1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

97 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MAI C¤NG ¦íC VI£N N¡M 1980 VÒ HîP §åNG MUA B¸N HµNG HãA QUèC TÕ Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LAN NGUYÊN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Mai MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VÀ ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 5 1.1. Tổng quan về Công ước viên năm 1980 5 1.1.1. Định nghĩa và mục đích của Công ước 5 1.1.2. Sơ lược về lịch sử Công ước Viên 1980 6 1.1.3. Quá trình tham gia Công ước viên 7 1.1.4. Thành công của Công ước viên 1980 9 1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo các nguồn 16 1.2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 16 1.2.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 19 1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 20 Chương 2: NỘI DUNG CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC ĐẾN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23 2.1. Nội dung của Công ước viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 23 2.1.1. Về phạm vi áp dụng của Công ước 23 2.1.2. Về xác lập hợp đồng trong Công ước 24 2.1.3. Về mua bán hàng hóa 28 2.1.4. Các quy định cuối cùng . 37 2.2. Ảnh hưởng của Công ước viên năm 1980 đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam 47 2.2.1. Luật áp dụng cho hợp đồng 47 2.2.2. Hiệu lực của hợp đồng 48 2.2.3. Giao kết hợp đồng 49 2.2.4. Đề nghị giao kết hợp đồng 50 2.2.5. Chấp Nhận giao kết hợp đồng 51 2.2.6. Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng 52 2.2.7. Hình thức của hợp đồng 54 2.2.8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 56 Chương 3: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM 60 3.1. Sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập Công ước viên 1980 60 3.1.1. Những lợi ích của việc Việt Nam gia nhập CISG 63 3.1.2. Bất lợi của Việt Nam khi tham gia Công ước Viên 73 3.2. Những đề xuất, kiến nghị về việc Việt Nam gia nhập Công ước viên năm 1980 76 3.2.1. Đề xuất Việt Nam nên tham gia Công ước Viên 1980 76 3.2.2. Đề xuất thời gian chuẩn bị phù hợp cho việc gia nhập CISG 79 3.3. Kiến nghị một số giải pháp cho việc Việt Nam gia nhập CISG 81 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDSVN: Bộ luật dân sự Việt Nam CISG: Công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế EC: Ủy ban châu Âu HĐMBHH: Hợp đồng mua bán hàng hóa ICC: Phòng Thương mại quốc tế ITC: Trung tâm Thương mại Quốc tế UCC: Bộ luật thương mại thống nhất UNCITRAL: Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế UNIDROIT: Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ước Viên năm 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một trong những công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, với 83 nước thành viên (tính đến thời điểm hiện nay), ước tính CISG điều chỉnh khoảng 3/4 giao dịch thương mại quốc tế. Công ước này đã thống nhất hóa và khắc phục được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đem lại sự công bằng cho các thương vụ mua bán quốc tế. Đáng tiếc Việt Nam hiện nay vẫn chưa phải thành viên của CISG, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc chưa nhiều, chưa có nhiều thông tin về CISG, và chưa được hưởng nhiều lợi ích rõ ràng từ Công ước này trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế của mình. Việc nghiên cứu về Công ước này là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện tại, khi mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Công ước Viên năm 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng trong thời điểm hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Trên thế giới, hầu hết các cường quốc thương mại trên thế giới trong đó có nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt nam đều đã gia nhập Công ước Viên như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc… còn tại khu vực châu Á là các quốc gia mới gia nhập như Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc Công ước Viên 1980 trở thành nguồn luật 2 của tất cả những quốc gia này và được khuyến khích sử dụng cho mọi giao dịch thương mại quốc tế có thể thấy có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, tác giả nghiên cứu luận văn mong muốn nghiên cứu, phân tích những nội dung cơ bản của CISG và đưa ra những đề xuất, kiến nghị về việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các giải pháp cụ thể cho việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 thông qua đó thúc đẩy việc gia nhập Công ước viên năm 1980 của Việt Nam trong thời gian tới. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu lãm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về ký kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, hàng hoá trong hợp đồng, việc chuyển rủi ro, bồi thường thiệt hại,…; Những đề xuất và kiến nghị về vấn đề Việt Nam gia nhập Công ước viên năm 1980 - Về phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài thuộc chuyên ngành luật Tư pháp quốc tế, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây: Nghiên cứu những nội dung cơ bản của „Công ước Viên năm 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”; sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập Công ước viên 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như đề ra các giải pháp, những kiến nghị thúc đẩy việc gia nhập CISG của Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung của Luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên nền tảng phương pháp luận đó, tác giả áp dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp hệ thống, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp 3 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Trong quá khứ, ngay tại thời điểm Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực (năm 1989), ở Việt Nam những chuyên gia và các nhà nghiên cứu pháp luật đã bắt đầu có những nghiên cứu về Công ước này và những lợi ích của Việt Nam khi tham gia Công ước. Từ góc độ các cơ quan quản lý Nhà nước, cần phải kể đến nghiên cứu của TS Đinh Thị Mỹ Loan và các cán bộ nghiên cứu thuộc Vụ Pháp chế Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương) về vấn đề này. Nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích nổi trội mà Công ước có thể mang lại cho hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này. Từ đó, nghiên cứu đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nhanh chóng tham gia Công ước này. Tiếc rằng sau đó, trong bối cảnh đổi mới kinh tế khó khăn, phức tạp, Chính phủ đã không dành ưu tiên cho công việc này. Gần đây hơn, năm 2007, trong khuôn khổ Dự án “Nâng cấp Hệ thống pháp lý thương mại đa phương của Việt Nam” do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) tiến hành với sự hỗ trợ của Ủy ban châu Âu (EC), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), phối hợp với các Bộ ngành liên quan (Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Tổng Cục Hải quan, Đoàn Luật sư Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội và Đại học Ngoại thương), nhóm nghiên cứu đã tiến hành rà soát khoảng 200 Điều ước thương mại quốc tế quan trọng trên thế giới và đánh giá khả năng Việt Nam tham gia các Công ước này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu CISG, học viên tiếp cận ở một góc độ hoàn toàn mới cụ thể như: Thứ nhất, Việt Nam vẫn cần tăng cường tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực thương mại. Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế là một trong số các điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất mà Việt Nam được khuyến nghị phê chuẩn trong thời gian sớm nhất có thể. 4 Thứ hai, Khẳng định bản chất tiến bộ, dân chủ và ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế của pháp luật dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Thông qua đó, đề cao vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, góp phần ổn định các quan hệ xã hội dân sự, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới đất nước. Thứ ba, Gia nhập Công ước không chỉ góp phần hiện thực hóa chủ trương hội nhập quốc tế một cách tích cực, chủ động và toàn diện của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nội tại của quan hệ kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài mà còn nâng cao vai trò của Việt Nam trong hoạt động hài hóa hóa pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế. 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn: Luận văn đã đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và ảnh hưởng của Công ước đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, học viên đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị về việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các giải pháp cụ thể cho việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 thông qua đó thúc đẩy việc gia nhập Công ước viên năm 1980 của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương sau: - Chương 1: Tổng quan về Công ước Viên 1980 và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. - Chương 2: Những nội dung của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và ảnh hưởng của Công ước đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. - Chương 3: Sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số giải pháp cho việc gia nhập. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VÀ ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về Công ước viên năm 1980 1.1.1. Định nghĩa và mục đích của Công ước - Định nghĩa: Theo ngôn ngữ tập quán, Công ước Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (“Công ước” hay là “CISG”) là một hiệp ước hay bản hợp đồng có tính chất ràng buộc giữa các nước. Nó thiết lập một loạt những quy tắc điều chỉnh những mặt cụ thể trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại giữa người bán và người mua mà trụ sở thương mại của họ ở các nước khác nhau. Bằng việc thừa nhận nó, một nước sẽ cam kết với các nước khác cũng thừa nhận Công ước này sẽ thừa nhận các quy tắc của Công ước như một phần của pháp luật nước đó. - Mục đích: Mục đích của CISG là tạo thuận lợi và hiệu quả cho việc mua bán nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, hàng chế tạo trong thương mại quốc tế. Nếu không có Công ước sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến sự không chắc chắn và các tranh chấp. Luật mua bán hàng hóa ở các nước khác nhau thì thường là khác nhau. Trong giao dịch quốc tế, thường xảy ra vướng mắc về vấn đề luật nước nào sẽ điều chỉnh. Khi vướng mắc này xảy ra, các bên sẽ không chắc chắn về quyền và nghĩa vụ của mình. Sự không chắc chắn này tạo nên sự không hiệu quả và ý chí không tốt. CISG chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quá trình tạo lập và giải thích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nó cũng cung cấp các quy tắc điều chỉnh nghĩa vụ và các biện pháp khắc phục của các bên trong giao dịch nói trên. CISG không hạn chế sự tự do của người bán và người mua trong việc soạn thảo hợp đồng cho phù hợp với điều kiện của họ. Nhìn chung, bạn được tự do sửa đổi các quy tắc của Công ước hoặc chấp nhận có áp dụng Công ước hay không. [...]... Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hoá chính là hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (MBHHQT) trước hết là một hợp đồng mang đầy đủ đặc trưng của một hợp đồng mua bán hàng hoá, nhưng có thêm yếu tố quốc tế Tính quốc tế của hợp đồng MBHHQT có thể được xác định bằng nhiều cách, được công nhận cả trên phạm vi luật pháp quốc tế và phạm vi luật pháp quốc gia... Hội đồng tương trợ kinh tế (ĐKCGHSEV 1968/1988) điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế - Một điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực MBHHQT là công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế ngày 1/1 /1980 Đến nay đã có 74 nước phê chuẩn công ước này 20 - Quy tắc La Hay ngày 15/6/1955 về Luật áp dụng vào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế - Công ước Rôma về. .. QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Nội dung của Công ước viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Công ước này được ký kết ngày 11/4 /1980 tại Viên (Áo) Ban đầu ký kết chỉ có 6 quốc gia thành viên Số lượng các quốc gia phê chuẩn Công ước ngày càng tăng lên và đến nay đã có trên 83 quốc gia thành viên Công ước Viên là nguồn luật chủ yếu để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện... mại quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực Ví dụ, một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế được Phòng Thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo và ban hành một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế là Incoterms 22 Chương 2 NỘI DUNG CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC ĐẾN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC...1.1.2 Sơ lược về lịch sử Công ước Viên 1980 Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) với nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Việc thống... thì quan điểm về các hợp đồng quốc tế nên được giải thích theo nghĩa rộng nhất, để loại trừ những trường hợp không liên quan đến yếu tố quốc tế, ví dụ khi tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia cụ thể Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hoá quốc tế những tài sản hữu hình, hợp đồng MBHHQT được định nghĩa: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng, trong đó... áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 bởi UNIDROIT (Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư) Unidroit đã cho ra đời hai Công ước La Haye năm 1964 là: - Công ước thứ nhất “Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình”, điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng) ; - Công ước thứ hai... tắc tự do về hình thức của hợp đồng Ngoài ra, Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế Công ước Viên được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Theo Điều 1, Công ước Viên chỉ coi trọng nơi đặt trụ sở thương mại chứ không chú ý tới quốc tịch của các bên tham gia hợp đồng Công ước được... hay không 6 Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964 Công ước Viên ra đời, được soạn thảo dựa trên hai Công ước La Haye, song có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản Công ước được thông qua tại Viên (Áo)... kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc 16 việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau” Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng MBHHQT đã gián tiếp định nghĩa loại hợp đồng này khi quy định trong Điều 1: Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các . về Công ước Viên 1980 và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. - Chương 2: Những nội dung của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và ảnh hưởng của Công ước đến hợp. bản của Công ước Viên năm 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ; sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập Công ước viên 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như. CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC ĐẾN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23 2.1. Nội dung của Công ước viên năm 1980

Ngày đăng: 10/07/2015, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w