1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam

54 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 463,5 KB

Nội dung

Một lý do mà mọi người dễ dàng thống nhất là để tiến hành sản xuất kinh doanh thì một yếu tố không thể thiếu được là phải có vốn. Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Và khi sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, ngày càng phát triển và mở rộng kinh doanh. Có hai nguồn vốn: Vốn tự có và vốn đi vay, vậy quản trị và điều hành về tỷ lệ giữa hai loại vốn này như thế nào là hợp lý và có hiệu quả? Ngoài ra, vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam đang là vấn đề bức xúc mà các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Trong nhiều diễn đàn và trong công luận ở nước ta, người ta bàn rất nhiều về vấn đề vốn của doanh nghiệp, chủ yếu là vốn vay Ngân hàng. Tình trạng khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận thấp, hàng hoá tiêu thụ chậm, không đổi mới dây chuyền sản xuất... Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá thì việc một quốc gia có hội nhập vào nền kinh tế thế giới hay không và hội nhập ở mức độ nào sẽ cơ bản phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sở tại. Khả năng cạnh tranh là nguồn năng lực thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên con đường hội nhập kinh tế. Mặt khác, những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn tự có... trình độ kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng cạnh tranh, bộ máy tổ chức sản xuất, lợi nhuận. Để đạt được yêu cầu đó thì vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp “Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam” là một Doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức như trên nên vấn đề đặt ra đối với Ban lãnh đạo Công ty là cần phải làm gì để giải quyết được những vấn đề trên nhằm đưa doanh nghiệp thắng trong cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Đứng trước những thách thức đó, sau một quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Ngô Kim Thanh, các anh, chị trong công ty nên em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam”. Chuyên đề gồm 54 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề còn được chia thành ba chương : Chương 1 : TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM. Chương 2 : PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM. Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIÊU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM. Trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết xong với sự quyết tâm của bản thân Tôi đã và đang hoàn thiện Báo cáo chuyên đề này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến và được sự quan tâm chỉ bảo giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Ngô Kim Thanh và các anh chị trong Phòng Tài chính Kế toán Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam để giúp Tôi thực hiện đề tài thành công. Tôi xin chân thành cảm ơn

Chuyên đề tốt nghiệp NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CP: Cổ phần QĐ: quyết định CSH: chủ sở hữu DN: doanh nghiệp BCTC: báo cáo tài chính BCĐKT: bảng cân đối kế toán TM KT: thương mại kỹ thuật TSLĐ: tài sản lưu động SXKD: sản xuất kinh doanh VLĐ: vốn lưu động VKD: vốn kinh doanh NVL: nguyên vật liệu TSCĐ: tài sản cố định Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 1 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Một lý do mà mọi người dễ dàng thống nhất là để tiến hành sản xuất kinh doanh thì một yếu tố không thể thiếu được là phải có vốn. Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Và khi sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, ngày càng phát triển và mở rộng kinh doanh. Có hai nguồn vốn: Vốn tự có và vốn đi vay, vậy quản trị và điều hành về tỷ lệ giữa hai loại vốn này như thế nào là hợp lý và có hiệu quả? Ngoài ra, vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam đang là vấn đề bức xúc mà các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Trong nhiều diễn đàn và trong công luận ở nước ta, người ta bàn rất nhiều về vấn đề vốn của doanh nghiệp, chủ yếu là vốn vay Ngân hàng. Tình trạng khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận thấp, hàng hoá tiêu thụ chậm, không đổi mới dây chuyền sản xuất Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá thì việc một quốc gia có hội nhập vào nền kinh tế thế giới hay không và hội nhập ở mức độ nào sẽ cơ bản phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sở tại. Khả năng cạnh tranh là nguồn năng lực thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên con đường hội nhập kinh tế. Mặt khác, những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn tự có trình độ kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng cạnh tranh, bộ máy tổ chức sản xuất, lợi nhuận. Để đạt được yêu cầu đó thì vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp “Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam” là một Doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức như trên nên vấn đề đặt ra đối với Ban lãnh đạo Công ty là cần phải làm gì để giải quyết được những vấn đề trên nhằm đưa doanh nghiệp thắng trong cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Đứng trước những thách thức đó, sau một quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Ngô Kim Thanh, các anh, chị trong công ty nên em đã chọn đề tài: Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 2 Chuyên đề tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam”. Chuyên đề gồm 54 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề còn được chia thành ba chương : Chương 1 : TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM. Chương 2 : PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM. Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIÊU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM. Trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết xong với sự quyết tâm của bản thân Tôi đã và đang hoàn thiện Báo cáo chuyên đề này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến và được sự quan tâm chỉ bảo giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Ngô Kim Thanh và các anh chị trong Phòng Tài chính Kế toán Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam để giúp Tôi thực hiện đề tài thành công. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Hữu Hoa Phí Hữu Hoa Lớp QTKDTH – K42 Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 3 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Tên công ty: Công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Tên viết tắt: VINATECH.,JSC Địa chỉ: Hải Bối – Đông Anh – Hà Nội VPGD: P213 Tòa nhà N3A – Lê Văn Lương – Thanh Xuân – Hà Nội Tel: (04) 3 556 2447/ 2 210 4700 Fax: (04) 3 556 2436 CN miền nam: 135/1/110 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh Email: vinatech-medical.com Công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam (Vinatech.,JSC) được thành lập năm 2005, hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103007137 cấp lần đầu ngày 27 tháng 04 năm 2005, và có 7 lần thay đổi đăng ký kinh doanh: lần 1 ngày 27/06/2006, lần 2 ngày 16/03/2007, lần 3 ngày 13/02/2009, lần 4 ngày 04/06/2009, lần 5 ngày 21/09/2009, lần 6 ngày 23/07/2010, lần 7 ngày 26/11/2010. Các thông tin thay đổi kinh doanh là do nhu cầu mở rộng các ngành nghề hoạt động và thay đổi địa điểm văn phòng phù hợp. Công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam là công ty hoạt động trên thị trường thiết bị y tế Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế, đặc biệt là tư vấn, cung ứng và lắp đặt hệ thống khí y tế, hệ thống khí sạch cho các bệnh viện ở tất cả các tuyến. Hiện nay, công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam là nhà phân phối độc quyền các thiết bị hệ thống khí y tế của hang C&U (Nhật Bản), và là nhà phân phối hợp pháp của các hang ERMA (Nhật Bản), Beacon Medades (Anh – Mỹ), Reetech (Hệ thống khí sạch áp lực dương), Terumo (Nhật Bản), Drager (Đức), Kingbell (Trung Quốc). Hiện tại công ty đang tăng cường khả năng hoạt động và đã thành lập chi nhánh ở TP.Hồ Chí Minh (Số 24 Phạm Viết Chánh – Phường 9 – Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh) theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế chi nhánh số 0101652040-002, đăng ký lần đầu ngày 08 tháng 06 năm 2010. Công ty đã và đang nhanh chóng khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thị trường thiết bị y tế Việt Nam. Hiện nay, các trang thiết bị y tế mà Công ty kinh doanh đã được cung cấp rộng rãi tại nhiều Bệnh viện, trung tâm y tế trên toàn quốc. Một số công trình, dự án mà công ty đã thực hiện: Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện E Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc, Bệnh viện chuyên khoa Lao tỉnh Bình Thuận, Bệnh viện Phụ sản Phương Châu, Bệnh viện huyết học – truyền máu TW, Bệnh viện phụ sản TW, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TW, Sở y tế tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm y tế tỉnh Bình Phước, Bệnh viện đa khoa Xanh-Pon… Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 4 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Công ty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ với các bộ phận có chức năng chuyên biệt nhưng luôn vận động hỗ trợ nhau trong một guồng quay thống nhất tạo nên hiệu quả cao. Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 CHỦ TỊCH HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ điều hành nhân sự P.TGĐ điều hành tài chính GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng quản lý nhân sự Phòng xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật Phòng thiết kế Phòng vật tư Phòng tài chính kế toán 5 Chuyên đề tốt nghiệp Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, có trình độ tay nghề, có kinh nghiệm và nhiệt huyết với công việc. Hàng năm, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng được bổ sung, nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Ban lãnh đạo công ty gồm: - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty, 2 phó tổng giám đốc và Giám đốc điều hành. - Giám đốc công ty: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo Nghị định, quyết định của Tổng giám đốc, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật. * Các phòng ban chức năng của công ty Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty theo chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: * Phòng Quản lý nhân sự - Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân sự của công ty, tham mưu cho Giám đốc về đề bạt, miễn nhiệm nhân sự. - Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn công việc cho các vị trí công tác - Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và nâng lương - Hướng dẫn và thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động *Phòng Tài chính – kế toán - Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty - Khai thác các nguồn vốn,kinh phí phục vụ sản xuất kinh doanh và hoạt động của công ty, quản lý sử dụng bảo toàn và phát triển vốn. Tổ chức công tác kế toán và công tác hạch toán sản xuất kinh doanh trong công ty, kiểm tra công tác kế toán và hạch toán ở các đơn vị trực thuộc trong công ty. Thực hiện công tác thanh quyết toán tài chính. Tổ chức và thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, các chế độ quy định về công tác tài chính đối với doanh nghiệp. Thực hiện chế độ báo cáo công tác tài chính với cấp trên và các cơ quan chức năng. *Phòng xuất nhập khẩu Tham mưu, giúp Ban Tổng giám đốc Công ty thực hiện quản lý về công tác chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế, thực hiện các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện một số nhiệm vụ, Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 6 Chuyên đề tốt nghiệp quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của giám đốc Công ty và theo quy định của pháp luật. * Phòng kỹ thuật - Lập và quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và kế hoạch giao cho các đơn vị trực thuộc công ty. Thanh quyết toán vật tư cho các công trình của công ty. Chủ trì tổng hợp phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh lên cấp trên. - Phối hợp với phòng tài chính – kế toán công ty thanh quyết toán công trình, sản phẩm hoàn thành. - Công tác tiếp thị tìm kiếm việc làm, xây dựng các dự án đầu tư,liên danh liên kết phát triển sản xuất kinh doanh. Công tác đấu thầu, nhận thầu công trình. Công tác kỹ thuật thi công, chất lượng công trình và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. *Phòng thiết kế - Tổ chức thực hiện sản xuất theo tiến độ và kế hoạch của Công ty giao, gồm: Thiết kế, tư vấn đấu thầu, thẩm định, giám sát kỹ thuật và dịch vụ tư vấn khác nếu có. - Quản lý về thời gian, chất lượng và kinh tế các sản phẩm của mình trước Giám đốc Công ty và khách hàng. - Nghiên cứu tài liệu và các chương trình thiết kế, quy hoạch, tính toán kết cấu cũng như các chương trình liên quan phục vụ cho việc thiết kế. - Đề xuất và bảo vệ các phương án thiết kế trước Chủ nhiệm Đồ án, Quản lý Kỹ thuật, Giám đốc. - Sử dụng máy móc, trang thiết bị và những phương tiện khác của Công ty để thực hiện những công việc thuộc kế hoạch sản xuất hoặc công tác do Công ty giao tại vào mọi thời điểm và đảm bảo kế hoạch sản xuất. - Liên hệ để khai thác thêm nguồn công việc cho Công ty và báo với Giám đốc và những người quản lý liên quan để đưa vào kế hoạch SXKD của Công ty. * Phòng vật tư - Công tác tổ chức thực hiện các chế độ quy định và sử dụng trang thiết bị, vật tư trong công ty. Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 7 Chuyên đề tốt nghiệp - Công tác đảm bảo và quản lý sử dụng vật tư trong đơn vị và quyết toán với cấp trên. Công tác khai thác sử dụng và đảm bảo kỹ thuật thiết bị. Đề xuất và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh lý, xử lý, đầu tư và đổi mới trang thiết bị. ♦ Tổ chức bộ máy SXKD của công ty Sơ đồ 1.1. Tổ chức SXKD của Công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam * Giai đoạn đấu thầu : chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư mời thầu tới công ty, công ty sẽ mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư đã bán. Căn cứ vào biện pháp thi công hồ sơ kỹ thuật, lao động, tiền lương của hồ sơ mời thầu và các điều kiện khác mà công ty làm các thủ tục: - Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công - Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 Đấu thầu Thi công Nghiệm thu và bàn giao Thanh lý hợp đồng 8 Chuyên đề tốt nghiệp - Giấy bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng - Cam kết cung ứng tín dụng * Giai đoạn thi công : khi đã trúng thầu, công ty sẽ cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng, lập hợp đồng giao nhận thầu và ký kết. Sau đó, công ty sẽ tiến hành thi công công trình. - Lập và báo cáo biện pháp tổ chức thi công, trình bày tiến độ thi công trước chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận. - Bàn giao và nhận tìm mốc mặt bằng. - Thi công công trình theo biện pháp tiến độ đã lập. * Giai đoạn nghiệm thu công trình: - Nghiệm thu từng phần: công trình thường có nhiều giai đoạn thi công và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Vì vậy, công ty và chủ đầu tư thường quy định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn. Công ty cùng chủ đầu tư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và ký vào văn bản nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn đã ký trong hợp đồng. Thường thì khi nghiệm thu hoàn thành từng giai đoạn chủ đầu tư lại ứng một phần giá trị của giai đoạn tiếp theo. - Nghiệm thu toàn bộ và bàn giao: lúc này công trình đã hoàn thành theo đúng tiến đọ và giá trị khối lượng trong hợp đồng. Công ty sẽ thực hiện các thủ tục: + Lập dự toán và trình chủ đầu tư phê duyệt. + Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán tới 95% giá trị công trình cho công ty, giữ lại 5% giá trị bảo hành công trình (hoặc thông qua Ngân hàng bảo lãnh cho công ty). * Giai đoạn thanh lý hợp đồng: là thời gian bảo hành công trình đã hết, công trình đảm bảo giá trị hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên. Lúc này, công ty nhận 5% giá trị công trình còn lại và hai bên là chủ đầu tư và công ty ký vào văn bản thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật, chấm dứt quan hệ kinh tế giữa chủ đầu tư và công ty tại thời điểm văn bản thanh lý có hiệu lực. Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 9 Chuyên đề tốt nghiệp 1.3. Kết quả hoạt động SXKD trong 3 năm gần đây Biểu 1.1. Bảng số liệu tài chính trong 3 năm gần đây (2010 – 2012) ĐVT: VNĐ TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tổng tài sản 10.891.360.267 44.870.250.963 82.509.671.753 2 Tổng nợ phải trả 1.637.629.325 12.200.287.169 48.536.354.088 3 Tài sản ngắn hạn 9.759.418.977 43.076.025.478 81.128.544.694 4 Nợ ngắn hạn 1.147.629.325 11.482.453.835 48.052.354.090 5 Doanh thu 35.465.347.895 119.382.747.726 252.099.321.000 6 Lợi nhuận trước thuế 2.006.948.010 4.669.963.794 1.579.357.161 7 Lợi nhuận sau thuế 1.655.732.108 3.502.472.486 1.184.517.871 8 Các nội dung khác 8.1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 8.5% 3.75% 1.69% 8.2 Giá trị ròng 9.253.730.942 32.669.963.794 33.973.317.665 Thông qua số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh trong năm 2010 và 2011 công ty đều đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, và có sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, giá trị ròng năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2012 lợi nhuận giảm so với năm 2010 và 2011. Cụ thể các chỉ tiêu năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng 83.917.399.831đ tương ứng 236,6%. Lợi nhuận trước thuế tăng 2.663.015.784đ tương ứng 132,7%. Lợi nhuận sau thuế tăng 1.846.740.378đ tương ứng 111,5%. Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 10 [...]... đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau Để hiểu chính xác hơn ta đi sâu vào nghiên cứu vốn cố định và vốn lưu động của DN, từ đó giúp ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về tình trạng sử dụng vốn tại công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam 2.1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Để đánh giá được chính xác hơn về hiệu quả sử dụng. .. 1 cho thấy công ty vẫn đủ khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ khi đến hạn Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 11 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM 2.1 Thực trạng sử dụng vốn của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam 2.1.1 Thực trạng sử dụng tổng vốn của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam 2.1.1.1... 2.1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Không ai nghi ngờ gì về vai trò to lớn của nguồn vốn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn vay Song cần thấy những tác động tiêu cực của nó cũng không nhỏ nếu công ty không biết quản lý và sử dụng nó một cách có hiệu quả Biểu 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty CP thương mại kỹ thuật. .. doanh thu công ty tăng nhưng lợi nhuận công ty giảm, nó chứng tỏ năng lực hoạt động của công ty ngày càng mạnh nhưng hiêu quả kinh doanh ngày càng kém đi 2.1.2 Thực trạng sử dụng vốn cố định của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Vốn cố định là một phần của vốn kinh doanh để tạo nên nguồn vốn của DN Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh... quả sử dụng vốn tại Công ty CP TM KT Việt Nam ta phải đi sâu nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 2.1.3 Thực trạng sử dụng vốn lưu động của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật Việt Nam (Vinatech.,JSC) là công ty hoạt động trên thị trường thiết bị y tế Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế, đặc biệt là việc tư vấn, cung... tiết kiệm được khoản lãi phải trả 2.1.3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Công ty ngày càng sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn vốn lưu động của mình Điều này đã được đánh giá qua các chỉ tiêu phân tích ở trên Những kết quả đó là: Thứ nhất: Khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng, có nghĩa là công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn trong... doanh của DN Qua phân tích ở trên ta thấy vốn cố định của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng để đánh giá chính xác được hiểu quả sử dụng vốn cố định của công ty tốt hay xấu, ta phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu sau: 2.1.2.1 Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty Biểu 2.5: Cơ cấu vốn cố định của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm... của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Phí Hữu Hoa – ĐHKTQD – QTKDTH – K42 24 Chuyên đề tốt nghiệp Biểu 2.10: Cơ cấu vốn lưu động của công. .. nó vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, công ty cần tìm giải pháp phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình 2.1.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP TM kỹ thuật Việt Nam Biểu 2.13 :Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP TM KT Viêt Nam Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Doanh thu thuần 35.465 119.382 252.099 2 VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 25.887 34.079 50.339... tốt nghiệp 2.1.2.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Công ty chưa chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý Chưa sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho công ty có được một cơ cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình Công ty đã tiến hành lập kế hoạch . sử dụng vốn tại công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam. 2.1.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Để đánh giá được chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn tại công. CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM 2.1. Thực trạng sử dụng vốn của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam 2.1.1. Thực trạng sử dụng tổng vốn của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam 2.1.1.1 QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VIỆT NAM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Tên công ty: Công ty CP thương mại kỹ thuật Việt Nam Tên

Ngày đăng: 07/09/2015, 10:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w