6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.5. TỔNG KẾT VÀ RÚT RA NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ DOANH
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA THÀNH CÔNG VÀ CHƯA THÀNH CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
Từ thực tế 8 năm thực hiện đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với những thành công, và những mặt chưa thành công, nguyên nhân được và chưa được đã nêu ở trên có thể nêu lên một số bài học kinh nghiệm sau đây:
- Trong quá trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải quán triệt đường lối của Đảng, có nhận thức đầy đủ về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tập trung củng cố phát triển doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành lĩnh vực then chốt mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối và duy trì 100% vốn nhà nước. Những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ thì kiên quyết chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu để phát huy vai trò làm chủ trong kinh doanh, thu hút thêm vốn ngoài xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh. Trong lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp phải tập trung thống nhất quyết tâm cao, có trọng tâm trọng điểm, chương trình kế hoạch bước đi thích hợp, vững chắc vừa làm vừa rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết trong từng loại hình từng thời gian cụ thể.
- Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp, coi đây là một trong những tiêu chuẩn xét thi đua hàng năm của mỗi ngành, mỗi cấp, đồng thời phải có hình thức xử lí kịp thời đối với những tập thể, gây khó khăn làm chậm tiến độ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước được xác định là khâu cơ bản để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, là nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp ủy Đảng, đòi hỏi các cấp ủy Đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo chặt chẽ, có chương trình tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ Đảng viên, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước, thực tế khẳng định: nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng thì nơi đó công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước đạt kết quả tốt.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, giữa các cấp với ngành và sự tham mưu xử lí tác nghiệp nhanh nhạy của tổ chuyên viên, ban đổi mới phát triển doanh nghiệp các cấp.
- Công tác chỉ đạo thực hiện kiên quyết, tập trung, dứt điểm của UBND tỉnh có ý nghĩa quyết định trong suốt quá trình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
- Căn cứ vào đề án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, chỉ thị của ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao kế hoạch cụ thể cho các ngành các cấp về danh mục thời gian sắp xếp đổi mới từng doanh nghiệp, những khó khăn vướng mắc được tổng hợp để giải quyết kịp thời, đồng thời chỉ đạo kiên quyết, triệt để, có động viên khuyến khích đối với những tập thể, cá nhân doanh nghiệp thực hiện tốt. Kết quả những doanh nghiệp làm tốt công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp chỉ ra: Ở đâu người đứng đầu doanh nghiệp có quyết tâm cao, sự chỉ đạo chặt chẽ thì ở đó thành công sẽ tốt hơn.
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. VỀ PHÍA UBND TỈNH, CÁC BAN NGÀNH
+ Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo:
Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân, nhất là người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện chuyển đổi sở hữu về ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết của cổ phần hóa để họ quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Kinh nghiệm của các quốc gia đã tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công cho thấy, một số bộ máy tổ chức chỉ đạo mạnh với những chuyên gia có đủ năng lực, trình độ về công tác cổ phần hoá là rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 111/1998/QĐ-TTg ngày 29/6/1998 về việc thành lập ban đổi mới quản lí doanh nghiệp Trung ương. Đồng thời với việc thành lập ban đổi mới quản lí doanh nghiệp Trung ương, ở mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đều có Ban đổi mới quản lí doanh nghiệp ở đơn vị mình để giúp bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ, địa phương quản lí. Việc chính phủ cấp mạnh mẽ và giao quyền chủ động trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một nội dung đổi mới quan trọng. Trong thời gian tới không ngừng chấn chỉnh và hoàn thiện tổ chức bộ máy ban đổi mới quản lí doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm của ngành và địa phương trong công tác sắp xếp và tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới, có chương trình kế hoạch cụ thể và tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch
đặt ra. Tăng cường tìm kiếm và sử dụng những chuyên gia có đủ năng lực và trình độ cho cơ quan này.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục:
Song song với việc kiện toàn và tổ chức chỉ đạo, cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến đến từng người dân và cán bộ, công nhân viên ở các doanh nghiệp nhà nước nhằm làm cho mọi người hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu của sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nói chung và cổ phần hoá nói riêng.
Đây là giải pháp quan trọng nhằm làm cho các cấp, ngành, các doanh nghiệp, các cán bộ chủ chốt, người lao động trong doanh nghiệp quản triệt sâu sắc và có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách cổ phần hóa. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giúp sắp xếp lại một cách hợp lí về mặt tổ chức, khắc phục tình trạng phân tán, tăng qui mô, tổ chức sản xuất - kinh doanh tập trung nhằm tăng thêm khả năng cạnh tranh và phát huy vai trò chủ đạo, mà không phải thôn tính và hạn chế, làm yếu, làm mất đi cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội.
Những biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến:
- Thiết lập nhưng chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng về cổ phần hóa, giải pháp những băn khoăn, thắc mắc của công chúng, của doanh nghiệp về các vấn đề cụ thể của cổ phần hóa, nhất là từ phía lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng như từ phía công chúng.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, xã hội hóa công tác tuyên truyền về sắp xếp và đổi mới quản lí doanh nghiệp nhà nước nói chung và công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Phải xác định rõ nội dung thiết thực của công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Công tác phổ biến tuyên truyền về chủ trương cổ phần hóa cần được thực hiện một cách thường xuyên trong suốt quá trình cổ phần hóa chứ không chỉ là công việc của giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa.
- Cần tổ chức khoá tập huấn cho các giám đốc doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của họ đối với cổ phần hóa, nâng cao năng lực tổ chức thực
hiện công tác cổ phần hóa. Cổ phần hóa gắn liền với sự ra đời, tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tuyệt đại đa số các giám đốc doanh nghiệp nói riêng và ban lãnh đạo của toàn doanh nghiệp nói chung chưa hiểu biết nhiều về công ty cổ phần. Trong quá trình cổ phần hóa và sau cổ phần hóa , cán bộ lãnh đạo công ty lúng túng rất nhiều khi đối mặt với những vấn đề tưởng chừng rất đơn giản như cổ đông, bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị, phân chia cổ tức,… vì vậy trong chương trình tập huấn cần chú trọng nội dung về công ty cổ phần, về thị trường chứng khoán.
- Thực hiện việc công bố thường xuyên, định kì trên các phương tiện thông tin đại chúng và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa để củng cố lòng tin của công chúng vào triển vọng và tác động kinh tế, xã hội to lớn của giải pháp này.
+ Tạo điều kiện cho các cổ đông mua bán cổ phiếu thuận lợi, dễ dàng:
Ủy ban nhân dân tỉnh nên tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp mua bán cổ phiếu được thuận lợi, dễ dàng. Từ đó sẽ thúc đẩy khích thích các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi hơn và tìm cách đưa các doanh nghiệp hoạt động tốt có những điều kiện có thể lên sàn giao dịch được lên sàn giao dịch để doanh nghiệp cổ phần hóa khẳng định được vị trí của mình so với các doanh nghiệp khác cũng như trong việc công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của tỉnh. Như thời gian gần đây công ty dầu khí Hồ Chí Minh đã mở sàn giao dịch đầu tư tại Nam Định. Nhà đầu tư chứng khoán Nam Định thực hiện giao dịch như trung tâm giao dịch Hồ Chí Minh giao dịch 5 ngày 1 tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Mỗi ngày có 3 phiên khớp lệnh và 1 phiên giao dịch thỏa thuận. Mỗi ngày 1 phiên từ 9h đến 11h và khớp lệnh lúc 11h. Ngoài ra còn cung cấp dịch vụ giao dịch OTC nếu khách hàng lưu ký tại công ty vào thời gian làm việc trong ngày. Các buổi chiều trong ngày, công ty tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn và giải đáp những thắc mắc về chứng khoán cho nhà đầu tư, cung cấp thông tin về đơn vị có mã chứng khoán niêm yết trên bảng điện tử.
3.2. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP
+ Định giá doanh nghiệp chính xác và hiệu quả:
Để chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần phải tiến hành việc xác định giá trị doanh nghiệp. Xác định giá trị doanh nghiệp không phải là công việc mang tính kỹ thuật nghiệp vụ thuần tuý, mà còn mang ý nghĩa kinh tế, xã hội trọng yếu, vì nó liên quan đến việc bảo toàn vốn của Nhà nước, quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và khả năng đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tương lai.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, hiện nay phải căn cứ theo nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và thông tư hướng dẫn 126/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định 187/2004/NĐ-CP đã cho phép các doanh nghiệp tùy theo đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần theo hướng dẫn của Bộ tài chính, có hai phương pháp xác định đó là:
+ Phương pháp tài sản
+ Phương pháp dòng tiền chiết khấu
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các việc xác định giá trị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mới sử dụng phương pháp tài sản. Song do thiếu thốn thông tin về thị trường để xác định giá trị còn lại của nhà xưởng, máy móc, chưa có tiêu chuẩn cụ thể đánh giá thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp nên chưa tính hết được giá trị tiềm ẩn của doanh nghiệp. Trong khi đó phương pháp dòng tiền chiết khấu ưu việt hơn lại chưa áp dụng rộng rãi, một phần do tâm lí doanh nghiệp không muốn giá trị doanh nghiệp được đánh giá cao sẽ khó bán cổ phần, bất lợi trong việc phân chia cổ phần ưu đãi trong doanh nghiệp.
Ở nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng hiện nay hoạt động thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ vì thế cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường về hoạt động này chưa thiết lập một cách đầy đủ và có hệ thống. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nam Định khi tiến hành cổ phần
hóa thì việc xác định giá trị doanh nghiệp áp dụng cơ chế hội đồng không tránh khỏi bị ảnh hưởng tính chủ quan của cơ quan quản lí, nên kết quả thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng của kết quả xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, cần phải xoá bỏ việc xác định giá trị doanh nghiệp theo cơ chế hội đồng. Các doanh nghiệp cần thiết phải thuê các tổ chức định giá để xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ:
Các doanh nghiệp cần phải giải quyết các khoản nợ phải thu, phải trả trước khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Để giải quyết các khoản nợ doanh nghiệp nhà nước, góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa. Nhà nước cũng đã chỉ đạo theo hướng dẫn tại Thông tư.
- Đối với các khoản phải thu: Nếu là các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân chủ quan của các doanh nghiệp đã được quy trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể thì phải cương quyết xử lí bồi thường vật chất. Phần tổn thất còn lại sau khi đã xử lí trách nhiệm, doanh nghiệp tự quyết định hoạch toán các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan, mà có đủ chứng cứ xác định là không đòi được: con nợ bỏ trốn, giải thể hoặc phá sản,… thì doanh nghiệp cũng được quỹ dự phòng bù đắp thêm, hạch toán vào kết quả kinh doanh (nếu có lãi). Sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp vẫn cần phải có trách nhiệm theo dõi, thu hồi các khoản nợ đã được xử lí theo quy định và nộp vào quỹ hỗ trợ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với các khoản nợ phải trả: Do bất kì nguyên nhân nào, nếu là các khoản nợ ngân sách thì coi như vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thể hiện chuyển đổi sở hữu theo chế độ hiện hành. Nếu là nợ vay ngân hàng thì phải dùng tiền thu được do chuyển đổi sở hữu để trả nợ ngân hàng. Nếu các khoản nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì dùng tiền thu được do chuyển đổi sở hữu sau khi trả nợ vay để chi trả. Nếu là các khoản nợ nước ngoài mà doanh nghiệp vay vốn có bảo lãnh thì tổ chức bảo lãnh chủ động đàm phán với chủ nợ nước ngoài để xin giảm nợ và phải có kế hoạch cùng với doanh nghiệp tìm nguồn vốn trả nợ nước
ngoài. Đối với các khoản nợ các đối tác là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì có kế hoạch chuyển thành giá trị cổ phần để chủ nợ tham gia cổ phần và trở thành cổ đông của toàn doanh nghiệp.
- Tăng cường quản lí và sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được chính phủ thành lập để hỗ trợ các vấn đề tài chính, đặc biệt là xử lí các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, góp phần tháo gỡ và thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Do đó, cần phải xác định rõ mục tiêu sử dụng các quỹ này là tập trung xử lí việc trả nợ của các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa chứ không đặt mục tiêu bổ sung vốn cho