1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Critical thinking for student vnese

104 844 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 646,27 KB

Nội dung

1 Roy Van Den Brinkbudgen Critical Thinking for Students: Learn the Skills of Critical Assessment and Effective Argument [BẢN DỊCH CHƢA HOÀN CHỈNH CHỈ LƢU HÀNH NỘI BỘ DÀNH CHO K55XHH] Cuốn sách đƣợc chia sẻ bởi một giáo viên tại Đại học Hoa Sen Publication Date: November 15, 2000 | ISBN-10: 1857036344 | ISBN-13: 978-1857036343 | Edition: 3rd Revised and updated for the third edition, this practical guide covers critical thinking skills for students, including: how to develop good arguments, how to evaluate other people's arguments, and how to deal with assumptions and the use of evidence. 2 LỜI NÓI ĐẦU Kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1996 của cuốn sách này, môn học Tƣ Duy Phản Biện (Critical Thinking) đã không ngừng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Đây là một môn học mà trƣớc đây hầu hết các giáo viên (và cả các sinh viên) chƣa từng đƣợc nghe đến nhƣng đến nay nó đã đƣợc hàng ngàn ngƣời ở hàng trăm các trƣờng trung học, cao đẳng và đại học chú tâm nghiên cứu, sự phát triển của Tƣ Duy Phản Biện là một sự kiện đáng lƣu ý. Với hàng chục ngàn bản đã đƣợc bán ra, giáo trình này đã có một đóng góp đáng kể vào sự phát triển của môn học, và đó chính là sự khích lệ lớn lao đối với tôi. Giáo trình này sẽ giới thiệu cho bạn những kỹ năng cơ bản của Tƣ Duy Phản Biện. Đặc điểm chính của môn học này là nghiên cứu về những lập luận: làm cách nào để phân tích và đánh giá những lâp luận này. Hầu nhƣ ở đâu chúng ta cũng thấy xuất hiện những lập luận. Chúng có mặt trong các quảng cáo, cùng với lời đề nghị nên mua một món hàng mà ngƣời ta giới thiệu vì những lý do nhất định nào đó (chẳng hạn, 68% trong số 42 ngƣời phụ nữ đều nói rằng các nếp nhăn hầu nhƣ biến mất sau hai tuần sử dụng loại mỹ phẩm „Vĩnh biệt nếp nhăn – No More Wrinkles‟). Báo chí cũng thƣờng dùng những lập luận nhằm thuyết phục chúng ta tin vào những điều mà họ đƣa ra (chẳng hạn, chúng ta nên ủng hộ đề nghị xin cấp chứng minh nhân dân bởi vì chứng minh nhân dân sẽ giúp làm giảm thiểu vấn đề tội phạm). Tất nhiên, chính chúng ta cũng phải sử dụng những lập luận nhất định nào đó trong hoạt động hàng ngày của mình: “Tôi không đồng ý với bạn bởi vì…”. Việc xem xét một cách rõ ràng những điều đang diễn ra trong một lập luận là một kỹ năng rất hữu ích. Nó có thể giúp bạn nghiên cứu khá kỹ càng bất kỳ đề tài nào, giúp bạn xem xét những chứng cứ và những yêu cầu đƣợc thiết lập xung quanh nó. Nó cũng khuyến khích bạn tìm kiếm những lý giải tƣơng ứng cho các chứng cứ, và xem xét xem những lý giải này có tác động gì đến lợi thế trong lập luận của ngƣời nói hay không. Bằng cách này hay cách khác, Tƣ Duy Phản Biện có thể giúp bạn trở nên năng động hơn trong những nghiên cứu của mình. Hơn nữa, môn học này đem lại một kỹ năng rất hữu ích. Bạn có thể sử dụng nó để xem xét các vấn đề trong những lập luận của riêng mình và của những ngƣời khác. 3 Nếu nghiên cứu Tƣ Duy Phản Biện để đánh giá trong thi cử, thì giáo trình này sẽ thực sự có ích để giới thiệu với bạn những kỹ năng mà bạn sẽ cần. Nếu bạn muốn tìm một quyển sách về Tƣ Duy Phản Biện dễ hiểu, dễ tiếp cận và ngắn gọn, thì giáo trình này sẽ phù hợp với những yêu cầu của bạn. Nếu bạn dự định đi thi trắc nghiệm nhƣ TSA, BMAT, LNAT, thì giáo trình này sẽ giúp bạn chuẩn bị hiệu quả nhất để đối phó với những tình huống đó. Thoạt đầu khi viết giáo trình này, tôi phải công nhận là các con tôi phải chịu trận nhiều. Tuy nhiên, càng lớn chúng càng chúng càng có khuynh hƣớng tranh luận nhiều hơn, giờ thì tôi lại phải cám ơn các cháu của tôi về sự chịu đựng của chúng. Hy vọng, môn học Tƣ Duy Phản Biện sẽ phát triển và có ảnh hƣởng mạnh hơn nữa đối với các thế hệ sinh viên. Xin cảm ơn Daisy, Darcey, Eleanor, Hannie, Martha, Noah, Ruby và Thomas, những ngƣời đã đóng góp cho sự phát triển của môn học Tƣ Duy Phản Biện. Mặc dù trong số trên có ngƣời tóc đã bạc nhƣng vẫn nỗ lực làm cho môn học này ngày càng phát triển hơn nữa. Roy Van den BrinkBudgen 4 MỤC LỤC Lời nói đầu 1. Nhận dạng những lập luận 6 Thuyết phục và tranh luận Tìm hiểu những lập luận Nhận thức tầm quan trọng của lập luận Tranh luận, giải thích và tổng kết Đƣa ra lý do phù hợp với kết luận Bài tập 2. Phân tích những lập luận đơn giản 20 Nhận dạng những lý do và kết luận Kiểm tra vai trò của lý do Trình bày cấu trúc của lập luận dƣới dạng sơ đồ Phân biệt câu lý do với những câu khác Quyết định rút ra kết luận Bài tập 3. Đi sâu hơn vào những lập luận 34 Tìm hiểu thêm những kết luận trong một lập luận Khắc phục những khiếm khuyết khi nêu lý do Sử dụng phép loại suy Bài tập 4. Khai thác những nhƣợc điểm trong một lập luận 50 Điều kiện cần và đủ Nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả Công kích ngƣời tranh luận chứ không phải lập luận Lẩn quẩn Giảm thiểu xu hƣớng tuột dốc Xuyên tạc quan điểm của ngƣời đối lập Ngộ nhận (Hai sai thành một đúng) Giới hạn những giải pháp Thực hiện những lời kêu gọi không xác đáng 5 Bài tập 5. Tìm hiểu những ƣu điểm 71 Tìm kiếm sự chắc chắn Làm tăng khả năng xảy ra Bài tập 6. Đánh giá tính xác thực của bằng chứng 80 Đánh giá những lập luận 7. Ứng dụng những kỹ năng 88 Đặt vấn đề đúng 6 CHƢƠNG 1 Nhận dạng những lập luận THUYẾT PHỤC VÀ TRANH LUẬN Nếu ngƣời ta yêu cầu bạn phát biểu xem “lập luận” là gì, thì có lẽ bạn sẽ dùng những từ đại khái nhƣ “sự bất đồng” hay “sự tranh cãi” để lý giải cho nó. Ví dụ sau đây sẽ phù hợp với cách mô tả này: Tôi không thể hiểu đƣợc khi nghe ngƣời ta nói rằng ngƣời hút thuốc không đƣợc phép hút ở những nơi công cộng. Tôi nghĩ, mọi ngƣời đều đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào. Trong ví dụ này, rõ ràng ngƣời nói diễn tả sự bất đồng. Lập luận này có thể giúp chúng ta hiểu đƣợc quan điểm của những ngƣời muốn giới hạn quyền của những ngƣời hút thuốc. Bạn có thể nêu ra những ví dụ khác từ những bất đồng đơn giản giữa bạn bè với nhau cho đến những bất đồng phức tạp hơn nhƣ những bất đồng giữa các đảng phái chính trị. Tuy nhiên, trong tƣ duy phê phán, từ “lập luận” có ý nghĩa sâu hơn, không chỉ dừng lại ở “sự bất đồng”. Bất đồng vẫn chƣa đủ mà phải có một nỗ lực để thuyết phục ngƣời khác để họ thấy rằng luận điểm này thích hợp hơn luận điểm kia. Trở lại với ví dụ đầu tiên, ngƣời nói làm cách nào để thuyết phục chúng ta khi cho rằng “mọi ngƣời đều đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào”? Câu trả lời thật đơn giản: không thể thuyết phục đƣợc. Thuyết phục bằng cách nêu những lý do Ngƣời nói ở ví dụ đầu tiên bất đồng nghiêm trọng với những ai cho rằng không đƣợc phép hút thuốc ở nơi công cộng. Cho dù ngƣời ta có nói gì đi nữa thì không có gì làm cho bạn thay đổi quan điểm của mình về một chủ đề nào đó. Tuy nhiên, hãy xem xét kỹ ví dụ sau: Mọi ngƣời đều đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào. Hút thuốc không trái luật, 7 và hàng triệu ngƣời cảm thấy thích thú việc hút thuốc. Nhƣ vậy, sự khác biệt nằm ở chỗ nào? Nhƣ bạn thấy, ngƣời nói giờ đây đã đƣa ra cho chúng ta hai lý do để giải thích tại sao “ngƣời ta lại đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào”. Lý do thứ nhất, hút thuốc không trái luật; lý do thứ hai, hàng triệu ngƣời thích hút thuốc. Cho dù bạn có đồng ý với những lý do này hay không, thì cái chính vẫn là, trong ví dụ thứ hai này ngƣời nói đang cố gắng thuyết phục ngƣời khác. Cố gắng vƣợt qua sự bất đồng đơn giản. Ví dụ này cũng gợi ra cho chúng ta một hƣớng giải quyết, đó là, vẫn chƣa có đầy đủ cơ sở để nói rằng bạn bất đồng. Mặc dù vẫn chƣa thuyết phục đƣợc bạn nhƣng những lý do mà ngƣời nói đƣa ra ít nhất cũng đã đƣợc ngƣời khác công nhận. Để giải quyết một lập luận, bạn phải đƣa ra những lý do của riêng mình. Nói cách khác, lập luận này phải đƣợc giải quyết bằng một lập luận khác. Nhƣ vậy, từ đầu đến giờ chúng ta đã thiết lập đƣợc những vấn đề gì?  Phải nêu lý do trong cách lập luận.  Lập luận phải hƣớng đến việc thuyết phục ngƣời khác. Bạn có thể nhận thấy rằng lập luận của ngƣời có tƣ duy phê phán không phải là cố gây áp lực để bắt ngƣời khác chấp nhận một luận điểm nhất định nào đó. Họ không đƣa ra những mệnh lệnh mang tính ép buộc để xem xét các vấn đề theo kiểu một chiều mà xem xét nó dƣới góc độ đa chiều. Hơn nữa, họ còn thiết lập những lý do theo cách này, nếu bạn chấp nhận những lý do đó, thì chắc chắn bạn sẽ bị thuyết phục bằng một luận điểm nhất định nào đó. Rút ra kết luận bằng những lý do Trở lại với ví dụ thứ hai. Câu đầu tiên có chức năng gì? Nhƣ chúng ta đã thấy, đây là câu nói mà ngƣời nói muốn thuyết phục chúng ta chấp nhận. Nếu bạn muốn thì câu này là điểm chính mà ngƣời nói muốn nói. Câu này là cách diễn tả mà chúng ta gọi là kết luận của một lập luận. Chúng ta thƣờng cho rằng “kết luận” là cái đạt đƣợc sau cùng. Chẳng hạn, chúng ta bàn về phần kết của một chƣơng trình truyền hình nhiều kỳ. Nhƣng khi chúng 8 ta dùng từ “kết luận” trong tƣ duy phê phán, thì có nghĩa là chúng ta đang dùng từ này theo một nghĩa chuyên dụng. Chúng ta không dùng nó theo nghĩa là câu kết cho một đoạn văn nào đó, mặc dù kết luận của một lập luận có thể đƣợc đặt ở cuối câu, nhƣng không nhất thiết cứ câu cuối mới đƣợc xem là kết luận. Kết luận có thể đứng ở bất cứ vị trí nào – thậm chí ở ví dụ thứ hai nó lại đứng ở đầu câu. Tuy nhiên, nếu không rút ra kết luận, thì lập luận đƣợc xem nhƣ chƣa đƣợc hoàn thành. Lý do có thể đƣợc viện dẫn bằng nhiều cách nhƣng phải có sức thuyết phục chúng ta. Đây chính là đặc điểm của một lập luận, những lý do có thể đƣợc viện dẫn bằng nhiều cách nhƣng phải đƣa chúng ta đến ý nghĩa rõ ràng của “kết luận” với tƣ cách là cái “kết thúc”. Mặc dù kết luận của một lập luận không cần phải máy móc từng chữ đƣợc đặt ở cuối câu, nhƣng nó phải đƣợc đặt ở một vị trí nào đó để có thể “kết thúc” đƣợc một lập luận, thể hiện đƣợc những điều mà mình muốn thiết lập. Giờ dây chúng ta có thể ghi chú thêm một đặc điểm nữa của lập luận.  Lập luận phải có kết luận. Đến đây, có lẽ bạn sẽ phải trả lời một số vấn đề. Cần phải trả lời những vấn đề này trƣớc khi chuyển sang phần khác. Đặt vấn đề và trả lời Làm thế nào để có thể nhận ra được là mình đang giải quyết một lập luận? Bạn cần phải tìm ít nhất một phần nào đó đề cập đến lý do có thể dẫn đến một kết luận và tất nhiên phải dẫn đến một kết luận đích thực. Làm thế nào có thể phân biệt được đâu là lý do và đâu là kết luận? Cách đơn giản nhất để phân biệt là xem xét chức năng riêng có của chúng là gì. Kết luận là mục đích chính của lập luận, diễn tả ngƣời lập luận muốn thuyết phục ngƣời khác chấp nhận một vấn đề nào đó. Lý do là cái hỗ trợ cho chính cái kết luận này, có thể hiểu một cách nôm na, lý do giải quyết câu hỏi tại sao chúng ta lại chấp nhận điều đó. 9 Một lập luận phải đưa ra bao nhiêu lý do? Một lập luận phải có tối thiểu một lý do. Tuy nhiên, không có giới hạn về con số khi đƣa ra lý do. Bạn từng cho rằng lập luận là cố gắng thuyết phục người khác về một luận điểm nhất định nào đó. Điều gì xảy ra nếu như không thuyết phục được người khác? Có phải một lập luận phải thuyết phục được người khác thì mới được gọi là một lập luận? Miễn là có tối thiểu một lý do hỗ trợ cho kết luận thì đó đƣợc xem là một lập luận. Mặc dù đó là một lập luận rất dở - một lập luận có thể (hoặc không) thuyết phục đƣợc ngƣời khác – tuy nhiên đó vẫn là một lập luận. Như vậy, nếu đưa ra lập luận nhằm mục đích thuyết phục người khác, thì có phải nỗ lực thuyết phục người khác mới được gọi là lập luận? Không phải. Có nhiều trƣờng hợp cho thấy những nỗ lực thuyết phục ngƣời khác vẫn không phải là những lập luận. Chẳng hạn, ngƣời quảng cáo đôi khi cố tìm mọi cách để bán một sản phẩm nào đó (tức là cố thuyết phục chúng ta mua) bằng cách chẳng nói gì cả. Thật đơn giản, nếu bạn đặt cơ sở cho một lập luận thì đó cũng chính là một nỗ lực mang tính thuyết phục rồi; nhƣng nếu bạn đặt cơ sở cho một vấn đề nào đó nhằm nỗ lực thuyết phục ngƣời khác thì vấn đề đó không nhất thiết là một lập luận. TÌM HIỂU NHỮNG LẬP LUẬN Đến đây thì bạn đã biết một lập luận phải có lý do và kết luận, và biết cách xem xét lý do và kết luận đó để làm gì. Nhƣ đã nói ở trên, ở một góc độ nào đó lý do sẽ hỗ trợ cho kết luận. Hãy nhớ lại ví dụ bàn về việc hút thuốc ở nơi công cộng. Nếu chúng ta thay đổi phần nào cách nói và chuyển sang nhấn mạnh hơn phần kết luận, thì bạn có thể thấy đƣợc tác dụng của những lý do đã đƣa ra. Hút thuốc không trái luật. Hơn nữa, hàng triệu ngƣời cảm thấy thích thú việc hút thuốc. Do đó, mọi ngƣời đều đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào. 10 Đi tìm những từ đóng vai trò là đầu mối Bằng cách này cho thấy, kết luận đƣợc xây dựng bằng từ “do đó”. Một số loại từ thƣờng dùng này sẽ báo cho bạn biết kết luận nằm ở đâu. Những từ dẫn đến kết luận thƣờng dùng nhƣ “do vậy”, “vì thế”, “thế thì”, và “nhƣ vậy thì”. Hãy đặt một trong những từ này thay thế cho từ “do đó” thì bạn sẽ thấy chúng có cùng chức năng nhƣ thế nào. Xét ví dụ trên, bạn cũng sẽ thấy từ “nên” sẽ đem lại cho bạn một đầu mối nhất định khi đƣa ra một kết luận (một từ khác nữa là “phải”). Tuy nhiên, kết luận không phải lúc nào cũng đƣợc đặt trên một cơ sở có lý, nhƣ trong ví dụ này. Điều này cho thấy, để trở thành một ngƣời có tƣ duy phê phán có sức thuyết phục, thì bạn có thể tìm ra những kết luận mà không cần sử dụng những từ đóng vai trò làm đầu mối. Sẽ không có những từ đóng vai trò làm đầu mối hữu ích hoàn toàn để chỉ ra sự hiện diện của những lý do. Hơn nữa, bạn sẽ phải thực hiện việc thiết lập những từ này cho dù những lý do có đƣợc quy định hay không. Bài tập thực hành để tìm hiểu những lập luận Giới thiệu Đến đây thì bạn đã biết thế nào là một lập luận, sự hiểu biết này sẽ giúp bạn thực hành những kỹ năng nhận dạng ra chúng. Sau đây là bốn đoạn văn ngắn mà bạn phải đọc và tìm hiểu xem cái nào là lập luận và cái nào không phải là lập luận. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ tìm những đoạn văn có chứa những lý do hỗ trợ cho một kết luận. Để giúp bạn thực hiện, chúng tôi sẽ bắt đầu bằng một ví dụ. Hãy kiểm tra xem đây có phải là một lập luận hay không? Nếu không trang bị máy tính ở nhà thì ngƣời ta sẽ bị lạc hậu đối với những thay đổi mạnh mẽ về công nghệ, và sẽ làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của họ. Ngày nay máy tính rẻ hơn so với trƣớc. Hầu nhƣ mọi đứa trẻ đều cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi dùng máy tính. Đây không phải là một lập luận. Cho dù bạn có thay đổi trật tự của ba câu này vẫn không có câu nào có thể là một kết luận đƣợc rút ra từ hai câu còn lại. (Hãy kiểm tra lại). Nói cách khác, bạn không thể dùng hai câu bất kỳ trong ba câu này dùng làm lý do cho câu còn lại. Tất cả những dữ kiện mà bạn có hiện nay là ba câu nhận định về . 1 Roy Van Den Brinkbudgen Critical Thinking for Students: Learn the Skills of Critical Assessment and Effective Argument [BẢN DỊCH CHƢA HOÀN CHỈNH. ISBN-13: 978-1857036343 | Edition: 3rd Revised and updated for the third edition, this practical guide covers critical thinking skills for students, including: how to develop good arguments, how. ĐẦU Kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1996 của cuốn sách này, môn học Tƣ Duy Phản Biện (Critical Thinking) đã không ngừng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Đây là một môn học mà trƣớc đây

Ngày đăng: 09/07/2015, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w