 4.813 150,81 4

- Chi phí khác 2.712 1.245 -1.467 45,91

Tổng lợi nhuận thực hiện trong

năm 5.404 3.469 -1.935 64,19

- Lãi (+) phát sinh trong năm 12.477 19.073 6.596 152,87 5

- Lãi kinh doanh 5.299 17.721 12.422 334,42

- Lãi khác 7.067 1.352 -5.715 19,13

- Lỗ(-) phát sinh trong năm 6.962 15.604 8.642 224,14

- Lỗ kinh doanh 3.158 3.317 159 105,03

- Lỗ khác 3.795 12.287 8.492 323,77

6 Nợ phải thu 100.400 183.300 82.900 182,57

Các khoản thanh toán với ngân

sách 0 0 0 0

- Tổng số còn phải nộp kỳ trước 69.043 88.772 19.729 128,57 - Số phát sinh phải nộp trong

năm 50.490 63.147 12.657 125,07 - Thuế các loại 101 0 -101 0 - Thuế GTGT 4 0 -4 0 - Thuế TNDN 0 0 0 0 - Tổng số đã nộp ngân sách trong năm 30.761 53.562 22.801 174,12 8

- Số phải nộp năm sau 88.772 98.357 9.585 110,80

Lao động và thu nhập 0 0 0 0

- Lao động bình quân sử dụng

trong năm (người) 3.115 3.531 416 113,35

9

- Tổng quỹ lương thực hiện 43.321 46.044 2.723 106,29

Số doanh nghiệp 19 19 0 100

- Số doanh nghiệp lãi 15 14 -1 93,33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số doanh nghiệp lỗ 2 5 3 250

10

- Số doanh nghiệp hoà vốn 2 0 -2 0

Sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã có lãi, doanh thu của các công ty cổ phần hóa năm 2006 là 814,94 tỷ đồng tăng 104,16% so với năm 2005 tương đương là 32,5 tỷ đồng. Các công ty cổ phần làm ăn có lãi hơn khi chưa cổ phần hóa cụ thể năm 2006 lợi nhuận là 3,4 tỷ đồng giảm 64,19% so với năm 2005 tương đương là 1,9 tỷ đồng.

Số doanh nghiệp làm ăn có lãi năm 2006 nhiều hơn doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Lương của người lao động cũng ổn định hơn, thu nhập tăng lên.

BẢNG 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HÓA

Đơn vị tính: Triệu đồng DOANH THU

Chênh Lệch STT TÊN DOANH NGHIỆP

THỜI ĐIỂM CPH VỐN ĐIỀU LỆ Trước CPH Năm 2006 +/- % 1 CTCP dệt kim Thắng Lợi 4/1999 8.018 16.899 17.547 648 3,84 2 CTCP Bạch Đằng 12/1998 472 7.250 9.450 2.200 30,34 3 CTCP Dược Xuân Thuỷ 12/1998 882 4.359 12.546 8.187 187,82 4 CTCP Dược Nam Định 12/1998 800 9.017 21.203 12.186 135,44 5 CTCP XNK Nam Hà Udomxay 9/1999 2.896 25.732 43.332 17.600 68,40 6 CTCP may Nam Hà 12/1999 2.000 5.284 26.210 20.926 396,03 7 CTCP dây thép lưới 9/1999 1.675 14.366 103.062 88.696 617,40 8 CTCP Honlei Việt Nam 7/2004 15.000 24.660 197.951 173.291 702,72 9 CTCP In Nam Định 4/2003 2.801 7.462 10.450 2.988 40,04 10 CTCP XD công trình Nam Định 7/2003 1.932 18.583 36.586 18.003 96,88 11 CTCP may Sông Hồng 4/2004 12.000 213.729 310.958 97.229 45,49 12 CTCP dệt may mỹ nghệ XK 5/2004 500 1.713 2.570 857 50,03 13 CTCP Dược Nam Hà 12/1999 4.427 125.804 636.207 510.403 405,71 14 CTCP đóng tàu

sông Đào Nam Hà 12/1999 5.000 5.670 43.379 37.709 665,06 15 CTCP dệt may

Sơn Nam 7/2004 6.000 99.160 228.972 129.812 130,91 16 CTCP XD đô thị NĐ 8/2001 1.500 772 26.651 25.879 3352,20 17 CTCP Xây lắp công nghiệp Nam Định 12/2002 2.682 60.296 159.242 98.946 264,10

18 CTCP tư vấn Giao Thông Nam Định 12/2003 1.000 2.368 6.071 3.703 156,38 19 CTCP xây dựng Xuân Thuỷ 6/2000 800 6.800 8.683 1.883 27,69 20 CTCP NADIMEX 12/2004 6.166 100.000 81.535 -18.465 81,535 21 CTCP Sơn Nam 8/2005 11.000 4.068 3.828 -240 94,10 22 CTCP KD PT nhà ở Nam Định 8/2005 3.079 21.334 31.240 9.906 46,43

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 51 - 116)