Mô hình quản lý lưu vực sông Mekong

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông Luận văn ThS. Luật (Trang 36 - 39)

Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới với diện tích lưu vực khoảng 795.000 km2

và trải dài qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam).

Năm 1957 Ủy hội sông Mekong ra đời với tên gọi Ủy ban Mekong. Năm 1978 Ủy ban Mekong đổi thành Ủy ban lâm thời về điều phối nghiên

cứu hạ lưu lưu vực sông Mekong. Năm 1995, 4 quốc gia có chung hạ lưu lưu vực sông Mekong (gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam) đã ký Hiệp đinh hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mekong. Ủy hội sông Mekong đã được thành lập để thực hiện Hiệp định trên. Nhiệm vụ của Ủy hội sông Mekong là nhằm thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và sự an sinh của cộng đồng bằng cách triển khai thực hiện những hoạt động và chương trình chiến lược, cung cấp thông tin khoa học và cố vấn chính sách. Ủy hội sông Mekong gồm ba cơ quan thường trực là: Hội đồng, Ủy ban Liên hợp và Ban Thư ký. Các nước thành viên đã thành lập các Ủy ban sông Mekong quốc gia để hỗ trợ thêm cho Ủy hội thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua mối quan hệ giữa Ủy hội sông Mekong và Chính phủ các nước, phối hợp các hoạt động liên quan tới Ủy hội ở cấp quốc gia [53].

Hội đồng gồm một thành viên ở cấp Bộ (cấp Thứ trưởng trở lên) hoặc thành viên Chính phủ của mỗi quốc gia ven sông và thực hiện các chức năng chính: (1) Ra các chính sách, các quyết định và các chỉ dẫn liên quan đến phát triển bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên khác của lưu vực; (2) Quyết định các vấn đề chính sách nhưu quy chế, quy tắc sử dụng nước, trợ giúp kỹ thuật cho các dự án và chương trình phát triển; (3) Giải quyết các bất đồng, các tranh chấp do bất kỳ thành viên nào trong Hội đồng đặt ra; (4) Lập quy hoạch phát triển lưu vựcvà trình Hội đồng thông qua cùng với những dự án, chương trình phát triển chung; (5) Tiến hành các nghiên cứu và đánh giá về bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái của lưu vực sông [54].

Ủy ban Liên hợp gồm một thành viên từ cấp Vụ trở lên của mỗi quốc gia. Ủy ban thực hiện các chính sách và quyết định của Hội đồng và giám sát các haọt động của Ban Thư ký của Ủy hội sông Mekong. Ban Thư ký có nhiệm vụ hỗ trợ cho Hội đồng và Ủy ban Liên hợp về kỹ thuật và hành chính.

sông Mekong “có yếu tố nước ngoài” do lưu vực sông không chỉ nằm trong giới hạn địa giới hành chính một quốc gia mà nó trải dài trên nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì lẽ đó, công tác quản lý trên lưu vực cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Việc quản lý tài nguyên nước của lưu vực không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ quản lý đơn thuần mà còn cả dưới góc độ chính trị. Các quốc gia phải cân bằng giữa lợi ích phát triển kinh tế của đất nước với việc bảo vệ môi trường chung. Và công tác quản lý tài nguyên nước trở nên khó khăn hơn khi thành viên tham gia Ủy hội chỉ là những nước nằm ở hạ nguồn (vốn yếu thế và bị động hơn) mà chưa có sự tham gia và đồng thuận của các nước phía thượng nguồn (nơi có ảnh hưởng tới dòng sông nhiều nhất). Mekong trong tương lai sẽ vẫn còn là thách thức lớn làm “đau đầu” các nhà bảo vệ môi trường.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông Luận văn ThS. Luật (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)