Đặc điểm truyện thơ trữ tình Mường

227 1.5K 4
Đặc điểm truyện thơ trữ tình Mường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài : Đặc điểm truyện thơ trữ tình Mường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thò Thùy Trang PHỤ LỤC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Trang ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thò Ngọc Điệp suốt thời gian qua đã nhiệt tình, chu đáo chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi trong thời gian qua. Xin cảm ơn văn phòng Khoa Văn, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM; Các cấp lãnh đạo, Sở Giáo Dục - Đào tạo tỉnh An Giang, Trường THPT Chu Văn An - An Giang cùng gia đình và bạn bè… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tác giả luận văn. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1. Tổng quan về tộc người Mườngtruyện thơ trữ tình Mường 9 1.1. Vài nét về tộc người Mường 9 1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường 9 1.1.2. Nền kinh tế - xã hội - văn hóa Mường 12 1.2. Giới thiệu chung về truyện thơ trữ tình Mường 21 1.2.1. Về nền văn học dân gian Mường 21 1.2.2. Về truyện thơ trữ tình Mường 24 1.2.3. Các truyện thơ trữ tình Mường được khảo sát 29 Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường 39 2.1. Truyện thơ trữ tình Mường phản ánh bức tranh hiện thực Mường 39 2.1.1. Ca ngợi xứ sở Mường giàu đẹp, trù phú 39 2.1.2. Sự bóc lột, áp bức của chế độ lang đạo Mường 42 2.1.3. Cuộc sống xa hoa của tầng lớp lang đạo Mường 46 2.1.4. Tư tưởng trọng nam khinh nữ 50 2.1.5. Quyền thế cha mẹ trong tình yêu con trẻ 56 2.1.6. Một số phong tục, tập quán Mường 62 2.2. Truyện thơ trữ tình Mường mang đậm giá trò nhân đạo, nhân văn 65 2.2.1. Ca ngợi những con người nhân ái 65 2.2.2. Những mối tình cao đẹp 71 Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ tình Mường 91 3.1. Cốt truyện truyện thơ trữ tình Mường 91 3.1.1. Sự hình thành cốt truyện 91 3.1.2. Mô hình cốt truyện 98 3.1.3. Một số môtip thường gặp trong cốt truyện 104 3.2. Nhân vật truyện thơ trữ tình Mường 112 3.2.1. Nhân vật nữ chính 115 3.2.2. Nhân vật nam chính 122 3.3. Ngôn ngữ truyện thơ trữ tình Mường 125 3.3.1. Các biện pháp tu từ nổi bật 125 3.3.2. Các nhóm dòng thơ chức năng 130 3.3.3. Ý nghóa các con số trong truyện thơ trữ tình Mường 141 KẾT LUẬN 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHQG: Đại học Quốc gia Nxb: Nhà xuất bản KHXH: Khoa học xã hội THCN: Trung học chuyên nghiệp THPT: Trung học phổ thông TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTTT: Truyện thơ trữ tình VHDG: Văn học dân gian DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Sự phân tầng xã hội trong thể chế xã hội Mường 14 Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Mai Trí - Bùi Thiện sưu tầm và văn bản của Đinh Văn Ân sưu tầm 31 Bảng 1.3. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Bùi Thiện và văn bản của Minh Hiệu sưu tầm 34 Bảng 1.4. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Cao Sơn Hải sưu tầm và văn bản của Minh Hiệu sưu tầm 35 Bảng 3.1. So sánh sự gần gũi giữa lời thơ trong TTTT Mường và lời dân ca Mường 93 Bảng 3.2. Thống kê mô hình cốt truyện truyện thơ các dân tộc 100 Bảng 3.3. Thống kê tần số xuất hiện các con số trong TTTT Mường 141 MỤC LỤC Trang Phụ lục 1. Bảng tổng hợp các môtip xuất hiện trong truyện thơ trữ tình Mường 1 Phụ lục 2. Bảng thống kê tần số xuất hiện thủ pháp so sánh trong truyện thơ trữ tình Mường 3 Phụ lục 3. Bảng thống kê tần số xuất hiện biện pháp điệp trong truyện thơ trữ tình Mường 10 Phụ lục 4. Một số đoạn thơ đặc sắc trong truyện thơ trữ tình Mường 54 1. Ú t Lót - Hồ Liêu 54 2. Vườn hoa núi Cối 59 3. Nàng Ờm - Bồng Hương 67 4. Nàng Nga - Hai Mối 72 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các môtip trong truyện thơ trữ tình Mường 1 Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các môtip trong truyện thơ các dân tộc 2 Bảng 2.1. Bảng thống kê thủ pháp so sánh trong truyện thơ trữ tình Mường 3 Bảng 3.1. Bảng thống kê tần số biện pháp điệp xuất hiện trong truyện thơ trữ tình Mường 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống là vấn đề chung của các dân tộc thiểu số và cũng là vấn đề đặt ra đối với người Việt, trong bối cảnh mà các châu lục, quốc gia, tộc người, tôn giáo đều phải đối mặt với quá trình toàn cầu hóa và sự gia tốc của nó. Làm thế nào để hội nhập mà không hòa tan. Làm thế nào để giữ gìn được những đặc trưng văn hóa của từng tộc người. Vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc Mường có phần khác biệt hơn so với các dân tộc thiểu số khác trên đất Việt Nam . Vì người Mường vốn chung huyết thống, ngôn ngữ, văn hóa… với người Việt ở thời cận đại. Vì chung cội nguồn nên những cái gọi là tiến bộ, hiện đại hóa… rất dễ làm mất đi bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc độc đáo của tộc người Mường. Các giá trị văn hóa bản địa của người Mường cần phải được bảo vệ, đồng t hời phát huy những giá trị tinh hoa của dân tộc Mường còn sót lại trong văn hóa tộc người, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học dân gian (VHDG). Văn học dân gian là một mảng rất rộng, nó bao trùm tất cả các giá trị cổ xưa của tộc người Mường. Truyện thơ là loại hình văn học truyền m iệng rất phổ biến trong nền VHDG các dân tộc ở Việt Nam và cả ở Đông Nam Á. Truyện thơ chứa đựng những giá trị văn hóa lớn, những vấn đề đặc trưng của một dân tộc. Hiện nay việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa, văn học, đặc biệt là thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số đang đặt ra nhiều vấn đề cho ngành folklore học Việt Nam. Những biến đổi về ki nh tế - văn hóa - xã hội thời kỳ đổi mới đang gia tăng gấp bội nguy cơ thất tán, mai một những sáng tạo văn học quý giá này. Đó là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm truyện thơ trữ tình Mường” với m ong muốn góp phần giữ gìn, phát huy di sản văn hóa truyện thơ của dân tộc Mường, cũng chính là làm giàu thêm vốn văn hóa truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam. [...]... tộc người Mườngtruyện thơ trữ tình Mường Chương 2 Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ tình Mường Ngoài ra còn có Thư mục tham khảo và 4 phần phụ lục sau: Phụ lục 1 Bảng tổng hợp các môtip xuất hiện trong truyện thơ trữ tình Mường Phụ lục 2 Bảng thống kê tần số xuất hiện của biện pháp nghệ thuật so sánh trong truyện thơ trữ tình Mường Phụ... điệp ngữ trong truyện thơ trữ tình Mường Phụ lục 4 Một số đoạn thơ tiêu biểu của truyện thơ trữ tình Mường CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI MƯỜNGTRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG Mục đích của chương này là phác qua một cái nhìn tổng quát về người Mường ở Việt Nam và bộ phận TTTT Mường trong đó có bốn truyện thơ mà luận văn chọn làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp 1.1.Vài nét về tộc người Mường: 1.1.1 Quá... sau: Nhóm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các dân tộc Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân gian các dân tộc Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện Nôm Việt Bốn truyện thơ chọn khảo sát trong luận văn thuộc “Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân... truyện Nôm chỉ là một bộ phận của thể loại truyện thơ vì “trong cái giới hạn phát triển tự nhiên của truyện thơ thì truyện Nôm chỉ là một lát cắt đồng đại”[97, tr 31] nhưng lại là thành tựu đỉnh cao về mọi phương diện của truyện thơ nói chung[97, tr 31] Tên gọi truyện Nôm” và truyện thơ Nôm” chỉ là một và cách gọi truyện thơ Nôm” nhằm nhấn mạnh hình thức thơ ca Truyện thơ = truyện Nôm (Kinh) + truyện. .. Linh nhận xét về truyện thơ Mường như sau: Truyện thơ Mường rất gần gũi với ca dao dân ca Tác giả dân gian đã tiếp thu những giá trị tự sự và giá trị trữ tình của các loại hình VHDG khác, kết hợp thành thể loại truyện thơ đặc sắc… Có thể nói truyện thơ Mường là khâu chuyển tiếp từ VHDG sang văn học thành văn Cũng có thể nói truyện thơ Mường là bước phát triển cao nhất của văn hoc dân tộc Mường trước 1945…... chúng tôi có cái nhìn tổng thể về TTTT Mường, là cơ sở nghiên cứu kỹ hơn về bốn truyện thơ chọn khảo sát cả về đặc điểm nội dung và thành tựu nghệ thuật Bên cạnh đó, công tác sưu tầm truyện thơ Mường được quan tâm hơn so với truyện thơ các dân tộc ít người khác Với sự ra đời của các công trình về truyện thơ Mường như: Truyện thơ Mường năm 1963, Nxb Văn Học được Minh Hiệu - Hoàng Anh Nhân giới thiệu; Tráng... 155] Các truyện thơ nổi tiếng như: Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm - Bồng Hương, Con Côi, Vườn hoa núi Cối… và còn nhiều thể loại khác 1.2.2 Về truyện thơ trữ tình Mường: Xuất phát từ tên gọi của khái niệm, có thể định nghĩa như sau: Truyện thơ là phương thức tự sự bằng văn vần giàu chất thơ Cấu trúc của nó là sự kết hợp giữa truyện dân gian và thơ dân gian Đó là truyện trong thơthơ trong... sự và trữ tình, dung lượng lớn, mang tính chất cố sự của truyện kể dân gian, biểu hiện dưới hình thức thơ ca với màu sắc trữ tình đậm Nhận định trên chứng tỏ: truyện thơ là một thể loại VHDG mang đầy đủ những đặc trưng của một tác phẩm tự sự đồng thời được bổ sung những yếu tố tạo nên chất thơ: vần, nhịp điệu… Khi nói đến truyện thơ có một thuật ngữ cũng rất quan tâm, đó là truyện Nôm Thuật ngữ Truyện. .. Tày + truyện thơ các dân tộc thiểu số (kể cả bộ phận còn lại của truyện thơ Tày) Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phân biệt: Truyện Nôm hữu danh - truyện Nôm khuyết danh: căn cứ vào tiêu chí tác giả Ví dụ: Truyện thơ hữu danh: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Tây sương (Lý Văn Phức)… Truyện thơ khuyết danh: Phạm Tải Ngọc Hoa, Phương Hoa, Thạch Sanh… Truyện Nôm bác học - truyện. .. Nhưng vấn đề truyện thơ trữ tình nêu lên có ý nghĩa phổ biến và có tính nhân đạo sâu sắc; đó là tiếng nói đấu tranh cho tình yêu tự do, một đòi hỏi chính đáng và cấp thiết của thế hệ trẻ trong xã hội cũ Năm 2003, trong một công trình nghiên cứu về Truyện thơ của Phan Đăng Nhật, nhằm phục vụ cho việc phân loại truyện thơ về đề tài tình yêu đôi lứa của các dân tộc thiểu số Tác giả chọn truyện thơ “Út Lót . người Mường và truyện thơ trữ tình Mường. Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường. Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ. 1.2.2. Về truyện thơ trữ tình Mường 24 1.2.3. Các truyện thơ trữ tình Mường được khảo sát 29 Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường

Ngày đăng: 11/04/2013, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan