Sự cần thiết xây dựng chế định công ty cổ phần một thành

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam (Trang 44)

ở Việt Nam hiện nay

Có một câu hỏi được đặt ra mà tới nay chưa có câu trả lời. Đó là Luật Công ty 1990 yêu cầu công ty cổ phần phải có tối thiểu 07 thành viên, cho tới nay Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu tối thiểu có 03 thành viên, tại sao lại yêu cầu 07 thành viên và tại sao lại yêu cầu 03 thành viên? Có lẽ sự phát hành cổ phần và sự tách bạch giữa chức năng của chủ sở hữu với chức năng của người điều hành công ty cổ phần khiến người ta không thể tưởng tượng ra tại sao lại có công ty cổ phần một thành viên.

Ở Anh, tuy mô hình công ty cổ phần xuất hiện từ thế kỷ thứ 17, nhưng mãi đến năm 1844, Nghị viện mới cho ra đời Đạo luật điều chỉnh và đăng ký công ty cổ phần. Năm 1856, Nghị viện nước này ban hành đạo luật mới về công ty, theo đó số lượng cổ đông tối thiểu của một công ty cổ phần là bảy cổ đông. Hiện nay pháp luật về công ty của Anh quan niệm, công ty (không phân biệt loại hình) có thể do một hoặc nhiều thành viên thành lập. Cụ thể, tại Mục 7 và Mục 8, Phần 2 của Đạo luật 2006 quy định: “Cách thức thành lập công ty: Theo luật này, một công ty được thành lập bởi một hoặc nhiều người; tên của những người góp vốn được ghi trong hợp đồng thành lập công ty và phải tuân thủ các quy định của Đạo luật này khi đăng ký thành lập”. Định nghĩa về công ty cổ phần tại Đạo luật này được quy định tại Mục 1041 mà ở đó người ta không tìm thấy đặc điểm nhận dạng công ty cổ phần liên quan tới số lượng

cổ đông, mà chỉ tìm thấy đặc điểm nhận dạng liên quan tới việc chia vốn thành cổ phần, và chuyển nhượng cổ phần… [23].

Ở Hoa Kỳ trong thời kỳ thuộc địa, do pháp luật Anh được áp dụng, nên đòi hỏi một công ty cổ phần phải có tối thiểu bảy cổ đông. Hiện nay, theo Đạo luật mẫu về công ty ở Hoa Kỳ, việc có hay không quy định số lượng thành viên công ty là một vấn đề để phân biệt giữa các công ty đại chúng và các công ty khác, cụ thể: Mục 2.01 của quy định “Một hoặc nhiều người có thể hành động với tư cách là thành viên công ty bằng việc gửi hồ sơ thành lập đến cơ quan đăng ký kinh doanh để thành lập công ty”; và Mục 1.40.18A quy định “Công ty đại chúng là công ty mà cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc gia hoặc có hoạt động thương mại thường xuyên trên thị trường được sự bảo trợ của một hoặc nhiều thành viên hiệp

hội chứng khoán quốc gia” [23].

Ở Úc, trước kia pháp luật về công ty được xây dựng dựa trên khuôn mẫu của pháp luật Anh, theo đó, số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần cũng được ấn định là bảy cổ đông. Năm 1981, với sự ra đời của Đạo luật công ty có tính độc lập, quan niệm về số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần có sự thay đổi. Điều 33 của Đạo luật này quy định số lượng thành viên tối thiểu là năm thành viên, và được áp dụng cho một số loại hình công ty mà trong đó có công ty cổ phần (company limited by shares) [23].

Bộ Luật Thương mại Czech 1991 qui định về công ty cổ phần một thành viên theo mô hình của CHLB Đức. Và mô hình này rất quan trọng cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hậu chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc. Các doanh nghiệp cần cổ phần hóa chia vốn thành các phần nhỏ nhất đều nhau. Khi thuận tiện các cổ phần được chuyển nhượng. Như vậy doanh nghiệp có một thời gian chuẩn bị về mặt quản trị, nhân sự và

tài chính, và không bị thúc ép bởi thời gian. Làm như vậy tránh gây thất thoát và có hiệu quả cao cho ngân sách nhà nước. Đây là bài học kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang có chính sách lớn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Song thủ tục cổ phần hóa phức tạp, bị thúc ép bởi thời gian, không có sự chuẩn bị tốt và thích hợp cho quản trị và vận hành công ty sau cổ phần hóa, và khả năng gây thất thoát cho ngân sách rất lớn. Từ kinh nghiệm trên chúng ta đã có thể thấy sự tiện ích của công ty cổ phần một thành viên.

Mặt khác việc không qui định công ty cổ phần một thành viên gây cản trở lớn cho quyền tự do kinh doanh và cản trở sự sáng tạo của thương nhân. Trong khi đó công ty cổ phần một thành viên vẫn tồn tại kể cả chính thức (liên quan tới cổ phần hóa) và phi chính thức (công ty cổ phần nhiều thành viên nhưng giả tạo che dấu sự thật là công ty chỉ có một thành viên). TS. Hoàng Anh Tuấn phê phán:

Để có được một công ty cổ phần (bởi người đầu tư nhìn thấy lợi ích của hình thức công ty này trong hiện tại hoặc tương lai), người ta có thể bắt đầu bằng việc thành lập mới hoặc mua công ty đang hoạt động, do đó có thể dẫn tới việc xuất hiện công ty cổ phần một cổ đông trên thực tế. Trường hợp thứ nhất, có những người không muốn chia sẻ ý tưởng kinh doanh của riêng mình cho người khác, và chỉ muốn thành lập công ty cổ phần để thực hiện ý tưởng đó, bởi có chiến lược lâu dài, và kinh doanh ở quy mô lớn, do đó tìm cách “lách luật” để thành lập một công ty cổ phần của riêng mình; trường hợp thứ hai, có những người muốn một mình đầu tư tiền để mua toàn bộ một công ty cổ phần đang hoạt động kém hiệu quả, hoặc lâm vào tình trạng phá sản… để vực dậy công ty hay để tối đa hoá lợi ích cho riêng mình. Thế nhưng, những ước muốn

“không tồi” như vậy ở Việt Nam hiện nay vướng phải các quy định của pháp luật về số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần. Việc “lách luật” thường xảy ra cho các ước muốn nói trên,… [23]. Vì công ty cổ phần một thành viên cũng được xem là công ty đối vốn. Nên việc xem xét sự cần thiết có hình thức công ty này cũng cần phải luận giải ở từ đây. Nhìn chung, công ty đối vốn có nhiều ưu điểm hơn so với công ty đối nhân có lẽ bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên công ty. Ưu điểm này khiến người kinh doanh cân nhắc đưa vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Tác dụng quan trọng nữa là cùng một lúc người đầu tư có thể phân tán vốn đầu tư vào nhiều cơ sở kinh doanh khác nhau. Hơn nữa ưu điểm này còn tạo điều kiện cho những người ít hiểu biết về kinh doanh tham gia vào kinh doanh. Việc tạo lập hình thức công ty cổ phần một thành viên khiến cho nhà đầu tư linh động hơn trong việc lựa chọn đầu tư, đồng thời khiến cho nhà đầu tư thay đổi hình thức công ty dễ dàng hơn, linh hoạt hơn trong quá trình kinh doanh, tránh rủi ro và mang lại lợi nhuận cao. Chẳng hạn khi một người đầu tư phát hiện ra một cơ hội kinh doanh, muốn hưởng cơ hội đó một mình, nhưng đồng thời tính toán rằng trong tương lai nếu làm ăn tốt sẽ mở rộng qui mô kinh doanh, gọi vốn từ bên ngoài, giảm bớt rủi ro, anh ta có thể lựa chọn thành lập công ty cổ phần một thành viên. Hình thức công ty này đáp ứng hoàn toàn các suy tính của người mong muốn đầu tư như vậy.

Tóm lại: Công ty cổ phần một thành viên có nhiều điểm lợi như: (1)

giúp cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuận lợi, hiệu quả và an toàn; (2) bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh; (3) giải quyết được hiện tượng công ty cổ phần một thành viên được thành lập, tồn tại trên thực tế (hay nói cách khác hợp pháp hóa các công ty cổ phần một thành viên thực tế); và (4) giúp cho nhà đầu tư linh động hơn trong

việc lựa chọn đầu tư, đồng thời giúp cho nhà đầu tư thay đổi hình thức công ty dễ dàng hơn, linh hoạt hơn trong quá trình kinh doanh, tránh rủi ro và mang lại lợi nhuận cao.

Vì các lẽ kể trên, việc xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay có tính cấp thiết cao.

2.2. Những ưu và nhược điểm của công ty cổ phần một thành viên

Việc xem xét sự ra đời của công ty cổ phần một thành viên mà bản thân nó có đánh mất đi những ưu điểm quan trọng của công ty cổ phần truyền thống hay không là một vấn đề cần được đặt ra khi nghiên cứu xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên. Có thể thấy công ty cổ phần một thành viên vẫn giữ được các ưu điểm của công ty cổ phần truyền thống như:

+ Thứ nhất, công ty cổ phần một thành viên vẫn là một công cụ huy

động vốn thuận tiện, nhanh chóng với quy mô tương đối lớn và có độ ổn định cao bởi công ty cổ phần một thành viên vẫn có các cổ phần có thể được nhượng bán dễ dàng trên thị trường.

+ Thứ hai, công ty cổ phần truyền thống có cơ chế giải quyết thỏa đáng

động lực lợi ích giúp chủ sở hữu vốn trong công ty cổ phần (là các cổ đông) với người sử dụng vốn (là những quản lý và lao động trong công ty). Ở công ty cổ phần một thành viên lợi ích này còn gắn bó hơn và khi biến đổi thành công ty cổ phần nhiều thành viên thì cơ chế của công ty cổ phần truyền thống vẫn được giữ nguyên.

+ Thứ ba, công ty cổ phần một thành viên không có cơ chế phân tán rủi

ro cao như trong công ty cổ phần truyền thống. Tuy nhiên công ty cổ phần một thành viên dễ tiếp cận với cơ chế này hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bởi công ty cổ phần một thành viên có cổ phần có thể

chuyển nhượng được và mua bán dễ dàng trên thị trường chứng khoán. Qua đó rủi ro có thể được chia sẻ cho nhiều người.

+ Thứ tư, công ty cổ phần một thành viên cũng giống như công ty cổ

phần truyền thống thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán khi cổ phần được chuyển nhượng.

+ Thứ năm, công ty cổ phần một thành viên dễ dàng tiếp cận tới sự

tách bạch giữa chức năng của chủ sở hữu và người điều hành công ty để thúc đẩy và củng cố và phát triển cơ chế quản trị, công nghệ quản trị và nhân viên quản trị.

Tuy nhiên công ty cổ phần một thành viên có một số nhược điểm sau đây trong sự so sánh với công ty cổ phần truyền thống:

+ Một, nếu công ty cổ phần truyền thống tạo ra sự lũng đoạn của cổ đông lớn thì đối với công ty cổ phần một thành viên nhược điểm này gia tăng khi chỉ một số nhỏ cổ phần được chuyển nhượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hai, việc hối lộ bằng cổ phần ở công ty cổ phần một thành viên dễ

dàng hơn ở công ty cổ phần truyền thống bởi mọi công việc trong công ty cổ phần một thành viên được quyết định bởi chỉ một người.

2.3. Các định hướng và giải pháp xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay

2.3.1. Các định hướng xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam hiện nay

Định hướng thứ nhất: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh.

Toàn cầu hóa hiện nay đang là xu thế của thời đại, Việt Nam hiện đang tích cực mở cửa và hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, trong đó đặc biệt là các công ty

cổ phần của Việt Nam đang là vấn đề hết sức cấp bách. Một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty cổ phần có lẽ là việc tạo môi trường tự do kinh doanh. Hiến pháp 2013 đưa tự do kinh doanh trở thành nguyên tắc hiến định. Do đó bảo đảm quyền tự do kinh doanh là định hướng đầu tiên hiện nay cần nghĩ tới. PGS. TS. Ngô Huy Cương luận về quyền tự do kinh doanh như sau:

Nói đơn giản, quyền tự do kinh doanh (freedom of enterprise) bao gồm: quyền tự do trở thành thương nhân; quyền tự do tạo lập doanh nghiệp; quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh; quyền tự do lựa chọn qui mô kinh doanh; quyền tự do quản trị và vận hành doanh nghiệp; quyền tự do thuê mướn và sử dụng lao động; và quyền tự do lựa chọn nơi và phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ của thương nhân. Gắn liền với các quyền tự do này là quyền chống lại các hành vi cấm đoán hoặc gây cản trở những quyền tự do nói trên. Hiến pháp 2013 tại Điều 33 khẳng định quyền tự do kinh doanh của công dân trong những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Các quyền tự do này luôn luôn ủng hộ cho việc tạo ra các hình thức kinh doanh nhiều như có thể để nhà đầu tư lựa chọn. Vậy công ty cổ phần một thành viên không thể nằm ngoài sự lựa chọn ấy. Các lợi ích của công ty cổ phần một thành viên đã được nêu rõ ở mục trên.

Định hướng thứ hai: Hỗ trợ các hình thức kinh doanh.

Muốn đảm bảo các điều kiện kinh doanh thuận lợi, an toàn và hiệu quả, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách thích hợp đáp ứng được các nhu cầu đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa. Một vấn đề liên quan là, bằng pháp luật, Nhà nước hỗ trợ cho người dân dễ dàng trong

việc tạo lập công ty cổ phần một thành viên mà không phải lẩn tránh pháp luật và tạo điều kiện cho công ty biến đổi hình thức dễ dàng để phát huy tác dụng. Việc tạo điều kiện ở đây là phải có các qui định rõ ràng về hình thức công ty này mà trong đó bao gồm các đặc tính của nó, tạo điều kiện thuận lợi cho đăng ký kinh doanh, bảo đảm sự an toàn trong vận hành nó…

Định hướng thứ ba: Tăng cường quản lý nhà nước tránh gây hậu quả

xấu cho xã hội, nhưng vẫn bảo đảm tốt cho sự phát triển.

Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần một thành viên phải xuất phát từ chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Với tư cách là yếu tố cấu thành của nền kinh tế, các công ty cổ phần nói chung được Nhà nước khuyến khích phát triển trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội vì lợi ích công cộng và lợi ích cá nhân. Khi Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cũng có nghĩa là Nhà nước công nhận và khuyến khích người dân làm giàu chính đáng từ các hoạt động kinh doanh của mình. Việc thành lập công ty cổ phần một thành viên là một trong những hướng kinh doanh theo chính sách đó. Chính sách quản lý nhà nước đối với công ty cổ phần một thành viên cần giải quyết thỏa đáng hai mặt: vừa tạo điều kiện tối đa cho nó phát triển, vừa quán triệt vai trò tối thượng của pháp luật trong quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước giải quyết hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng. Nhà nước đảm bảo sự phát triển bình đẳng, tự do và an toàn trong khuôn khổ pháp luật đối với tất cả các loại hình kinh doanh trong đó có công ty cổ phần một thành viên.

Như vậy, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, không thể thiếu vai trò của Nhà nước. Song cần thiết có sự điều chỉnh và tư duy lại vai trò và chức năng cho phù hợp hơn

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên ở Việt Nam (Trang 44)