Tuy nhiên một số vấn đề đặt ra: sự phát triển tăng nhanh diện tích cà phê một cách tự phát, do yếu tố giá cả thị trường chi phối; việc lấy hạt không lựa chọn để ươm giống, làm cho năng s
Trang 1TRẦN NGỌC NAM
PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CƯ KUIN TỈNH ĐĂK LĂK
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ BẢO
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Bố cục của đề tài 3
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY
CÀ PHÊ 10
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÀ PHÊ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ 10
1.1.1 Cây cà phê và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cà phê 10
1.1.2 Khái niệm về phát triển cây cà phê 12
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây cà phê 12
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ 15
1.2.1 Gia tăng quy mô sản xuất cây cà phê 15
1.2.2 Gia tăng các yếu tố nguồn lực 16
1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu trồng cây cà phê 18
1.2.4 Nâng cao trình độ thâm canh sản xuất cà phê 20
1.2.5 Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất 21
1.2.6 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cà phê 23
1.2.7 Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây cà phê cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 24
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ 27
1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 27
28
Trang 429
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 31
1.4.1 Kinh nghiệm của huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng 31
1.4.2 Kinh nghiệm của huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị 32
1.4.3 Kinh nghiệm của huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN TỈNH ĐĂK LĂK 35
2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN 35
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 35
2.1.2 Đặc điểm xã hội 40
2.1.3 Đặc điểm kinh tế 43
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN 54
2.2.1 Quy mô phát triển cây cà phê 54
2.2.2 Gia tăng các yếu tố nguồn lực sản xuất cà phê 57
2.2.3 Cơ cấu sản xuất cây cà phê 63
2.2.4 Tình hình thâm canh sản xuất cà phê 67
2.2.5 Các hình thức tổ chức sản xuất 73
2.2.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 75
2.2.7 Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây cà phê cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 77
2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN 83
2.3.1 Những kết quả đạt được 83
2.3.2 Những tồn tại hạn chế 84
2.3.3 Nguyên nhân phát sinh tồn tại 85
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 87
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN TRONG THỜI GIAN TỚI 88
3.1 CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 88
3.1.1 Bối cảnh phát triển cây cà phê 88
3.1.2 Thị trường tiêu thụ cà phê 88
3.1.3 Quy hoạch PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 90
3.1.4 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển cây cà phê của huyện Cư Kuin 90
3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN TRONG THỜI GIAN TỚI 92
3.2.1 Phát triển quy mô sản xuất cây cà phê 92
3.2.2 Tăng cường các nguồn lực cho phát triển cây cà phê 93
3.2.3 Tăng cường thâm canh sản xuất cây cà phê 98
3.2.4 Chuyển dịch cơ cấu trồng cây cà phê 100
3.2.5 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuât: 101
3.2.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 103
3.2.7 Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê 105
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 107
3.3.1 Đối với chính quyền địa phương 107
3.3.2 Đối với Nhà nước 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 108
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.2 Diện tích đất theo các mốc giới hạn độ dốc và tầng dầy 38
2.3
Tình hình diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Cư Kuin
2.6 Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế từ 2008-2013 44
2.7
Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản
2.8 Cơ cấu kinh tế khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản 47
2.10 Hiện trạng công trình thuỷ lợi huyện Cư Kuin đến năm 2013 51 2.11 Diện tích cà phê huyện Cư Kuin giai đoạn 2000 – 2013 55
2.12 Diện tích cà phê của các đơn vị sản xuất huyện Cư Kuin qua
2.14 Tình hình sử dụng đất cho sản xuất cà phê từ 2009-2013 58
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chủ yếu của các giống cà
phê vối sử dụng sản xuất ở huyện Cư Kuin đến năm 2013 63
Trang 82.18
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chủ yếu của các giống cà
phê chè sử dụng sản xuất ở huyện Cư Kuin đến năm 2013 64
2.20 Thay đổi cơ cấu sản xuất cây cà phê qua các năm 66
2.23 Tình hình sử dụng nước tưới và các biện pháp tiết kiệm nước 69 2.24 Hoạt động sơ chế và bảo quản cà phê tại hộ năm 2013 70 2.25 Tỷ lệ (%) trang bị thiết bị trong sản xuất cà phê 71
2.26
Năng suất và tốc độ tăng năng suất cà phê huyện Cư Kuin từ
2.27
Biến động số cơ sở trồng, kinh doanh và chế biến cà phê tại
2.28 Tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê giai đoạn 2008 - 2013 77
2.31
Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế từ sản xuất cà phê
2.32
Mức độ đóng góp của sản xuất cà phê trong phát triển kinh tế
2.33
Một số tiêu chí đánh giá phương diện xã hội của sản xuất cà
3.1
Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của một
số nước hàng đầu trên thế giới và Việt Nam (2009-2013) 89
Trang 92.2 Cơ cấu kinh tế huyện Cư Kuin theo các giai đoạn 46
2.3 Tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất cà phê từ
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đăk Lăk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu nhất là việc phát triển trồng cà phê Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất của cả nước Toàn tỉnh có khoảng 175.000 ha diện tích trồng cà phê các loại, sản lượng xuất khẩu cà phê từ năm 2000 đến nay ước bình quân đạt trên
300 ngàn tấn/năm Giá trị xuất khẩu chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu của
cả tỉnh Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40% GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê Từ nay đến năm 2015, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái trên địa bản tỉnh Đắk Lắk
Huyện Cư Kuin có diện tích tự nhiên là 28.830 ha với 80% là đất đỏ
Bazan, trong đó đất nông nghiệp 21.605,49 ha Điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê Đến năm 2013 toàn huyện Cư Kuin có tr
động lớn đến phát triển kinh tế xã hội hàng năm của huyện
Tuy nhiên một số vấn đề đặt ra: sự phát triển tăng nhanh diện tích cà phê một cách tự phát, do yếu tố giá cả thị trường chi phối; việc lấy hạt không lựa chọn để ươm giống, làm cho năng suất cà phê còn thấp, cây dễ bị sâu bệnh; sử dụng phân hoá học quá mức cho phép, nên đất đai bị thoái hoá; sản lượng hàng năm tăng nhưng chất lượng chưa cao; tổ chức sản xuất nhỏ lẻ manh mún, nên sức cạnh tranh và hiệu quả mang lại thấp
Từ thực trạng phát triển cây cà phê giai đoạn 2000 – 2013 của huyện Cư Kuin, có nhiều biến động về diện tích, sản lượng và giá cả thị trường theo quy
Trang 11luật cung cầu; để cây cà phê trồng trên địa bàn huyện ổn định diện tích theo quy hoạch, năng suất tăng một cách hợp lý, chất lượng cà phê bảo đảm tiêu chuẩn; trước mắt cũng như lâu dài thì rất cần có sự tham gia nghiên cứu để đánh giá việc phát triển cây cà phê Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận về phát triển cây cà phê
- Phân tích thực trạng phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Cư Kuin
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây cà phê huyện Cư Kuin trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiến liên quan đến phát triển cây cà phê
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Cư Kuin - tỉnh ĐăkLăk
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về
phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk những năm
qua
- Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp phục vụ đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cà phê: Thu thập từ năm 2008-2013 Các giải pháp đề xuất
áp dụng: Có ý nghĩa trong những năm tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng
- Phương pháp phân tích chuẩn tắc
Trang 12- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp phân tích thống kê
- Và các phương pháp khác
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những căn cứ và cơ sở khoa học cũng như những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho quy hoạch cây cà phê, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên Đồng thời giúp cho huyện lập kế hoạch phát triển cây cà phê hợp lý
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm nhằm áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng;
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển cây cà phê
Chương 2: Thực trạng phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Cư
Kuin, tỉnh Đăk Lăk
Chương 3: Một số giải pháp phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Cư
Kuin, tỉnh Đăk Lăk
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
-“Hiệu quả kinh tế dây chuyền chế biến cà phê nhân trên địa bàn Tây Nguyên” Tác giả Bùi Đức Thịnh (2005), Trường Đại học Nông nghiệp I là một
luận văn thạc sĩ kinh tế Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra Tây Nguyên là vùng trồng và sản xuất cà phê trọng điểm của cả nước, cũng là nơi tập trung các loại dây chuyền chế biến cà phê chủ yếu Tuy nhiên các thiết bị dây chuyền còn nhiều bất cập về các khía cạnh: Năng suất, chất lượng làm việc, vệ sinh môi trường, tính đồng bộ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê cũng như
Trang 13làm tăng giá thành chế biến Đề tài đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả chế biến cà phê nói riêng; đánh giá thực trạng dây chuyền chế biến cà phê nhân trong các doanh nghiệp và một số tổ hợp thiết bị chế biến cà phê quy mô hộ trên địa bàn Tây Nguyên; đánh giá hiệu quả kinh tế một số dây chuyền, tổ hợp thiết bị chế biến cà phê đại diện; khuyến cáo các cơ sở chế biến cà phê lựa chọn trang bị các dây chuyền phù hợp, có hiệu quả kinh tế; đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chế biến cà phê trên địa bàn Tây Nguyên [20]
- “Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây nguyên” Tác giả
Bùi Quang Bình (2008), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Để phát triển thành công ngành sản xuất cà phê này trong những năm tới cần xác định phương hướng phát triển ngành sản xuất này trên cơ sở những căn cứ nhất định và chuẩn bị các bước để thích ứng với quá trình hội nhập vào WTO bảo
đảm cho ngành sản xuất phát triển bền vững (1) Xây dựng ngành sản xuất cà phê thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung trên quy mô lớn phát triển bền vững Chú trọng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu (2) Lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với sản xuất cà phê; Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ
gia đình sản xuất cà phê, hình thành và phát triển các trang trại sản xuất cà phê Từng bước hình thành các hợp tác xã sản xuất cà phê theo hướng kinh
doanh tổng hợp (3) Tổ chức hệ thông các hoạt động dịch vụ; Củng cố và hình
thành hệ thống các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tư vấn kỹ thuật khuyến nông và bảo vệ thực vật Trên cơ sở phương hướng đó các địa phương cần thiết thực hiện đồng bộ các giải pháp duy trì quy mô sản xuất hợp lý, bảo đảm quy hoạch; Phát triển theo chiều sâu dựa vào đầu tư thâm canh; Áp dụng mô hình sản xuất hợp lý [5]
- “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ” Tác giả
Nguyễn Văn Hóa năm 2014, là một luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế
Trang 14Huế Luận án đã phân tích những mặt được và tồn tại trong PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu rõ phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk tăng trưởng qua hàng năm, có hiệu quả và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa ổn định Phát triển cà phê giúp tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhưng chưa bình đẳng Phát triển cà phê là một trong những nguyên nhân làm suy giảm môi truờng và làm mất cân bằng sinh thái Luận án đã đi sâu phân tích các nguyên nhân thúc đẩy và làm cản trở PTCPBV ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Chủ thể sản xuất; iii) Thị trường; iv) Chính phủ Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã xác định các giải pháp và chính sách phù hợp bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nhóm chủ thể sản xuất
là nền tảng quyết định Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê và sự hỗ trợ từ chính sách và đầu tư công của Chính phủ để bảo đảm PTCPBV [10]
- "Đề án qui hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2002 - 2005 tỉnh Đăk Lăk" Sở NN&PTNT (2003) Đề án đã xây dựng hệ thống cách
thức, biện pháp thực hiện quy hoạch trong đó đề cập đến việc chuyển đổi diện tích các loại cây trồng bao gồm cả cây cà phê Đề án xác định lộ trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2002 – 2005 Chú trọng phát triển
cà phê theo chiều sâu gắn với phát triển kinh tế Nghiên cứu này giúp tác giả
có thể đánh giá toàn diện về phát triển cây cà phê, có cái nhìn tổng quan về việc sắp xếp, bố trí trồng cây cà phê theo hướng bền vững [16]
- "Dự án quy hoạch phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020" Sở NN&PTNT (2012) Dự án được tiến hành điều tra,
nghiên cứu, lập quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh, gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và thành phố với tổng diện tích tự nhiên 13.125 km2
Dự án
đề xuất các giải pháp đặc thù cùng với các chính sách hỗ trợ kết hợp việc tổ
Trang 15chức thực hiện của các cơ quan, tổ chức nhằm xây dựng các vùng chuyên canh cà phê góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định an sinh xã hội và đảm bảo môi trường Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo tốt để tác giả có thể định hướng được việc bố trí và tổ chức sản xuất cây cà phê một cách chi tiết trên địa bàn huyện Cư Kuin, là cơ sở kế thừa và phát triển sâu hơn nữa một số giải pháp mới thiết thực, tìm ra hướng đi mới để phát triển cây cà phê huyện huyện Cư Kuin [17]
- “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn huyện Cư Mgar tỉnh Đăk Lăk” Tác giả Phạm Quốc Duy, năm 2012 là một luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội Đề tài đã chỉ ra được thực trạng phát triển sản xuất
cà phê trên địa bàn huyện Cư Mgar, xác định được các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá được tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong việc phát triển cà phê của huyện Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, hướng đi mới trong việc thực hiện từ hộ nông dân đến cấp quản lý Các kết quả này có
ý nghĩa với nghiên cứu đang được thực hiện của tác giả bởi đã giúp cho tác giả
kế thừa và phát triển trong đề tài của mình, có cái nhìn tổng quan, rõ ràng và có khoa học về phát triển cây cà phê [8]
- “Phát triển cà phê chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk ” Tác giả Phạm Văn Quang, năm 2012 là một luận văn
thạc sĩ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Đề tài đã chỉ ra được thực trạng phát triển sản xuất cà phê chè trên địa bàn huyện Krông Năng, xây dựng mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê chè huyện Krông Năng Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế phát triển cà phê chè tại huyện Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê chè các hộ nông dân Nghiên cứu giúp tác giả kế thừa, xem xét và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại Nghiên cứu đã định lượng hóa các nhân tố thông qua mô hình CD một cách tổng quát
Trang 16và khoa học là cơ sở để tác giả phân tích và đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố [26].
- “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai” Tác giả Huỳnh Ngọc Vị (2006), Trường
Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê đã tính được chỉ tiêu NPV = 23.483.000 đ, IRR = 22,24%, và Lợi nhuận nông dân là 5.425 đ/tấn Tuy nhiên, trong nghiên cứu, tác giả chưa đưa ra được đâu là hiệu quả kỹ thuật, đâu là hiệu quả phân bổ để giúp người nông dân nên quan tâm đến lĩnh vực nào, yếu tố đầu tư nào để nâng cao năng suất, hiệu quả kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế [23]
- "Cây cà phê và sự phát triển bền vững của ĐăkLăk" Hội thảo khoa
học được tổ chức tại Buôn Ma Thuột (18-7/2007) đã đưa ra những ý tưởng về một vùng cà phê có giá trị cao nhờ vào sự thân thiện với môi trường Tại đây, tại hội thảo này cũng chỉ rõ: Tây nguyên trồng nhiều cà phê, nhưng xuất thô với chất lượng kém, nên mất thế cạnh tranh phần lớn nguồn lợi vào tay các công ty có thương hiệu toàn cầu [24]
- “Chiến lược phát triển bền vững cho cà phê Việt nam” của ông Đặng
Lê Nguyên Vũ” đăng trên báo điện tử của VICOFA- Hiệp hội cà phê Việt nam đã đưa ra các quan điểm rộng về cà phê; chỉ ra tiềm năng và lợi thế so sách của ngành cà phê Việt nam và đề xuất các chiến lược cho ngành cà phê Việt Nam: Tiến hành quy hoạch; Sử dụng kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc; Dự báo sự thay đổi nhu cầu của thị trường; Lựa chọn nguyên liệu đầu vào kỹ lưỡng hơn; Xây dựng những kênh thông tin hữu hiệu; Thành lập
uỷ ban điều phối ngành hàng cà-phê; Xây dựng, liên kết những hiệp hội [26]
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk và Cty Tư vấn
EDE phối hợp tổ chức hội thảo "Từ dự án thí điểm đến mở rộng sản xuất cà phê bền vững" Tham dự hội thảo có các đại biểu đến từ Hiệp hội Cà phê &
Trang 17Ca cao Việt Nam (VICOFA), Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Hội Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), Trung tâm Nghiên cứu đất Tây Nguyên (CSC), Cafécontrol, các nông dân địa phương Tại buổi hội thảo, nhiều vấn đề liên quan đến ngành cà phê đã được các đại biểu đưa ra thảo luận cũng như chia sẻ những kinh nghiệm để đưa ngành
cà phê Việt Nam ngày càng phát triển hơn, trong đó nổi bật là vấn đề mô hình sản xuất cà phê bền vững Đa số các đại biểu đều mong muốn mô hình sản xuất cà phê bền vững tại Tây Nguyên cần được nhân rộng ra nhiều nơi [28]
- Bài viết “Để ngành cà phê Việt nam phát triển bền vững” trên báo điện
tử www.mquiz.net (2006) đã đưa ra một số chính sách đồng bộ mang tính lâu dài, căn cơ đáp ứng kịp thời các yêu cầu của sản xuất kinh doanh ngành hàng cà-phê Ðối với việc trồng cà-phê: Cần tuân thủ quy hoạch phát triển cà-phê đã được phê duyệt quy trình kỹ thuật sản xuất, chế biến Cần có chính sách vay vốn tín dụng Nhà nước để tái canh đối với diện tích cà-phê già cỗi Ðối với thu mua xuất khẩu cà-phê hiện nay, cần có chính sách đồng bộ:
từ thu mua tạm trữ tới việc xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê có điều kiện về tài chính, kho hàng, kinh nghiệm Cần có quỹ tài chính bảo hiểm ngành hàng để hướng dẫn, hỗ trợ một phần tất cả các khâu sản xuất- chế biến- xuất khẩu [26]
- Bài viết của Hương trà “Những biện pháp phát triển cà phê bền vững”
đăng trên báo điện tử của Báo Kinh tế Nông thôn (22/10/2007) đã đưa ra các giải pháp: Xác lập chương trình nghiên cứu tổng hợp từ việc ứng dụng giống mới,
kỹ thuật canh tác của người sản xuất đến việc lưu thông phân phối của người thu gom, sơ chế và việc tổ chức chế biến, buôn bán của các nhà xuất khẩu (chuỗi giá trị cây cà phê) để có cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của ngành cà phê Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý giống, có
kế hoạch hỗ trợ về tài chính để thay thế các vườn cà phê già cỗi ở Tây
Trang 18Nguyên bằng các giống cà phê chọn lọc; đồng thời, hỗ trợ và phát triển chương trình sản xuất cà phê được cấp chứng nhận chất lượng [26]
- Bài viết của Gia Bảo “Tây Nguyên: ê thiếu bền vững”
(24-06-2008) trên báo điện tử Thiennhien.net, đề cập đến việc mở rông diện tích trồng
cà phê không theo qui hoạch của các tỉnh Tây nguyên trong thời gian qua- một trong những nguyên nhân dẫn đến phát triển cà phê thiếu bền vững Muốn phát triển bền vững trước hết phải có quy hoạch cụ thể, hình thành cơ cấu cây trồng hợp lý và ổn định, khắc phục cho được tình trạng diện tích cây trồng phụ thuộc giá cả nông sản, cũng như tâm lý chạy theo thị trường của nông dân Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông dân khi chuyển đổi cây trồng, khuyến khích tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và coi trọng xuất khẩu nông sản qua chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm Yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp bền vững đó
là thuỷ lợi Phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển thuỷ lợi ở Tây Nguyên, làm cho hệ thống thuỷ lợi có đủ năng lực điều hoà lượng nước trong hai mùa mưa-nắng Bên cạnh đó, cần có chiến lược giữ rừng và trồng rừng, mới mong giữ được nguồn nước mặt và nước ngầm ở Tây Nguyên [26]
Nhìn chung các nghiên cứu, bài viết đã tập trung phân tích và chỉ ra những bất cập trong việc phát triển ngành cà phê Việt nam, Tây nguyên và Đắk Lắk và một số huyện của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua Qua đó đã
đề xuất một số giải pháp thích đáng cho việc phát triển cà phê trong thời gian tới Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk Vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả là không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây Đề tài xem xét kế thừa và bổ sung cho nghiên cứu của mình nhằm cụ thể hóa và đánh giá một cách toàn diện về phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Cư Kuin
Trang 19CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
Trang 20ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư của nông dân nhất là vấn đề về vốn và thu hồi vốn Sản xuất cà phê mang tính thời vụ cao và chi phí phát sinh liên tục, dẫn tới khó khăn cho việc phơi khô, chế biến và bảo quản sản phẩm Cây cà phê chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các yếu tố tự nhiên như: mưa, gió, nhiệt độ, độ ẩm, đặc biệt cây cà phê không chịu được khô hạn, nên vấn đề nước tưới là rất quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng cà phê
-
Thời vụ thu hoạch một năm một lần vào khoảng từ tháng 11 đến giửa tháng 01 năm sau Lao động sử dụng cho việc trồng chăm sóc, thu hoạch rải đều quanh năm nên có thể sử dụng lao động gia đình nhưng đến thời kỳ thu hoạch tập trung khối lượng lớn, thời gian ngắn nên cần phải tính toán thuê mướn lao động thời vụ để thu hoạch kịp thời vụ
Sản phẩm cà phê sau thu hoạch cần chế biến kịp thời theo đúng quy trình trong chế biến ( từ khi thu hoạch đến khi chế biến không quá 12 giờ) và
có kho tàng bảo quản, phương tiện vận chuyển… cũng hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng nguyên liệu và sản phẩm cà phê [5], [10]
Trang 211.1.2 Khái niệm về phát triển cây cà phê
Phát triển cây cà phê bao gồm hai khía cạnh: phát triển theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu
* Phát triển sản xuất theo chiều rộng
Phát triển sản xuất theo chiều rộng là tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kĩ thuật như trước Trong sản xuất cà phê phát triển theo chiều rộng là tăng về mặt qui mô diện tích, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận nhưng không thay đổi về mặt kỷ thuật và có khi còn giảm về các chỉ tiêu đánh giá trên đơn vị diện tích
* Phát triển sản xuất theo chiều sâu
Phát triển sản xuất theo chiều sâu là chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất
và phân công lại lao động, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có Đối với cà phê phát triển theo chiều sâu đó là đầu tư thâm canh, cải tiến qui trình kỷ thuật trong chăm sóc, chế biến, nâng cao trình độ
kỷ thuật của hộ nông dân Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng thu nhập, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích và đời sống kinh tế, xã hội của nông hộ ngày càng nâng cao [1], [8], [10]
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây cà phê
a Về mặt kinh tế
(1) Tăng trưởng kinh tế địa phương và người kinh doanh cà phê
Trang 22Quá trình phát triển sản xuất cà phê đảm bảo góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế địa phương và người kinh doanh cà phê Điều này đòi hỏi phải phát triển vững chắc các hoạt động sản xuất nhằm ổn định năng suất ở mức cao, gia tăng giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu cà phê Hình thành các vùng sản xuất cà phê có chứng chỉ, cà phê sạch tập trung, hình thành các vùng sản xuất cà phê hóa với quy mô lớn, tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế của địa phương
(2) Hiệu quả kinh tế
Sản xuất cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là tỉnh Đắk Lắk vốn đã gắn bó với đời sống của đồng bào Tây Nguyên qua hàng chục năm qua Vì vậy, phát triển sản xuất cà phê trên cơ sở sử dụng các nguồn tài nguyên đất, nước và lợi thế về điều kiện tự nhiên nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất Điều này đòi hỏi người sản xuất phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Phải xúc tiến các nỗ lực nhằm cải thiện và sử dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê tiên tiến, sản xuất cà phê chứng chỉ, cà phê sạch Nghiên cứu tác động các yếu tố đầu vào trong sản xuất cà phê Đảm bảo duy trì và phát triển sản xuất cà phê một cách ổn định
(3) Tăng sức cạnh tranh sản phẩm cà phê trên thị trường
Sản xuất cà phê chủ yếu dùng cho xuất khẩu Do vậy yêu cầu sản phẩm
cà phê phải có chất lượng, sức cạnh tranh cao, được thị trường chấp nhận Do
đó sản xuất cà phê phải đảm bảo các tiêu chuẩn chứng chỉ, cà phê phải được trồng đảm bảo về mặt môi trường Vì vậy đòi hỏi sản phẩm cà phê từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản đến khâu chế biến phải đảm bảo các tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, được thị trường chấp nhận Việc sản xuất cà phê phải đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm Do vậy
Trang 23việc sản xuất phải được tiến hành một cách đồng bộ trên tất cả các khâu của chuỗi cung sản phẩm cà phê, từ cung ứng các nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, cho đến khâu cuối cùng của quá trình tiêu thụ sản phẩm
b Về mặt xã hội
(1) Thu nhập và vấn đề phân hóa giàu nghèo trong phát triển cà phê
Phát triển sản xuất cà phê đảm bảo để cuộc sống của các cộng đồng địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại chỗ, không bị ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro bởi sự phát triển cà phê gây ra như mất mùa, biến động giá Đòi hỏi phải nâng cao thu nhập của người trực tiếp sản xuất cà phê và các đối tượng liên quan Phải đảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống người trồng cà phê, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo
(2) Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ học vấn, bình đẳng giới và bình đẳng giữa các dân tộc trong phát triển cà phê
Phát triển sản xuất cà phê nâng cao trình độ hiểu biết về kĩ năng cũng như trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động sản xuất cà phê thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và công tác khuyến nông Đảm bảo ổn định và tạo ra việc làm cho người lao động, nhất là đối với người đồng bào tại chỗ, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao trình độ học vấn của người lao động, thay đổi hành vi ứng xử của người dân đối với môi trường Phải tạo việc làm cho phụ nữ, tạo điều kiện cho họ phát huy vai trò của nữ giới, tạo ra sự bình đẳng giới, bình đẳng giữa các dân tộc trong cộngđồng, ổn định và hạn chế di dân tự do
b Về mặt môi trường
(1) Khai thác và sử dụng các tài nguyên đất và nước một cách hợp lý
Điều kiện tự nhiên, trong đó đất đai và nguồn nước là hai yếu tố quan trọng nhất và không thể thay thế được cho việc phát triển cà phê Nó vừa là
Trang 24nguồn tài nguyên, vừa là môi trường sinh thái đẻ phát triển sản suất cà phê
Do vậy việc khai thác đất đai, nguồn nước để phát triển sản xuất cà phê cần chú ý việc duy trì được chất lượng đất, chống xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm và thoái hoá đất, phải chú ý bảo vệ nguồn nước, tránh khai thác một cách không
có qui hoạch, tự phát làm cạn kiệt nguồn nước phục vụ tưới cà phê Phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất cà phê có thể phát triển liên tục Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cà phê phù hợp nhằm duy trì và phục hồi khả năng sản xuất của đất đai cũng như cung ứng đầy đủ nguồn nước hiện tại cũng như trong dài hạn
(2) Bảo vệ môi trường sinh thái
Quá trình phát triển sản xuất cà phê đòi hỏi phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái của vùng sản xuất cà phê Phải duy trì được sự đa dạng và bền vững của môi trường sinh thái, tính toàn vẹn của môi trường sống, bảo toàn chức năng của các hệ thống sinh thái Cần đảm bảo việc sử dụng an toàn, hiệu quả ở mức tối thiểu các loại thuốc hoá học, các loại phân
vô cơ Vì vậy người sản xuất phải được chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật sản xuất cà phê để có thể áp dụng nó vào hoạt động sản xuất của mình Phải
áp dụng những tiến bộ công nghệ thân thiện với môi trường, không nên can thiệp quá sâu vào quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây cà phê [8], [10]
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ
1.2.1 Gia tăng quy mô sản xuất cây cà phê
Sản xuất cây cà phê là hoạt động sản xuất nông nghiệp với đặc điểm rất
cơ bản của quá trình này là hoạt động gắn liền với đất và diễn ra trên đất nên việc gia tăng sản lượng cà phê phải bắt đầu từ khai thác diện tích đất canh tác
cà phê cho hợp lý
Trang 25Gia tăng quy mô sản xuất cây cà phê là việc gia tăng diện tích trồng cây
cà phê Gia tăng quy mô sản xuất cây cà phê
liên quan
* Nhóm tiêu chí đánh giá gia tăng quy mô sản xuất cây cà phê
- Diện tích trồng cà phê và sự gia tăng về diện tích
- GTSX và sự gia tăng GTSX
1.2.2 Gia tăng các yếu tố nguồn lực
ản xuất cây cà phê
b
Nguồn nhân lực trong sản xuất cà phê là tổng thể sức lao động tham gia bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động Về số lượng những người trong độ tuổi và những người trên và dưới độ tuổi tham gia hoạt động sản xuất cà phê Về chất lượng gồm thể lực, trí lực, trình độ nhận thức, trình
độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề
Trang 26Chất lượng lao động sản xuất cà phê tăng lên khi nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ của người lao động Vì vậy, cần phải có cải cách
hệ thống giáo dục đào tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và thị trường lao động, … Cần phải nâng cao kiến thức và khả năng lao động của người trồng cà phê, xây dựng tác phong công nhân nông nghiệp cho người lao động hoạt động sản xuất cà phê
c
Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động
và đối tượng lao động, được sử dụng vào quá trình sản xuất cà phê Theo nghĩa rộng đất đai, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật là các loại vốn Trong nông nghiệp có thể được chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sở hữu
Nhu cầu vốn và sử dụng vốn mang tính thời vụ và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro … Nên các biện pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất cà phê
-Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con người Từ quá trình nghiên cứu công nghệ, nhằm
các biện pháp kỹ thuật mới được ứng dụng vào quá trình hoạt động sản xuất chế biến cà phê Đối với các nước có nền nông nghiệp còn lạc hậu, quá trình đổi mới công nghệ cần kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại để khai thác
Trang 27hiệu quả các nguồn lực kinh tế khác trong nông nghiệp nói chung cũng như sản phê cà phê nói riêng
- Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp là cơ sở thực hiện điện khí hoá nhất là phát triển thuỷ lợi, cơ giới hoá và tự động hoá
- Nhà lưới, sân phơi, lò sấy các kho chứa vật tư nông sản, khu chế biến, kho bảo quản … Những cơ sở hạ tầng này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và giảm tổn thất sau thu hoạch
* Nhóm tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực
- Diện tích đất và tình hình sử dụng đất
- Năng suất đất đai qua các năm
- Lao động và chất lượng lao động qua các năm
- Tổng số vốn đầu tư và mức đầu tư trên diện tích
- Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất cà phê
- Mức tăng và tốc độ tăng cũa cơ sở vật chất trong sản xuất cà phê
1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu trồng cây cà phê
Cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh tác Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất của từng vùng Tỷ lệ
Trang 28các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, sản phẩm có giá trị thấp chứng tỏ sản xuất ở vùng đó kém và ngược lại
Trong thực tế sản xuất thì mỗi cơ cấu cây trồng đều có ưu nhược điểm song sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng như thế nào để phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một không gian thời gian nhất định và được người dân chấp nhận, mở rộng Cơ cấu cây trồng lựa chọn phải giải quyết được các yếu
tố quan trọng nhất trong sản xuất
Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử và xã hội nhất định Quá trình sản xuất cụ thể sẽ khác nhau bởi vì chúng có điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội khác nhau Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện và phát triển thông qua sự chuyển hóa lẫn nhau từ cũ sang mới nhờ được thay thế bằng các giống mới, cơ cấu từ đơn điệu đến đa dạng hóa, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một quá trình dài gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, không có một cơ cấu cây trồng nào có sẵn hoặc xuất hiện thay đổi cơ cấu cũ ngay lập tức Mà nó là một quá trình, quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của các chủ thể quản lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Chuyển đổi cơ cấu trồng cà phê là quá trình thay đổi số lượng, tỷ trọng
về loại giống; số hộ canh tác cà phê; diện tích trồng các loại giống cho năng suất cao, có khả năng kháng bệnh tốt; tăng giảm diện tích do chuyển đổi sản xuất giữa cây cà phê với các loại cây trồng khác
* Nhóm tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu trồng cây cà phê
- Cơ cấu giống cà phê qua các năm
- Mức và tỷ lệ tăng diện tích giống mới trong sản xuất
- Cơ cấu diện tích đất trồng các loại cà phê qua các năm
Trang 291.2.4 Nâng cao trình độ thâm canh sản xuất cà phê
Bản chất kinh tế của thâm canh trong nông nghiệp là đầu tư thêm vốn
và lao động trên đơn vị diện tích nhằm thu nhiều sản phẩm trên đơn vị canh tác với chi phí thấp nhất Thâm canh có những biểu hiện khác nhau về các hình thức đầu tư và canh tác Thâm canh đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất như cơ giới hóa, thủy lợi, hóa học hóa, công nghệ sinh học Phát triển hạ tầng nông thôn, chuyển dịch kinh
tế nông thôn, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp là các giải pháp rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện thâm canh trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan khi đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhu cầu nông nghiệp ngày càng tăng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhờ áp dụng các tiến bộ KHCN vào SXNN như:
- Thuỷ lợi hoá giúp người canh tác kiểm soát chế độ canh tác cây cà phê với nhiều hình thức tưới tiêu nhằm kiểm soát được mùa vụ và nâng cao năng suất canh tác;
- Cơ giới hoá giúp tiết kiệm lao động không những khâu làm đất mà tất
cả các khâu như phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sấy … đều có thể cơ giới hoá được;
- Hoá học hoá giúp kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, phân vi lượng và phân hoá học nhằm đem lại năng suất cao trong canh tác cây cà phê;
- Điện khí hoá giúp giải quyết vấn đề động lực trong sản xuất cà phê và nâng cao chất lượng cuộc sống tại nông thôn;
- Sinh học hoá giúp tạo ra giống cây cà phê năng suất chất lượng cao Các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng hợp lý phân bón, công nghệ chế biến bảo quản tiêu thụ sản phẩm ngày càng hoàn thiện và từng bước phát triển nhằm phục vụ cho sản xuất cà phê Sân phơi, lò sấy các kho chứa vật tư,
Trang 30khu chế biến, kho bảo quản … Những cơ sở hạ tầng này góp phần nâng cao chất lượng nông sản và giảm tổn thất sau thu hoạch
* Nhóm tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh sản xuất cây cà phê
- Tổng số vốn cố định trên đơn vị diện tích
- Giá trị công cụ máy móc trên đơn vị diện tích
- Tỷ lệ diện tích được tưới tiêu, điện khí hoá, sử dụng phân chế phẩm sinh học
- GTSX trên đơn vị diện tích
- Năng suất là chỉ tiêu trực tiếp nhất phản ánh trình độ thâm canh sản xuất cà phê
- Giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trên đơn vị diện tích và trên một lao động
- Năng suất lao động;
1.2.5 Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất
a Hộ sản xuất cà phê
Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức phù hợp với nền nông nghiệp quy
mô nhỏ về đất đai, vốn và sử dụng lao động trong gia đình Hình thức này gắn người nông dân với đất đai và phát huy được tính tự chủ của họ trong sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất cà phê, nhờ vậy năng suất ruộng đất và năng suất lao động phải phát huy tối đa Khi nông nghiệp phát triển thì năng lực kinh tế nông hộ và thu nhập cao lên, khả năng tích lũy vốn lớn hơn Nền nông nghiệp chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hóa và phát triển cao hơn nữa thì mô hình kinh tế nông hộ sẽ bọc lộ nhiều khuyết điểm, đó là năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng những yêu cầu của những đơn hàng lớn, hiệu quả kinh tế không cao Từ đó, phải có các cơ sở sản xuất như trang trại, HTX, doanh nghiệp với số lượng lớn hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển
b Trang trại cà phê
Trang 31Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến hơn, nó không chỉ đáp ứng được đòi hỏi của quá trình sản xuất mà còn nhờ vào quy mô lớn hơn về đất đai, vốn và lao động mà kinh tế trang trại đã khắc phục được các nhược điểm của kinh tế nông hộ, nhất là nâng cao kết quả sản xuất ra nhiều hàng hóa, nhờ đó nâng được khả năng cạnh tranh, đáp ứng được các đơn hàng lớn và có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp
Kinh tế trang trại được hình thành từ kinh tế nông hộ đủ năng lực sản xuất hàng hóa và trở thành hộ sản xuất giỏi, có khả năng tích lũy về vốn để phát triển thành trang trại Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, trang trại trồng trọt ở khu vực Tây Nguyên phải có mức hạn điền từ 2,1
ha và giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm trở lên
c Nông trường cà phê
Đây là hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao Quy mô sản xuất tương đối lớn và tập trung, bộ máy tổ chức sản xuất khá hoàn chỉnh với đầy đủ các bộ phận chuyên trách được cơ cấu bao gồm các đội sản xuất trực tiếp là công nhân, nông dân Bộ máy gián tiếp và ban điều hành phụ trách các hoạt động về kỹ thuật, tài chính, chế biến và kinh doanh mô hình này phát triển mạnh trong khoảng những năm đầu của thế kỷ 21 Đặc điểm của mô hình này là
từ khâu sản xuất đến chế biến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm được tổ chức bài bản
và chuyên môn hóa Toàn bộ bộ máy nông trường bao gồm trụ sở thường gắn với vùng sản xuất là vườn cây Ưu điểm gần nơi sản xuất, gần gũi với nông dân, công nhân, nắm bắt tình hình sản xuất nhanh chóng và thực hiện hết các công đoạn từ sản xuất cho đến tiêu thụ
d Công ty cà phê
Trong những năm gần đây việc xây dựng các công ty sản xuất chế biến
cà phê có xu hướng tăng lên Mô hình này là mô hình sản xuất hiện đại Ưu
Trang 32điểm của mô hình này là có thể quản lý sản xuất quy mô lớn có thể bao gồm nhiều nông trường sản xuất Kỹ năng sản xuất, chế biến, tiêu thụ được nâng lên Trụ sở công ty thường ở khu vực trung tâm kinh tế hoặc giao thông thuận
lợi không nhất thiết phải bám sát vùng sản xuất
* Nhóm tiêu chí đánh giá hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất
- Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất tăng qua các năm
- Tốc độ tăng của số lượng các hình thức tổ chức sản xuất
- Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất từng khu vực, từng địa phương, từng lĩnh vực (sản xuất, chế biến, tiêu thụ )
1.2.6 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cà phê
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cà phê là quá trình mở rộng quy mô khách hàng cũng như sản lượng và giá trị sản phẩm cây cà phê trên thị trường Quá trình này cũng là quá trình chiếm lĩnh thị trường bảo đảm và tăng dần thị phần của các nhà sản xuất cà phê bằng nhiều biện pháp khác nhau
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cà phê đòi hỏi phải có được các sản phẩm cà phê có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, có giá cả cạnh tranh, hình thành một hệ thống kênh thu mua và phân phối sản phẩm được tổ chức tốt có hiệu quả đi liền với công tác marketing tốt
Đa số sản phẩm cà phê của các nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới đều được sử dụng cho mục đích xuất khẩu ra nước ngoài, tỉ trọng tiêu thụ nội địa thấp Do vậy, thị trường xuất khẩu có ý nghĩa sống còn đối với ngành
cà phê Việc chiến lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, nhu cầu của nước nhập khẩu, thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, một
số chính sách trong thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,…
* Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây
cà phê
- Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm cà phê
Trang 33- Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm cà phê trên thị trường
- Số lượng các nhà phân phối tham gia
1.2.7 Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây cà phê cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Kết quả sản xuất cà phê là những gì đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất Khi nói đến kết quả sản xuất là nói đến loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra
Nâng cao kết quả sản xuất cà phê thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất, thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về vốn, lao động, máy móc thiết bị công nghệ… Các nguồn lực này được tăng cường đầu tư đồng bộ thì kết quả sản xuất càng phát triển
Trên cơ sở so sánh để xem xét hiệu quả về các mặt của việc sử dụng nguồn lực
Nhóm tiêu chí đánh giá việc gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây cà phê cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
* Nhóm tiêu chí thể hiện kết quả sản xuất của cây cà phê
- Giá trị sản xuất GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải vật chất
và dịch vụ tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm Đối với cây cà phê là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trong một năm
n
j
QjPj GO
1
Q là khối lượng sản phẩm
P là đơn giá sản phẩm
- Chi phí trung gian IC (Intermediary Cost), đây là chi phí của các nhân
tố bị tiêu hao trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh Những chi phí này được
Trang 34chuyển vào giá trị sản phẩm và được bù đắp lại sau mỗi chu kỳ sản xuất để thực hiện tái sản xuất Trong sản xuất cà phê chi phí này bao gồm: chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, chi phí vận chuyển, chi phí bảo dưỡng sửa chữa, các chi phí thuê mướn, chi phí dụng cụ và các chi phí khác
n
j j
VA = GO - IC
- Tổng chi phí sản xuất TC là toàn bộ chi phí cố định và biến đổi đầu tư trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm
TC = FC + VC
+ Chi phí biến đổi VC là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào
sự thay đổi của sản phẩm
+ Chi phí cố định FC là những khoản chi phí thay đổi về tổng số cho dù có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy mô sản xuất nhất định
- Thu nhập hỗn hợp MI là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ
đi chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có) Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình
MI = VA - (A+T) – Lao động thuê (nếu có)
Trong đó: A là khấu hao TSCĐ
T là các khoản thuế phải nộp
* Nhóm tiêu chí thể hiện hiệu quả sản xuất của cây cà phê
Trang 35- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí Tgo là tỷ số giá trị sản xuất GO của sản phẩm với chi phí trung gian IC trên một đơn vị diện tích của một vụ
- Hiệu quả thu nhập/chi phí (MI/IC) Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập
- Thu nhập thuần túy, Pr: Là phần lãi trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất trong một chu kỳ sau khi trừ đi chi phí cơ hội của lao động gia đình
Công thức: Pr = MI - LPi
Trong đó: L là số ngày công lao động gia đình được sử dụng để sản xuất trong một chu kỳ sản xuất
Pi: Là giá trị lao động tại địa phương
* Nhóm tiêu chí thể hiện đóng góp của cây cà phê cho phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương
- Tỷ lệ đóng góp của ngành cà phê: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ
giữa giá trị sản lượng cà phê sản xuất ra so với giá trị hàng hóa nông nghiệp (GTSX của huyện) trong một năm
Trang 36Gnn: Tổng giá trị sản lượng hàng hóa ngành nông nghiệp (GTSX của huyện)
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Đóng góp của cà phê trong tổng thu nhập của người trồng cà phê
- Số lượng lao động tham gia trồng cà phê (người)
- Tỷ lệ hộ nghèo
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ
1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
a Đất đai
Chất lượng đất ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng và ổn định năng suất, tuổi thọ, chất lượng cà phê và vườn cây Đất đỏ bazan là loại đất thích hợp nhất để canh tác cà phê Loại đất này có tầng phong hóa sâu, dễ thoát nước và giàu chất dinh dưỡng Cà phê được trồng trên đất bazan có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, phẩm chất cà phê tốt và hương vị đậm đà Độ cao cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cà phê Hạt cà phê được sản xuất ở các vùng cao có trọng lượng lớn hơn, rắn chắc hơn và chất lượng ngon hơn Độ cao thích hợp cho phát triển cà phê là từ 500m đến 1500m so với mặt nước biển
b Khí hậu
Cà phê là loại cây trồng ưa khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhiệt độ thích hợp từ 20oC đến 25oC, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, lượng mưa cả năm từ 1000mm đến 2000mm Khí hậu có mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau là điều kiện lý tưởng để thu hoạch, phơi sấy sản
Trang 37phẩm bảo đảm chất lượng tốt; đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê phân hóa mầm hoa một cách triệt để, là cơ sở để đạt năng suất và chất lượng cao
c Nguồn nước
Nguồn nước tưới cùng với đất đai là hai yếu tố quan trọng đối với việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê, tạo điều kiện cho cây cà phê phát triển một cách bình thường Sự thiếu hụt nước, đặc biệt trong giai đoạn
từ khi cây cà phê ra hoa, thụ phấn đến 3 - 4 tháng sau đó sẽ làm giảm sút năng suất và chất lượng cà phê nhân do hạt lép, kích cỡ và trọng lượng hạt nhỏ
a Dân tộc
Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hóa [15] Dân tộc cư trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh khác nhau Dân tộc cư trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập quán sản xuât tiến bộ hơn so với dân tộc cư trú ở vùng miền núi Trong cùng một vùng, nếu có nhiều dân tộc sinh sống, thì các dân tộc đó cũng có trình độ và tập quán sản xuất khác nhau
b Dân số
Dân số là tập hợp những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ
lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực Ở vùng nông thôn quy mô dân
số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lượng dân số sẽ thấp, lực lượng lao động có chất lượng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp
c Truyền thống
Trang 38Truyền thống ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất Truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con người mới Trong sản xuất cà phê nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất
d Dân trí
Trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực Đa số lao động nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng ở nông thôn thường có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn Khi trình độ dân trí được nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất
1.3.3
a Tình hình nền kinh tế
Ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp Quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của các nganh của nền kinh tế trong tương lai, nên phát triển sản xuất trong tương lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó
b Thị trường
- Thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất cà phê như thị trường vốn,
thiết bị và vật tư nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trường yếu tố đầu vào Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía “trước” hoặc phía “sau” trên chuỗi sản xuất nông sản
Trang 39- Thị trường tiêu thụ nông sản
+ Quan hệ cung - cầu cà phê
Đối với cà phê, quan hệ về cung - cầu ngoài chịu tác động của giá cà phê thế giới, còn chịu tác động của nhiều yếu tố Nếu cung về cà phê thế giới tăng hơn cầu sẽ làm cho giá cà phê giảm, dẫn đến giá cà phê trong nước giảm Một yếu tố hết sức quan trọng liên quan đến cung - cầu cà phê trên thế giới đó
là các đối thủ cạnh tranh trong ngành cà phê Các đối thủ cạnh tranh là những nước cùng sản xuất loại mặt hàng cà phê trên thế giới, một số nước sản xuất lớn như Brazil, Colombia, Indonesia,…
+ Công tác xuất khẩu cà phê
Đa số sản phẩm cà phê của các nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới đều được sử dụng cho mục đích xuất khẩu ra nước ngoài, tỉ trọng tiêu thụ nội địa thấp Do vậy, thị trường xuất khẩu có ý nghĩa sống còn đối với ngành
cà phê Việc chiến lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, nhu cầu của nước nhập khẩu, thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, một
số chính sách trong thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,…
+ Nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm cà phê
Việc đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trong nước là một hướng phát triển đúng đắn để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi thế phát triển cà phê ổn định, bền vững và giảm thiểu rủi ro của ngành cà phê Nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil cũng là nước tiêu dùng cà phê lớn thứ hai sau Mỹ, với sản lượng tiêu dùng nội địa gần 50% Điều này đã giúp Brazil giảm bớt rủi ro và sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường thế giới, nhiều nước sản xuất cà phê ở Trung Mỹ như ElSalvador, Nicargua, Honduras cũng đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước để tăng lượng tiêu thụ nội địa
Trang 40- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân thành các chính sách đầu vào (đầu tư, vật tư, trợ giá, khuyến nông ); các chính sách đầu ra (thị trường và giá cả, xuất - nhập khẩu ); các chính sách về
tổ chức quá trình sản xuất (đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn,
cơ cấu vật nuôi, cây trồng, cơ cấu quản lý, điều hành )
d Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gồm giao thông đường bộ, đường thủy; hệ thống tưới tiêu, cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc , là nhân tố ngoại sinh của phát triển cà phê nhưng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản được sản xuất và tiêu thụ
Do đó phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trở thành chính sách quan trọng tại các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị [3],
[8], [10], [23]
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.4.1 Kinh nghiệm của huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng
Tại huyện Bảo Lâm, với sự chỉ đạo của UBND huyện, sự hỗ trợ, hướng dẫn của Phòng NN-PTNT, việc tái canh cà phê đã diễn ra từ nhiều năm trước