Nâng cao trình độ thâm canh sản xuất cà phê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cây cà phê trên địa bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 29 - 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Nâng cao trình độ thâm canh sản xuất cà phê

Bản chất kinh tế của thâm canh trong nông nghiệp là đầu tƣ thêm vốn và lao động trên đơn vị diện tích nhằm thu nhiều sản phẩm trên đơn vị canh tác với chi phí thấp nhất. Thâm canh có những biểu hiện khác nhau về các hình thức đầu tƣ và canh tác. Thâm canh đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất nhƣ cơ giới hóa, thủy lợi, hóa học hóa, công nghệ sinh học... Phát triển hạ tầng nông thôn, chuyển dịch kinh tế nông thôn, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp là các giải pháp rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện thâm canh trong nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan khi đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhu cầu nông nghiệp ngày càng tăng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhờ áp dụng các tiến bộ KHCN vào SXNN nhƣ:

- Thuỷ lợi hoá giúp ngƣời canh tác kiểm soát chế độ canh tác cây cà phê với nhiều hình thức tƣới tiêu nhằm kiểm soát đƣợc mùa vụ và nâng cao năng suất canh tác;

- Cơ giới hoá giúp tiết kiệm lao động không những khâu làm đất mà tất cả các khâu nhƣ phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sấy … đều có thể cơ giới hoá đƣợc;

- Hoá học hoá giúp kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, phân vi lƣợng và phân hoá học nhằm đem lại năng suất cao trong canh tác cây cà phê;

- Điện khí hoá giúp giải quyết vấn đề động lực trong sản xuất cà phê và nâng cao chất lƣợng cuộc sống tại nông thôn;

- Sinh học hoá giúp tạo ra giống cây cà phê năng suất chất lƣợng cao. . Các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng hợp lý phân bón, công nghệ chế biến bảo quản tiêu thụ sản phẩm ngày càng hoàn thiện và từng bƣớc phát triển nhằm phục vụ cho sản xuất cà phê. Sân phơi, lò sấy các kho chứa vật tƣ,

khu chế biến, kho bảo quản … Những cơ sở hạ tầng này góp phần nâng cao chất lƣợng nông sản và giảm tổn thất sau thu hoạch.

* Nhóm tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh sản xuất cây cà phê.

- Tổng số vốn cố định trên đơn vị diện tích. - Giá trị công cụ máy móc trên đơn vị diện tích

- Tỷ lệ diện tích đƣợc tƣới tiêu, điện khí hoá, sử dụng phân chế phẩm sinh học...

- GTSX trên đơn vị diện tích.

- Năng suất là chỉ tiêu trực tiếp nhất phản ánh trình độ thâm canh sản xuất cà phê.

- Giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trên đơn vị diện tích và trên một lao động.

- Năng suất lao động;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cây cà phê trên địa bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)