Kiến thức : HS biết : - Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan , CTCT , gọi tên của một số ankan đơn giản.. - Tính chất hoá học của ankan và phản ứng đặc trưng của RH no là phản ứng
Trang 1I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức :
HS biết :
- Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan , CTCT , gọi tên của một số ankan đơn giản
- Tính chất hoá học của ankan và phản ứng đặc trưng của RH no là phản ứng thế
- Tầm quan trọng của RH no trong công nghiệp và trong đời sống
HS hiểu :
- Vì sao các ankan khá trơ về mặt hoá học , do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng là phản ứng thế
- Vì sao các RH no lại được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất,
từ đó thấy được tầm quan trọng của RH no
2 Kĩ năng:
HS vận dụng :
- Lập dãy đồng đẳng , viết các đồng phân
- Viết và xác định được các sản phẩm chính của phản ứng thế, gọi được tên các ankan cũng như các sản phẩm tạo ra trong các phản ứng đó
II CHUẨN BỊ :
1/ GV: Mô hình phân tử metan, butan; bật lửa gas dùng biểu diễn thí nghiệm phản ứng cháy.
2/ HS: Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân, loại phản ứng và cách viết
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ : Nêu khái niệm đồng đẳng , đồng phân ? lấy ví dụ về các loại phản ứng
chính trong hoá hữu cơ
3 Bài mới
Trang 2GV: Biết chất đầu tiên trong dãy ankan là
metan:CH4, hãy lập công thức các chất
đồng đẳng tiếp theo ? (10 chất)
GV: CT chung cho dãy?
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình
phân tử butan , Hãy nhận xết về cấu tạo của
butan?
Hoạt Động 2
GV: Hãy viết các CTCT của 3 chất đầu tiên
của dãy và nhận xết về số CTCT của các
chất đó ?
Hãy viết CTCT của C4H10
Và nhận xét về số CTCT ?
GV đánh số la mã chỉ bậc số nguyên tử C
trong công thức cấu tạo đã viết ở trên
Hoạt Động 3
GV: Giới thiệu bảng 5.1 về tên gọi của ankan
và gốc ankyl
Vậy tên của các đồng phân thì gọi như thế
nào ?
VD1: CH3-CH(CH3)-CH3:2-metylpropan
PHÁP
1 Đồng đẳng:
HS: CH4, C2H6, C3H8, C4H10
Công thức chung CnH2n+2(n 1)
HS: Chứa các liên kết đơn , Mỗi nguyên tử C tạo được 4 liên kết đơn hướng về 4 đỉnh của 1 hình tứ diện đều , Các nguyên tử C không nằm trên cùng 1 đường thẳng
2 Đồng phân
a) Thí dụ:
HS: có CTCT b) Nhận xét:
- Từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C)
- Bậc C: Bậc của nguyên tử C ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó
- Ankan chỉ chứa C bậc I và C bậc II là ankan không phân nhánh, chứa C bậc III và C bậc IV là ankan phân nhánh
3 Danh pháp
*Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC
a) Ankan không phân nhánh
- Tên 10 ankan không phân nhánh đầu tiên được gọi như bảng 6.1
tên ankan = tên C mạch chính + an Tên gốc ankyl :
Đổi đuôi an thành yl
Trang 3VD2: CH3- C[CH3]2-CH[CH3]-CH3
2,2,3-trimetylbutan
VD: CH3CH[CH3]-CH3: ISo butan
CH3-C[CH3]2-CH3: neopentan
C n H 2n+2 H C n H 2n+1
- Nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt 1 nguyên tử H từ phân tử ankan, có công thứcCnH2n+1, được gọi là nhóm ankyl Tên của nhoma ankyl lấy từ tên của ankan tương ứng đổi đuôi an thành đuôi yl
b) Ankan phân nhánh: Gọi theo kiểu tên thay thế
Số chỉ vị trí + Tên nhánh+ Tên mạch chính + an
- Mạch chính là mạch có chứa nhiều nhánh và có nhiều C nhất
- Đánh số các nguyên tử C thuộcc mạch chínhbắt đầu từ phía phân nhánh sớm
- Gọi tên mạch nhánh theo thứ tự vần chữ cái Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối tên nhánh đó
Hoạt Động 4
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1/ Củng cố :
GV yêu cầu HS:
Viết CTCT các đồng phân của C5H10 và gọi tên các đồng phân đó
2/ Dặn dò:
HS về nhà:
- Học thuộc tên gọi của 10 ankan đầu dãy biết cách viết CTCT các đồng phân và gọi tên theo IUPAC
- Nhớ tính chất vật lí cơ bản và CTPT chung cho dãy
Trang 4- BTVN:1,2,6,7( tr- 116-SGK)
- Đọc tính chất hoá học của ankan, xác định các loại phản ứng
ANKAN ( Tiếp theo )
I/ MỤC TIÊU
1 Kiến thức :
HS biết :
- Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan , CTCT , gọi tên của một số ankan đơn giản
- Tính chất hoá học của ankan và phản ứng đặc trưng của RH no là phản ứng thế
- Tầm quan trọng của RH no trong công nghiệp và trong đời sống
HS hiểu :
- Vì sao các ankan khá trơ về mặt hoá học , do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng là phản ứng thế
- Vì sao các RH no lại được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất ,
từ đó thấy được tầm quan trọng của RH no
2 Kĩ năng:
HS vận dụng :
- Lập dãy đồng đẳng , viết các đồng phân
- Viết và xác định được các sản phẩm chính của phản ứng thế, gọi được tên các ankan cũng như các sản phẩm tạo ra trong các phản ứng đó
II/ CHUẨN BỊ : GV: mô hình phân tử metan, butan; bật lửa gas dùng biểu diễn thí nghiệm
phản ứng cháy
HS: Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng , đồng phân , loại phản ứng và cách viết
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1/ ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
Trang 5a/ Viết Công thức chung cho dãy ankan , viết CTPT và gọi tên của 10 chất đầu trong dãy ankan?
b/ Viết CTCT của C4H10 vàC5H12, gọi tên các đồng phân ?
3/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1:
GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 6.2 để rút
ra qui luật biến đổi về nhiệt độ sôi, nhiệt độ
nóng chảy, tính tan
III TÍNH CHẤT VẬT LÍ
1 Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng.
- Trạng thái: ở đk thường các ankan từ
C1 C4 ở trạng thái khí, từ C5 C18 ở trạng thái lỏng, C19trở đi ở trạngthái rắn
- T0nc,T0s của ankan nói chung đều tăng theo
số nguyên tử C trong phân tử tức là tăng theo phân tử khối
- Khối lượng riêng tăng theo số nguyên tử C trong phân tử nhưng luôn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.(ankan nhẹ hơn nước)
2 Tính tan
a) Tính tan
- Không tan trong nước
- Là những dung môi không phân cực
- Hoà tan được vào những chất không phân cực An kan lỏng có thể thấm qua da hoặc màng tế bào
IV TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
- Nhận xét: Do chỉ có liên kết tương đối bền vững, trơ về mặt hoá học, ở đk thường chúng không phản ứng được với axit, bazơ, các chất oxi hoá mạnh
Trang 6HOẠT ĐỘNG 2:
Dựa vào đặc điểm cấu tạo trong phân tử ankan
suy ra t/c hoá học có thể
GV gợi ý để HS viết phương trình phản ứng
thay thế lần lượt các nguyên tử H trong phân
tử CH4bằng các nguyên tử Cl
Tương tự viết phương trình cho phản ứng của
C3H8.
- Các đồng đẳng : Từ C3H8trở đi thì Clo (nhất
là brôm) ưu tiên thế ở trong mạch
Ví dụ :
- Dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng ankan tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hoá
1.Phản ứng thế
a/ Phương trình phản ứng:
CH4+ Cl2 CH3Cl + HCl
clometan( metylclorua)
CH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl
điclometan( metylenclorua)
CH2Cl2+ Cl2 CHCl3 + HCl
triclometan( clorofom) CHCl3+ Cl2 CCl4 + HCl
tetraclometan(cacbontetra clorua)
Nhận xét:Sản phẩm thế ưu tiên với H ở C bậc cao
2.Phản ứng tách
Gãy liên kết C-C, C-H; chất xúc tác thường dùng là Cr2O3, Fe, Pt
a/ Tách H 2 (Đề hidro hóa )
CH3-CH3 xt,t0 CH2=CH2+ H2
b/ Phản ứng crackinh :
( bẻ gãy mạch cacbon )
CH4+ CH3-CH=CH2
C4H10
C2H6+ CH2=CH2
Taê
Trang 7CH3-CH2CH2Cl + HCl
C3H8+ Cl2
CH3CHClCH3+ HCl
GV: Tách 2 H ở 2 C cạnh nhau
Viết phương trình phản ứng tách H2
của C4H10 ?
GV: Phản ứng crackinh có nhiều ứng dụng
trong CN dầu mỏ
GV: Phản ứng đốt cháy ankan tạo ra CO2và
H2O còn có thể gây nổ => cẩn thận khi dùng
gas, bật lửa gas
GV yêu cầu Nhận xét tỷ lệ mol CO 2 và H 2 O
sinh ra sau phản ứng.
- Gv bổ xung :
Không bị oxy hoá bởi dung dịch KMnO4
nhưng ở nhiệt độ, xúc tác thích hợp ankan có
thể bị oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn
xuất chứa oxy
CH4 + O2 t0xt
HCHO + H2O
HOẠT ĐỘNG 3
GV giới thiệu phương pháp điều chế ankan
trong công nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 4
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tìm những ứng
dụng có liên quan đến tính chất hoá học của
3 Phản ứng Oxi hóa hoàn toàn
- HS viết phương trình phản ứng đốt cháy CH4
và phương trình phản ứng tổng quát đốt cháy ankan CnH2n+2+(3n+1
2 )O2 t0 nCO2
+(n+1)H2O
HS nhận xét : số mol H 2 O luôn luôn lớn hơn
CO 2
Ví dụ : CH4+2O2t0 CO2+ 2H2O
IV.Điều chế :
a/ Trong công nghiệp : lấy từ khí thiên nhiên,
khí dầu mỏ
b/ Phòng thí nghiệm :
-Làm thí nghiệm điều chế CH4 từ Natri axetat với vôi tôi xút
CH3COONa+NaOH t0 CH4+Na2CO3
Al4C3+12H2O 3CH4 + 4Al(OH)3
V Ứng dụng
- Từ C1đến C20được ứng dụng làm nhiên liệu
- Nhiều Ankan được dùng làm dung môi và dầu bôi trơn máy
- Điều chế chất sinh hàn
- Nhờ tác dụng của nhiệt và các phản ứng oxy hoá không hoàn toàn HCHO, rượu metylic , axitaxetic…v v…
a
Trang 8ankan ?
HOẠT ĐỘNG 5
CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1/ CỦNG CỐ:
GV yêu cầu HS:
*Viết phương trình phản ứng khi cho butan tác dụng với Clo ?
* Đốt cháy 0,1 mol CxHy 0,1mol CO2và 0,2mol H2O Xác định dãy đồng đẳng của A
* Viết phản ứng Isobutan + Cl2theo tỉ lệ mol 1 : 1
2/ DẶN DÒ:
HS về nhà:
- Học các tính chất hoá học , viết được phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất đó
- Viết được các phương trình phản ứng điều chế metan trong phòng thí nghiệm
- Bài tập: 2,4,5( tr-116-SGK)
- Đọc bài 26 , tìm hiểu về CTCT, tính chất của xicloankan