Nguyên nhân của những tồn tại:

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 96 - 99)

6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại:

Những hạn chế trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể giải thích bởi những nguyên nhân sau:

- Tư tưởng, nhận thức của một số cán bộ Đảng viên ở một số ngành, cấp và doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn đầu chưa thông suốt về yêu cầu bức bách và nhiệm vụ ý nghĩa to lớn của sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước; dẫn đến chưa có quyết tâm cao, chưa có chương trình kế hoạch cụ thể, giải pháp có hiệu quả để chỉ đạo kiên quyết tập trung dứt điểm đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc diện sắp xếp, chuyển đổi của ngành mình, cấp mình đang quản lí trực tiếp, còn một số cán bộ Đảng viên thuộc các ngành, các doanh nghiệp nhà nước còn mang tư duy cũ, chưa nhận thức đúng vai trò của doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh

tế hiện nay, nên vẫn mong muốn duy trì doanh nghiệp nhà nước có mặt trong mọi ngành lĩnh vực của nền kinh tế, nên còn do dự, tìm mọi lí do để khất hoãn giảm tiến độ.

Cổ phần hóa là giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước nên việc tiến hành hoạt động này khá nhạy cảm về chính trị. Những giải pháp cải cách động đến vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước dễ gây sự phản ứng từ khá nhiều cán bộ, đảng viên có vốn tư duy trở thành “bất di, bất dịch” là chỉ có doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước mới là nền tảng của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, theo họ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là làm “giảm sút” về lượng vai trò của doanh nghiệp nhà nước.

- Lợi ích cá nhân của nhiều cán bộ quản lí doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những cản trở việc nhận thức đúng về cổ phần hoá. Những người này lo rằng khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, vị trí quản lí của họ bị thay đổi và không có đảm bảo nào chắc chắn rằng họ giữ những cương vị đó trong công ty cổ phần được hình thành trên nền tảng của doanh nghiệp mà mình đang quản lí. Mối lo này cùng những lợi ích khác cản trở những cán bộ quản lí quản lí hiểu đúng tầm quan trọng của giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phổ biến pháp luật, chính sách chế độ liên quan đến sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước làm chưa được sâu sắc ở một số doanh nghiệp, biện pháp tuyên truyền chưa phong phú hấp dẫn, có nơi còn mang tính chất hình thức; nên còn một số cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước chưa hiểu được thực chất và lợi ích của quá trình cổ phần hóa.

- Về cơ chế chính sách của nhà nước tuy về cơ bản đã xoá bỏ những bảo lãnh hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước nhưng chưa triệt để nên còn tư tưởng trông chờ, dựa dẫm, trong cán bộ quản lí doanh nghiệp nhà nước nên vẫn muốn tiếp tục duy trì doanh nghiệp nhà nước như: cơ chế bổ nhiệm cán bộ quản lí: giám đốc, kế toán trưởng, xử lí trách nhiệm khi doanh nghiệp thua lỗ mất vốn,…

- Cơ chế chính sách, trình tự thủ tục cổ phần hoá đã được thường xuyên sửa đổi bổ sung nhưng vẫn chưa thực sự nhanh nhạy đáp ứng được đòi hỏi của thực tế, đáng lưu ý nhất là cơ chế giải quyết lao động dôi dư, tạo ra mâu thuẫn về lợi ích của người lao động ở những doanh nghiệp thực hiện sắp xếp trước và những doanh nghiệp sắp xếp sau. Thủ tục hành chính còn rườm rà dẫn đến thời gian để cổ phần hóa còn dài.

- Việc cổ phần hóa là giải pháp cơ bản, toàn diện trong sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Do động đến nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình thực hiện, Đảng và Nhà nước vừa thực hiện vùa rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, phức tạp không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập nhất định. Cơ sở pháp lí cho cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn có những vướng mắc, gây lúng túng, chậm trễ trong tổ chức thực hiện. Những hạn chế về chỉ đạo thực hiện biểu hiện ở một số khía cạnh sau:

+ Việc bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người lao động theo đấu giá thành công bình, xuất hiện việc một số doanh nghiệp có giá đấu thành công bình quân cao, người lao động phải trả một lượng tiền lớn mới mua được cổ phần ưu đãi. Như vậy, so với Nghị định 64/2002/NĐ-CP người lao động bị thiệt thòi rất lớn.

+ Việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa chưa tính hoặc tính chưa đầy đủ các yếu tố lợi thế doanh nghiệp, nên cùng một “giá” như nhau nhưng ở địa bàn, vị trí khác nhau, các doanh nghiệp cổ phần hoá có sức “cạnh tranh” khác nhau. Hiện nay, việc xác định giá trị doanh nghiệp do tổ chức Tài Chính trung gian thực hiện, nhưng cơ chế định giá chủ yếu vẫn áp dụng phương pháp tài sản, trực quan, nên còn mang nặng tính chủ quan, làm cho giá trị một số doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm chuyển đổi không phản ánh đúng giá trị thực của nó.

+ Môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chưa được tạo lập. Sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa trên thực tế đã xảy ra, thực hiện chính sách cho vay, cho thuê đất đai, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lí những doanh nghiệp đã cổ phần hóa cũng như các

doanh nghiệp nhà nước sẽ thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa. Một số quy định chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp còn biến động, thiếu tính hấp dẫn.

- Sau khi đi vào hoạt động giai đoạn đầu công ty cổ phần thường gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn kinh doanh, trong nhiều mặt quan hệ dân sự làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)