Bối cảnh phát triển cây cà phê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cây cà phê trên địa bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 97)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Bối cảnh phát triển cây cà phê

Hiện nay Nhà nƣớc có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh cà phê; về phía tỉnh Đắk Lắk có Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 05/05/2008 của Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk về “PTCPBV trong thời kì mới”; quyết định số 41/2008/QĐ- UBND, ngày 17/11/2008, kèm theo đề án PTCPBV đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND, ngày 30/6/2010 về ban hành “Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta”.

Việt Nam gia nhập AFTA và WTO cho thấy sản phẩm cà phê của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng chịu sự tác động sâu sắc của quy luật cung - cầu của thị trƣờng quốc tế;

3.1.2. Dự báo thị trƣờng tiêu thụ cà phê

a. Xu hướng tiêu thụ cà phê trong nước.

Theo Tổ chức Cà phê quốc tế ICO (2013), Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia sản xuất – xuất khẩu cà phê có thứ hạng cao trên thế giới, nhƣng sản lƣợng cà phê tiêu thụ ở thị trƣờng trong nƣớc chiếm tỷ lệ thấp (7,0% - 8,0%), trong khi mức tiêu thụ bình quân của các nƣớc xuất khẩu cà phê là 25% (riêng Brazil lên đến gần 40%). Hiện nay mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu ngƣời/năm của Việt Nam khoảng 0,7 – 1,03 kg. Xu hƣớng mà ICO dự báo là sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới, lên trên 1,2kg/ngƣời/năm.

b. Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới.

Lƣợng tiêu thụ cà phê của các quốc gia ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã đạt điểm bão hòa. So sánh 2013 với 2009, mức tiêu thụ cà phê của Na Uy giảm

9,71%, các quốc gia khác có xu hƣớng tăng. Việt Nam là nƣớc có xu hƣớng mức tiêu thụ cà phê 2013/2009 tăng lớn nhất (46.72%). Dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới có thể tăng thuộc khu vực các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển (Trung Á, Đông Nam Á,…). Khu vực tiêu thụ cà phê mới nổi có điểm bão hòa thấp (tiêu thụ < 1,0 kg/ngƣời/năm). Tại các nƣớc Trung Đông và Bắc Phi tăng bình quân 6,0%/năm, Đông Âu tăng 6,1%/năm, Châu Á tăng 4,5%/năm, Nam Mỹ tăng 3,0%/năm.

Bảng 3.1. Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của một số nước hàng đầu trên thế giới và Việt Nam (2009-2013)

Stt Quốc gia Các năm (Kg/ngƣời/năm) So sánh 2013/2008 (%) 2009 2010 2011 2012 2013 1 Phần Lan 12 11,8 12,5 13 13,81 15,08 2 Na Uy 9,9 9,6 9,6 9,9 8,94 -9,70 3 Ai xơ len 9 9 9,1 9 9,25 2,78 4 Đan Mạch 8,7 9 9,5 9,4 9,85 13,22 5 Hà Lan 8,4 6,7 8,7 9,7 9,86 17,38 6 Thụy Điển 8,2 7,8 9,8 10,5 10,7 30,49 7 Thụy Sĩ 7,9 8,2 11,2 11,7 11,1 40,51 8 Bỉ 6,8 6,8 6,9 6,7 7,1 4,41 9 Luxembour 6,8 6,6 6,8 6,7 7 2,94 10 Việt Nam 0,7 0,7 0,9 1 1,03 47,14

Nguồn: International coffee organization (ICO)

c. Tình hình nhập khẩu cà phê

Các nƣớc nhập khẩu cà phê đứng đầu các nƣớc nhập khẩu cà phê là Mỹ, kế đến là Đức, Bỉ, Ý, Nhật, Pháp. Các quốc gia trên đều là thị trƣờng truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên các quốc gia này đều là những quốc gia khó tính đối với chất lƣợng sản phẩm cà phê nhập khẩu. Để chiếm lĩnh và

mở rộng thị trƣờng, Việt nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng phải quan tâm hơn nữa vấn đề chất lƣợng cà phê xuất khẩu.

3.1.3. Quy hoạch phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020

Duy

Thâm canh tăng năng suất bình quân một ha đạt 30 tạ trở lên, đƣa sản lƣợng đạt 400.000 tấn trở lên, cải tạo, trồng mới số diện tích cà phê đã hết chu kì kinh doanh nằm trong vùng quy hoạch; kiên quyết chuyển đổi thay thế cây trồng khác đối với những khu vực trồng cà phê không đủ nƣớc tƣới, có độ dốc trên 150, sản xuất kém hiệu quả; phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ cà phê tinh chế đạt 15 - 20% sản lƣợng, đƣa giá cà phê xuất khẩu cùng loại tƣơng đƣơng với các nƣớc trên thế giới; duy trì tăng trƣởng GDP của ngành cà phê từ 5-6% mỗi năm.

100% diện tích cà phê trong vùng quy hoạch đƣợc tƣới nƣớc chủ động; xây dựng thêm 10.000 m2 kho bảo quản và 40.000 m2 kho ngoại quan 500.000 m2 sân phơi và 500 máy sấy nông sản.

3.1.4. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển cây cà phê của huyện Cƣ Kuin.

a. Quan điểm.

Phát triển cà phê đƣợc thể hiện trong các lĩnh vực nhƣ sau: “Diện tích sản xuất phù hợp, năng suất cao, chất lƣợng tốt đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, có uy tín trong kinh doanh, thị trƣờng ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận cao; góp phần phát triển thành thị, nông thôn, môi trƣờng xã hội lành mạnh, văn minh, giảm nghèo đói, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao

đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, sức khoẻ, làm giàu chính đáng và đảm bảo an ninh nông thôn,…; quan hệ sản xuất phải đƣợc tổ chức với các hình thức phù hợp, tính cộng đồng và tƣơng trợ ngày càng cao, xác định rõ trách nhiệm và lợi ích của “bốn Nhà”: Nhà nƣớc - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nƣớc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ngày càng tốt hơn. Phát triển ngành cà phê bền vững phải nằm trong mối tƣơng quan chung với các ngành và lĩnh vực kinh tế - nền văn hoá - xã hội của tỉnh, của khu vực, của cả nƣớc cũng nhƣ trên thế giới”.

b. Mục tiêu.

Mục tiêu đến năm 2020 ổn định diện tích cà phê toàn huyện khoảng 8.500 ha trong đó diện tích cà phê chè khoảng 500 ha, tổng sản lƣợng đạt khoảng 25.000 tấn.

- Kim ngạc -14 triệu USD.

-

lao động gián tiếp. -

-

-

phê 4C, bộ tiêu chuẩn

c. Định hướng

Quy hoạch các vùng trọng điểm thâm canh cây cà phê, giảm diện tích cà phê ở những vùng đƣợc xác định là thích hợp về đất đai, khí hậu, nguồn nƣớc tƣới. Khuyến khích các hộ trồng cà phê ở xã đăng ký cà phê đạt tiêu chí 4C và triển khai thực hiện quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê

Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta

Quy hoạch trong vùng trồng cà phê phải có hệ đai rừng, cây che bóng, cây che phủ mặt đất để điều hoà ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giảm tốc độ gió, hạn chế xói mòn và rửa trôi, giữ nƣớc, cung cấp chất hữu cơ cho vƣờn cây.

Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển gắn kết chặt chẽ từ khâu chọn giống – trồng – chăm sóc – thu hoạch – chế biến và tiêu thụ. Đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến cà phê;

Sử dụng hợp lý tài nguyên đất là “quản lý dinh dƣỡng cho cây cà phê”, ngăn chặn tối đa những nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá của đất; nâng cao độ phì nhiêu hiện có của đất, thông qua bón phân hợp lý, cân đối để đạt năng suất cà phê tối đa, kinh tế, sản lƣợng cao và ổn định

Xây dựng CSHT đồng bộ phục vụ sản xuất cà phê; Tạo môi trƣờng thuận lợi cho cây cà phê phát triển ổn định và bền vững với những cơ chế chính sách phù hợp.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ KUIN TRONG THỜI GIAN TỚI. HUYỆN CƢ KUIN TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.2.1. Phát triển quy mô sản xuất cây cà phê

Phải tận dụng các lợi thế từ điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái, các tập quán tâm lý, xã hội của từng khu vực dân cƣ và lợi thế so sánh của từng vùng để gia tăng số lƣợng và quy mô sản xuất cây cà phê trên địa bàn.

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND, ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh v/v phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Chuyển những diện tích cà phê ở những vùng đất không phù hợp, hiệu quả thấp sang cây trồng khác, đồng thời tái canh diện tích đã già cỗi ở những vùng sinh thái phù hợp.

Đƣa đất chƣa sử dụng có khả năng khai thác vào phát triển sản xuất cây cà phê. Đảm bảo sử dụng tài nguyên đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Phát triển diện tích trồng cây cà phê phải gắn với quy hoạch của huyện Cƣ Kuin và định hƣớng của tỉnh Đăk Lăk. Định hƣớng phát triển vùng trồng cây cà phê tập trung và chủ lực tại địa bàn các xã: Ea Tiêu, Ea Ktur, Ea Sim, Ea Ning. Giữ vững diện tích cà phê trên các vùng đất bazan có điều kiện sinh thái phù hợp và đủ nguồn nƣớc tƣới. Phát triển ổn định 8.500 ha, tiến hành thanh lý, loại bỏ những diện tích cà phê xấu, năng suất thấp và không phù hợp về thổ nhƣỡng, nƣớc tƣới; đồng thời hàng năm thanh lý diện tích cuối chu kỳ kinh doanh từ 1.000 -1.500 ha để trồng mới lại. Sau 2015 trên cơ sở diện tích ổn định, đi sâu và thâm canh tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, sản lƣợng đạt khoảng 20.000 –22.000 tấn, góp phần ổn định sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm cà phê nhân.

Nâng cao năng lực kinh tế và quản lý kinh tế cho hộ nông dân, bao gồm: năng lực về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ; trình độ văn hóa, trình độ kinh doanh và quản lý kinh tế của các chủ thể kinh tế hộ nông dân.

Khuyến khích các đối tƣợng hộ nông dân thiếu đất đai, lao động, vốn, khoa học – kĩ thuật công nghệ mới, vốn và thị trƣờng tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo … từng bƣớc để các nông hộ nhỏ liên kết lại tăng quy mô sản xuất, trao đổi kinh nghiệm. Phải khẩn trƣơng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân.

3.2.2. Tăng cƣờng các nguồn lực cho phát triển cây cà phê

- Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trong việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhƣợng, thuê đất, để tích tụ ruộng đất theo quy định của Pháp luật về đất đai, tiến hành rà soát lại quỹ đất hiện có, cấp giấy chứng nhận trang trại cà phê...

+ Khuyến khích ngƣời dân tại chỗ sống tại địa phƣơng phát triển về diện tích đất canh tác để dễ cho việc sản xuất hạn chế những chi phí không cần thiết, đồng thời giúp cho UBND xã thuận lợi trong việc quản lý, thống kê

+ UBND xã phối hợp với hội nông dân của các xã (nhân dân xã khác đến sản xuất tại xã và ngƣời dân cuả xã đi xâm canh ở những xã khác hay ở nơi khác đến xâm canh) nhằm vận động, tuyền truyền các hộ, nhóm hộ đó đổi thửa cho nhau trên phƣơng thức xác định mức sản lƣợng để có biện pháp chuyển đổi đất đai thỏa đáng

- Công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, tận dụng vùng đất trống, đồi núi trọc, ao hồ,… có khả năng sản xuất cà phê khai thác đƣa vào sử dụng.

- Tiến hành rà soát lại quỹ đất hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chính sách đất đai nêu trong nghị quyết của Chính phủ và hƣớng dẫn của Bộ tài nguyên và môi trƣờng.

- Cấp giấy chứng nhận trang trại cà phê cho những hộ, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn huyện Cƣ Kuin thỏa mãn tiêu chí về trang trại trồng trọt.

b. Giải pháp về lao động

- Có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở lại địa phƣơng làm việc.

- Thu hút lao động trình độ cao từ bên ngoài, có thể thực hiện thuê khoán chuyên gia bên ngoài đối với một số công việc cụ thể (ví dụ nhƣ thuê lập luận chứng khả thi công trình, nghiên cứu nâng cao chất lƣợng một số sản phẩm…).

- Có kế hoạch lựa chọn, đề cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tập huấn, tham gia các lớp bồi dƣỡng. Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao trí thức cho cán bộ, viên chức.

- Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật: hệ thống đào tạo do Nhà nƣớc quản lý hƣớng vào đào tạo cơ bản, tập trung, dài hạn theo hệ chuẩn; tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng phƣơng thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các ngành, các đơn vị kinh tế và của ngƣời lao động… để nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề của lao động.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp; đây là lĩnh vực đào tạo mới, đang có nhu cầy cao và tăng nhanh. Đối tƣợng của đào tạo này bao gồm:

+ Lãnh đạo và cán bộ quản lý các công ty và những đơn vị cấp dƣới của họ (nhƣ quản đốc, trƣởng các phòng, ban, giám đốc chi nhánh…, về thực chất đây là đào tạo các nhà kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng);

+ Chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về quản lý kinh tế nên họ cần đƣợc đào tạo thêm về phát luật, khoa học quản lý, những kiến thức cơ bản về công nghệ, thông tin thị trƣờng…

- Các hộ nông dân nên tăng cƣờng học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân tiên tiến, tham gia tích cực có chất lƣợng các lớp đào tạo khuyến nông nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật khuyến nông, trình độ canh tác mới có thể đáp ứng đƣợc nâng cao hiệu quả kinh tế.

c. Giải pháp về vốn.

- Chính quyền địa phƣơng ngoài việc đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân để cho dân có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Đồng thời, các cơ quan ngân hàng dựa vào cơ chế chính sách của Nhà nƣớc ban hành, có thể dùng hình thức tín chấp để tạo điều kiện cho những ngƣời

nông dân thiếu vốn đƣợc vay vốn, nhƣng trong trƣờng hợp này cần phải thận trọng để tránh rủi ro cho ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

- Ngân hàng Chính sách - Xã hội, NNPTNT của tỉnh và chi nhánh tại huyện Cƣ Kuin cần phát huy vai trò của mình, tăng số lƣợng hộ đƣợc vay, vì ngƣời nông dân sử dụng đồng vốn của Ngân hàng này đang có hiệu quả có thể là do Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho vay hoặc cho vay thông qua các hội nhƣ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đã lựa chọn đúng đối tƣợng đƣợc vay, những hộ đƣợc vay đều là những hộ thiếu vốn thực sự, nên các hộ nông dân này sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.

- Cần xem xét lại thời hạn cho vay để phù hợp với điều kiện sản suất mang tính đặc thù nhƣ ngành sản xuất nông nghiệp. Qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy thời hạn cho vay hiện nay là 2 năm đối với Ngân hàng Chính sách - Xã hội và 1 năm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là phù hợp, tuy nhiên một số hộ nông dân nông dân muốn trả tiền vay ngân hàng ngay sau khi thu hoạch nông sản để tránh chịu lãi cao, nhƣng khi đó lại chƣa đến hạn trả gây khó khăn cho ngƣời nông dân.

d Về áp dụng các tiến bộ trong sản xuất cà phê

- Chú trọng và tiếp tục đầu tƣ thoả đáng cho công tác khuyến nông để chuyển giao tiến bộ KHCN cho trang trại, nông hộ, đƣa các giống cà phê có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cây cà phê trên địa bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)