1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bồi Dưỡng HSG 2013- 2014 văn 9

107 3,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại Chuyên đề 1: TIẾNG VIỆT ( 3 buổi ) 1.Yêu cầu về kiến thức: + Có những hiểu biết cơ bản về kiến thức từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt, việc mở rộng và trau dồi vốn từ; hiểu biết về nghĩa tường minh và hàm ý; các thành phần câu trong văn bản, các phương châm hội thoại trong hoạt động giao tiếp, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong các văn bản 2.Yêu cầu về kĩ năng: + Hiểu và có kỹ năng vận dụng các đơn vị kiến thức tiếng Việt vào trong thực tế nói và viết; biết vận dụng những hiểu biết về tiếng Việt phục vụ cho yêu cầu nâng cao kĩ năng đọc văn và rèn luyện các kĩ năng làm văn quan trọng khi giải quyết các kiểu bài; có ý thức sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách chọn lọc, đúng chuẩn, trong sáng. Ngày soạn Ngày day: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ A. Lí thuyết 1. So sánh: - Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt. * Cấu tạo của phép so sánh So sánh 4 yếu tố: - Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh. - Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh). - Từ so sánh. - Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh. Ta có sơ đồ sau : Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh) Mặt trời Trẻ em xuống biển như như hòn lửa búp trên cành + Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt + Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì ph- ương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn. * Các kiểu so sánh a. So sánh ngang bằng b. So sánh hơn kém * Tác dụng của so sánh + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. 2. Ẩn dụ: - Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 1 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời Bác có sự tương đồng về công lao giá trị. * Các kiểu ẩn dụ + Ẩn dụ hình tượng. + Ẩn dụ cách thức. + Ẩn dụ phẩm chất. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. *Tác dụng của ẩn dụ Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. 3. Nhân hóa : - Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. * Các kiểu nhân hoá + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật. + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người * Tác dụng của phép nhân hoá - Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. 4. Hoán dụ: - Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt * Các kiểu hoán dụ + Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy Anh ấy là một tay bong rổ cừ khôi. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Quê hương cũng nhớ thương anh. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Áo chàm đưa buổi phân li + Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Tôi kể ngày xưa chuyên Mị châu/Trái tim lầm chỗ để trên đầu. 5. Nói quá: - Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm 6. Nói giảm, nói tránh - Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự 7. Điệp ngữ: - Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ 8. Chơi chữ : - Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị * Các lối chơi chữ : + Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 2 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại + Dùng lối nói lái + Dùng lối đồng âm: + Chơ chữ điệp phụ âm đầu B. Bài tập Bài 1 Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau(trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du): a)Thà rằng liều một thân con, Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây. b)Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. c)Làn thu thuỷ, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liếu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. d)Gác kinh viện sách đôi nơi, Trong gang tấc lại gấp mười quan san. e)Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần. Giải: a. Phép tu từ ẩn dụ : “ hoa” -> Thuý Kiều và cuộc đời nàng. “ cây, lá” -> gia đình T. Kiều -> Kiều bán mình để cứu gia đình. b. So sánh tu từ : tiếng đàn với tiếng hạc…. tiếng suối, Tiếng gió, Tiếng trời đổ mưa . *Giúp người đọc hình dung cụ thể âm thanh tiếng đàn của Kiều cũng như nỗi lòng nàng Kiều c. Nói quá, ẩn dụ “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn” ,nhân hoá “ hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” -> Kiều là một thiếu nữ có nhân sắc tuyệt trần. d. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. - Bằng lối nói quá , tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh e. Phép chơi chữ : tài và tai. gợi số phận mỏng manh bất trắc của người phụ nữ tài hoa. Bài 2 Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: a)Còn trời còn nước còn non, Còn cô bán rượu anh còn say sưa. (Ca dao) b)Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn.(Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi) c)Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya) d)Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng) e)Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 3 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) g)Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như đông với tây một dải rừng liền. (Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) h)Gâỵ tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chini. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) i “…Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con…”( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Giải: a. Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa) - Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu chàng trai say đắm vì tình. - Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo. b.biện pháp nói quá=>nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế nghĩa quân Lam Sơn d, Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ. - Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn. e, Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai. g. Phép so sánh : hai phía của dãy núi Trường Sơ như 2 con người (anh với em) như 2 miền của đất nước(Nam – với Bắc) 2 hướng (đông – tây)của một dải rừng liền gợi sự gắn bó keo sơn của đồng bào ta . h.Đoan văn sử dụng phép điệp ngữ và nhân hoá + Phép điệp ngữ những từ tre, giữ ,anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng tạo sự nhịp nhàng cho câu vănvà nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những chiến công của nó. + phép nhan hoá coi tre như một con người một công dân xả thân vì nước : Chống lại, xung phong, giữ làng …,hi sinh ,bảo vê, anh hùng làm hình ảnh tre trở lên gần gũi gắn bó làm nổi bật ý nghĩa to lớn của nó với đời sóng con người. i. phép so sánh măng tre “nhọn như trông” (0.5điểm) - phép nhân hoá cây tre “lưng trần phơi nắng phơi sương / có manh áo cộc tre nhường cho con.” (0.5 điểm) -ẩn dụ gợi cho ta nghĩ đến sự hiên ngang bất khuất ,sự dãi dầu ,chịu đựng khó khăn thử thách ,sự che chở hi sinh của tre cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của con ngườiVN Bài 3 Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau: a)Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 4 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Giải: Tác giả sử dụng một loạt từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, dầu dầu vừa gợi sắc thái cảnh vật, vừa thể hiện tâm trạng con người. Bài 4 ( Tìm và nêu tác dụng của các biên pháp tu từ trong một số văn bản lớp 9) - Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu cuối cùng của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật): “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”. - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa” ( Trích “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận) - Phân tích ý nghĩa tu từ trong hai câu thơ sau: “ Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” ( Trích “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận) - Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “ Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. ( Trích “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận). - Phân tích ý nghĩa tu từ trong đoạn thơ sau: “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ấp ủ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…” Trích “ Bếp lửa” - Bằng Việt) - Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây: “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”. ( Trích “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải) - Em hãy phân tích ý nghiã biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây: “ Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” (Trích “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải) -Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở trong những câu thơ sau: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. ( Trích “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương) - Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 5 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại ( Trích “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương) - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” ( Trích “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương) * Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………………… Ngày Ngày soạn Ngày day: A. Lí thuyết HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP *Các phương châm hội thoại 1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đúng với yêu cầu của giao tiếp. không thừa, không thiếu. VD “Lợn cưới, áo mới” gây cười được vì cả hai nhân vật trong truyện đều nói nhiều hơn những gì cần nói.Chi tiết:“con lợn cưới của tôi” và“từ lúc tôi mặc cái áo mới này” là thừa so với yêu cầ u giao tiếp. Những chi tiết thừa này tạo nên tiếng cười phê phán tính hay khoe của. b. Khi An hỏi “học bôi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết. Chi tiết “ở dưới nước” là vừa thừa vừa thiếu, vì ng ay trong nghĩa câu “bơi” đã hàm nghĩa “ở dưới nước” rồi. 2. Phương châm về chất: Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. VD:Trong truyện dân gian “Quả bí khổng lồ”, anh chàng khoe cái nồi là để chế nhạo anh chàng khoe quả bí khoác lác. *Nhiều thành ngữ phê phán việc giao tiếp không tuân thủ phương châm về chất: +Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. +Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. +Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt. +Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ gì cả. +Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác, phô trương. +Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. +Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. 3.Phương châm quan hệ: Trong giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Ví dụ: Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt” 4. Phương châm về cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. Ví dụ: . +Thành ngữ “dây cà ra dây muống chỉ cách nói dài dòng,rườm rà. +Thành ngữ “lúng búng như ngậm hột thị” chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. +Hoặc câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể hiểu mơ hồ theo 2 cách sau: (1) Tôi đồng ý với những nhận định (của ai đó) về truyện ngắn của ông ấy. Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 6 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại (2) Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn (nào đó) của ông ấy. 5.Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Ví dụ: Trong mẫu chuyện “Người ăn xin”,cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận đượctừ người kia một cái gì đó. 6.Nguyên nhân vi phạm phương châm hội thoại - Người nói vô ý vụng về thiếu văn hoá giao tiếp - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn - Người nói muốn gây chú ý buộc người nghe hiểu theo một hàm ý * Xưng hô trong hội thoại - Tiếng việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú,tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. B.Bài tập Bài 1.Vận dụng phương châm hội thoại để chỉ ra lỗi sai trong các trường hợp sau. Các trường hợp đó đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a.Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. b.Én là một loài chim có cánh. c. -Cậu học bơi ở đâu vậy? -Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu. d. –Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? -Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Giải: a/Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa “là thú nuôi trong nhà’. b/Thừa cụm từ “có hai cánh” vì én là một loài chim , mà tất cả các loài chim đều có hai cánh. c/Câu trả lời không đáp ứng nội dung của câu hỏi vì “ bơi là hoạt động di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước”rồi; điều người hỏi cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như bể bơi thành phố hay sông, hồ. d/Câu: –Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Thừa cụm từ “cưới của tôi” vì không có con lợn nào là lợn cưới cả. Chỉ cần hỏi: “ Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” Câu: -Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Thừa cụm từ “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này”. Chỉ cần trả lời: “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.” =>Tất cả đều vi phạm phương châm hội thoại về lượng. Bài 2.Cho các từ sau: nói trạng; nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò. Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau và chỉ rõ các câu vừa điền có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a.Nói có căn cứ chắc chắn là… b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là… c.Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là… d.Nói nhảm nhí, vu vơ là… e.Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là… Giải: a.Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 7 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối. c.Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò . d.Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội e.Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng. =>Tất cả đều vi phạm phương châm hội thoại về chất. Bài 3. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Ăn đơm nói đặt; ăn ốc nói mò; ăn không nói có; cãi chày cãi cối; khua môi múa mép; nói dơi nói chuột; hứa hươu hứa vượn. Giải: Tất cả đều vi phạm phương châm hội thoại về chất. -ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. - ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. - ăn không nói có: nói vu khống, bịa đặt. - cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả. - khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. -nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. - hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng, cho qua chuyện rồi không thực hiện lời hứa. Bài4. Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? Nói ba hoa thiên tướng; nói một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói thắt; nói một tấc lên trời. Giải: Các trường hợp trên đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại về chất. Nói ba hoa thiên tướng; nói một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói thắt; nói một tấc lên trời. Bài 5. Nối cột A với cột B cho hợp lý và cho biết các trường hợp đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? A B 1.Nói móc a.Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách. 2.Nói ra đầu ra đũa b.Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói. 3.Nói leo c.Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý. 4.Nói mát d.Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến. 5.Nói hớt e.Nói rành mạch, căn kẽ, có trước có sau. Giải: 1c; 2e; 3d; 4a; 5b. Trường hợp 2e là phương châm cách thức, còn lại là phương châm lịch sự. Bài 6. Giải nghĩa các thành ngữ sau đây và cho biết mỗi thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giải; đánh trống lảng; nói như dùi đục chấm mắm cáy. Giải: -Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (PC lịch sự). -Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (PC lịch sự). Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 8 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại -Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (PClịch sự). -Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (PC cách thức). -Mồm loa mép giải:lắm lời, đanh đá, nói át người khác (PC lịch sự). -Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự vào một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (PC quan hệ). -Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo, thô kệch, thiếu tế nhị (PC lịch sự). Bài 7.Các câu tục ngữ, ca dao sau khuyên chúng ta điều gì? Các câu ấy có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a.Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe. b.Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. c.Chẳng được miếng thịt miếng xôi, Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng. d.Một lời nói quan tiền thúng thóc, một lời nói dùi đục cẳng tay. e.Một câu nhịn là chín câu lành. g.Lời chào cao hơn mâm cỗ. h.Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. i.Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. Giải: Các câu tục ngữ, ca dao đó khuyên chúng ta khi giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn, dễ nghe. Các câu ấy có liên quan đến phương châm lịch sự. Bài 8: Các tổ hợp từ sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Nói dây cà ra dây muống, nói đồng quang sang đồng rậm, nói con cà con kê, nói lúng búng như ngậm hột thị, nói ấm a ấm ớ… Giải: Các tổ hợp từ sau vi phạm phương châm cách thức. Nói dây cà ra dây muống, nói đồng quang sang đồng rậm, nói con cà con kê, nói lúng búng như ngậm hột thị, nói ấm a ấm ớ… Bài 9:Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau: Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”, Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Giải: Trong đoạn thơ sau: Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”, Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Nguyễn Du đã để cho nhân vật MGS vi phạm phương châm hội thoại về chất (lời giới thiệu về tên tuổi, quê quán không rõ ràng, mập mờ, khó hiểu, nói dối), và phương châm lịch sự (nói cộc lốc, không có chủ ngữ) để qua đó vạch trần bẩn chất vô học của nhân vật MGS. Bài 10. Đọc đoạn trích sau: Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 9 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.”. (Thánh Gióng) Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì? Giải: Trong phần trích truyện Thánh Gióng, từ xưng hô mà đứa bé dùng để gọi mẹ mình là theo cách gọi thông thường. Nhưng khi xưng hô với sứ giả thì sử dụng những từ ta- ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường. Bài 11 Đọc đoạn thơ sau: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời… Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường…(Việt Bắc- Tố Hữu) Cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ giống nhau ở điểm nào?Chỉ ra sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ đó. Giải: - Trong phần trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ giống nhau ở chỗ: Đều chỉ Hồ Chủ Tịch với tư cách một công dân. Thể hiện sự thành kính đối với Hồ Chủ Tịch. - Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm: + Bác mang sắc thái thành kính, thân thiết, ruột thịt. +Người mang sắc thái thành kính, thiêng liêng, cao quí. +Ông Cụ mang sắc thái thành kính, bình dân, mộc mạc Bài 12. Các thành ngữ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Chuyện ông chẳng bà chuộc”, “Ông nói gà, bà nói vịt”… dùng để chỉ những tình huống hội thoại như thế nào? Những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Giải: Các thành ngữ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Chuyện ông chẳng bà chuộc”, “Ông nói gà, bà nói vịt”… dùng để chỉ những tình huống hội thoại không hiểu nhau, mỗi người một ý, chẳng đâu vào đâu… Những thành ngữ đó liên quan đến phương châm quan hệ. Bài 13 . “Mình nói với ta mình hãy còn son, Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò. Con mình những trấu cùng tro, Ta đi xách nước rửa cho con mình.” (Ca dao) Bài ca dao trên nói về việc gì? Cô gái trong bài ca dao không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Giải: Bài ca dao trên nói về việc một cô gái nói dối về chuyện chồng con, có lẽ do một lí do tế nhị nào đó. Cô gái trong bài ca dao không tuân thủ phương châm hội thoại về chất: Nói những điều không đúng xác thực. Nguyên nhân bắt nguồn từ: người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Bài 14. Nhận xét về cách xưng hô của tác giả trong câu thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác). Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 10 - [...]... Ngày Ngày soạn Ngày day: Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 16 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Trường THCS Chuyên Ngoại Chuyên đề 2: PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3 buổi) Buổi 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC LÍ THUYẾT I Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội 1 Phân loại Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại... lực giải được hàm ý trong câu nói III Liên kết câu liên kết đoạn văn Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với n hau về nội dung và hình thức - Về nội dung: + Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề) +Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên... liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 23 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Trường THCS Chuyên Ngoại - Thái độ khi cho và nhận: cần chân thành, có văn hoá + Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người Đề 3: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp Viết một văn. .. bài viết nên : Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 24 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Trường THCS Chuyên Ngoại - Thể hiện đúng kết cấu của một bài văn ngắn (có mở bài, thân bài, kết bài; trong phạm vi khoảng 1 trang giấy thi) - Thể hiện đúng suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường - Có cách hành văn trong sáng, sinh động,... chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác Đề 13: Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “nơi dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản sau: Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 36 - ... tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá của mình Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 20 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Trường THCS Chuyên Ngoại 4.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống a) Cách viết mở bài - Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản Vì vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài Và phần mở bài của... tin như thế - Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 21 - Phòng Giáo dục... hồn trong sạch Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 15 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Trường THCS Chuyên Ngoại c)Ngủ yên!Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng.(Chế Lan Viên) -Hàm ý con hãy vô tư trong vòng tay yêu thương của mẹ, mẹ sẽ luôn che chở cho con Bài 6 Chỉ ra các thành phần phụ chú trong các đoạn văn sau và cho biết chúng... Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 194 6, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác - Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 18 - Phòng Giáo... fải là thước đo chỉ số IQ, wuyết định sự thông minh của mỗi người "Thành công là nhờ 9 fần chăm chỉ, 1 fần thông minh" 1 người dù thông minh cách mấy mà ko chịu trau dồi kiến thức thì cũng như ~ kẻ vô học ko có ích Ko có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, "muốn biết Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 25 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Trường . học của nhân vật MGS. Bài 10. Đọc đoạn trích sau: Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 9 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên. day: Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 16 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên Ngoại Chuyên đề 2: PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ. hiện tượng xã hội đó. 3.2.3.Một số đề tham khảo: Tài liệu bồi dưỡng HSG Ngữ văn 9 - Năm học: 2014- 2015 - GV Nguyễn Thị Thu Hiền - - 19 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Duy Tiên - Tr ường TH CS Chuyên

Ngày đăng: 08/07/2015, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w