1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông Luận văn ThS. Luật

88 509 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HẢI HÀ AN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ ỦY BAN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THEO CÁC LƯU VỰC SÔNG Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2010 1 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu Chƣơng 1. Bảo vệ môi trƣờng nƣớc và hiện trạng bảo vệ môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam 1.1 Bảo vệ môi trƣờng nƣớc 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường nước 1.2 Hiện trạng bảo vệ môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam hiện nay 1.2.1 Thực trạng môi trường nước 1.2.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường nước 1.2.3 Các biện pháp bảo vệ môi trường nước 1.2.3.1 Biện pháp tổ chức – chính trị 1.2.3.2 Biện pháp kinh tế 1.2.3.3 Biện pháp khoa học – công nghệ 1.2.3.4 Biện pháp giáo dục 1.2.3.5 Biện pháp pháp luật 1.3 Pháp luật tài nguyên nƣớc và Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo lƣu vực sông 1.3.1 Pháp luật tài nguyên nước 1.3.2 Uỷ ban bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông 1.3.2.1 Khái niệm 1.3.2.2 Đánh giá tổng quan về các Uỷ ban bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông 1.4 Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới 1.4.1 Mô hình quản lý lưu vực sông Murray- Darling (Australia) 1.4.2 Mô hình quản lý lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc) 1.4.3 Mô hình quản lý lưu vực sông của Pháp 1.4.4 Mô hình quản lý lưu vực sông Mekong 2 Chƣơng 2. Một số vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo lƣu vực sông ở Việt Nam hiện nay 2.1 Hiện trạng quy định pháp luật Việt Nam về Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo lƣu vực sông 2.1.1 Cơ sở pháp lý 2.1.2 Đánh giá hoạt động thực tiễn 2.2 Mục đích, yêu cầu đối với các Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng theo lƣu vực sông 2.2.1 Về mặt quản lý 2.2.2 Về mặt kinh tế 2.2.3 Về mặt xã hội 2.3 Việc thành lập Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông 2.4 Tổ chức, hoạt động của Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng theo lƣu vực sông 2.4.1 Vai trò của Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức khác 2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ 2.4.3 Cơ cấu tổ chức 2.4.3.1 Thành phần tham gia 2.4.3.2 Cơ quan giúp việc 2.4.4 Cơ chế hoạt động 2.4.5 Tài chính 2.5 Nhận xét, đánh giá, bình luận 2.5.1 Những kết quả đã đạt được 2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục 2.5.2.1 Hoạt động trên thực tế của các Uỷ ban chưa hiệu quả 2.5.2.2 Sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với địa phương, giữa các địa phương trong lưu vực sông còn yếu 3 2.5.2.3 Vấn đề tài chính 2.5.2.4 Nguồn nhân lực hạn chế và chưa chú trọng đúng mức đến vai trò và trách nhiệm của cộng đồng lưu vực sông Chƣơng 3. Kiến nghị và giải pháp 3.1 Về xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế 3.2 Xây dựng quy chế pháp lý 3.2.1 Xác định quyền, nghĩa vụ của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác 3.2.2 Thành phần 3.2.3 Cơ chế hoạt động 3.2.4 Cơ chế tài chính: cần nguồn kinh phí ổn định lâu dài 3.3 Mô hình 3.3.1 Mô hình một cơ quan đầu mối 3.3.2 Nguyên tắc hoạt động 3.3.2.1 Độc lập 3.3.2.2 Có sự phân cấp phân quyền 3.3.2.3 Đảm bảo việc tiếp nhận và chia sẻ thông tin 3.3.2.4 Đảm bảo sự tham gia và giám sát của cộng đồng dân cư lưu vực sông 3.3.2.5 Nguyên tắc phối hợp giữa trung ương và địa phương 3.3.3 Chức năng, nhiệm vụ Kết luận Tài liệu tham khảo 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1.1 Sơ đồ giới thiệu tổng quát một lưu vực sông 2.1 Mô hình tổ chức các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam hiện nay 3.1 Mô hình tổ chức quản lý lưu vực 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là khởi nguồn của sự sống, là phần cấu thành quan trọng của tất cả mọi sinh vật cũng như con người trên thế giới. Hơn 70% diện tích của Trái đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên trái đất vào khoảng 1,38 tỉ km 3 nhưng đa số là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại: 2,6% là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở 2 cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên thế giới (xấp xỉ 3,6 triệu km 3 ) là có thể sử dụng làm nước uống [56]. Theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 (Bộ Tài nguyên và Môi trường (BộTN&MT), 2005) Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính. 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, dông Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Serepok) đã tạo nên một vùng lưu vực trên 10.000 km 2 , chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có rất nhiều các loại hồ tự nhiên và hàng ngàn các hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ m 3 nước. Với sự ưu ái của thiên nhiên này giúp Việt Nam có nguồn cung cấp nước dồi dào (255 tỷ m 3 /năm) [47]. Nhờ trữ lượng nước dồi dào, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt khiến Việt Nam có ưu thế rất lớn trong việc phát triển mạng lưới thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn nước có thể sử dụng ngay không phải là vô tận do sự phân bố không đồng đều. Hơn nữa, hàng loạt những hoạt động của con người, những yếu tố tác động cả khách quan và chủ quan đang ngày càng gia tăng áp lực đối với môi trường nước nói chung, tài nguyên nước nói riêng. Hệ luỵ tất yếu của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, của sự gia tăng dân số đó là tình trạng ô 6 nhiễm nguồn nước nặng nề. Nước đang ngày càng cạn kiệt về số lượng, suy giảm về chất lượng. Việc quản lý nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức lớn. Điều đó đòi hỏi Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cần phải tìm các phương thức thích hợp để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước của mình; khai thác và sử dụng nước phải bảo đảm cả ba mục tiêu kinh tế, phát triển xã hội và sự toàn vẹn của môi trường. Trong những năm gần đây, quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam với cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước tổng hợp và dựa trên lưu vực đã được đẩy mạnh; việc quản lý lưu vực sông trở thành một trong những nội dung chủ yếu của quản lý tài nguyên nước và các lưu vực sông đã được xem là cơ sở để lập quy hoạch và quản lý. Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước. Kể từ sau Hội nghị Dublin và Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển của thế giới họp tại Rio de Janero (Brazin,1992) phần lớn các nước trên thế giới đều áp dụng phương thức quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông. Đối với Việt Nam, thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông là một xu thế và định hướng tất yếu. Tuy nhiên nó cũng là một vấn đề rất mới và việc thực hiện trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, việc tiếp cận kinh nghiệm của các nước trên thế giới và nghiên cứu vận dụng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội lại là một lợi thế lớn cho Việt Nam. Việc thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông luôn gắn với việc thành lập trên lưu vực một tổ chức có vai trò chủ yếu là điều hành tất cả các hoạt động có liên quan đến sử dụng nước và các yếu tố liên quan đến nước, bảo vệ môi trường lưu vực sông (gọi chung là tổ chức lưu vực sông). Nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của công tác quản lý lưu vực sông, ngày 01/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP quy định các nguyên tắc quản lý, quy hoạch và tổ chức điều phối lưu vực sông. Bên cạnh đó, việc thành lập các Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai đã đáp ứng phần nào các nhu cầu bức thiết của thực tế trong 7 việc quản lý tài nguyên nước nhằm phát triển bền vững, đảm bảo sự hài hoà giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, để các Uỷ ban bảo vệ môi trường theo lưu vực sông (Ủy ban lưu vực sông) hoạt động một cách có hiệu quả thì việc xây dựng một quy chế pháp lý về hoạt động của nó là vấn đề có ý nghĩa rất lớn đòi hỏi sự đầu tư nghiện cứu một cách thoả đáng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ của mình về “Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo các lƣu vực sông” với mong muốn góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam trong việc xây dựng các mô hình quản lý theo lưu vực sông cũng như quy chế pháp lý về các Uỷ ban bảo vệ môi trường nước. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý và cơ sở lý luận của việc quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông dựa trên cơ sở so sánh, đánh giá giữa các mô hình quản lý theo lưu vực sông trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Qua đó tác giả sẽ đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục trong mô hình quản lý nước theo lưu vực sông ở Việt Nam (mà cụ thể là vai trò của các Uỷ ban lưu vực sông), từ đó đề xuất các giải pháp, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc xây dựng Quy chế pháp lý về tổ chức và hoạt động của các Uỷ ban này. 3. Tình hình nghiên cứu Phương thức quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông đã được các nước trên thế giới áp dụng một cách rộng rãi từ những năm cuối thế kỷ 20. Ở Việt Nam vài năm trở lại đây chúng ta mới thực sự chú trọng tới vấn đề này. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và xây dựng các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm thể chế hoá việc quản lý nước theo lưu vực sông cho phù hợp với điều kiện đặc trưng của Việt Nam. Một số bài báo và một vài công trình nghiên cứu về vấn đề này như: 8 - Nguyễn Văn Thắng (2004), Một số ý kiến về vấn đề thực hiện Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – số 10/2004. - Lê Trung Tuân (2005), Quản lý tổng hợp lưu vực sông trên thế giới và những vấn đề cần nghiên cứu khi đề xuất mô hình quản lý lưu vực sông ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Kỳ 2, tháng 3/2005. - Đỗ Hồng Phấn, Lê Thạc Cán (2006), Quản lý Tổng hợp lưu vực sông ở Việt Nam nhằm phát triển bền vững, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tháng 8/2006. - Nguyễn Biểu, Kinh nghiệm quản lý lưu vực sông trên thế giới khu vực và Việt Nam. - Ngô Trọng Thuận, Vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông, Hội thảo khoa học lần thứ 9 - Viện Khí tượng thủy văn. - Các tham luận tại Hội thảo “Đối thoại: Quản lý lưu vực sông ở Việt Nam”, Núi Cốc – Thái Nguyên, tháng 8/2009. …… Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ các bài báo, tạp chí hay các tham luận trong các Hội thảo dưới các góc độ riêng lẻ mà chưa có đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phép biện chứng triết học Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh giá các vấn đề. Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận kinh nghiệm của các nước trên thế giới kết hợp với việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam tác giả đưa ra những nhận xét, kiến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xây dựng quy chế Pháp lý về tổ chức, hoạt động của các Uỷ ban lưu vực sông. 5. Bố cục của luận văn 9 Ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương1: Bảo vệ môi trường nước và hiện trạng bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam. Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động của Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Kết luận và Kiến nghị. [...]... [62]….Thực tế cho thấy trải qua 5 phiên họp (đối với Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu (Ủy ban sông Cầu)), 2 phiên họp (đối với Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Ủy ban sông Đồng Nai)), 1 phiên họp (đối với Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy (Ủy ban sông Nhuệ - Đáy)) nhưng nhìn chung các Uỷ ban lưu vực sông chưa đạt được kết quả đáng kể nên ngoài việc kiện... và quy định chức năng, nhiệm vụ, quy n hạn của các Uỷ ban bảo vệ môi trường - với vai trò quản lý các lưu vực sông là điểm tiến bộ đáng được ghi nhận 1.3 Pháp luật tài nguyên nƣớc và Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo lƣu vực sông 1.3.1 Pháp luật tài nguyên nước Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ngày càng được bổ sung và hoàn thiện về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế. .. chung của các nước trong lưu vực sông Rhin, các lưu vực sông đã tiến hành chỉ đạo lập quy hoạch và quản lý chặt chẽ chất lượng của các nguồn nước Các dự án chỉ đạo quy hoạch và quản lý nước trong lưu vực đã được thành lập để làm cơ sở cho việc quản lý các lưu vực sông Nhiệm vụ chủ yếu của các lưu vực sông giai đoạn này gồm: (1) Quản lý tổng hợp môi trường thủy sinh, sinh thái các thung lũng sông, các vùng... chức năng quản lý Nhà nước đối với lưu vực sông trên phạm vi cả nước có trách nhiệm thành lập các Uỷ ban Lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn Hệ thống pháp luật về tài nguyên nước ngày càng được bổ sung và hoàn thiện nhờ các văn bản pháp quy có tính chuyên ngành, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Ðất đai (sửa... thoái môi trường trong lưu vực Bản thân các Ủy ban lưu vực sông, do được xây dựng như là một tổ chức có nhiệm vụ tư vấn cho UBND các tỉnh cũng như các Bộ về công tác quản lý và quy hoạch nguồn nước lưu vực nên không thể trực tiếp giải quy t các vấn đề có liên quan đến phân phối và bảo vệ nguồn nước Trong khi đó việc quản lý nước theo lưu vực sông đòi hỏi việc quản lý phải trên toàn bộ lưu vực sông, ... trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội cho lưu vực Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động điều phối và quản lý lưu vực sông thì việc thành lập một Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực sông với tư cách là tổ chức độc lập liên vùng, liên ngành là hết sức cần thiết 27 1.3.2.2 Đánh giá tổng quan về các Uỷ ban bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông Như trên đã nói, từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Tài nguyên nước. .. lãnh thổ Cộng hòa Pháp được chia thành 6 lưu vực sông lớn và lấy việc quản lý thống nhất theo 6 lưu vực sông này làm nền tảng cho việc quản lý nước Ở mỗi cấp lưu vực có Ủy ban lưu vực và Cơ quan quản lý lưu vực Ủy ban lưu vực sông được hình thành trên cơ sở bầu chọn các đại diện từ Chính phủ, chính quy n các địa phương trên lưu vực (chiếm 40%), đại diện của những người dùng nước, các tổ chức nghề nghiệp... phạm luật môi trường Pháp luật quy định trình tự, thủ tục, thẩm quy n giải quy t các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường Một biện pháp pháp luật vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường nước đó là xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh việc thành lập, tổ chức, hoạt động của các tổ chức bảo vệ môi trường cũng như quy định chức năng, nhiệm vụ, quy n hạn của các tổ chức này Bảo. .. hội Nói cách quản lý tài nguyên nước phải theo lưu vực sông Vậy thế nào là một lưu vực sông và quản lý lưu vực sông là gì? Lưu vực sông có thể được hiểu theo cách: là một “vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông [2] hay theo cách khác (cách định nghĩa của Bộ TN&MT), lưu vực sông chính là phần bề mặt, bao gồm cả độ dày tầng thổ nhưỡng, tập trung nước vào sông Việc... duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch lưu vực sông nhánh; - Kiến nghị giải quy t tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông Luật Tài nguyên nước đã quy định nguyên tắc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải theo quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quy n phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, . Biện pháp pháp luật 1.3 Pháp luật tài nguyên nƣớc và Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo lƣu vực sông 1.3.1 Pháp luật tài nguyên nước 1.3.2 Uỷ ban bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông. của Ủy ban Bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo lƣu vực sông ở Việt Nam hiện nay 2.1 Hiện trạng quy định pháp luật Việt Nam về Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo lƣu vực sông 2.1.1 Cơ sở pháp lý. tài luận văn thạc sỹ của mình về Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo các lƣu vực sông với mong muốn góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w