CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cây cà phê trên địa bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

a. Đất đai.

Chất lƣợng đất ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng tăng và ổn định năng suất, tuổi thọ, chất lƣợng cà phê và vƣờn cây. Đất đỏ bazan là loại đất thích hợp nhất để canh tác cà phê. Loại đất này có tầng phong hóa sâu, dễ thoát nƣớc và giàu chất dinh dƣỡng. Cà phê đƣợc trồng trên đất bazan có khả năng sinh trƣởng tốt, năng suất cao, phẩm chất cà phê tốt và hƣơng vị đậm đà. Độ cao cũng là một nhân tố có ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng cà phê. Hạt cà phê đƣợc sản xuất ở các vùng cao có trọng lƣợng lớn hơn, rắn chắc hơn và chất lƣợng ngon hơn. Độ cao thích hợp cho phát triển cà phê là từ 500m đến 1500m so với mặt nƣớc biển.

b. Khí hậu.

Cà phê là loại cây trồng ƣa khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhiệt độ thích hợp từ 20oC đến 25oC, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, lƣợng mƣa cả năm từ 1000mm đến 2000mm. Khí hậu có mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau là điều kiện lý tƣởng để thu hoạch, phơi sấy sản

phẩm bảo đảm chất lƣợng tốt; đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê phân hóa mầm hoa một cách triệt để, là cơ sở để đạt năng suất và chất lƣợng cao.

c. Nguồn nước.

Nguồn nƣớc tƣới cùng với đất đai là hai yếu tố quan trọng đối với việc tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm cà phê, tạo điều kiện cho cây cà phê phát triển một cách bình thƣờng. Sự thiếu hụt nƣớc, đặc biệt trong giai đoạn từ khi cây cà phê ra hoa, thụ phấn đến 3 - 4 tháng sau đó sẽ làm giảm sút năng suất và chất lƣợng cà phê nhân do hạt lép, kích cỡ và trọng lƣợng hạt nhỏ.

a. Dân tộc

Dân tộc là cộng đồng những ngƣời cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hóa [15]. Dân tộc cƣ trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh khác nhau. Dân tộc cƣ trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập quán sản xuât tiến bộ hơn so với dân tộc cƣ trú ở vùng miền núi. Trong cùng một vùng, nếu có nhiều dân tộc sinh sống, thì các dân tộc đó cũng có trình độ và tập quán sản xuất khác nhau.

b. Dân số

Dân số là tập hợp những con ngƣời đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực. Ở vùng nông thôn quy mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lƣợng dân số sẽ thấp, lực lƣợng lao động có chất lƣợng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp.

Truyền thống ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất. Truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con ngƣời mới. Trong sản xuất cà phê nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất...

d. Dân trí

Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Đa số lao động nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng ở nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất.

1.3.3.

a. Tình hình nền kinh tế

Ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển của các nganh của nền kinh tế trong tƣơng lai, nên phát triển sản xuất trong tƣơng lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó.

b. Thị trường

- Thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất cà phê nhƣ thị trƣờng vốn, thiết bị và vật tƣ nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trƣờng yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía “trƣớc” hoặc phía “sau” trên chuỗi sản xuất nông sản.

- Thị trường tiêu thụ nông sản

+ Quan hệ cung - cầu cà phê

Đối với cà phê, quan hệ về cung - cầu ngoài chịu tác động của giá cà phê thế giới, còn chịu tác động của nhiều yếu tố. Nếu cung về cà phê thế giới tăng hơn cầu sẽ làm cho giá cà phê giảm, dẫn đến giá cà phê trong nƣớc giảm. Một yếu tố hết sức quan trọng liên quan đến cung - cầu cà phê trên thế giới đó là các đối thủ cạnh tranh trong ngành cà phê. Các đối thủ cạnh tranh là những nƣớc cùng sản xuất loại mặt hàng cà phê trên thế giới, một số nƣớc sản xuất lớn nhƣ Brazil, Colombia, Indonesia,…

+ Công tác xuất khẩu cà phê

Đa số sản phẩm cà phê của các nƣớc sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới đều đƣợc sử dụng cho mục đích xuất khẩu ra nƣớc ngoài, tỉ trọng tiêu thụ nội địa thấp. Do vậy, thị trƣờng xuất khẩu có ý nghĩa sống còn đối với ngành cà phê. Việc chiến lĩnh và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, thƣơng hiệu sản phẩm, nhu cầu của nƣớc nhập khẩu, thị trƣờng truyền thống, thị trƣờng tiềm năng, một số chính sách trong thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,…

+ Nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm cà phê

Việc đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trong nƣớc là một hƣớng phát triển đúng đắn để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi thế phát triển cà phê ổn định, bền vững và giảm thiểu rủi ro của ngành cà phê. Nƣớc sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil cũng là nƣớc tiêu dùng cà phê lớn thứ hai sau Mỹ, với sản lƣợng tiêu dùng nội địa gần 50%. Điều này đã giúp Brazil giảm bớt rủi ro và sự phụ thuộc vào thị trƣờng bất ổn trên thế giới. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trƣờng thế giới, nhiều nƣớc sản xuất cà phê ở Trung Mỹ nhƣ ElSalvador, Nicargua, Honduras cũng đã triển khai chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại toàn diện trong nƣớc để tăng lƣợng tiêu thụ nội địa.

c. Chính sách về nông nghiệp

Tùy cách tiếp cận, có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nông nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.

- Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể nhƣ: chính sách ruộng đất, chính sách đầu tƣ vốn, chính sách tín dụng...

- Theo lĩnh vực, có thể phân loại thành các nhóm chính sách thuộc lĩnh vực tài chính (thuế, đầu tƣ, trợ cấp sản xuất...); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi suất...); lĩnh vực xuất, nhập khẩu (thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái ...).

- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân thành các chính sách đầu vào (đầu tƣ, vật tƣ, trợ giá, khuyến nông...); các chính sách đầu ra (thị trƣờng và giá cả, xuất - nhập khẩu...); các chính sách về tổ chức quá trình sản xuất (đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, cơ cấu vật nuôi, cây trồng, cơ cấu quản lý, điều hành...).

d. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gồm giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy; hệ thống tƣới tiêu, cấp thoát nƣớc, điện, thông tin liên lạc..., là nhân tố ngoại sinh của phát triển cà phê nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ. Do đó phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trở thành chính sách quan trọng tại các nƣớc, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển nhằm thúc đẩy tăng trƣởng sản xuất, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị [3], [8], [10], [23].

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG. PHƢƠNG.

1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng.

Tại huyện Bảo Lâm, với sự chỉ đạo của UBND huyện, sự hỗ trợ, hƣớng dẫn của Phòng NN-PTNT, việc tái canh cà phê đã diễn ra từ nhiều năm trƣớc

và đạt đƣợc kết quả khả quan, với diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo lên đến trên 13.103 ha.

Ông Đậu Văn Xuân - Trƣởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm cho biết: diện tích tái canh cà phê ở huyện Bảo Lâm đã rút ngắn đƣợc thời gian cho thu hoạch. Nếu tái canh bằng cách chặt bỏ toàn bộ, cuốc hố trồng mới, thì sau hai năm giống cà phê mới cao sản mới bắt đầu cho thu hoạch, nhƣng nếu ghép cành thì chỉ một năm sau, vƣờn cà phê tái canh đã có thể cho thu hoạch, với lại trong thời gian chờ đợi cà phê ghép cho thu hoạch, vẫn tận thu đƣợc một ít sản lƣợng từ những cành phát triển tốt của cây cà phê mẹ còn giữ lại. đáng nói nữa là, hầu hết các vƣờn cà phê tái canh theo phƣơng pháp nói trên trên địa bàn huyện Bảo Lâm đều phát triển tốt, cho năng suất rất cao, bình quân đạt trên dƣới 27 tạ cà phê nhân/ha, cao hơn nhiều so với cà phê giống cũ trƣớc khi tái canh [33], [34].

1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị.

Giá cà phê mít đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua. Nhiều ngƣời nông dân ở huyện Hƣớng Hóa (Quảng Trị) đang phấn khởi vì cà phê mít năm nay vừa đƣợc mùa, lại đƣợc cả giá.

Toàn huyện Hƣớng Hoá có tổng diện tích cà phê mít gần 500 ha, chủ yếu tập trung ở các xã vùng bản nhƣ Húc, Pa Tầng, Hƣớng Lộc, Hƣớng Phùng… Nhờ ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nên diện tích cà phê mít trên địa bàn huyện Hƣớng Hoá phát triển thuận lợi, năng suất tăng dần theo mỗi mùa vụ. Đây là loại cây trồng chịu hạn tốt, đầu tƣ phân bón thấp lại ít đòi hỏi công chăm bón, rất phù hợp với đất đai miền núi, vì vậy huyện Hƣớng Hóa rất chú trọng khuyến khích nhân dân trồng tận dụng vào những vùng đất đồi cao, các triền đồi, nƣơng rẫy, và xen canh với một số cây trồng khác.

Tuy diện tích không lớn, phân bố không tập trung, nhƣng loại cây trồng này đã đem lại nguồn thu nhập khá cho ngƣời dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Niên vụ này, cà phê mít rất sai quả, tỉ lệ chín đều nên lại càng đƣợc giá. Hiện tại mỗi kg quả tƣơi cà phê mít giá dao động từ 5 đến 7 nghìn đồng. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Hƣớng Hoá cho biết, năm nay năng suất cà phê mít cao hơn rất nhiều so với mọi năm. Trung bình mỗi gốc cà phê mít đạt 60- 70 kg quả tƣơi, cá biệt có gốc đạt trên dƣới 1 tạ quả tƣơi. Hiện nay huyện Hƣớng Hoá đang tiếp tục chỉ đạo các địa phƣơng tranh thủ những ngày nắng ráo tập trung thu hoạch cà phê mít, nhằm kịp tránh mùa mƣa sẽ gây bất lợi về vận chuyển do đƣờng đồi dốc [37].

1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông.

-

-2020.

].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát đƣợc cơ sở lý luận để phát triển cây cà phê. Tập trung chính của chƣơng là đi tìm hiểu muốn phát triển kinh tế cây cà phê thì chú trọng phát triển những tiêu chí nhƣ: phát triển về số lƣợng, phải gia tăng các yếu tố nguồn lực, phát triển thị trƣờng tiêu thụ…

Bên cạnh đó phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển cây cà phê để làm cơ sở giúp tác giả đi vào phân tích thực trạng ở chƣơng 2

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ KUIN TỈNH ĐĂK LĂK

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ KUIN TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ KUIN

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Cƣ Kuin nằm về phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km theo Quốc lộ 27; có tổng diện tích tự nhiên 28.830 ha, với 8 đơn vị hành chính, trung tâm huyện đƣợc quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng.

- Phía Đông giáp huyện Krông Pắc, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. - Phía Tây giáp TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk. - Phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. - Phía Bắc giáp TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk.

Với vị trí gần thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên cữa ngõ phía Nam của thành phố Buôn Ma Thuột đi tỉnh Lâm Đồng, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 10 km, huyện Cƣ Kuin có điều kiện thuận lợi trong giao lƣu kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, đồng thời cung ứng nguồn lao động dồi dào và hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao cho thị trƣờng.

b. Địa hình, thổ nhưỡng

* Địa hình: Huyện nằm trong địa hình chuyển tiếp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng trũng Lăk, nên có địa hình thấp dần từ Đông bắc xuống Tây nam; bị chi phối bởi hệ thống sông Krông Ana ở phía Nam; địa hình lƣợn sóng chia cắt nhẹ; độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nƣớc biển; độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ƣu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao.

* Thổ nhưỡng: Huyện Cƣ Kuin có diện tích 28.830 ha. Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN huyện Cƣ Kuin có 6 nhóm đất đai với diện tích từ lớn đến nhỏ nhƣ sau:

- Nhóm đất đỏ - Ferralsols(Fđ): Diện tích 18.600,6 ha, chiếm 64,52 % diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã Ea Ktur, Ea Tiêu, Ea Bhôk. (Tên gọi cũ là đất đỏ Bazan). Đất có phì nhiêu cao, giàu chất hữu cơ, thành phần cơ giới nặng, đất có phản ứng chua pHkcl<5,5, thuận lợi phát triển cây cà phê, cao su, tiêu, sầu riêng….,

- Nhóm đất xám – Acrisols (X): Diện tích 5.979,8 ha, chiếm 20,74% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Cƣ Êwi. Đất có thành phần cơ giới nhẹ và có trên 8% sét đất có độ chặt khi khô và bở rời khi ẩm, đất có phản ứng chua, pHkcl 4-5,5, thuận lợi trồng cây lúa nƣớc nơi đất bằng, nơi đất dốc thoát nƣớc tốt, độ phì cao, ít chua có thể trồng cây lâu năm.

- Nhóm Gley – Gleysols - Gl: Diện tích 1.056,7 ha, chiếm 3,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở các thung lũng, hợp thuỷ, vùng ngập nƣớc theo mùa hoặc các khu vực đồng bằng thấp xa sông Krông Ana thuộc các xã Hoà Hiệp, Ea Hu (trƣớc đây gọi là đất dốc tụ và đất phù sa Gley). Đất bị ngập úng nhiều tháng trong năm, mực nƣớc ngầm nông, đất chua (pHkcl<5,5), có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúa nƣớc và các cây ngắn ngày.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá- Leptosols (E): Diện tích 859,9 ha, chiếm 2,98% diện tích tự nhiên, phân bố núi dốc dọc theo dãy núi phía Đông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cây cà phê trên địa bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)