Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
854,77 KB
Nội dung
I HC QUC GIA H NI KHOA LUT PHM VN THIN XÂY DựNG CHế ĐịNH CÔNG TY Cổ PHầN MộT THàNH VIÊN ở VIệT NAM Chuyờn ngnh: Lut Kinh t Mó s: 60 38 01 07 LUN VN THC S LUT HC Cỏn b hng dn khoa hc: TS. HONG ANH TUN H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Văn Thiện MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MỘT THÀNH VIÊN 4 1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần truyền thống 4 1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm của công ty cổ phần truyền thống 4 1.1.2. Những ưu và nhược điểm của công ty cổ phần truyền thống 9 1.2. Sự xuất hiện của công ty cổ phần một thành viên 11 1.3. Khái niệm công ty cổ phần một thành viên 14 1.4. Nội dung của chế định công ty cổ phần một thành viên 17 1.4.1. Tạo lập công ty cổ phần một thành viên 17 1.4.2. Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần một thành viên 30 1.4.3. Vốn của công ty cổ phần một thành viên 32 1.4.4. Thành viên của công ty cổ phần một thành viên 36 1.4.5. Chuyển nhượng các cổ phần của công ty cổ phần một thành viên 36 1.4.6. Quản lý trị công ty cổ phần một thành viên 37 Chương 2: SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH CÔNG TY CỔ PHẦN MỘT THÀNH VIÊN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 39 2.1. Sự cần thiết xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay 39 2.2. Những ưu và nhược điểm của công ty cổ phần một thành viên 43 2.3. Các định hướng và giải pháp xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay 44 2.3.1. Các định hướng xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay 44 2.3.2. Các giải pháp xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay 47 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTCP: Công ty cổ phần ĐHCĐ: Đại hội cổ đông XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thực tiễn cho thấy công ty cổ phần là một hình thức công ty khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Nó được thường được xem là một công cụ quan trọng của nền kinh tế thị trường bởi khả năng huy động vốn lớn, linh hoạt, sử dụng vốn có hiệu quả, và có cơ chế phân bố rủi ro thích hợp. Bước vào thời kỳ đổi mới, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Công ty ngày 21/12/1990 mà trong đó có hình thức công ty cổ phần. Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 đã thúc đẩy ngày một ra đời nhiều hơn các công ty cổ phần. Có thể nói cho đến nay các công ty cổ phần đóng góp không nhỏ cho sự thành công của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công không thể không nói đến như vậy, các văn bản pháp luật nước ta vẫn còn có những bất cập nhất định, chưa theo kịp hoàn toàn với thế giới. Trong thực tiễn đời sống kinh doanh công ty cổ phần một thành viên xuất hiện mà không có lý do nào có thể ngăn cản được xem là chính đáng. Thế nhưng pháp luật Việt Nam hiện nay không có một qui định nào dự liệu về loại hình công ty này. Hầu hết pháp luật của các nước hiện nay trên thế giới đều ghi nhận hình thức công ty này. Vì vậy tôi chọn đề tài “Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đối với nhiều nước trên thế giới, công ty cổ phần một thành viên không phải là một vấn đề mới. Nhiều đạo luật về công ty xây dựng trong khoảng 2 mấy thập kỷ vừa qua đều thừa nhận loại hình công ty này. Vì vậy không thể không có những công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về công ty cổ phần một thành viên. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về đề tài này, nhất là nghiên cứu để xây dựng chế định pháp luật này. Có một số tác giả có nói tới công ty cổ phần một thành viên như PGS. TS. Ngô Huy Cương, TS. Hoàng Anh Tuấn trong một số công trình nghiên cứu. Song các công trình này chưa nhằm tới việc xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của Luận văn là xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên trong pháp luật của Việt Nam hiện nay trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề pháp lý chủ yếu của công ty cổ phần một thành viên và sự cần thiết của công ty cổ phần một thành viên trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Các nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn được đặt ra như sau: + Nghiên cứu lý luận về công ty cổ phần một thành viên; + Nghiên cứu sự cần thiết của việc xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay; + Nghiên cứu các giải pháp cụ thể liên quan tới việc xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu mà Luận văn sử dụng bao gồm: + Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp; + Phương pháp phân tích qui phạm, phân tích tình huống, so sánh pháp luật. 3 5. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm các chương như sau: Chương 1: Những vấn đề pháp lý của công ty cổ phần một thành viên. Chương 2: Sự cần thiết xây dựng và giải pháp xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên trong pháp luật Việt Nam hiện nay. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MỘT THÀNH VIÊN 1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần truyền thống 1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm của công ty cổ phần truyền thống Hình thức công ty cổ phần phôi thai từ thời La Mã cổ đại. Trong nền cộng hoà, những nhóm lợi ích phát triển một cách tự phát như sodalitas, universitas, collegium, societas , và được cổ vũ dưới sự cho phép của chính quyền [8, tr. 217]. Đó là những thực thể tiền thân của công ty cổ phần. Ngày nay Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam định nghĩa: 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn [20, Điều 110]. 5 Định nghĩa này cho thấy quan niệm của pháp luật Việt Nam không có sự thay đổi về công ty cổ phần kể từ khi hình thức công ty này du nhập vào Việt Nam. Nó luôn luôn được xem là hình thức công ty nhiều thành viên. Điểm đặc trưng quan trọng nhất của nó luôn luôn được khẳng định ở bất kỳ nơi nào trên thế giới là “cổ phần” (phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty). PGS. TS. Ngô Huy Cương tổng kết lại những đặc điểm như sau về công ty cổ phần: thứ nhất, công ty cổ phần là loại công ty đối vốn, thuộc chế độ trách nhiệm hữu hạn; thứ hai, công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức quản trị chặt chẽ mà trong đó mỗi cơ quan đều có quyền hạn riêng; thứ ba, công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán; thứ tư, các thành viên hay những người quản trị công ty đều không có tư cách thương nhân, bản thân công ty mới là thương nhân [8, tr.128-129]. Mô hình công ty cổ phần truyền thống có thể được tóm tắt như sau: cổ phần (vốn điều lệ được chia ra thành những phần nhỏ nhất đều nhau);cổ đông (người nắm giữ cổ phần) và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu; cơ cấu quản trị chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Với mô hình này có thể nói: công ty cổ phần là hình thức công ty có hiệu quả nhất cho việc tập trung và tích tụ tư bản với quy mô và mức độ lớn hơn so với các hình thức công ty khác. Mô hình truyền thống này đã được định nghĩa trong Từ điển bách khoa (1995) của Việt Nam như sau: “Công ty cổ phần là loại hình công ty được hình thành trên cơ sở liên hợp nhiều tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, lợi nhuận của công ty được phân phối giữa các cổ đông theo số lượng cổ phần” [14]. Theo các Luật Doanh nghiệp của Việt Nam kể cả Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần được gọi là doanh nghiệp mà trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng nhau chịu lỗ tương ứng [...]... thành viên loại thứ nhất do một người làm thủ tục thành lập công ty Công ty cổ phần một thành viên loại thứ hai là loại công ty mà trước đó là công ty cổ phần nhiều thành viên nhưng trong quá trình hoạt động các thành viên sang nhượng cổ phần cho nhau trở thành công ty công ty cổ phần một thành viên Công ty cổ phần một thành viên loại thứ ba là kết quả của việc chuyển đổi hình thức công ty, chẳng hạn cổ. .. sở hữu của chúng Việc cưỡng bức chuyển nhượng mà không có lý do chính đáng đều là bất hợp lý Công ty cổ phần một thành viên có thể được chia thành ba loại: (1) 14 công ty cổ phần được thành lập bởi một thành viên; (2) công ty cổ phần còn lại một thành viên do sự kiện chuyển nhượng cổ phần; và (3) công ty cổ phần một thành viên do chuyển đổi hình thức từ hình thức công ty khác Công ty cổ phần một thành. .. với công ty cổ phần một thành viên Pháp luật cũng như đa số các quan niệm ở Việt Nam hiện nay coi pháp nhân là một tổ chức hay một đoàn thể bao gồm nhiều người liên kết lại với nhau Điều đó không sai đối với công ty nhiều thành viên, nhưng không phù hợp với công ty một thành viên như công ty cổ phần một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty cổ phần một thành viên là một thực... cổ phần Có những công ty cổ phần thoạt đầu là công ty cổ phần nhiều thành viên, nhưng trong quá trình hoạt động một cổ đông thâu tóm hết tất cả cổ phần của những cổ đông còn lại hoặc do điều kiện không thể tiếp tục đầu tư, các cổ đông dồn bán cổ phần cho một cổ đông Lúc này công ty cổ phần trở thành công ty cổ phần một cổ đông Như vậy đối với những nước qui định công ty cổ phần phải có nhiều thành viên, ... thân quen) 1.4 Nội dung của chế định công ty cổ phần một thành viên 1.4.1 Tạo lập công ty cổ phần một thành viên Như trên đã phân tích công ty cổ phần một thành viên có ba loại do đó mang đến ba cách thức tạo lập khác nhau Dưới đây lần lượt nghiên cứu các cách thức tạo lập đó 1.4.1.1 Thành lập mới công ty cổ phần một thành viên Nói tới thành lập mới công ty cổ phần một thành viên trước hết phải nói tới... nhược điểm của công ty cổ phần truyền thống Ý tưởng xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên sẽ không thể có sức thuyết phục nếu không có sự khảo sát về các ưu và nhược điểm của công ty cổ phần truyền thống bởi luôn luôn có các câu hỏi được đặt ra là: Liệu công ty cổ phần một thành viên có đánh mất đi các ưu điểm của công ty cổ phần truyền thống hay không? và Công ty cổ phần một thành viên có khắc... một thành viên không được quyền phát hành cổ phần [20, Điều 73] Trước hết vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được chia thành các cổ phần Do đó việc chuyển nhượng một phần vốn 15 góp (để trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên) khó khăn hơn việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần một thành viên (để trở thành công ty cổ phần nhiều thành viên) Thành viên. .. thuộc về một người nhất định Người nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần được gọi là cổ đông (người sở hữu vốn trong công ty) Do vậy đối với công ty cổ phần nhiều thành viên (nhiều cổ đông) thì nhiều người có quyền sở hữu vốn trong công ty (những người nắm giữ cổ phần) ; còn đối với công ty cổ phần một thành viên (một cổ đông) thì toàn bộ cổ phần thuộc về một người Tuy nhiên có thể thể hiểu các cổ phần. .. chẳng hạn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp này có một chủ là một đơn vị nhà nước Từ các phân tích trên có thể định nghĩa: Công ty cổ phần một thành viên là hình thức công ty cổ phần do một thành viên nắm giữ toàn bộ cổ phần của công ty Công ty cổ phần một thành viên khác với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở nhiều đặc điểm Luật Doanh nghiệp 2014 định nghĩa: 1 Công ty trách nhiệm... có một thành viên công ty cổ phần một thành viên vẫn được xem là công ty đối vốn Quan niệm trước kia cho rằng công ty cổ phần là công ty đối vốn điển hình bởi các thành viên của công ty góp vốn vào công ty mà không dựa vào sự quen biết lẫn nhau mà sự liên kết giữa các thành viên nhằm tới số lượng vốn của từng thành viên góp vào công ty Tài sản của công ty tách bạch với tài sản riêng của thành viên công . công ty cổ phần một thành viên 43 2.3. Các định hướng và giải pháp xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay 44 2.3.1. Các định hướng xây dựng chế định công ty cổ. lập công ty cổ phần một thành viên 17 1.4.2. Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần một thành viên 30 1.4.3. Vốn của công ty cổ phần một thành viên 32 1.4.4. Thành viên của công ty cổ phần một. VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH CÔNG TY CỔ PHẦN MỘT THÀNH VIÊN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 39 2.1. Sự cần thiết xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay 39