1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc

76 4K 55
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng độtbiến cả về chất và lượng Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, các khuvực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nộiđịa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại - một xu thếkhách quan, là nền tảng của sự phát triển, đưa các quốc gia xích lại gần nhau,thân thiện hơn trong quan hệ sản xuất, kinh doanh và chia sẻ thịnh vượngchung Tuy nhiên, càng thực hiện tự do hoá thương mại, càng mở cửa, thìcạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực cũng theo đó càng gay gắt Vớithực tế đó và để giữ vững quyền lợi của mình, các quốc gia đồng thời thựchiện các chính sách theo hai xu thế trái ngược: một mặt tăng cường đổi mớicông nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, tăng chất lượng, giảm giá thành; mặtkhác tăng cường bảo hộ trong nước thông qua những hàng rào thương mại.Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào, dù là nước có nền kinh tế hùngmạnh như Mỹ hay Nhật Bản lại không có nhu cầu bảo hộ nền sản xuất trongnước cũng như tăng cường xâm nhập thị trường nước ngoài nhằm tối đa hoálợi ích Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ khi được thành lập, đã cónhững nỗ lực rất lớn trong việc điều chỉnh các rào cản thương mại quốc tếthông qua việc khuyến khích và ép buộc các thành viên giảm thuế, xoá bỏhàng rào phi thuế Tuy nhiên, lợi ích kinh tế lại là một điều rất hấp dẫn đốivới con người, ở mọi chế độ và thời đại Vì vậy, bất chấp những nỗ lực củaWTO, song song với việc xoá bỏ những rào cản thương mại hữu hình, dễ pháthiện, các nước ngày càng có xu thế tạo nên những rào cản vô hình mà thoạtnhìn qua, nhiều người sẽ lầm tưởng đó là những chính sách, quy định, yêu cầu

có vẻ hợp lý nhưng thực chất đó là những biện pháp cạnh tranh không lành

Trang 2

trường khó tính như thị trường Mỹ Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình Đề tài sẽ

đề cập đến những kiến thức cơ bản và mới nhất về các rào cản thương mại màHoa Kỳ áp dụng đối với các sản phẩm dệt may, đồng thời cũng đưa ra nhữngkiến nghị với chính phủ và các giải pháp thực tiễn, cụ thể cho các doanhnghiệp dệt may Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng

Trang 3

dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm vượt quanhững rào cản đó đối với hàng dệt may Việt Nam đến 2010 và các năm tiếptheo khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

2.2Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, cần thực hiện các nhiệm

vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu sự hình thành, khái niệm cơ bản về rào cản thương mại;phân loại các loại rào cản; chỉ ra xu thế phát triển của rào cản thươngmại trên thế giới; sự cần thiết phải vượt qua các rào cản thương mại vàkinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua rào cản thươngmại đối với hàng dệt may của Mỹ

- Phân tích thực trạng các rào cản nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ; ảnhhưởng của các rào cản thương mại Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam;đánh giá những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của những biện pháp

mà Việt Nam đã thực hiện để vượt qua các rào cản; nguyên nhân củanhững tồn tại đó

- Đề xuất những giải pháp từ phía chính phủ, Hiệp hội dệt may và doanhnghiệp nhằm vượt qua các rào cản thương mại khi doanh nghiệp xuấtkhẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đến năm 2010 trong bối cảnhViệt Nam là thành viên chính thức của WTO

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rào cản thương mại của Mỹ đối vớihàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và các biện pháp vượt qua các rào cảnthương mại đó

3.2Phạm vi nghiên cứu

Do những hạn chế về mặt kiến thức, kinh phí cũng như thời gian nên phạm

Trang 4

vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu các rào cản thươngmại đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vào thịtrường Mỹ từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ ngoại giaonăm 1995 đến nay Đề tài cũng được nghiên cứu trên giác độ vĩ mô, tức lànghiên cứu các rào cản thương mại của Mỹ đối với các doanh nghiệp dệt maynói chung chứ không nghiên cứu cụ thể rào cản đối với một doanh nghiệp dệtmay nào.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Lênin được vận dụng xuyên suốt đề tài để đảm bảo tính liên kết về mặtthời gian và nội dung giữa các chương, các mục và tính hệ thống của đềtài

Mác Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh: dùng để tiếp cận từng loại ràocản thương mại cụ thể, sau đó so sánh tác động, ảnh hưởng của các loạirào cản với sự phát triển thương mại hàng hoá nói chung và hàng dệtmay nói riêng

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu củaluận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về rào cản trong thương mại quốc tế và kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của một số nước

- Chương 2: Thực trạng vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ

- Chương 3: Các giải pháp vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ

Trang 5

CHƯƠNG 1 L

Ý LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG

DỆT MAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Chương này trình bày khái niệm và các loại rào cản nói chung trong thương mại quốc tế Trên cơ sở đó, trình bày những rào cản cụ thể trong ngành dệt may và tổng kết một số kinh nghiệm vượt qua các rào cản này của hai quốc gia xuất khẩu dệt may lớn là Trung Quốc và Ấn Độ và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một số vấn đề chung về rào cản trong thương mại quốc tế

Khái niệm rào cản thương mại quốc tế

- Khái niệm về rào cản trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trongthương mại của tổ chức thương mại thế giới

- Khái niệm về rào cản trong Hiệp định thương mại Việt Nam – HoaKỳ

- Khái niệm chung về rào cản thương mại

Sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc tế

- Ban đầu, khi cung hàng hoá chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thương mạiquốc tế diễn ra tự do, các rào cản hầu như không tồn tại

- Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, cung hàng hoá lớn hơn cầuhàng hoá thì bắt đầu xuất hiện các rào cản thương mại nhằm hạn chếnhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước

- Rào cản sẽ mang lại lợi ích cho một nhóm người nhất định Xét vềkhía cạnh này, sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc

tế xuất phát từ một trong ba chủ thể chính: các doanh nghiệp, ngườilao động và người tiêu dùng, chính phủ Phân tích sự hình thành cácrào cản xuất phát từ nhu cầu của ba chủ thể này

Phân loại các loại rào cản

Trang 6

1.1.1.1 Rào cản thuế quan

- Khái niệm thuế quan

- Các loại thuế quan: thuế phần trăm, thuế đặc định, thuế hỗn hợp

1.1.1.2 Rào cản phi thuế quan

- Khái niệm rào cản phi thuế quan

- Các loại rào cản phi thuế quan

 Các rào cản phi thuế quan truyền thống: hạn chế định lượng,cấp phép nhập khẩu, định giá hải quan để tính thuế

 Các rào cản phi thuế quan mới: trợ cấp, rào cản về chống bánphá giá, các rào cản kỹ thuật (TBT), các biện pháp đầu tư liênquan đến thương mại, rào cản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

- Phân tích các loại rào cản phi thuế quan trên các khía cạnh:

 Định nghĩa các loại rào cản

 Đặc điểm và xu hướng áp dụng của từng loại rào cản

 Tác động của các rào cản đến thương mại quốc tế

Xu thế phát triển của các loại rào cản thương mại

- Các rào cản được mở rộng từ thương mại hàng hoá sang thương mạidịch vụ

- Các biện pháp kỹ thuật không chỉ được áp dụng đối với sản phẩm nhưnhãn mác, chất lượng, bao bì mà được mở rộng sang cả quá trình chếbiến sản phẩm và hoạt động củadoanh nghiệp

- Xuất hiện các hiệu ứng lan truyền, mở rộng ảnh hưởng từ một sảnphẩm sang nhiều sản phẩm liên quan, từ một quốc gia sang một loạtcác quốc gia và thậm chí là toàn thế giới

- Nhiều rào cản kỹ thuật đang không ngừng được sửa đổi nâng cao tiêuchuẩn, mức độ chặt chẽ để phù hợp với mức sống xã hội ngày càngcao và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

- Xu hướng sử dụng kết hợp các rào cản kỹ thuật và các rào cản về

Trang 7

bằng sáng chế đang tăng lên

- Các nước đang phát triển ngày càng chú trọng hơn tới các rào cảnthương mại

Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế

Phần 1 đã nghiên cứu về rào cản thương mại quốc tế nói chung Trên cơ sở

đó, phần 2 sẽ phân tích sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt may, và sự khác biệt của các rào cản này với rào cản thương mại nói chung.

Sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt may

- Trước 1974, chưa hình thành các rào cản đối với hàng dệt may trongthương mại quốc tế

- Sau 1974, các nước bắt đầu hạn chế nhập khẩu hàng dệt may bằng cácbiện pháp thuế quan và phi thuế quan Cùng với sự phát triển của xuhướng tự do hoá thương mại quốc tế, thương mại hàng dệt may đượcđiều chỉnh bởi các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.Trong đó, thương mại hàng dệt may giữa các nước thành viên GATTtrước đây (hiện nay là WTO) được điều chỉnh theo một số Hiệp địnhsau qua các thời kỳ:

 Từ 01/01/1974 đến 31/12/1994: Thương mại hàng dệt mayđược điều chỉnh bởi Hiệp định đa sợi – MFA: cho phép cácthành viên ký kết GATT đàm phán các hiệp định song phươngnhằm hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhậpkhẩu

 Từ 01/01/1995 đến 31/12/2004: Các rào cản về hạn ngạch đốivới hàng dệt may được dỡ bỏ dần theo một lịch trình gồm bagiai đoạn của Hiệp định dệt may – ATC

 Từ 01/01/2005: Thương mại hàng dệt may được điều chỉnhtheo khung khổ pháp lý chung của WTO về thương mại hànghoá Các nước thành viên WTO sẽ không được phép áp đặt

Trang 8

hạn ngạch hàng dệt may với nhau và hàng dệt may đượchưởng mức thuế MFN.

Ngoài ra, các rào cản phi thuế quan khác cũng được các quốc gia xâydựng dựa trên một số Hiệp định của WTO như Hiệp định về định giáhải quan, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định

về các rào cản kỹ thuật (TBT), Hiệp định về các biện pháp đầu tư liênquan đến thương mại (TRIMS),

Đặc điểm của các rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế

Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế cũng có đầy đủcác đặc điểm của rào cản thương mại nói chung như: Ngày càng giảmbớt các rào cản thuế quan và gia tăng các rào cản phi thuế quan, các ràocản phi thuế quan ngày càng đa dạng và phức tạp, các nước đang pháttriển ngày càng quan tâm hơn đến các rào cản trong thương mại quốctế,

Ngoài ra, do dệt may là ngành truyền thống của hầu hết các nước và sửdụng nhiều lao động nên rào cản đối với hàng dệt may trong thương mạiquốc tế cũng có một số đặc điểm riêng như:

- Các rào cản về thuế quan được dựng lên sớm và được loại bỏ chậmhơn

- Các rào cản phi thuế quan dưới dạng các tiêu chuẩn về môi trường, vềtrách nhiệm xã hội, thường cao quá mức cần thiết, khó tuân thủ đốivới các nước đang phát triển

- Ngoài các rào cản hàng dệt may phổ biến dựa trên các cam kết củaWTO, một số thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn như Mỹ, EU, còn có nhiều rào cản khác dưới dạng các quy định riêng

Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại nói chung và rào cản đối với hàng dệt may nói riêng

Trang 9

Khái niệm vượt qua rào cản thương mại

Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc vượt qua rào cản đối với các quốc gia và doanh

nghiệp

1.1.1.4 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải

vượt qua các rào cản thương mại để hội nhập có hiệu quả

1.1.1.5 Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng vượt qua các

rào cản thương mại

1.1.1.6 Dệt may là mặt hàng truyền thống của Việt Nam nên các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam đã vượt qua các rào cản thương mại và

sẽ tiếp tục vượt qua các rào cản thương mại khác để hội nhập vào thị trường dệt may thế giới

Kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của một

số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trung Quốc

- Những lợi thế về dệt may của Trung Quốc

- Tình hình xuất khẩu dệt may Trung Quốc trong những năm gần đây

- Các rào cản mà hàng dệt may Trung Quốc đã gặp phải

- Một số biện pháp vượt qua các rào cản hàng dệt may của Trung Quốc

Ấn Độ

- Những lợi thế về dệt may của Ấn Độ

- Tình hình xuất khẩu dệt may Ấn Độ trong những năm gần đây

- Các rào cản mà hàng dệt may Ấn Độ đã gặp phải

- Một số biện pháp vượt qua các rào cản hàng dệt may của Ấn Độ

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

- Tự kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệptrong nước và áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo hàng dệt

Trang 10

may không bị áp mức thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng.

- Tích cực tiến hành các biện pháp ngoại giao ở cấp Chính phủ khi cócăng thẳng với các đối tác để tìm ra giải pháp hợp lý

- Tích cực chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, nâng caotrách nhiệm xã hội

- Tiếp cận, liên kết với các nước lân cận để giảm bớt chi phí, hạ thấpcác rào cản khi xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn

Tóm lại, chương 1 đã trình bày những vấn đề khái quát về rào cản trong thương mại quốc tế nói chung và rào cản đối với hàng dệt may nói riêng, sự cần thiết phải vượt qua các rào cản thương mại, kinh nghiệm vượt rào cản về dệt may của hai nước xuất khẩu lớn là Trung Quốc và Ấn Độ Dựa trên những kiến thức đó, chương 2 sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về rào cản đối với hàng dệt may trên thị trường Mỹ, những điểm chung và đặc trưng riêng có; Việt Nam đã có những biện pháp gì để vượt qua những rào cản đó và đánh giá hiệu quả của các biện pháp.

Trang 11

Lịch sử hình thành và phát triển các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ

Trước cuộc chiến tranh thương mại 1930, cuộc chiến tranh mà các nướccạnh tranh với nhau nhằm tăng thêm các hàng rào mậu dịch để bảo vệ các nhàsản xuất trong nước và trả đũa rào cản của các nước khác, Chính phủ và cácdoanh nghiệp Mỹ đã tập trung phát triển nền kinh tế trong nước mặc chonhững diễn biến xảy ra ở bên ngoài

Từ sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 và nhất là sau chiến tranh thếgiới thứ hai, Mỹ đã giảm bớt các rào cản thương mại và phối hợp với hệthống kinh tế thế giới Tuy nhiên, do đặc thù của Mỹ là thuộc địa của Anh nênngành dệt và những sản phẩm len rất phát triển, các rào cản thương mại đốivới ngành dệt may cũng được thiết lập sớm và duy trì lâu hơn so với hầu hếtcác ngành khác (trừ nông nghiệp), ví dụ Luật nhãn hàng sản phẩm len(WPLA)ra đời từ năm 1939

Trước năm 1974, Mỹ căn cứ vào điều 204 của Luật nông nghiệp năm

Trang 12

1956, uỷ quyền cho tổng thống tham gia đàm phán các hiệp định với nướcngoài để hạn chế xuất khẩu nông sản và hàng dệt sang Mỹ Từ 1974 đến hếtnăm 1994, thương mại hàng dệt may của Mỹ với các nước khác tuân theohiệp định đa sợi (MFA)

Mặc dù ngành công nghiệp dệt may Mỹ liên tục giảm sút do chi phí về laođộng ngày càng tăng, Mỹ vẫn là nước sản xuất hàng dệt may lớn Năm 2005,giá trị sản lượng công nghiệp quần áo của nước này đạt 30,2 tỷ USD, côngnghiệp dệt vải đạt 24,3 tỷ USD, công nghiệp xơ sợi đạt 17,2 tỷ USD và côngnghiệp dệt thảm đạt 14 tỷ USD Công nghiệp dệt may của Mỹ tập trung chủyếu ở các bang phía nam, trong đó Bắc Carolina và Nam Carolina là hai bang

có ngành công nghiệp lớn nhất Sản phẩm dệt may chủ yếu được tiêu thụtrong nước, xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ Thị trường xuất khẩu chủ yếu làcác nước trong khu vực như Canada, Mêhicô, các nước vùng Caribê và Trung

Mỹ Vải (kể cả vải đã cắt) được chuyển sang các nước này để gia công thànhquần áo và các sản phẩm khác, sau đó được nhập khẩu trở lại Mỹ Chính vìvậy, trong hiệp định về Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệulực từ 01/01/1994, Mỹ đã miễn thuế nhập khẩu cho hàng dệt may có xuất xứ

từ Mêhicô và Canada

Theo Hiệp định dệt may ATC có hiệu lực từ năm 1995, Mỹ cũng dỡ bỏcác rào cản về thuế và hạn ngạch đối với hàng dệt may từ các nước là thànhviên của WTO Tuy nhiên, để hạn chế nhập khẩu từ các nước đang phát triển– các nước có lượng xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ tăng đáng kể trongnhững năm gần đây - Mỹ lại đề ra những quy định khắt khe về môi trường,trách nhiệm xã hội, Những quy định này không có tác động đáng kể đến hainước láng giềng có điều kiện tương tự như Mỹ nhưng lại gây khó khăn rấtnhiều cho ngành dệt may của các nước đang phát triển, các nước có điều kiệnsản xuất thấp hơn nhiều so với Mỹ

Trang 13

Thực trạng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ và kết quả nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam

Thực trạng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ

2.1.1.1 Rào cản thuế quan

Mức thuế suất đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ đượccăn cứ vào chủng loại hàng hoá dựa trên các Hiệp định song phương và đaphương mà Mỹ đã ký kết với các quốc gia khác Mức thuế này được thể hiệntrong Biểu thuế suất hài hoà (HTS) hiện hành của Mỹ, được ban hành trongLuật thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 01 tháng

01 năm 1989

Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ gồm 21 phần và 96 chương được bố cụcthành 7 cột như mẫu dưới đây:

Bảng 2.1 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2008)

Annotated for Statistical Purposes

Not put up for retail sale:

5204.11.00 00 Containing 85 percent or more by weight of

cotton (200) kg 4.4% Free (BH,CA,IL,JO,MX,P,SG)

1.3% (MA) 3%(AU)

25.5%

5204.19.00 00 Other (200) kg 4.4% Free (BH,CA,

IL,JO,MX,P,SG) 1.3% (MA) 3%(AU)

25.5%

5204.20.00 00 Put up for retail sale (200) kg 4.4% Free (BH,CA,

IL,JO,MX,P,SG) 1.3% (MA) 3%(AU)

25.5%

 2008 có nghĩa là mức thuế ghi trong biểu thuế được áp dụng cho năm2004

Trang 14

 Cột Heading/Sub-heading là mã số hàng hoá đến 4 số, 6 số hoặc 8 số.

 Cột Stat-Suf-Fix là mã số đuôi phục vụ cho mục đích thống kê của Hoa

Kỳ Những mặt hàng không có mã số đuôi này thì hai số không (00) sẽđược thêm vào sau mã số 8 số

 Article Decription là mô tả hàng hóa

 Unit of Quantity là đơn vị số lượng (có thể là trọng lượng, hoặc khốilượng hoặc chiếc)

 Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được ghi ở cột 2

 Mức thuế tối huệ quốc (MFN) được ghi ở cột “General” thuộc cột 1.Mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam hiện nay làmức thuế MFN ghi ở cột này

 Mức thuế ưu đãi được ghi ở cột “Special” thuộc cột 1 Trong mẫu biểuthuế trên ta thấy mức thuế phi tối huệ quốc năm 2008 đối với vải cotton

là 25,5%, trong khi đó mức thuế tối huệ quốc đối với mặt hàng này chỉ

là 4,4%

 Cột “Special” trong mẫu biểu thuế trên ghi Free (BH, CA, CL, IL, JO,

MX, P, SG); 1,3% (MA); 3% (AU) có nghĩa là hàng nhập từ các nước

có ký hiệu BH, CA, CL, IL, JO, M, P và SG được miễn thuế hoàn toàn,hàng nhập từ Malaysia chịu mức thuế 1,3%, hàng nhập từ Áo chịu mứcthuế 3%

Hàng dệt may đa số tính thuế theo trị giá, tức là bằng một tỷ lệ phần trămtrị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu Ví dụ: mức thuế tối huệ quốc(MFN) đối với thảm nhung chất liệu nhân tạo là 8% Một số loại phải chịuthuế theo trọng lượng hoặc khối lượng Ví dụ thuế suất đối với các loại vảicotton không chải sợi là 4,4 cent/kg

Thuế suất đánh vào dệt may cũng có nhiều mức thuế:

 Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với nhữngnước chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định song

Trang 15

phương với Mỹ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên Thuế suất Non-MFNđối với hàng dệt may nằm trong khoảng từ 20% đến 50% Mức thuếNon-MFN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ

 Mức thuế tối huệ quốc (MFN) đối với hàng dệt may thường ở mức từ2% đến 15%, đa số mặt hàng chịu mức thuế từ 7% đến 10% Mứcthuế MFN được ghi trong cột “General” của cột 1 trong biểu thuếnhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ

 Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences– GSP) của Mỹ được áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu từ một

số nước đang phát triển

 Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA):hàng dệt may nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhậpkhẩu Thuế suất ưu đãi đối với hàng nhập từ Canada hoặc Mexicođược ghi ở cột “Special” của cột 1 trong biểu thuế HTS trong đó CA

là ký hiệu dành cho Canada và MX là ký hiệu dành cho Mexico.Ngoài ra, mức thuế đối với hàng dệt may của từng quốc gia cũng phụthuộc vào các Hiệp định song phương và đa phương khác như Sáng kiến khuvực lòng chảo Caribe (CBI); luật ưu đãi thương mại Andean (ATPDEA) đốivới các nước Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru; luật hỗ trợ phát triển châuPhi (AGOA); các hiệp định thương mại song phương với Israel, Jordan,Singapore, Chile, Australia

2.1.1.2 Rào cản phi thuế quan

Dựa trên các điều khoản cam kết trong các Hiệp định WTO, chính phủ Mỹ

đã ban hành nhiều luật riêng để điều chỉnh thương mại hàng hoá nói chung vàmột số quy định đối với hàng dệt may nói riêng Những luật lệ, quy định nàylại trở thành rào cản đối với những nước xuất khẩu dệt may vào thị trườngMỹ

- Hạn ngạch dệt may: Trong khuôn khổ của ATC, các hạn ngạch và hạn

Trang 16

chế đối với việc buôn bán hàng dệt may được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn vàhết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2005 Sau đó, tất cả các nước là thành viênWTO sẽ được xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thịtrường Mỹ (trừ Trung Quốc do bị áp dụng điều khoản tự vệ theo thoả thuậnvới Mỹ khi gia nhập WTO) Những nước không phải là thành viên WTO sẽtiếp tục là đối tượng của hiệp định dệt may song phương Việc nhập khẩuhàng dệt từ Canada và Mehico sẽ được điều chỉnh trong NAFTA.

- Chống bán phá giá: Có 3 nhóm điều luật Mỹ xử lý các dạng khácnhau của việc bán phá giá: Luật chống bán phá giá năm 1916 nêu hình phạthình sự và dân sự đối với việc bán phá giá hàng nhập khẩu với giá quá thấp sovới trị giá thị trường hoặc giá bán buôn của loại hàng đó, với ý đồ phá hoạihoặc gây thiệt hại cho ngành công nghiệp Mỹ Phần VII của Luật thuế quan

1930 được bổ sung quy định việc đánh giá và thu thuế chống bán phá giá củachính phủ Mỹ sau khi xác định bằng thủ tục hành chính rằng hàng ngoại nhập

đã được bán ở Mỹ với giá thấp hơn giá hợp lý và như vậy đã gây thiệt hại vậtchất cho ngành công nghiệp Mỹ Phần 1317 của Luật về thương mại và cạnhtranh 1988 quy định thủ tục cho USTR yêu cầu chính phủ nước ngoài áp dụnghành động chống lại việc bán phá giá của nước thứ ba làm phương hại tớicông nghiệp Mỹ và phần 232 Luật Hiệp định vòng đàm phán Uruguay chophép một nước thứ ba quyền yêu cầu chống lại việc nhập hàng phá giá từ mộtnước khác làm thiệt hại ngành công nghiệp ở một nước thứ ba

Các luật này quy định các quy trình, thủ tục tiến hành các bước xác địnhthiệt hại, quy định thế nào là bán phá giá, các cơ quan có quyền liên quan đếnthuế đối kháng và bán phá giá, thời hạn tố tụng

Thời hạn và các bước điều tra chống bán phá giá được quy định như trongbảng sau:

Trang 17

Bảng 2.2: Các bước điều tra chống bán phá giá (AD) Ngày Các bước

0 Nộp đơn yêu cầu cho USITC và Bộ Thương mại

20 Bắt đầu điều tra

45 ITC sơ bộ xác định

160 Bộ Thương mại sơ bộ xác định

235 Bộ Thương mại kết luận

280 ITC kết luận

- Trợ cấp: các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ bị xác định là được trợ cấpcủa chính phủ nước xuất khẩu sẽ bị đánh thuế đối kháng Phần A Chương VIILuật thuế quan 1930, bổ sung bằng Luật Hiệp định thương mại 1979, bổ sungbằng Luật thuế quan và thương mại 1984, Luật về thương mại và cạnh tranh

1988 và Luật về các hiệp định thương mại vòng đàm phán Uruguay nêu rõ:ngoài các loại thuế, phí khác, thuế đối kháng sẽ được đánh tương đương vớitrị giá tịnh của phần trợ cấp, nếu thoả mãn hai điều kiện: một là, Bộ Thươngmại Mỹ cần phải làm rõ là có trợ cấp đối kháng, trực tiếp hay gián tiếp, liênquan đến sản xuất, xuất khẩu của nhóm/loại hàng nhập khẩu hoặc được bánvào Mỹ và phải xác định trị giá của phần trợ cấp tịnh; hai là, Uỷ ban Thươngmại quốc tế Mỹ (ITC) phải xác định được là ngành công nghiệp Mỹ bị thiệthại vật chất, hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất, hoặc việc hình thành mộtngành công nghiệp Mỹ bị đẩy lùi, vì lý do nhập khẩu mặt hàng đó hoặc việcbán (hoặc tương tự như bán) hàng đó vào Mỹ - gọi là việc kiểm tra thiệt hại.Luật được áp dụng cho nhập khẩu từ các nước WTO là Hiệp định trợ cấp

và các biện pháp chống đối kháng Theo hiệp định này, có 2 loại trợ cấp bịcấm hay còn gọi là trợ cấp “đèn đỏ” là 1.trợ cấp dựa trên năng lực xuất khẩu,2.trợ cấp dựa trên sử dụng nhiều hàng nội hơn hàng nhập Hiệp định cho phép

3 loại trợ cấp “đèn xanh” – không gây phản ứng đối kháng – đó là: 1.một sốtrợ cấp nghiên cứu (ngoại trừ trợ cấp cho ngành hàng không), 2.trợ cấp chokhu vực kém phát triển, 3.trợ cấp cho phương tiện hiện thời đáp ứng yêu cầumới về môi trường Đối với các nước đang phát triển có GDP bằng hoặc hơn

Trang 18

1.000USD/người được 8-10 năm (tính từ 1994/1995) để loại bỏ dần trợ cấpxuất khẩu Đối với các nước kém phát triển có GDP ít hơn 1.000USD/ngườiđược 8 năm để loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu cho loại hàng cạnh tranh Cácnước đang phát triển được 5 năm, kém phát triển được 8 năm để loại bỏ dầncác biện pháp bị cấm về trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu.

Thời hạn và các bước điều tra chống trợ cấp được quy định như trong bảngsau:

Bảng 2.3: Các bước điều tra chống trợ cấp (CVD) Ngày Các bước

0 Nộp đơn yêu cầu cho USITC và Bộ Thương mại

20 Bắt đầu điều tra

45 ITC sơ bộ xác định

85 Bộ Thương mại sơ bộ xác định

160 Bộ Thương mại kết luận

280 ITC kết luận

- Nhãn hiệu thương mại: Những yêu cầu về nhãn hiệu đối với hàng dệtmay được quy định cụ thể trong Luật về nhãn sản phẩm len (WPLA) 1939 vàquy chế về nhãn mác hàng dệt may (Care Labelling)

Tất cả các sản phẩm có chứa sợi len khi nhập khẩu và Mỹ (trừ thảm, chiếu

và các sản phẩm đã được sản xuất từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu) đềuphải có tem hoặc gắn nhãn theo yêu cầu của WPLA và các quy định dưới luật

do FTC ban hành Những thông tin cần có là:

 Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len (trừ các thànhphần trang trí dưới 5% tổng trọng lượng) gồm len mới, len tái chế, cácsợi khác không phải len (nếu lớn hơn 5%) và tổng số các sợi kháckhông phải len

 Tỷ lệ tối đa tổng trọng lượng len, các thành phần không phải sợi(nonfibrous), các chất phụ khác

 Tên nhà sản xuất hoặc tên người đưa sản phẩm vào lưu thông tại Mỹ(nhà nhập khẩu)

Trang 19

Luật WPLA cũng yêu cầu xuất trình hoá đơn thương mại cho các lô hàngnhập khẩu có trị giá trên 500 USD Hoá đơn thương mại phải đầy đủ cácthông tin theo yêu cầu của luật này.

Quy chế về nhãn mác hàng dệt may yêu cầu các nhà sản xuất và nhà nhậpkhẩu quần áo và một số sản phẩm dệt phải cung cấp những chỉ dẫn thôngthường về bảo quản sản phẩm tại thời điểm những sản phẩm đó được bán chongười mua hay thông qua việc sử dụng các ký hiệu về bảo quản hay các cáchkhác được mô tả trong quy định này

Các mặt hàng phải tuân thủ luật này gồm: quần áo mặc để che hay bảo vệthân thể Các mặt hàng được miễn trừ áp dụng quy định này gồm giày dép,găng tay, mũ, khăn mùi xoa, thắt lưng, dây nịt tất, ca vát Các loại quần áokhông thuộc loại dệt và được làm ra chỉ để dùng một lần thì không phải có chỉdẫn sử dụng thông thường

Theo quy định của luật này các nhà sản xuất và nhập khẩu phải:

 Cung cấp đầy đủ những chỉ dẫn về bảo quản thông thường đối vớiquần áo, hay cung cấp những cảnh báo nếu như quần áo có thể bịhỏng khi giặt

 Đảm bảo những chỉ dẫn bảo quản, nếu được tuân thủ, sẽ không gâythiệt hại đáng kể đối với sản phẩm

 Cảnh báo người tiêu dùng về một số quy trình mà họ cho rằng có thểphù hợp với những chỉ dẫn trên nhãn nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởngđến sản phẩm Ví dụ, một chiếc quần có thể bị hỏng khi là, và nhãnphải ghi chữ “không được là”

 Đảm bảo rằng nhãn hướng dẫn sử dụng sẽ tồn tại rõ ràng trong suốtquá trình sử dụng của sản phẩm

Nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu phải có cơ sở hợp lý cho những chỉ dẫn

sử dụng và bảo quản ghi trên nhãn hướng dẫn sử dụng Điều đó có nghĩa làphải có chứng cớ xác thực để biện minh cho những chỉ dẫn bảo quản của

Trang 20

mình Ví dụ, nhà sản xuất không thể nói “chỉ được giặt khô” trừ phi họ có lý

do để chứng minh rằng giặt nước thông thường sẽ làm hỏng sản phẩm

- Quy định về xuất xứ hàng hoá: Luật phân biệt các sản phẩm sợi dệt(TFPIA) và các quy định của Uỷ ban thương mại liên bang (FTC) quy địnhcác sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Mỹ phải được dán tem hoặc gắn nhãnhoặc đánh dấu cung cấp những thông tin liên quan đến loại sợi

Những thông tin phải cung cấp theo yêu cầu của Luật TFPIA gồm:

 Tên và tỷ lệ phần trăm theo trọng lượng của các loại sợi cấu thành sảnphẩm dệt (không kể sợi trang trí cho phép) với trọng lượng lớn hơn5% trong sản phẩm, theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng giảm dần Các sợithành phần có trọng lượng từ 5% trở xuống được ghi là “sợi khác”hoặc “các sợi khác” ở cuối cùng

 Tên của nhà sản xuất hoặc tên số đăng ký (do FTC) cấp của một hoặcnhiều nguời bán hoặc giao dịch sản phẩm sợi này Tên thương hiệu(trademark) đã được đăng ký tại Cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ của

Mỹ có thể được ghi trên tem hoặc nhãn thay cho các tên khác, nếuchủ của thương hiệu này trước đó đã cung cấp cho FTC một bản saothương hiệu

 Tên của nước gia công hoặc nước sản xuất

Hàng nhập khẩu vào Mỹ không tuân thủ các quy định cung cấp thông tinliên quan đến thành phần sợi của sản phẩm sẽ bị Hải quan Mỹ giữ hàng lại vàtiến trình giao hàng do vậy có thể bị chậm lại

- Bản quyền: Phần 602(a) thuộc Luật sửa đổi về bản quyền nhãn hiệu 1976quy định rằng việc nhập khẩu vào Mỹ các bản sao chép từ nước ngoài màkhông được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, và sẽ bịbắt giữ và tịch thu, các bản sao sẽ bị huỷ Tuy nhiên, các hàng hoá này có thểđược trả lại nước xuất khẩu nếu chứng minh thoả đáng cho cơ quan Hải quan

là hàng không phải cố tình vi phạm Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cơ

Trang 21

quan hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền với Vănphòng bản quyền và đăng ký với Hải quan theo quy định hiện hành

Nếu hàng hoá thuộc quyền sở hữu của người khác thì người không cóquyền đó không được nhập khẩu sản phẩm đó vào Mỹ

- Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm: Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn docác tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành ở Mỹ tương đối thấp, hoặc thậm chícác tiêu chuẩn này không được biết đến ở Mỹ Tất cả các bên của Hiệp địnhRào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) đều cam kết sử dụng rộng rãi hơncác tiêu chuẩn quốc tế nhưng mặc dù khá nhiều tiêu chuẩn của Mỹ được coi

“tương đương về mặt kỹ thuật” với các tiêu chuẩn quốc tế, và một số các tiêuchuẩn đó thực tế đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, rất ít các tiêu chuẩnquốc tế được áp dụng trực tiếp và một số tiêu chuẩn của Mỹ còn mâu thuẫntrực tiếp với các tiêu chuẩn quốc tế Các bang của Mỹ cũng có quy định khácnhau Ở Mỹ có hơn 2.700 cơ quan chính quyền cấp bang và thành phố có quyđịnh cụ thể về các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đối với các sản phẩm đượcbán trong phạm vi địa hạt của các cơ quan này Những yêu cầu này thường làkhông đồng nhất hoặc nhất quán với nhau Sự không thống nhất này là mộtrào cản kỹ thuật lớn gây cản trở thương mại đối với hàng nhập khẩu trong đó

có dệt may

- Mã số nhà sản xuất hàng dệt may (MID): Theo quy định của Cục Hảiquan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CPB), kể từ ngày 05/10/2005, các nhà nhậpkhẩu hàng dệt may Mỹ phải khai báo mã số của nhà sản xuất nước ngoài(Manufacturer Identification Code viết tắt là MID) Mã MID là cơ sở để CPBxác định xuất xứ hàng hoá và ngăn chặn hàng hoá khai sai xuất xứ nhập khẩuvào Mỹ

Mã MID chỉ dành cho các nhà sản xuất chứ không dành cho các công tykinh doanh hoặc công ty bán hàng không phải là nhà sản xuất Nếu nghi ngờ

mã MID không phải là của nhà sản xuất, Hải quan cảng có thể yêu cầu sửa

Trang 22

đổi thông tin sau khi hàng đã qua cửa khẩu Lỗi lặp lại trong khai báo mãMID khi nhập khẩu có thể dẫn đến tăng mức phát đối với công ty nhập khẩuhoặc công ty môi giới hải quan.

Ngoài ra, Mỹ cũng sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường theo ISO 14000

và tiêu chuẩn về an toàn lao động SA 8000 đối với hàng dệt may nhập khẩu

Tình hình nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ

2.1.1.3 Thực trạng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ

Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ chính của hàng dệt may thếgiới Nhập khẩu dệt may của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2007 tăngtrưởng bình quân hàng năm với tốc độ 7.25%/năm

27.94 29.04

34.11 39.98 43.95 45.9154.00 60.3963.74

71.69 70.24 72.18

77.43 83.31 89.21 93.2896.41

36.08

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Đơn vị: tỷ USD

Hình 2.1: Tổng kim ngạch dệt may của Mỹ (thời kỳ 1990 – 2007)

Nhập khẩu năm 2007 tăng gần gấp đôi về mặt lượng so với 10 năm trước

đó, năm 1997 Mặc dù các rào cản đối với nhập khẩu hàng dệt may vào thịtrường Mỹ rất đa dạng, phức tạp và ẩn dưới nhiều hình thức khác nhau, nhậpkhẩu vào thị trường Mỹ được dự đoán là vẫn tăng đều trong những năm sắptới

Trang 23

Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ từ

một số nước xuất khẩu chính

Các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ là Trung Quốc, Mêhicô,

Ấn Độ, Hồng Kông, Canada, Inđônêsia, Honduras, Việt Nam, Pakistan,Campuchia, Italia, Thái Lan, Philippines

Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ lên tới 89,2 tỷUSD Phần lớn sự gia tăng nhập khẩu trong năm 2005 là do kết quả của việcloại bỏ hạn ngạch nhập khẩu từ ngày 1/1/2005 đối với hàng dệt may từ 39nước là thành viên WTO Trong khi đó, sản xuất nội địa giảm 0,5% đối vớihàng dệt và 3% đối với hàng may Tăng nhập khẩu từ các nước châu Á, đặcbiệt là Trung Quốc là nguyên nhân chính làm tăng thâm hụt

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ khôngnhững lớn nhất mà còn có tốc độ tăng trưởng cao Sau khi hạn ngạch nhậpkhẩu hàng dệt may được xóa bỏ giữa các nước thành viên WTO, xuất khẩu

Trang 24

dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã tăng vọt Năm 2005, Trung Quốcxuất vào Hoa Kỳ xấp xỉ 22,5 tỷ USD, tăng 53,9 % so với năm 2004 và chiếm25,11 % tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ Tuy nhiên, sau khiHoa Kỳ áp dụng trở lại hạn ngạch đối với Trung Quốc từ tháng 5/2005 thì tốc

độ tăng nhập khẩu hàng dệt may từ nước này vào Hoa Kỳ đã chậm lại Tiếptheo Trung Quốc, Ấn Độ được đánh giá có khả năng cạnh tranh lớn thứ hai ởthị trường Hoa Kỳ Năm 2005, Ấn Độ xuất khẩu vào Hoa Kỳ 5,2 tỷ USD,tăng 26,5 % so với năm 2004 Sức mạnh cạnh tranh của Ấn Độ dựa vào lựclượng lao động nhiều, khá rẻ, lành nghề; có khả năng thiết kế; là một trongnhững nước sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới; có thể sản xuất rất nhiều loạiquần áo khác nhau; được coi là nguồn cung cấp cạnh tranh về các sản phẩmdệt sử dụng trong nhà như vải trải giường, khăn tắm Trong số các nướcASEAN, chỉ có Việt Nam và ở chừng mực thấp hơn là Inđônêsia được đánhgiá là có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ Mêhicô và Canada,hai quốc gia hầu như được miễn thuế hoàn toàn đối với hàng dệt may xuấtkhẩu sang Mỹ theo Hiệp định NAFTA đang mất dần lợi thế cạnh tranh vàotay các nước đang phát triển khi các nước này giảm được các rào cản thuếquan (được hưởng mức thuế MFN) và được xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi gianhập WTO

Bảng dưới đây tóm tắt ảnh hưởng của việc loại bỏ hạn ngạch dệt may năm

2005 và những yếu tố cạnh tranh chính của một số quốc gia và khu vực

Bảng 2.5: Tóm tắt những ảnh hưởng của việc loại bỏ hạn ngạch dệt may năm 2005 và

những yếu tố cạnh tranh chính

Khu vực Những khả năng ảnh hưởng

do loại bỏ hạn ngạch Những yếu tố ảnh hưởng tới

cạnh tranh Trung

Trang 25

hưởng do Hoa Kỳ có thể áp dụng

những biện pháp tự vệ đặc biệt Về

lâu dài, khả năng cạnh tranh có thể

giảm đi do tăng trưởng kinh tế mạnh

dẫn đến tăng nhu cầu nội địa cũng

như tăng chi phí lao động và vốn để

sản xuất những mặt hàng này.

Thực tế cho thấy Trung Quốc đã có

sự tăng trưởng rất mạnh về xuất khẩu

của những hàng được hưởng quy chế

WTO loại bỏ hạn ngạch trong năm

2002.

lao động cao.

Vật tư: có thể sản xuất các loại vải, đồ trang trí, bao bì, và hầu hết các phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm dệt khác.

Sản phẩm - Được các giới chuyên ngành đánh giá là một nơi tốt nhất về sản xuất quần áo, và các sản phẩm dệt may khác với bất

kỳ chất lượng nào hay với bất cứ mức giá nào Là nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt maylớn nhất thế giới, mặc dù phải chịu hạn ngạch rất chặt chẽ ở các nước nhập khẩu chính của thế giới.

Ấn Độ Có thể vẫn là một nguồn cung cấp

cạnh tranh cho Hoa Kỳ khi hạn ngạch

được loại bỏ vào năm 2005 Được các

công ty Hoa Kỳ coi là một nguồn thay

thế chủ yếu cho nguồn từ Trung

Quốc.

Về lâu dài, khả năng cạnh tranh có

thể giảm do tăng trưởng kinh tế mạnh

sẽ dẫn đến tăng nhu cầu nội địacung

như tăng chi phí lao động và vốn để

sản xuất các hàng này.

Lao động- lực lượng lao động nhiều, khá rẻ, lành nghề; có khả năng thiết kế.

Vật tư- thuộc số các nhà sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới.

Sản phẩm – có thê sản xuất rất nhiều loại quần áo khác nhau; được xem là một nguồn cung cấp cạnh tranh về các sản phẩm dệt trong nhà (ví dụ như vải trải giường, khăn tắm).

Môi trường kinh doanh - An toàn

cá nhân, an toàn giao hàng từ nhà máy đến cảng, hành chính quan liêu và cơ sở hạ tầng có vấn đề;

do vậy, nhiều công ty Hoa Kỳ đang sử dụng đại lý để thay cho việc giao dịch trực tiếp với các nhà sản xuất.

ASEAN

Tỷ trọng của các nước nay trong nhập

khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ có thể

giảm do các công ty Hoa Kỳ nói

chung sẽ giảm mua từ hầu hết các

nước trong khu vực này (trừ một số ít

nước).

Lao động- chi phí lao động khá cao tại các nước ASEAN trừ Indonesia và nước không phải là thành viên WTO như Việt nam - nước không được hưởng việc loại

bỏ hạn ngạch.

Trang 26

Vận tải- Thời gian giao hàng tới

bờ tây Hoa Kỳ khoảng 45 ngày

so với 12 đến 18 ngày từ Trung Quốc.

Mehico Tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của

Hoa Kỳ có thể giảm hơn nữa, mặc dù

có những ưu đãi của NAFTA Có thể

vẫn là một nguồn cung cấp ngách

(niche) cho một số quần áo cơ bản,

đặc biệt là hàng cần gấp.

Có tiềm năng tăng xuất khẩu sợi và

vải sang các nước khác trong khu vực

châu Mỹ theo các điều kiện của khu

vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ

đang đàm phán hoặc sang các nước

Trung Mỹ nếu hiệp định thương mại

là yếu; kỹ năng thiết kế sản phẩm hạn chế.

Vật tư- sản xuất các loại vải dệt thoi và dệt kim Chi phí thấp hơn

so với sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ nhưng cao hơn các sản phẩm cùng loại của châu á.

Sản phẩm- tập trung vào các loại quần áo cơ bản sản xuất hàng loạt, đặc biệt là quần bò vải bông

5 túi, áo các loại dệt kim và đồ lót; công suất hạn chế đối với các loại quần áo thời trang Khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói có hạn

Môi trường kinh doanh- phát sinh thêm chi phí để đảm bảo giao hàng chắc chắn từ nhà máy tới biên giới Hoa Kỳ và tuân thủ các yêu cầu về chứng từ để được hưởng ưu đãi theo NAFTA.

Hầu hết các công ty Hoa Kỳ cho biết

họ sẽ giảm mua từ khu vực các nước

CBERA, đặc biệt nếu như hiệp định

mậu dịch tự do Hoa Kỳ-Trung Mỹ

đang đàm phán không cho phép sử

dụng vải khu vực (Mêhicô) hay từ

các nước thứ ba (Mêhico hay Châu

á).

Tuy nhiên, cho dù không có điều

khoản cho phép sử dụng vải của khu

vực hay nước thứ ba trong hiệp định

khu vực mậu dịch tự do Hoa

Kỳ-Trung Mỹ, khu vực này vẫn có thể

Sản phẩm- Các sản phẩm quần áo sản xuất hàng loạt, đặc biệt là những hàng có hàm lượng lao động thấp và ít có những quy trình may phức tạp.

Vật tư- phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu vải sợi từ Hoa Kỳ, phần lớn thể hiện hàm lượng nguyên liệu Hoa Kỳ để được hưởng những ưu đãi thương mại theo CBTPA Vải Hoa Kỳ và khu vực đáp ứng tiêu chuẩn hưởng ưu đãi CBTPA thường đắt hơn các vải tương tự

Trang 27

tiếp tục là nguồn cung đối với các loại

quần áo sản xuất hàng loạt có hàm

lượng lao động tối thiểu và đối với

các đơn hàng có vòng quay gấp.

sản xuất từ các nước châu á.

Vận chuyển- Có những ưu thế do gần với thị trường Hoa Kỳ Những ưu đãi đặc biệt: được nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ theo CBERA.

ANDEAN

Tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của

Hoa Kỳ có thể giảm nhưng vẫn là một

nguồn cung cấp ngách (niche) cho thị

trường này.

Những ưu đãi đặc biệt- Luật Hoa

Kỳ ban hành tháng 8/2002 dành cho hàng quần áo nhập khẩu từ các nước thuộc khu vực vào thị trường này được miễn thuế khi sử dụng nguyên liệu vải và sợi khu vực.

Thổ nhĩ kỳ Vị trí là nguồn cung cho thị trường

Hoa Kỳ trong tưong lai chưa chắc

chắn Một số công ty cho rằng Thổ

nhĩ kỳ có thể là một nguồn cung cấp

hấp dẫn nếu nước này có hiệp định

mậu dịch tự do với Hoa Kỳ Một số ít

công ty cho rằng họ sẽ tiếp tục tăng

đặt hàng từ Thổ nhĩ Kỳ cho dù nước

này không có hiệp định khu vực mậu

dịch tự do với Hoa Kỳ.

Có thể tiếp tục là một nhà cung cấp

toàn cầu về vải bông.

Vật tư- Có nguồn cung cấp nội địa về bông thô, sợi và vải bông.

Những ưu đãi đặc biệt- Gần và được xuất khẩu miễn thuế vào thị trường EU.

Sản phẩm- Có ngành công nghiệp dệt dựa vào bông và ngành quần

áo hướng vào xuất khẩu lớn; Có khả năng cung ứng hàng quay vòng nhanh và hàng thời trang Vận chuyển – Thòi gian vận chuyền tới thị trường Hoa Kỳ tương tự như từ Đông á.

Israel và

Jordan

Israel vẫn có thể tiếp tục là một nguồn

cung cấp ngách (niche) về hàng quần

áo lót và mặc trong nhà.

Jordan sẽ vẫn là một nhà cung cấp

ngách cho loại quần áo phải chịu mức

thuế nhập khẩu cao của Hoa Kỳ, như

là các quần áo sợi tổng hợp Tuy

nhiên, việc mua hàng từ Jordan có thể

bị ảnh hưởng bởi kết quả các cuộc

đàm phán thương mại tự do với các

nước ở Tây bán cầu Nếu hiệp định

thương mại tự do Hoa Kỳ-Trung Mỹ

hay Khu vực mậu dịch tự do toàn

Lao động- Sản xuất ở Israel tự động hoá cao và chi phí lao động cao Chi phí lao động khá thấp ở Jordan.

Những ưu đãi đặc biệt- Theo Hiệp định thương mại tự do với Israel, Hoa Kỳ đã lập ra chương trình “khu công nghiệp được hưởng lợi” với Jordan và Israel Chương trình này dành ưu đãi miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ đối với những hàng dệt may đủ tiêu chuẩn hưởng lợi.

Trang 28

Châu Mỹ (FTAA) cho phép nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ quần áo được sản xuất ở những nước này bằng vải trong khu vực hay từ nước thứ ba thì các công ty Hoa Kỳ có thể chuyển hướng sang mua từ khu vực này thay cho mua từ các nguồn xa như Jordan.

Nguồn: Đánh giá của Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC) dựa trên kết quả phỏng vấn các đại diện của các công ty nhập khẩu và bán lẻ quần áo và dệt may Hoa Kỳ, các nhà sản xuất và đầu tư dệt may nước ngoài, và các quan chức chính phủ nước ngoài.

Trong những tháng đầu năm 2008, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ giảm1,8% so với cùng kỳ, từ 11,7 tỷ USD xuống còn 11,5 tỷ USD trong 2 thángđầu năm 2008 Nhập khẩu từ Trung quốc trong 2 tháng trên giảm 6,8% xuốngcòn 3,4 tỷ USD Tuy nhiên, so với một năm trước, thị phần của Trung Quốctrên thị trường hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ chỉ giảm 1%, vẫn còn chiếm

ở mức cao 32.70%.Nhập khẩu từ Việt nam tăng mạnh tới 45%, đạt 825 triệu

và thay thế Mexico trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 vào thị trường Mỹ.Indonesia, nhà cung cấp lớn thứ 5 giảm nhẹ 0,1%, còn 683 triệu USD.Mexico giảm 10,2% xuống còn 616 triệu USD Nhập khẩu từ Ấn độ, nướcđứng thứ 3 trong số các nhà nhập khẩu vào Hoa kỳ, trong giai đoạn tháng 1-2/2008 tăng 4,1% lên 598 triệu USD Thái lan và Philippin lần lượt giảm2,8% và 12,5% xuống còn 295 và 251 triệu USD Đồng thời, nhập khẩu từcác nước thành viên Asean tăng 8,7% so với cùng kỳ, đạt 2,6 tỷ USD, tronglúc nhập khẩu từ các nước CAFTA giảm nhẹ 0,1% xuống còn 1,2 tỷ USDtrong 2 tháng đầu năm 2008

2.1.1.4 Thực trạng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ đối với hàng dệt may

Việt Nam

Trước năm 1994, do ảnh hưởng về mặt chính trị, Mỹ cấm vận Việt Nam,nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ luôn bằng 0 Năm 1994, lần đầutiên Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ với kim ngạch xấp xỉ 3 triệu

Trang 29

Việt Nam chỉ xuất cảng được xấp xỉ 50 triệu đô la Mỹ hàng dệt may vàoHoa Kỳ vào năm 2001 vì thuế nhập cảng cao Kể từ khi có Hiệp định thươngmại song phương (BTA) năm 2001, hàng dệt may Việt Nam được hưởng mứcthuế Quan hệ thương mại bình thường (NTR), hay còn gọi là mức thuế Tối

Trang 30

huệ quốc (MFN) Mức thuế tối huệ quốc đối với hàng dệt may nằm trongphạm vi từ dưới 5% đến 15% Chính nhờ được hưởng mức thuế ưu đãi này

mà nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002 tăng vọt lên mức 951,72triệu USD, gấp hơn 19 lần so với năm 2001 và tiếp tục tăng lên mức 2.484,26triệu USD năm 2003

Hàng dệt may không được đề cập trong Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ.Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng mức nhập khẩu này có khả năng gây rối loạn thịtrường dệt may Mỹ nên đòi hỏi Việt Nam phải thương lượng về hạn ngạch ápdụng vào hàng dệt may Vào tháng 4 năm 2003, hai nước đã đạt được mộtthỏa hiệp về hàng dệt may Theo Hiệp định này, trị giá hàng dệt may quản lýbằng hạn ngạch năm 2003 gồm 25 nhóm hàng và 38 mặt hàng cụ thể sau:

334/335 Áo khoác nam nữ chất liệu bông Tá 675.000 338/339 Sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông Tá 14.000.000 340/640 Sơmi nam dệt thoi chất liệu bông và sợi Tá 2.000.000 341/641 Sơmi dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 762.698 342/642 Váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 554.654

347/348 Quần nam nữ chất liệu bông Tá 7.000.000 351/651 Quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 582.000 352/652 Đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo Tá 1.850.000

620 Vải bằng sợi filamăng tổng hợp khác m2 6.364.000

638/639 Áo sơmi nam nữ dệt kim chất liệu sợi tơ nhân

Trang 31

645/646 Aó len chất liệu sợi tơ nhân tạo Tá 200.000 647/648 Quần nam nữ chất liệu sợi nhân tạo Tá 1.973.318Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm (2% đối với cácsản phẩm từ len).

Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003 đến ngày 31/12/2004 Nếucác Bên không chấm dứt Hiệp định hoặc đàm phán lại Hiệp định trước ngày01/12/2004 hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi Việt Namgia nhập WTO, thì Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa.Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh (tăng lên) không quá 6% mộtnăm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạnngạch không thay đổi) Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể được điều chỉnhhàng năm bằng cách Mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo)hoặc Chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước),mặc dù vậy không có hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một nămbằng cách sử dụng những điều chỉnh linh hoạt nêu trên Phần Mượn trước sẽchiếm không quá 8% đối với các Cat 338/339 và 347/348, và chiếm khôngquá 6% cho tất cả các sản phẩm khác

Với mức hạn ngạch như trên được áp dụng từ 01/05/2003, tốc độ tăng kimngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không có sự đột phá mà tăng đềuđặn, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ từ năm 2003 đếnnăm 2006 lần lượt là 2.484,26 triệu USD; 2.719, 64 triệu USD; 2.880,54 triệuUSD và 3.396,09 triệu USD

Việc Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007 đã tạo ra một thuận lợilớn cho ngành dệt may Việt Nam Ngày 11/01/2007, tân Chủ tịch Uỷ banThực thi các hiệp định hàng dệt Hoa Kỳ (CITA) Matthew Priest đã tuyên bốchính thức huỷ bỏ hạn ngạch dệt may đối với hàng dệt may nhập khẩu từ ViệtNam theo các cam kết của WTO Do không còn bị không chế bởi hạn ngạch,các doanh nghiệp dệt may sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu theo nhu cầu thị

Trang 32

trường, theo các hợp đồng ký với các khách hàng nhập khẩu Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, dự đoán trước tình hình này, ngay khi hàng dệt may Việt Namđược xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu vào thị trường Mỹ, phía Mỹ đã đưa ra cơchế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam với mục đích lấy các sốliệu nhằm điều tra hàng dệt may Việt Nam có được bán phá giá vào Mỹ, gâyảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may của Mỹ hay không Cơ chế nàytập trung vào việc thu thập các số liệu cơ bản như: lượng hàng xuất khẩu, giátrị, đơn giá đối với 5 nhóm hàng chính bao gồm quần âu (cat 347/ 348/ 447/448/ 647/ 648/ 847), áo sơ mi (cat 338/ 339/ 340/ 341/ 438/ 440/ 638/ 639/640/ 641/ 838/ 840), đồ lót (cat 352/652/852), đồ bơi (cat 359-s/659-s) và áolen (cat 345/445/446/645/646/845) và tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởngcủa các nhóm hàng này đến ngành công nghiệp dệt may Mỹ định kỳ 6 thángmột lần Những mặt hàng được giám sát bởi cơ chế này có thể được điềuchỉnh trong tương lai tương ứng với các dữ liệu đầu vào nhận được từ các bênliên quan, các thay đổi trong thương mại hoặc được Uỷ ban giám sát mở rộngcác mã hàng và nhóm hàng căn cứ vào cơ cấu, lợi ích của ngành công nghiệpdệt may nội địa Có sự khác biệt lớn giữa quy chế giám sát hàng dệt may ViệtNam so với việc chống bán phá giá: đối với trường hợp áp dụng chống bánphá giá, Mỹ phải xác định được liệu hàng Việt Nam có sự phân biệt về giá ởcác thị trường khác nhau hay không và các nhà sản xuất của Mỹ chịu thiệt hại

từ sản xuất Việt Nam Tuy nhiên, quy chế này cũng ảnh hưởng rất lớn tới xuấtkhẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ vì quy chế này dẫn đến nhiều thủ tục,công đoạn giấy tờ phức tạp, hoặc đòi hỏi cửa khẩu mới nên sẽ trở thành gánhnặng đối với các nhà nhập khẩu dệt may của Mỹ

Trong 5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Namtăng thấp hơn so với kế hoạch, bình quân mỗi tháng chỉ đạt hơn 500 triệuUSD Các nhà nhập khẩu Mỹ cũng chậm trễ trong việc ký hợp đồng quý3/2007 với hàng dệt may Việt Nam vì lo ngại những phản ứng của cơ quan

Trang 33

quản lý phía Mỹ sẽ gây bất lợi cho việc nhập khẩu và kinh doanh hàng dệtmay Việt Nam

Một số công ty thành viên Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ(USD-ITA) đã xem xét lại việc tìm nguồn hàng từ Việt Nam Các nhà bán lẻthuộc Liên đoàn bán lẻ quốc gia (NRF) cũng đã hạn chế mức độ rủi ro caobằng cách hạn chế tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam, cắt giảm đáng kể hoặcchấm dứt hoàn toàn các đơn đặt hàng của họ từ cuối năm 2007

Trong khi đó, các nhà sản xuất tại Việt Nam lo ngại trước việc các đơnhàng giảm, yếu tố rủi ro cao, vì thế nên một số doanh nghiệp đã chuyển từviệc làm theo phương thức FOB trước đây sang gia công thuần túy Xét vềtổng thể, đây cũng là một thiệt hại lớn đối với ngành dệt may Việt Nam, saunhiều năm nỗ lực nâng cấp chuyển hình thức từ gia công thuần túy lênphương thức sản xuất FOB (tạm hiểu doanh nghiệp mua nguyên liệu và sảnxuất theo đơn đặt hàng dưới sự đồng ý của chủ hàng)

Mặc dù vậy, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm

2007 vẫn có mức tăng ấn tượng Tính chung cả năm 2007, lượng hàng dệtmay Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tăng khoảng gần 30% so năm 2006, với giátrị tuyệt đối lên đến gần 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 56% trong tổng kim ngạchxuất khẩu dệt may của Việt Nam Tất cả 5 Cat hàng dệt may bị áp dụng cơchế giám sát không có biểu hiện nào đáng lo ngại và phía Mỹ cũng tuyên bốchưa bán phá giá vào thị trường Mỹ

Đến đầu năm 2008, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì chương trình giám sát Quyếtđịnh mới đây cho thấy, Mỹ không giảm bớt số mặt hàng nằm trong diện giámsát và cũng không nêu các tiêu chí, điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiệnđiều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam Cơ chế giám sát này sẽđược duy trì đến hết năm 2008 Mỹ sẽ tiến hành 2 lần đánh giá số liệu hàngxuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ vào tháng 3 và tháng 8

Mặc dù vậy, theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan, kim ngạch xuất

Trang 34

khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong quý I/2008 đạt 1,1 tỷ USD, tăng 19% sovới cùng kỳ năm trước.

Quý I vừa qua, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp hàng dệt may lớn thứ

7 về khối lượng và đứng thứ 3 về trị giá vào thị trường Mỹ Tính theo khốilượng thì hàng dệt may của Việt Nam chiếm 3,45% thị phần hàng dệt may tại

Mỹ Nếu tính theo trị giá nhập khẩu thì hàng dệt may của Việt Nam chiếm tới5,5%

Hình 2.3: Thị phần hàng dệt may tại Mỹ (% tính theo trị giá)

Trong 3 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu các nhóm mặt hàng của Mỹ từViệt Nam đều có mức tăng trưởng khá như nhóm 30 tăng 31,08%; 31 tăng31,36%; 32 tăng 10,37%60 tăng 32,24%; 61 tăng 36,52% mặc dù cũng cómột vài nhóm có khối lượng nhập khẩu giảm như 11 giảm 14,08%; 14 giảm0,46%; 40 giảm 2,31%; 41 giảm 2,33% và một vài nhóm 80, 81 và 62 Tuynhiên, mức độ sụt giảm nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam ở cácnhóm này đều ở mức thấp và các nhóm này đều có khối lượng nhập khẩuthấp, nên không ảnh hưởng nhiều đến tình hình nhập khẩu hàng dệt may của

Mỹ từ Việt Nam Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam ở các nhómhàng chính vẫn tăng trưởng khá

Ở nhóm hàng 30 (các sản phẩm cotton): Nhập khẩu các Cat.334/335 của

Mỹ từ Việt Nam tăng trưởng mạnh, tăng lần lượt 153,82% và 128,93% so vớicùng kỳ năm ngoái đạt 7,5 triệu USD và 34,9 triệu USD Nhập khẩu Cat.336

Trang 35

của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng khá, tăng 35% đạt 28,3 triệu USD Trong khitổng nhập khẩu áo thun và áo sơ mi của Mỹ giảm nhưng nhập khẩu các mặthàng này của Mỹ từ Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, với các mức tăng trưởnglần lượt là 22,65%; 41,97%; 12,75% và 43% đối với các Cat.338, 339, 340,

341 Tương tự, nhập khẩu Cat.347/348 của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng trưởngkhá

Đối với các mặt hàng sử dụng chất liệu nhân tạo (nhóm 60): Nhập khẩucác mặt hàng có thế mạnh từ Việt Nam của Mỹ cũng tăng khá Nhập khẩu cácCat.638/639 tăng tới 123% và 174%; Cat.347/348 tăng 73% và 25% Bêncạnh đó nhập khẩu các Cat.641/642/643 cũng tăng khá mạnh Ngoài ra, nhậpkhẩu Cat.334/335 của Mỹ từ Việt Nam lại giảm nhẹ giảm lần lượt 28% và4,25%

Ngày 06/05/2008, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khẳng định không có đủ

bằng chứng để tiến hành điều tra bán phá giá đối với mặt hàng dệt may xuất

khẩu của Việt Nam Trong thông cáo báo chí, DOC cho biết trong đợt xem

xét thứ hai về dữ liệu của 5 nhóm sản phẩm dệt may của Việt Nam gồm quầndài, áo sơ mi, đồ lót, quần áo bơi và áo len nhập khẩu vào thị trường Mỹ trongthời gian 6 tháng, từ 8/2007 đến 1/2008, DOC nhận thấy cả 5 nhóm sản phẩmnày đều không có dấu hiệu bán phá giá, do vậy không đe dọa tới sự cạnhtranh của các công ty dệt may nội địa Mỹ Giá cả của các sản phẩm dệt may

nhập khẩu từ Việt Nam đều ngang với mức giá của các nhóm hàng hóa tương

tự nhập từ các bạn hàng khác của Mỹ như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia,Pakistan, Thái Lan, Campuchia, Ma Cao, Malaysia và Phiippines và các nướckhu vực Trung Mỹ và trong nhiều trường hợp thậm chí còn cao hơn Kết luậnnày của DOC đã giúp củng cố lòng tin của các nhà nhập khẩu Mỹ đối vớihàng dệt may Việt Nam Tuy nhiên, cơ chế giám sát vẫn tiếp tục gây nhiều tácđộng bất lợi đối với hàng dệt may trong năm 2008

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cũng đang gặp không ít khó khăn

Trang 36

trước những rào cản thương mại do các đối tác đặt ra trong đó có vấn đề môitrường Các nhà nhập khẩu đang quan tâm nhiều đến tiêu chuẩn“xanh”,

“sạch” đối với sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm Tiêuchuẩn Greentrade Barrer – ( tiêu chuẩn thương mại “ xanh”) cũng chính là ràocản thương mại“ xanh” Rào cản này được áp dụng đối với sản phẩm dệt may

là đòi hỏi các sản phẩm may mặc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh tháiquy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môitrường trong quá trình sản xuất

Quy định về nhãn mác hàng hoá đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thịtrường Hoa Kỳ cũng làm cho xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặpnhiều khó khăn Ví dụ như hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Mỹđều phải được dán mác hàng hoá, ghi rõ tên sản phẩm, tên và hàm lượng củaloại sợi chiếm hơn 5% về khối lượng trong thành phẩm cuối cùng Bất kỳ sảnphẩm len nào chứa sợi len ngoại trừ thảm và các thành phẩm khác được sảnxuất từ 20 năm trước khi nhập khẩu phải được dán nhãn mác rõ ràng theo quyđịnh của đạo luật về nhãn mác sản phẩm len năm 1939

Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam

Các biện pháp từ phía của Chính phủ

Chính phủ đã rất tích cực tham gia đàm phán để giảm thiểu các rào cảnthương mại Trước hết, đó là nỗ lực về mặt chính trị khi Việt Nam bìnhthường hoá quan hệ với Mỹ vào năm 1995 Việt Nam đã bước đầu có thể xuấtkhẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ Tiếp đó là hiệp định thương mại Việt - Mỹ

có hiệu lực năm 2001 cho phép hàng dệt may Việt Nam hưởng mức thuế tốihuệ quốc (MFN), thấp hơn nhiều so với mức thuế thông thường và là mứcthuế phổ biến mà Mỹ áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu từ nướcngoài.Gần đây nhất là việc gia nhập WTO, giúp cho hàng dệt may Việt Nam

Trang 37

nhập khẩu vào thị trường Mỹ được chính thức dỡ bỏ hạn ngạch từ ngày11/01/2007.

Chính phủ cũng đưa ra được những biện pháp đối phó với các rào cản mà

Mỹ dựng lên khi xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh

Để thực hiện Hiệp định dệt may ngày 28 tháng 4 năm 2003, Bộ thươngmại có văn bản số 0962/TM-XNK hướng dẫn thực hiện, theo đó các doanhnghiệp phải báo cáo chi tiết, chính xác về năng lực và quy mô sản xuất củamình để làm cơ sở đối chiếu hạn ngạch và cấp hạn ngạch hàng dệt may xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ năm 2003 Văn bản quy định các mẫu và nội dung hồ sơgồm các chứng từ: đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may sangHoa kỳ, hợp đồng xuất khẩu (hoặc gia công hàng xuất khẩu), hoá đơn thươngmại, bảng kê đóng gói hàng…Văn bản nghiêm cấm các doanh nghiệp xuấtkhẩu hàng dệt may sử dụng giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may để xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam để xuất khẩu hàng hoá của nước khác hoặcdùng visa của nước khác xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

Ngày 27/05/2003, bộ Kế hoạch đầu tư, bộ Công nghiệp và bộ Thương mạicũng có Thông tư liên tịch quy định cụ thể việc phân giao hạn ngạch: dành 65

- 70% hạn ngạch cho những thương nhân đã xuất khẩu trong năm 2002 và 3tháng đầu năm 2003; dành 23 - 28% cho thương nhân có năng lực sản xuất,năng lực xuất khẩu; 3% ưu tiên cho những thương nhân ký hợp đồng sản xuất

và xuất khẩu trực tiếp với các tập đoàn nhập khẩu, phân phối lớn của Mỹ;dành 7% hỗ trợ các thương nhân sử dụng vải sản xuất trong nước để sản xuấthàng xuất khẩu, hỗ trợ thương nhân thuộc vùng kinh tế khó khăn có năng lựcsản xuất và hợp đồng xuất khẩu

Nhằm thực hiện việc xuất khẩu theo đúng mức hạn ngạch, Bộ Thương mạicũng đã đưa mại ra thông tư 03/2003 hướng dẫn việc cấp VISA hàng dệt mayxuất khẩu sang Mỹ Các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đếnVISA và C/O vì đây là những thứ dễ bị làm giả và nếu các doanh nghiệp

Trang 38

không cảnh giác thì sẽ phải gánh phần thua thiệt Về mức phí hạn ngạch, BộThương mại đưa ra mức tối đa bằng 50% phí hạn ngạch vào EU, với các cat.không quá nóng là 1/3 phí hạn ngạch EU Toàn bộ phí sẽ được đưa vào quỹ

hỗ trợ xuất khẩu.

Khi Mỹ áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may đầu năm 2007, để đảm bảokiểm soát được các Cat hàng bị giám sát bởi bộ Thương mại Mỹ, trong thờigian chờ nối mạng điện tử giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan ViệtNam, liên bộ tạm thời cấp giấy phép xuất khẩu (E/L) cho một số chủng loạihàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo quy định tại thông báo 0616/BTM-

DM ngày 29/12/2006

Những thương nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này baogồm thương nhân có gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có giấy phépđầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã đăng ký mã số kinhdoanh xuất nhập khẩu, được cấp E/L; thương nhân có năng lực sản xuất hàngdệt may chưa có mã số nhà sản xuất (MID) đăng ký với các phòng quản lýxuất nhập khẩu khu vực để được cấp mã số MID; thương nhân thương mạikhông có năng lực sản xuất hàng dệt may phải có hợp đồng ký kết với cơ sởsản xuất và kê khai tên nhà sản xuất/mã số MID của hàng do mình xuất khẩukhi đăng ký xuất khẩu

Thông tư cũng quy định, với những thương nhân vi phạm luật pháp, cácquy định hiện hành về thực hiện xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ (về xuất xứhàng hoá, hồ sơ, năng lực sản xuất, chủng loại hàng thực xuất ) sẽ bị xử lýtuỳ theo mức độ vi phạm như thu hồi E/L, C/O, đình chỉ không cấp phépchủng loại quản lý, không cho phép xuất khẩu tất cả các chủng loại hàng dệtmay vào Hoa kỳ, không cho phép xuất khẩu tất cả các chủng loại hàng dệtmay đi các nước, phạt tiền theo quy định của nhà nước hoặc theo quy địnhkhác của pháp luật Tuy nhiên, hình thức cấp giấy phép xuất khẩu này làmcho thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam trở nên

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Kim Chi (2003), “Chính sách thương mại của Hoa Kỳ thời kỳ sau năm 1990”, Luận văn tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thương mại của Hoa Kỳ thời kỳ sau năm 1990”
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Chi
Năm: 2003
2. Đinh Quý Độ (chủ biên) (2000), “Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh”, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh”
Tác giả: Đinh Quý Độ (chủ biên)
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2000
3. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2001), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 1, NXB thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh doanh quốc tế”
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên)
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 2001
4. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2003), “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, tập 2, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình kinh doanh quốc tế”
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Hường (chủ biên)
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2003
5. PGS.TS Võ Thanh Thu (2001), “Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ”
Tác giả: PGS.TS Võ Thanh Thu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
6. Dự án STAR Việt Nam phối hợp cùng viện Quản lý kinh tế trung ương (2003), “Báo cáo kinh tế 2002 – đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kinh tế 2002 – đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
Tác giả: Dự án STAR Việt Nam phối hợp cùng viện Quản lý kinh tế trung ương
Năm: 2003
7. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2003), “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”
Tác giả: Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 2003
8. Viện nghiên cứu thương mại (2005), “Rào cản trong thương mại quốc tế”, NXB thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rào cản trong thương mại quốc tế”
Tác giả: Viện nghiên cứu thương mại
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 2005
10. Trung tâm từ điển học (2007), “Từ điển tiếng Việt 2008”, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Từ điển tiếng Việt 2008”
Tác giả: Trung tâm từ điển học
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2007
11. Ed: Spencer Henson, John S.Wilson (2005), “The WTO and technical barriers to trade”, Cheltenham – Northampton: Edward Elgar Sách, tạp chí
Tiêu đề: The WTO and technical barriers to trade
Tác giả: Ed: Spencer Henson, John S.Wilson
Năm: 2005
12. World trade organization (2004), “Technical barriers to trade”, Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technical barriers to trade”
Tác giả: World trade organization
Năm: 2004
13. WTO (2007), “Best practices & Guide book to the management of notification authorities and National enquiry points under the WTO TBT and SPS agreement” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Best practices & Guide book to the management of notification authorities and National enquiry points under the WTO TBT and SPS agreement
Tác giả: WTO
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5204 Cotton sewing thread, whether or not put up for retail sale: - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
5204 Cotton sewing thread, whether or not put up for retail sale: (Trang 13)
Bảng 2.1 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2008) - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.1 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2008) (Trang 13)
Bảng 2.1 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2008) - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.1 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2008) (Trang 13)
Bảng 2.2: Các bước điều tra chống bán phá giá (AD) - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.2 Các bước điều tra chống bán phá giá (AD) (Trang 17)
Bảng 2.2: Các bước điều tra chống bán phá giá (AD) - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.2 Các bước điều tra chống bán phá giá (AD) (Trang 17)
Thời hạn và các bước điều tra chống trợ cấp được quy định như trong bảng sau: - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
h ời hạn và các bước điều tra chống trợ cấp được quy định như trong bảng sau: (Trang 18)
Tình hình nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
nh hình nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ (Trang 22)
Hình 2.1: Tổng kim ngạch dệt may của Mỹ (thời kỳ 1990 – 2007) - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Hình 2.1 Tổng kim ngạch dệt may của Mỹ (thời kỳ 1990 – 2007) (Trang 22)
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ từ một số nước xuất khẩu chính - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ từ một số nước xuất khẩu chính (Trang 23)
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ từ - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ từ (Trang 23)
Hình 2.2: Nhập khẩu quần áo của Mỹ từ Việt Nam tính theo triệu USD, 10 năm (1998-2007) - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Hình 2.2 Nhập khẩu quần áo của Mỹ từ Việt Nam tính theo triệu USD, 10 năm (1998-2007) (Trang 29)
Hình 2.2: Nhập khẩu quần áo của Mỹ từ Việt Nam tính theo triệu USD, - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Hình 2.2 Nhập khẩu quần áo của Mỹ từ Việt Nam tính theo triệu USD, (Trang 29)
Bảng 2.6: Các mặt hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.6 Các mặt hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch (Trang 30)
Bảng 2.6: Các mặt hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.6 Các mặt hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch (Trang 30)
Hình 2.3: Thị phần hàng dệt may tại Mỹ (% tính theo trị giá) - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Hình 2.3 Thị phần hàng dệt may tại Mỹ (% tính theo trị giá) (Trang 34)
Hình 2.3: Thị phần hàng dệt may tại Mỹ (% tính theo trị giá) - Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Hình 2.3 Thị phần hàng dệt may tại Mỹ (% tính theo trị giá) (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w