Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn trên đây, tác giả lựa chọnđề tài “Phát triển dịch vụ ăn uống tại Việt Nam góp phần thu hút khách du lịch quốc tế” để làm luận án Tiến sỹ kinh
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là đất nước có tiềm năng về tài nguyên du lịch, cả trong
tự nhiên và nhân văn, có môi trường chính trị xã hội ổn định, cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm phát triển; có nguồn nhânlực trẻ, dồi dào dễ thích nghi với điều kiện mới, có vị thế uy tín và đangđược tạo lập vững chắc trong quan hệ quốc tế Đồng thời với kết quả
của gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, hình ảnh về một “Việt Nam - chiến tranh” dần dần được thay thế bằng một “Việt Nam - đổi mới kinh tế” Những yếu tố này đã và đang là những điều kiện rất quan
trọng để Việt Nam phát triển ngành Du lịch Văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ IX xác định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” Đến Đại hội Đảng lần thứ XI, tiếp tục khẳng định “Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao” Với chủ trương chính sách
đúng đắn, trong những năm qua ngành Du lịch đã đạt được những thànhtựu đáng khích lệ
Trên thế giới, chính sách phát triển du lịch của hầu hết các quốc giabên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch, phát triển cơ sở vật chất kỹthuật, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch… đều chútrọng đến chất lượng dịch vụ Dịch vụ ăn uống nói chung và dịch vụ ănuống Việt Nam từ lâu đã trở thành một trong những yếu tố được khai thác
và sử dụng trong hoạt động xúc tiến thu hút khách du lịch Tại những tuần
lễ văn hoá, những hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài, hầu như đều cócác hoạt động giới thiệu cách thức chế biến và các món ăn truyền thốngViệt Nam
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác, phát triển dịch vụ ăn uốngxứng tầm với tiềm năng vốn có, trở thành một nguồn lực để sử dụng để thu
Trang 2hút, hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến với ViệtNam Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn trên đây, tác giả lựa chọn
đề tài “Phát triển dịch vụ ăn uống tại Việt Nam góp phần thu hút khách
du lịch quốc tế” để làm luận án Tiến sỹ kinh tế
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nhằm xây dựng, đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ăn uống tạiViệt Nam góp phần thu hút và làm tăng lượng khách du lịch quốc tế đếnViệt Nam trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ănuống trong du lịch và vai trò của dịch vụ ăn uống để thu hút khách du lịch
- Phân tích và đánh giá thực trạng các cơ sở kinh doanh ăn uốngtrong du lịch ở Việt Nam; chỉ rõ tồn tại hạn chế và nguyên nhân làm căn
cứ để cải thiện, phát triển dịch vụ ăn uống Việt Nam góp phần thu hútkhách du lịch quốc tế
- Xây dựng, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch
vụ ăn uống ở Việt Nam góp phần thu hút và tăng lượng khách du lịch quốc
tế cũng như tăng cường xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ ăn uống để gópphần thu hút khách du lịch quốc tế;
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: luận án nghiên cứu hoạt động dịch vụ ăn
uống ở Việt Nam bao gồm các nhà hàng thuộc khách sạn và nhà hàng độclập ngoài khách sạn phục vụ khách du lịch quốc tế chủ yếu tại các trungtâm du lịch lớn là thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh
Trang 3- Phạm vi về thời gian: sử dụng các số liệu thứ cấp về thực trạng dịch
vụ ăn uống phục vụ khách du lịch quốc tế từ năm 2005 đến nay Đồng thờitiến hành khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp trong giai đoạn 2011- 2013 Các
đề xuất các giải pháp của luận án có ý nghĩa trong giai đoạn 2015 đến
2020, tầm nhìn 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã nêu trên, luận án sẽ sửdụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp nghiêncứu tổng hợp, phân tích số liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phươngpháp khảo sát thực địa, phương pháp so sánh, đối chiếu, dự báo
5 Đóng góp mới của luận án
Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò củadịch vụ ăn uống trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Đề tài đánh giá được tiềm năng và nhu cầu về dịch vụ ăn uống tạiViệt Nam hiện nay và xu hướng của dịch vụ này trong thời gian tới
Phát triển dịch vụ ăn uống Việt Nam trong điều kiện ngành du lịchViệt Nam đang là điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế
Xây dựng, đề xuất 9 giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ
ăn uống Việt Nam góp phần thu hút và tăng lượng khách du lịch quốc tếcũng như tăng cường xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Phần nội dung và kết quảnghiên cứu được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về dịch vụ ăn uống để thu hút
khách du lịch quốc tế
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ăn uống để góp phần thu
hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp phát triển dịch vụ ăn uống góp phần thu
hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Trang 4TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với các nghiên cứu trong nước có công trình nghiên cứu của cáctác giả Phùng Xuân Nhạ (2010), Nguyễn Hồng Sơn (2010), Vương ĐứcToàn (2010), Trịnh Xuân Dũng (2001), Phạm Xuân Hậu (2002),Nguyễn Thị Tú (2009), Đặng Xuân Hà (2005), Hà Thị Anh Đào (2001),Lại Nguyên Tưởng (2003), Đỗ Thị Xoan (2005), Vũ Đức Minh (2004),
Lê Anh Tuấn (2008) Công trình nghiên cứu ngoài nước của các tác giảJoan C.Henderson (2009), Mercedes Marzo - Navarro and MartaPedraja - Iglesias (2009), Linda Roberts (2008) Những nghiên cứunày tuy đã đề cập tới dịch vụ ăn uống, ty nhiên, việc phát triển dịch vụ
ăn uống để thu hút khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế chưađược nghiên cứu một cách hệ thống Chính vì vậy việc lựa chọn để
nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ ăn uống tại Việt Nam góp phần thu hút khách du lịch quốc tế” sẽ đảm bảo tính cấp thiết, tính thời sự
và mang ý nghĩa khoa học
PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĂN UỐNG ĐỂ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRONG DU LỊCH
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ăn uống
Dịch vụ ăn uống theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đượcThủ tướng chính phủ quy định ngày 23/01/2007 với mã số 56, được hiểu
“Cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng tại chỗ trong đó khách hàng
được phục vụ hoặc tự phục vụ, khách hàng mua đồ ăn uống mang về hoặc khách hàng đứng ăn tại nơi bán”.
Trang 5Cũng trong quy định này, chi tiết hơn đó là mã 56101 (nhà hàng,
quán ăn, hàng ăn uống) được hiểu “Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống Khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về”.
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ăn uống
1.1.2.1 Sản phẩn ăn uống có sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ
- Sản phẩm vật chất: món ăn, đồ uống, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, phòng ăn
- Sản phẩm dịch vụ ăn uống: đội ngũ lao động trực tiếp (đầu bếp,
nhân viên phục vụ bàn, bar ), đội ngũ lao động gián tiếp (quản lý điềuhành nhà hàng, nhân viên hành chính, kế toán )
1.1.2.2 Tính vô hình tương đối của dịch vụ ăn uống
Thực tế, khách hàng không thể đánh giá dịch vụ ăn uống trực tiếp bởicác giác quan tự nhiên, bởi vì nó tương đối trừu tượng Một sản phẩm món
ăn, khi khách hàng chưa ăn thì không thể đánh giá được chất lượng sảnphẩm đó như thế nào Khách hàng cảm nhận được sản phẩm thường làthông qua sự trải nghiệm
1.1.2.3 Tính đồng thời sản xuất và tiêu dùng dịch vụ ăn uống
Đây là đặc điểm rất đặc thù của dịch vụ ăn uống, điểm khác biệt cơbản giữa dịch vụ ăn uống và hàng hóa khác Trong lĩnh vực dịch vụ ănuống, chỉ khi khách hàng đến tiêu dùng thì quá trình sản xuất sản phẩm ănuống mới diễn ra Khách hàng vừa là người tiêu dùng vừa là người thamgia vào quá trình tạo ra dịch vụ Việc tạo ra và tiêu dùng dịch vụ ăn uống
là một thể thống nhất, nên khách hàng không thể kiểm tra trước về chấtlượng dịch vụ ăn uống Chính điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh ăn uống
cần phải “Làm đúng ngay từ đầu”, trong đó cần kiểm tra theo công đoạn
của quá trình tạo ra dịch vụ ăn uống
Trang 61.1.2.4 Tính không đồng nhất của sản phẩm dịch vụ ăn uống
Sản phẩm ăn uống và dịch vụ phục vụ ăn uống thông thường được sảnxuất thủ công, không đồng nhất bởi đặc trưng cá biệt hóa việc cung ứng vàdịch vụ tiêu dùng ăn uống Cùng một sản phẩm, dịch vụ nhưng đối tượngkhách hàng tiêu thụ khác nhau thì đòi hỏi các nhân viên phục vụ phải cónhững cách làm phù hợp theo những phương pháp riêng biệt cho phù hợpvới đối tượng khách hàng Hoặc cùng một sản phẩm, nhưng là những lầnthưởng thức khác nhau cũng không hoàn toàn giống nhau Điều này, hoàntoàn phụ thuộc vào tâm trạng, sức khỏe của đầu bếp và nhân viên phục vụ.Ngoài yếu tố chủ quan của nhân viên nhà hàng, chúng ta còn phải xét yếu tốkhách quan, đó là tâm lý khách hàng Dịch vụ ăn uống thường bị cá nhânhóa, phụ thuộc vào tâm lý, sở thích và kinh nghiệm của khách hàng
1.1.2.5 Tính dễ hư hỏng và khó cất trữ của sản phẩm dịch vụ ăn uống
Dịch vụ ăn uống có tính vô hình, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ ănuống diễn ra đồng thời nên rất dễ bị hư hỏng và không thể lưu kho như cácsản phẩm hữu hình khác Vì một lý do nào đó, có thể do thời tiết ngàyhôm đó nhà hàng không có khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống nhưng nhàhàng vẫn phải tính đến khoản chi trả tiền lương cho nhân viên, chi trả tiềnquản lý, chi phí bảo dưỡng, chi phí điện nước
1.1.3 Mô hình sản xuất cung cấp dịch vụ ăn uống
1.1.3.1 Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà hàng hay nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò là một yếu tố cấuthành dịch vụ ăn uống Nhà hàng đạt tiêu chuẩn, phục vụ với mức chấtlượng hoặc phục vụ khách du lịch quốc tế cần đảm bảo các điều kiện về cơ
sở vật chất kỹ thuật, về đội ngũ nhân viên và vệ sinh an toàn thực phẩm
1.1.3.2 Người tiêu dùng
Theo nhà kinh tế học Erwin Frand khẳng định khách hàng là sự sống
còn, là người trả lương cho doanh nghiệp “không có khách hàng thì không
Trang 7có bất cứ công ty nào tồn tại” Dó đó khách hàng là yếu tố quyết định sự
tồn tại của các nhà hàng Trong quá trình sản xuất dịch vụ ăn uống, yêucầu của khách hàng là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, còn sự thỏamãn của khách là đầu ra của quá trình cung ứng dịch vụ này Tâm lý, nhucầu, sự trông đợi của khách hàng rất đa dạng, thường không ổn định vàchịu sự chi phối của nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội và nhận thức
1.1.3.3 Các yếu tố khác
Thứ nhất, các nhà cung ứng: cung ứng nguyên liệu thực phẩm cho
quá trình chế biến các món ăn, đồ uống và các nhà cung ứng các thiết bịmáy móc
Thứ hai, đối thủ cạnh tranh: đây là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp Vì vậy đối thủ cạnh tranh là một độnglực tích cực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và chấtlượng dịch vụ ăn uống nói riêng
Thứ ba, tính thời vụ: tính thời vụ trong hoạt động du lịch cũng gây
không ít khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ ăn uống của cácnhà hàng Đó là những khó khăn trong việc cung cấp nguyên liệu, sự khanhiếm của nguồn thực phẩm do không đúng thời vụ hoặc thời tiết khôngphù hợp
1.2 PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRONG DU LỊCH
1.2.1 Vai trò của phát triển dịch vụ ăn uống
Phát triển dịch vụ ăn uống là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ănuống của người dân địa phương và khách du lịch Đây là dịch vụ gópphần phát triển ngành du lịch của một quốc gia, góp phần vào thu hútkhách du lịch quốc tế Việc phát triển dịch vụ ăn uống đã, đang và sẽ làloại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn với nhiều đối tượng khách, là
Trang 8biện pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến với mỗi quốc gia hoặc cácđịa phương khác nhau
1.2.2 Các nội dung của phát triển dịch vụ ăn uống để thu hút khách
du lịch quốc tế
1.2.2.1 Phát triển hệ thống các nhà hàng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong các nhà hàng là sự phát triểncác tiện nghi vật chất và phương tiện kỹ thuật tham gia vào việc tạo ra vàthực hiện dịch vụ ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách dulịch trong nước và quốc tế
1.2.2.2 Phát triển hệ thống sản phẩm ăn uống và các dịch vụ kèm theo
Để đa dạng hóa sản phẩm ăn uống, các nhà hàng cần tính đến ngoàicác món ăn truyền thống Việt Nam để thu hút khách chúng ta phải có thựcđơn theo phong cách của một số quốc gia: Pháp, Trung Quốc, Nhật Bêncạnh nhà hàng Việt Nam cần có thêm nhiều nhà hàng khác bổ sung, hỗ trợtrong nhu cầu ăn uống của khách Để cạnh tranh được, thỏa mãn nhu cầu
ăn của khách quốc tế, những món ăn thuần Việt cũng phải tương đối phù
hợp với khách quốc tế Món ăn đó có thể được gọi là “món Việt cách tân”.
Theo hướng nguyên liệu Việt, gia vị được pha trộn, hoặc nguyên liệu Âu,gia vị thuần Việt phương pháp cải tiến, cách bày, trang trí cách tân phùhợp với khách quốc tế
1.2.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ăn uống
Phát triển dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch quốc tế, không chỉtăng về số lượng món ăn đồ uống, mà cần thiết phải đảm bảo và ngày càngnâng cao tiện nghi phục vụ, kỹ năng đón tiếp, kỹ năng giao tiếp, chấtlượng món ăn, đồ uống, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thựcphẩm Hơn nữa còn phải bảo hành dịch vụ thỏa đáng, áp dụng hệ thống
Trang 9quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của du khách quốc tế
1.2.2.4 Phát triển đội ngũ lao động trong các nhà hàng dịch vụ ăn uống phục vụ khách quốc tế
Nhà hàng có những người quản lý có kiến thức kinh doanh vững vàng,
có khả năng tổng hợp tình hình, phân tích thông tin thị trường, biết dùngngười, chỉ đạo công việc tốt Đội ngũ nhân viên kỹ thuật chế biến món ăn cótay nghề, có kinh nghiệm, có lòng yêu nghề Nhân viên phục vụ qua đào tạobài bản, kinh nghiệm trong tiếp xúc khách Nhân viên phục vụ trong nhà hàngđón khách quốc tế nhất thiết phải giao tiếp được bằng một trong nhiều tiếngnước ngoài: tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc tùy đối tượng khách
1.2.2.5 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến dịch vụ ăn uống
Các nhà hàng phải chú trọng đến việc quảng bá, xúc tiến hình ảnh,chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ của mình đến với du khách Việcquảng bá xúc tiến có thể ở những chương trình riêng, độc lập Nhưng cũng
có thể, nhà hàng lồng ghép vào trong các chương trình du lịch để quảng
bá, xúc tiến Các tổ chức du lịch là cầu nối đưa khách đến với dịch vụ ănuống Nó được xác lập thường xuyên và là nhân tố quan trọng thúc đẩydịch vụ ăn uống phát triển
1.2.2.6 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ăn uống
Bảng 1.1 Hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ăn uống
- Mức độ đa dạng các loại hình nhà hàng Á, Âu
- Trang thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng phải cóphong cách riêng, đồng bộ, hiện đại
- Không gian, diện tích phòng ăn đủ rộng, thoáng
Trang 10- Có chỗ để xe ô tô, xe máy cho khách.
- Đa dạng các loại nhà hàng phục vụ các loại khách
có nhu cầu khác nhau
3 Chất lượng
sản phẩm dịch
vụ
- Chất lượng nguồn gốc nguyên liệu
- Chất lượng món ăn đồ uống đạt tiêu chuẩn
- Kỹ năng đón tiếp khách, kỹ năng giao tiếp
- Đảm bảo sự đồng cảm, sự tiện nghi, sự thuậntiện, an toàn vệ sinh thực phẩm
- Hệ thống quản lý chuyên nghiệp, hiện đại
4 Đội ngũ lao
động
- Nhân viên phải được qua đào tạo 100%
- Nhân viên phải biết ngoại ngữ khi giao tiếp kháchquốc tê
- Đầu bếp giỏi, đáp ứng được nhu cầu ăn uống đadạng khách du lịch quốc tế
- Nhân viên phục vụ bàn chuyên nghiệp
- Nhân viên phải có trang phục theo đúng chuyênngành nghề nghiệp
- Có các chương trình xúc tiến quảng bá riêng chotừng đối tượng khách du lịch quốc tế
6 Cơ chế, chính
sách quản lý
- Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển dịch vụ
ăn uống nói chung
- Chính sách phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trang 111.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ ăn uống trong trong thu hút khách du lịch quốc tế
1.2.3.1 Sự phát triển của nền kinh tế và du lịch
Yếu tố kinh tế không những thế còn liên quan đến các chính sách vĩ
mô của một quốc gia như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách pháttriển du lịch quốc gia theo từng giai đoạn sẽ có những tác động rất lớn đếndịch vụ ăn uống
Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của các địaphương cùng với cơ chế điều hành của chính quyền các cấp có liên quantrực tiếp đến sự phát triển dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch
1.2.3.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa
Phát triển dịch vụ ăn uống trong điều kiện hội nhập quốc tế với sựtham gia của nhiều tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường tất yếu có
sự cạnh tranh về nhiều mặt trên nhiều cấp độ Chính vì vậy hội nhập vừa làđộng lực vừa đặt ra yêu cầu, thách thức cho nhà hàng, khách sạn khôngngừng phấn đấu nâng cấp điều kiện phục vụ, trình độ nhân viên nhằm tạo
ra sản phẩm đặc thù mang tính thuần Việt nhưng lại phù hợp với yêu cầukhách quốc tế Những sản phẩm ăn uống sẽ góp phần không nhỏ đóng gópvào chuỗi giá trị gia tăng trong du lịch; góp phần vào thu hút khách du lịchquốc tế, giữ khách ở lại dài ngày hơn tại địa danh thắng cảnh nào đó
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRONG
DU LỊCH
1.3.1 Khu vực châu Á
- Kinh nghiệm của Trung Quốc: phát triển ẩm thực quốc gia là thế
mạnh, nghiên cứu xây dựng đa dạng thực đơn phục vụ khách quốc tế, đặcbiệt khách du lịch châu Âu
- Kinh nghiệm của Nhật Bản: Thứ nhất, tạo ra các món ăn dựa trên
các giá trị truyền thống chú trọng chọn lựa nguyên liệu Thứ hai, chú trọng
Trang 12đào tạo kỹ năng thực hành cho nhân viên đầu bếp Qua đó làm cho thế giớithay đổi suy nghĩ về ẩm thực Nhật Bản
- Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan trở thành “nhà bếp của thế giới” Với món ăn truyền thống
không thể thiếu trong các thực đơn nhà hàng, khách sạn Ngoài ra, ngườiThái đưa ra các thực đơn Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản kể cả thựcđơn Việt Nam để phục vụ đa dạng nhu cầu khách
-Kinh nghiệm của Singapore
Ẩm thực người Singapore là ẩm thực giao thoa giữa các nền văn hóatrên thế giới Lễ hội thường niên dành cho những người đam mê ẩm thực
và qua đó, Singapore thu hút khách du lịch quảng bá đất nước, con ngườiđến khách du lịch
1.3.2 Khu vực châu Âu
- Kinh nghiệm của Pháp
Người Pháp phát huy giá trị ẩm thực truyền thống dân tộc, đề caonghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật trang trí cùng với món ăn phong phú độcquyền Kỹ thuật chế biến món ăn ngày càng hoàn thiện để đáp ứng rấtnhiều dân tộc khác nhau trên thế giới
- Kinh nghiệm của Italia
Hầu hết các món ăn tuyệt vời của Italia đều có đặc điểm chung nhất
là có thể chuẩn bị rất nhanh chóng và kinh tế Bánh pizza, mì ốngspaghetti kết hợp rượu vang và cà phê Chỉ với những món ăn, đồ uốngnày, hàng năm đã thu hút thêm hàng triệu lượt du khách đến với Italia
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, phát huy giá trị ẩm thực truyền thống dân tộc, tạo ra món
ăn dựa trên giá trị truyền thống, sự chuyên nghiệp và từ những nguyên liệu
đặc sản chất lượng Thứ hai, các nhà hàng cần sớm có sự liên kết với nhau
cũng như liên kết với công ty lữ hành để xây dựng thương hiệu và tour ẩm