Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam

102 1.6K 3
Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MAI HOA TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MAI HOA TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ GIANG THU HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 6 1.1. Tổng quan về mô hình Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam 6 1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần 6 1.1.2. Đặc điểm của mô hình Công ty cổ phần 7 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị của Công ty cổ phần 8 1.2. Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 21 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 21 1.2.2. Phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 23 1.2.3. Mức độ và nguyên nhân của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 28 Chương 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 32 2.1. Phương thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 32 2.1.1. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Thương lượng 33 2.1.2. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng trung gian Hòa giải 34 2.1.3. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Trọng tài 35 2.1.4. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Tòa án 40 2.2. Vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật trong Công ty cổ phần - nguyên nhân chính dẫn tới Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 43 2.2.1. Các quy định về góp vốn trong Công ty cổ phần 44 2.2.2. Ví dụ 1: Tranh chấp giữa các cổ đông của CTCP Du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ và Cáp Treo Vũng Tàu (VCCT) 46 2.2.3. Các quy định về chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần 49 2.3. Ví dụ 2: Rắc rối vụ chuyển nhượng cổ phần ở CTCP Cảng Đình Vũ – Hải Phòng 51 2.3.1. Các quy định về quản lý trong Công ty cổ phần 54 2.3.2. Ví dụ 3: Tranh chấp quyền quản lý ở CTCP Bông Bạch Tuyết 59 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ HƠN NHỮNG TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 68 3.1. Chính sách của Nhà nước Việt Nam và định hướng giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 68 3.2. Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết hiệu quả hơn Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 70 3.2.1. Nhóm giải pháp pháp lý 72 3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý nội bộ trong Công ty cổ phần 74 3.2.3. Nhóm giải pháp cho các phương thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 76 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LDN Luật Doanh nghiệp LCK Luật Chứng khoán CTCP Công ty cổ phần ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị BKS Ban kiểm soát TCNB Tranh chấp nội bộ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đánh dấu mốc cho công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta. Trọng tâm của công cuộc đổi mới là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Thực tế cho thấy, hơn 20 năm qua thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng chưa phục hồi, song tốc độ đăng ký doanh nghiệp vẫn ở mức rất cao. Tính đến hết năm 2009, có khoảng 84.531 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký mới là 515 nghìn tỷ đồng, ở mức độ cao so với các năm trước đó. Theo đó, tổng số doanh nghiệp đăng ký đạt 463.842 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 2.165,6 nghìn tỷ đồng. So với năm 2008, số doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng xấp xỉ 30%, tuy nhiên số vốn đăng ký mới giảm 9,6%. Theo số liệu thống kê, trong 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam (7/2000 - 7/2008), đã có khoảng 1.015 Công ty cổ phần đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại thời điểm 15/8/2008, với tổng vốn đăng ký là gần 39.665,9 tỷ Việt Nam đồng. Tại thời điểm 31/12/2007, có 249 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán với giá trị vốn hoá toàn thị trường là 500.000 tỷ Việt Nam đồng, tương đương 31,25 tỷ USD (bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007), gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005 [35]. Nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, đó là những 2 tranh chấp của các chủ thể hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều về số lượng, phức tạp về mức độ tranh chấp, nổi lên đó là các Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần (CTCP). Có thể nói, tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP nói riêng là một hiện tượng tất yếu của xã hội đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam đã có từ lâu và đang từng bước được hoàn thiện trong một hệ thống pháp luật đang được xây dựng ngày càng đồng bộ. Tuy nhiên, những quy định thực định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại còn nhiều thiếu sót và bất cập trong khi tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày càng gia tăng. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp pháp lý giữa cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý trong CTCP đang là nhu cầu cấp thiết của xã hội cũng như của các doanh nghiệp cổ phần. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần tại Việt Nam" làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luật Doanh nghiệp (LDN) 2005 ra đời đã tạo ra bước đột phá trong hệ thống pháp luật kinh doanh, luật chơi mới của những doanh nhân được củng cố, Nhà nước công nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mọi tổ chức cá nhân, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Thêm vào đó, Luật Chứng khoán (LCK) ra đời tiếp tục một "cú huých" tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh cũng như trong lĩnh vực học thuật. Thực tế, nhiều doanh nghiệp được thành lập với các loại hình, trong đó phần lớn các doanh nghiệp chọn mô hình CTCP. Tình hình thực tế thay đổi và phát triển 3 nhanh chóng với hàng loạt các vấn đề pháp lý mới mẻ khiến cho hoạt động nghiên cứu, đánh giá, tổng kết trở nên sôi động hơn. Những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn có tính thời sự, yêu cầu thực tiễn vẫn cần được giải quyết. Trong 10 năm gần đây, tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp nói riêng đã được khá nhiều công trình khoa học đề cập đến. Tiêu biểu trong số đó là: Đào Văn Hội (2003), Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội; Lê Quốc Hùng (2004), “Thương lượng như thế nào để giải quyết tranh chấp có hiệu quả?”, Tạp chí Thương mại (Số 35/2004); Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội; Đặng Thị Bích Liễu (1998), Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Dương Nguyệt Nga (2007), “Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật Việt Nam trong điều kiện kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 16/2007); Phan Chí Hiếu (2006), “Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước & pháp luật (tháng 12/2006)…. Các công trình nghiên cứu nói trên hầu hết tập trung nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung chứ chưa tập trung nghiên cứu sâu về các loại Tranh chấp pháp lý giữa các chủ thể trong Công ty cổ phần. Đề tài "Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty Cổ phần tại Việt Nam" mà tác giả lựa chọn là Công trình nghiên cứu được thực hiện ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ Luật học nghiên cứu chuyên sâu về các loại tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần, quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp pháp lý giữa các chủ thể trong Công ty Cổ phần và hướng hoàn thiện cho các quy định lỗi thời. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Với quan điểm, tranh chấp là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, chúng tôi thiết nghĩ không thể “triệt tiêu” những tranh chấp pháp lý phát sinh giữa các cổ đông CTCP mà cần giải quyết những tranh chấp này một cách hiệu quả nhất. Với các tiêu chí: tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; ưu tiên con đường giải quyết bằng hòa giải, thương lượng; chi phí giải quyết tranh chấp thấp Giải quyết hiệu quả tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp trong CTCP nói riêng sẽ hạn chế được thiệt hại (thời gian, công sức) và uy tín, thương hiệu doanh nghiệp, giảm thiệt thòi cho người lao động, cho người tiêu dùng nhằm tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh hơn. Với mục tiêu đó, Đề tài đặt ra mục đích phân loại tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP ở Việt Nam, tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp, đồng thời đề xuất các giải pháp giải quyết hiệu quả những tranh chấp đó. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Tổng quan về Công ty cổ phần và Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. - Thực tiễn giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả hơn những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tranh chấp trong CTCP trên thực tế được lý giải bởi nhiều nguyên nhân và được giải quyết thông qua nhiều con đường, tuy nhiên, trong phạm vi Luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân các tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP. Tuy nhiên, Luận văn không đi sâu tìm hiểu các quy tắc tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự [...]... quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần - Chƣơng III: Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả hơn những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1.1 Khái niệm Công ty cổ phần. .. sở pháp lý cho phù hợp với việc ngăn ngừa, hạn chế Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP 1.2.2.1 Dựa trên tiêu chí chủ thể tranh chấp có thể phân Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP thành hai loại: tranh chấp pháp lý giữa Các cổ đông với nhau và tranh chấp pháp lý giữa Cổ đông với Người quản lý công ty 23 * Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông với nhau: Như đã nêu ở trên, các Cổ đông. .. TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1.2.1 Khái niệm và đặc trƣng của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP tại Việt Nam nói rộng ra chính là Tranh chấp nội bộ trong CTCP Dưới góc độ luật thực định Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản khác đều thống nhất quy định Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP là tranh chấp pháp lý giữa công ty với các. .. có thể thấy các tranh chấp này có thể được khái quát thông qua chủ thể của tranh chấp, đó chính là: (1) Tranh chấp pháp lý giữa các Cổ đông với nhau, (2) Tranh chấp pháp lý giữa Cổ đông với Lãnh đạo công ty và (3) Tranh chấp pháp lý giữa những Người lãnh đạo công ty Việc phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP theo tiêu chí chủ thể tranh chấp có thể dẫn đến vướng mắc do cổ đông có thể... nắm quyền quản lý có thể là cổ đông hoặc không phải là cổ đông của công ty thì coi là: Tranh chấp pháp lý giữa Cổ đông với Lãnh đạo công ty; (3) Nếu tranh chấp pháp lý nảy sinh liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành công ty giữa các bên đều nắm quyền quản lý công ty (có thể là cổ 27 đông hoặc không phải cổ đông của công ty) thì coi là: Tranh chấp pháp lý giữa những Ngƣời quản lý công ty Như vậy, việc... sinh tranh chấp có thể chia Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP thành các tranh chấp phát sinh trong giai đoạn thành lập công ty; trong giai đoạn công ty hoạt động; trong giai đoạn tổ chức lại công ty, trong giai đoạn chuyển đổi hình thức công ty và trong giai đoạn giải thể hoặc phá sản công ty * Tranh chấp phát sinh trong giai đoạn thành lập công ty chủ yếu là tranh chấp về tư cách cổ đông, ... lý công ty trong quá trình thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản của CTCP để nghiên cứu việc giải quyết những tranh chấp này Với khái niệm về Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP nêu trên, có thể xác định một vài đặc trưng của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP như sau: - Một là, chủ thể của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP là cổ đông. .. mại phát sinh từ hoạt động của công ty, theo đó các bên không có tranh chấp mà chỉ yêu cầu cơ quan tài phán công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên Ví dụ: cổ đông có thể yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ 1.2.2 Phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP xảy ra hết sức đa... việc phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP là việc chia các tranh chấp này thành từng nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định Việc phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP sẽ cho thấy cách nhìn hệ thống và toàn diện đối với những tranh chấp này, từ... người quản lý, nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong CTCP Do đó, có thể xác định: (1) Nếu tranh chấp pháp lý giữa các chủ thể không liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành công ty và các chủ thể đều là cổ đông thì coi là Tranh chấp pháp lý giữa Các Cổ đông với nhau; (2) Nếu tranh chấp pháp lý nảy sinh liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành công ty giữa một bên là cổ đông (không nắm quyền quản lý) và . Tổng quan về Công ty cổ phần và Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. - Chƣơng II: Thực tiễn giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. - Chƣơng. QUYẾT TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 32 2.1. Phương thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 32 2.1.1. Giải quyết Tranh chấp pháp. pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 21 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần 21 1.2.2. Phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

  • 1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

  • 1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần

  • 1.1.2. Đặc điểm của mô hình Công ty cổ phần

  • 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị của Công ty cổ phần

  • 1.1.4 Những lợi ích của cổ đông trong hoạt động đầu tư tại CTCP:

  • 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần

  • Chương 2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

  • 2.1. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

  • 2.1.1. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Thương lượng

  • 2.1.2. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng trung gian Hòa giải

  • 2.1.3. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Trọng tài

  • 2.1.4. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Tòa án

  • 2.2. VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN - NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN TỚI TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CTCP

  • 2.2.1. Các quy định về Góp vốn trong Công ty cổ phần

  • 2.2.2. Các quy định về Chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần

  • 2.2.3. Các quy định về Quản lý trong Công ty cổ phần

  • Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ HƠN NHỮNG TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CTCP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan