1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam

96 2,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ BA BÊN 6 1.1 Cơ chế ba bên, hợp tác để phát triển 6 1.1.1 Quan niệm về cơ chế ba bên 6 1.1.2 Bản chất của cơ chế ba bên 10 1.1.3 Nội dung hoạt động của cơ chế ba bên 14 1.1.4 Hình thức hoạt động của cơ chế ba bên 16 1.2 Vai trò, ý nghĩa của cơ chế ba bên 17 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế ba bên 21 1.3.1 Trên Thế giới 22 1.3.2 Ở Việt Nam 28 Chương 2 : CƠ CHẾ BA BÊN Ở VIỆT NAM – CƠ SỞ PHÁP LÝ 31 2.1 Sự ghi nhận pháp lý 31 2.2 Các bên trong cơ chế ba bên ở Việt nam 37 2.2.1 Về phía Chính phủ 37 2.2.2 Đại diện người sử dụng lao động 41 2.2.3 Đại diện tập thể lao động 45 2.3 Cơ chế ba bên trong pháp luật lao động Việt Nam 47 2.3.1 Cơ chế ba bên trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật lao động 47 2.3.2 Cơ chế ba bên trong việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực lao động 52 2.3.2.1 Về ký kết thoả ước lao động tập thể 52 2.3.2.2 Trong lĩnh vực tiền lương 56 2.3.2.3 Trong lĩnh vực làm thêm giờ, thời gian nghỉ ngơi 57 2.3.2.4 Trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động 59 2.3.3 Cơ chế ba bên trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động 62 Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC VẬN HÀNH CƠ CHẾ BA BÊN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG 66 3.1 Sự cần thiết khách quan của cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 66 3.1.1 Thuận lợi 69 3.1.2 Khó khăn 71 3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện 73 3.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động 74 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thực tế lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động tìm mọi cách để mang lại lợi ích tối đa cho mình, người lao động thì mong muốn được trả lương cao tương ứng với công sức bỏ ra, được làm việc trong điều kiện lao động tốt, Nhà nước thì mong muốn các quy định mà mình ban hành được thực hiện một cách nghiêm túc, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động được quản lý chặt chẽ để ổn định xã hội. Do vậy, lợi ích của nhà nước, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) đan xen lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau nhưng cũng dễ sảy ra mâu thuẫn. Vì thế để dung hoà lợi ích giữa các bên cần phải phối hợp cùng nhau xây dựng và đưa ra những nguyên tắc chung làm cơ sở để thực hiện. Cơ chế ba bên (CCBB) trong lĩnh vực lao động xuất hiện và tồn tại một cách tự nhiên. Trên thế giới, cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động được xác lập và vận hành từ lâu. Sự tồn tại của cơ chế ba bên đã góp phần xây dựng và pháp triển các mối quan hệ lao động giữa nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, tạo ra sự ổn định và phát triển của xã hội nói chung, lĩnh vực lao động nói riêng. Thông qua cơ chế ba bên sẽ góp phần hạn chế những mẫu thuẫn, giảm thiểu căng thẳng, giúp các bên tìm ra giải pháp có lợi nhất thoả mãn đòi hỏi, lợi ích của mỗi bên. Ở phạm vi quốc tế Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tổ chức được thiết lập và hoạt động trên nền tảng của ba đối tác xã hội ở tầm quốc tế. Sự tồn tại, phát triển và hoạt động của ILO đã kích lệ các quốc gia xây dựng và vận hành cơ chế ba bên ở nước mình tạo ra môi trường lao động hài hoà ổn định và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, xã hội. 2 Ở Việt Nam khi tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa, giao lưu, hợp tác ngày càng sâu rộng với bên ngoài, trên cơ sở nguyên tắc, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN)…trong quá trình hợp tác Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều Hiệp định song phương và đa phương. Trong lĩnh vực lao động, là một thành viên của ILO Việt Nam cũng đã tham gia nhiều Công ước của tổ chức này, Chúng ta đã vận dụng những khía cạnh hợp lý của cơ chế ba bên vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, về lý luận chưa được nghiên cứu nhiều, các quy định pháp luật về cơ chế hợp tác ba bên còn ít, việc vận hành trên thực tế còn hình thức, hiệu quả còn hạn chế, do đó đề tài : “ Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam” sẽ nghiên cứu để đưa ra những giải pháp góp phần xây dựng, nâng cao hiệu lực, vận dụng các quy định của pháp luật về cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài: Qua các nguồn thông tin mà tác giả có thể tiếp cận được thì hiện nay có một luận án tiến sỹ “Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thu - Đại học Luật Hà Nội, nghiên cứu vấn đề cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đề tài “Cơ chế ba bên – Pháp luật và thực tiễn hoạt động” của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội do TS.GVC Lê Thi Hoài Thu chủ trì. Ngoài ra có một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề cơ chế ba bên, tiêu biểu nhất phải kể đến những bài viết của PGS.TS Phạm Công Trứ như: “Cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị trường” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (tháng 1/1997), “Cơ chế ba bên của ILO : Khái niệm và cơ sở pháp lý” Tạp chí Nhà 3 nước và Pháp luật (tháng 6/2006), Cơ chế ba bên của ILO: Cơ sở lý luận (tháng 12/2006) , tiếp đến là các bài viết của TS Lưu Bình Nhưỡng như: “Một số vấn đề lý luận, pháp lý và điều kiện phát triển Cơ chế ba bên ở Việt Nam” Tạp chí Luật học số 12/2006, “Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công” Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10/2006; TS Đào Thị Hằng : “Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động Việt Nam” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 11/2005; ThS Nguyễn Hữu Chí “Vai trò của công đoàn trong cơ chế ba bên và giải quyết tranh chấp lao động” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 10/2001. Ngoài ra, các sách báo viết về cơ chế ba bên hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động mang ý nghĩa lý Luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài có ý nghĩa cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở cho việc áp dụng ở Việt Nam. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ là một trong những cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người sử dụng lao động vừa bảo vệ được lợi ích chính đáng của người lao động. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sơ sở lý luận, việc vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc sửa đổi, bổ sung pháp luật đối với lĩnh vực này. 4 - Mục đích: Tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. - Nhiệm vụ: +Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. + Đánh giá đúng đắn về thực trạng việc vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động, thuận lợi và khó khăn. + Hướng bổ sung hoàn thiện các quy định, phương hướng, giải pháp, kiến nghị. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động, như cơ sở lý luận, các quy định quốc tế về cơ chế ba bên, quy định pháp luật Việt Nam về cơ chế ba bên, việc vận dụng cơ chế ba bên ở Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật; Ký kết hợp đồng, thoả ước lao động tập thể; Lĩnh vực tiền lương giải quyết tranh chấp lao động. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, chứng minh, thống kê, tổng hợp được kết hợp hài hoà trong quá trình viết luận văn. 5 6. Đóng góp của đề tài Thứ nhất, luận văn góp phần xây dựng hệ thống lý luận về cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Thứ hai, luận văn phân tích đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về cơ chế ba bên cũng như việc vận dụng chúng trên thực tế. Thứ ba, luận văn kiến nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 mục. Chương 1 : Khái quát chung về cơ chế ba bên Chương 2 : Cơ chế ba bên ở Việt Nam – Cơ sở pháp lý Chương 3 : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động 6 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ BA BÊN 1.1 Cơ chế ba bên, hợp tác để phát triển 1.1.1 Quan niệm về cơ chế ba bên Theo quan điểm của ILO : “Cơ chế ba bên có nghĩa là bất kỳ hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó” [4, tr.45]. Tiến sĩ Đào Thị Hằng cho rằng : Cơ chế ba bên được hiểu là cơ chế phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, đại diện NLĐ, đại diện NSDLĐ với tư cách là các bên độc lập và bình đẳng khi họ cùng tìm kiếm những giải pháp chung trong các vấn đề lao động, xã hội mà cả ba bên cùng quan tâm và nỗ lực giải quyết [6, tr.44]. Theo Tiến sĩ Phạm Công Trứ: Bằng việc kí kết các hợp đồng lao động cá nhân giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) hình thành nên quan hệ lao động cá nhân - hạt nhân của cơ chế hai bên truyền thống. Sau đó bằng việc thực hiện quyền tự do liên kết các tổ chức của cả phía NLĐ và NSDLĐ được hình thành. Ở tầm quốc gia, đại diện của tổ chức 7 này cùng với đại diện của Chính phủ có mối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội. Trên cơ sở và khuôn khổ của mối quan hệ này hình thành một cơ chế mang tính pháp lí quốc tế, đó là cơ chế ba bên [20, tr. 19-20]. Công trình Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan của tác giả David Macdonald và Caroline Vandenabeele (các chuyên gia lâu năm của Đội chuyên gia tổng hợp Đông Á, Văn phòng lao động Quốc tế – ILO/EASMAT) đã định nghĩa: “Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động (qua các đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết và /hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan. Những cách thức này có thể là đặc biệt theo từng vụ việc hoặc được thể chế hoá” [5, tr. 7]. TS. Nguyễn Xuân Thu cho rằng : “cơ chế ba bên là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua các tổ đại diện chính thức của họ) bằng những hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và pháp lí… nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động - xã hội, trước hết là các vấn đề thuộc mối quan hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên, lợi ích chung của ba bên và lợi ích chung của xã hội” [18, tr.31-33]. Các khái niệm và quan điểm trên đây về cơ chế ba bên thể hiện yếu tố cấu thành cơ bản của cơ chế ba bên : yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Yếu tố tổ chức (Cơ cấu) của cơ chế ba bên được tạo thành bởi ba đối tác xã hội: Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua cơ quan, tổ chức đại diện của mỗi bên). Yếu tố hoạt động (vận hành) của cơ chế ba bên chính 8 là quá trình hợp tác giữa ba đối tác xã hội trong việc nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chung cho các vấn đề mà các bên cùng quan tâm trong lĩnh vực lao động – xã hội. Bên cạnh khái niệm cơ chế ba bên còn một số khái niệm khác, như: “cơ chế hai bên”, “thương lượng tập thể” và “đối thoại xã hội”. Đây là những khái niệm được ILO và nhiều quốc gia thành viên của ILO sử dụng rộng rãi. Tuy có những khác biệt nhất định, nhưng các khái niệm này có mối quan hệ với nhau. Theo David Macdonal và Caroline Vandenabeele thì, cơ chế hai bên là “bất kỳ quá trình nào mà bằng cách đó những sự dàn xếp hợp tác trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc các tổ chức của họ) được thành lập, được khuyến khích và được tán thành” [5, tr. 7]. Còn thương lượng tập thể là một quá trình mà qua đó, NSDLĐ hoặc một nhóm NSDLĐ và một hoặc nhiều tổ chức của NLĐ hoặc các đại diện của họ tự nguyện thảo luận, thương lượng với nhau về các chế độ, điều kiện làm việc mà hai bên đều chấp nhận và có giá trị trong một thời gian xác định. [5, tr. 7]. Với cách hiểu như vậy thì “thương lượng tập thể” như là một cách thức vận hành “cơ chế hai bên”. Nói chính xác hơn, “thương lượng tập thể” là sự chuyển tải một biểu hiện cụ thể của khái niệm “cơ chế hai bên”, bởi thương lượng tập thể chính là “sự dàn xếp hợp tác trực tiếp” giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc các tổ chức của họ) về chế độ và điều kiện làm việc vì lợi ích riêng của mỗi bên và vì lợi ích chung mà hai bên cùng tìm kiếm. Ở một góc độ nào đó cũng có thể hiểu “thương lượng tập thể” chính là cốt lõi của “cơ chế hai bên” như William Simpson (nguyên Giám đốc Đội chuyên gia tổng hợp Đông Nam Á của ILO) đã từng khẳng định: “Thương lượng tập thể là điều cốt yếu trong việc điều hoà mối quan hệ giữa NLĐ và [...]... vấn đề của lĩnh vực lao động 1.2 Vai trò, ý nghĩa của cơ chế ba bên Trong lĩnh vực lao động cơ chế ba bên có vai trò và ý nghĩa quan trọng thể hiện ở những nội dung : Thứ nhất, cơ chế ba bên góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách về lĩnh vực lao động một cách đúng đắn sát thực tế và có tính khả thi cao Lĩnh vực lao động là lĩnh vực rộng lớn liên quan tới người sử dụng lao động, người lao. .. của lĩnh vực lao động, như vấn đề tiền lương, vấn đề vệ sinh an toàn trong lao động, vấn đề thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ phép, việc trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp… Thứ hai, cơ chế ba bên là biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý lao động, bảo đảm hiệu quả của các quy định về quản lý lao động được thực hiện trên thực tế Khi quan hệ lao động diễn ra, các bên luôn có xu hướng đặt. .. dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định 30 Chương 2 CƠ CHẾ BA BÊN Ở VIỆT NAM – CƠ SỞ PHÁP LÝ 2.1 Sự ghi nhận pháp lý Các quy định về cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở nước ta được ghi nhận ngay trong Hiến pháp, văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước Tại Điều 10 Hiến Pháp 1992 quy định : “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước,... Khái niệm Cơ chế ba bên từng bước đã được đề cập tới ở Việt Nam, Cơ chế ba bên từng bước được ghi nhận và thực hiện trên thực tế Các quy định về việc tham khảo ý kiến của các bên, cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động được ghi nhận trong các văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Chính phủ năm 1992 và năm 2001, Luật Công đoàn năm 1990, Luật Hợp tác xã năm 2003, Bộ luật lao động năm... diễn ra trong doanh nghiệp nên vận dụng cơ chế đối thoại giữa các bên là yêu cầu thực tế để duy trì ổn định trong doanh nghiệp Từ những nội dung trên chúng ta có thể nhận thấy Cơ chế ba bên có những đặc điểm nổi bật là : Thứ nhất, Cơ chế ba bên có tính ba bên, đây được coi là đặc trưng nổi bật của cơ chế này, nó là sự phối hợp của ba đối tác, là Nhà nước - người sử dụng lao động - người lao động Ba bên. .. phạm pháp luật nói chung, quy định pháp luật lao động nói riêng Nghị định 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004 quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động về việc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động tham gia với cơ quan Nhà nước về chính sách, pháp luật và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động Đây là văn bản pháp luật quy định rõ nhất về cơ chế ba bên trong lĩnh vực. .. người sử dụng lao động (Điều 57) Như vậy với tư cách là Bộ luật quy định những vấn đề cơ bản của lĩnh vực lao động, thì Bộ luật lao động cũng đã có rất nhiều quy định cụ thể nêu lên những vấn đề trong quan hệ ba bên, là cơ sở để các bên vận dụng trên thực tế để xây dựng môi trường lao động, quan hệ lao động hài hoà ổn định… Nghị định số 8/1998/NĐ-CP ngày 22/1/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thành lập... xây dựng cơ sở để hai bên cũng dần trở thành “đối tác xã hội” của Nhà nước để tạo lập một cơ chế mới điều chỉnh quan hệ lao động – cơ chế ba bên Từ năm 1919 trở đi, với sự ra đời của ILO, quan hệ lao động đã được thừa nhận ở cấp quốc tế, ILO chính là tổ chức được thiết lập theo mô hình cơ chế ba bên Tổ chức và hoạt động của ILO là sự tương tác giữa ba đối tác xã hội ở tầm quốc tế, bằng hoạt động của... hệ lao động theo kiểu mệnh lệnh, áp đặt trước đây Trong cơ chế ba bên, các bên thông qua đại diện của mình có quyền đưa ra ý kiến một cách dân chủ, ý kiến đó có thể là việc đề xuất chủ chương, chính sách về lĩnh vực lao động, góp ý vào việc soạn thảo các quy định pháp luật về lĩnh vực lao động, tham gia ý kiến và bàn các biện pháp thực hiện các quy định pháp luật về lao động, bàn bạc giải quyết tranh... hai bên thường sảy ra tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ nên dễ gây ra bất ổn cho doanh nghiệp, xã hội Vì thế việc ba bên cùng ngồi lại với nhau để định ra một sự thống nhất chung làm cơ sở để cùng thực hiện nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên sẽ là điều lý tưởng mà các bên cùng mong muốn thực hiện Cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động sẽ đáp ứng được lợi ích của các bên Cũng chính bởi vậy mà cơ . giới 22 1.3.2 Ở Việt Nam 28 Chương 2 : CƠ CHẾ BA BÊN Ở VIỆT NAM – CƠ SỞ PHÁP LÝ 31 2.1 Sự ghi nhận pháp lý 31 2.2 Các bên trong cơ chế ba bên ở Việt nam 37 2.2.1. hình thức, hiệu quả còn hạn chế, do đó đề tài : “ Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam sẽ nghiên cứu để đưa ra những giải pháp góp phần xây dựng, nâng. các vấn đề của lĩnh vực lao động. 1.2 Vai trò, ý nghĩa của cơ chế ba bên Trong lĩnh vực lao động cơ chế ba bên có vai trò và ý nghĩa quan trọng thể hiện ở những nội dung : Thứ nhất, cơ chế

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w