1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm imexpharm

48 551 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 815,5 KB

Nội dung

Để đạt được, các nhà doanh nghiệp và các bên có liên quan đến doanh nghiệp đều muốn biết tình tài chính của doanh nghiệp đó về cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán ...Việc

Trang 1

A - MỞ ĐẦU

  

1 Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây

ra không ít khó khăn và đầy thử thách cho các doanh nghiệp Qua đó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cho doanh nghiệp, đặt ra cho doanh nghiệp những yêu cầu

và thách thức mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải tự vận động để vượt qua những thách thức Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải kinh doanh hiệu quả, luôn luôn tối đa hóa lợi nhuận hay gia tăng giá trị của doanh nghiệp

Để đạt được, các nhà doanh nghiệp và các bên có liên quan đến doanh nghiệp đều muốn biết tình tài chính của doanh nghiệp đó về cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán Việc thường xuyên phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty

Cổ phần Dược phẩm Imexpharm”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định cho phù hợp

3 Phương pháp nghiên cứu:

 Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm từ năm 2011 đến năm 2013

Trang 2

 Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối Từ đó, đưa ra nhận xét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính được tổng hợp trên báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm

 Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm từ năm 2011 đến năm 2013 bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 3

 Các tỷ số về khả năng thanh khoản: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

 Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp

 Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp

 Các tỷ số về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp

 Các tỷ số giá thị trường: đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ đông

1 Tỷ số về khả năng thanh khoản:

1.1 Khả năng thanh toán hiện thời:

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp, đồng thời nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ

Tỷ số này được xác định bởi công thức:

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn

Tỷ số thanh toán hiện thời = (Tỷ lệ lưu động) Nợ ngắn hạn

Trang 4

 Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong khoản thời gian dưới 1 năm Cụ thể bao gồm các khoản: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn , các khoản phải thu và tồn kho.

 Nợ ngắn hạn: là toàn bộ khoản nợ có thời hạn trả dưới 1 năm kể từ ngày lập báo cáo Cụ thể bao gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ tích lũy và các khoản nợ ngắn hạn khác

 Tỷ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặc bằng 1 ( > = 1) chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính doanh nghiệp Khi giá trị tỷ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao thì nó có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi… Do đó có thể giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

1.2 Tỷ số thanh toán nhanh:

Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết

Tỷ số thanh toán nhanh được tính theo công thức:

Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao Tuy nhiên, hệ số quá lớn gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu… có thể không hiệu quả

2 Tỷ số về cơ cấu tài chính:

2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản:

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho

Tỷ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Trang 5

Thường gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng của công ty so với tài sản Công thức của tỷ số này như sau:

Trong đó:

 Tổng nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả

 Tổng tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

2.2 Tỷ số thanh toán lãi vay:

Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không? Công thức tính:

Tỷ số này chỉ ra mức độ doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ Công thức như sau:

Tổng nợ

Tỷ số nợ = Tổng tài sản

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Tỷ số khả năng chi trả lãi vay = Lãi vay

Tổng nợ

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổng vốn chủ sở hữu

Trang 6

Đây là tỷ số cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất.

2.4 Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản:

Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì sẽ có bao nhiêu vốn chủ

sở hữu Công thức như sau:

Hàng hóa tồn kho bình quân

Số ngày trong năm

Số ngày tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho

Trang 7

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp

và được xác định bởi công thức sau:

3.3 Tỷ số vòng quay khoản phải trả

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp Công thức tính như sau:

Trong đó:

Doanh số mua hàng thường niên = giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ

Tương tự, ta có:

Doanh thu thuần

Số vòng quay khoản phải thu =

Khoản phải thu bình quân

Số ngày làm việc trong năm ( 360 ngày)

Kỳ thu tiền bình quân =

Vòng quay khoản phải thhu

Doanh số mua hàng thường niên

Số vòng quay khoản phải trả =

Phải trả bình quân

Số ngày làm việc trong năm( 360 ngày)

Kỳ thanh toán bình quân =

Vòng quay khoản phải trả

Trang 8

4 Tỷ số khả năng sinh lời

4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Công thức tính tỷ số này như sau:

4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này đo lường khả năng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp Ta có công thức:

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =

Doanh thu thuần

Trang 9

4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình

Công thức tính như sau:

Mệnh giá cổ phiếu = Vốn chủ sở hữu/ số cổ phần đang lưu hành

II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM

Giá trị thị trường cổ phiếu

Tỷ số P/E = Mệnh giá cổ phiếu

Trang 10

1.1 Thông tin cơ bản và các cột mốc lịch sử quan trọng:

 Thông tin cơ bản:

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm

Tên viết tắt: Imexpharm

Trụ sở chính đặt tại: Số 4, đường 30/4, Phường 1, Thành Phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1400384433 cấp ngày 01 tháng 8 năm

2001 do Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Đồng Tháp cấp

1983: Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm là Xí nghiệp Liên Hiệp

Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp, được thành lập tháng 09/1983, theo Quyết định số 284/TCCQ ngày 28/09/1983 của Sở Y tế Đồng Tháp Tổng số cán bộ nhân viên là 70 người, sản phẩm của xí nghiệp lúc này được sản xuất bằng thủ công với khoảng 10 loại sản phẩm, doanh thu hàng năm khoảng 30 tỷ đồng

1992: Công ty dược phẩm Đồng Tháp trực thuộc UBND Tỉnh Đồng Tháp theo Quyết

định số 120/QĐTL của UBND Tỉnh Đồng Tháp Bắt đầu từ lúc này Công ty được xây dựng theo hướng phát triển bền vững và lâu dài hơn, máy móc và trang thiết bị sản xuất được đầu tư mua sắm mới, đội ngũ nhân lực được chú trọng phát triển Tổng số CBNV tăng lên 200 người, doanh thu hàng năm của Công ty đạt trên 150 tỷ đồng

1997: Imexpharm là Công ty Dược phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn thực

hành tốt sản xuất thuốc (GMP ASEAN)

1999: Imexpharm đã mạnh dạn sang Châu Âu tìm kiếm con đường phát triển mới Kết

quả thành công Imexpharm trở thành Công ty dược phẩm đầu tiên của Việt Nam thực hiện sản xuất nhượng quyền cho tập đoàn, công ty lớn của Châu Âu (Biochemie)

2001: Công ty đầu tiên của Tổng Công ty Dược thực hiện cổ phần hóa, trở thành Công

ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm vào tháng 07/2001, theo quyết định 907/QĐTg ngày 25/07/2001 với vốn điều lệ là 22.000.000.000 đồng

2005: Quý I/2005 tăng vốn điều lệ lên 44.000.000.000 đồng từ lợi nhuận tích lũy.

Tháng 12/2005: tăng vốn điều lệ lên 64.000.000.000 đồng từ việc phát hành cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược

Trang 11

Được Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế tặng Bằng khen xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế Quốc tế, theo Quyết định số: 146/QĐ ngày 14/09/2005.

2006: Quý I/2006: tăng vốn điều lệ lên 70.000.000.000 đồng từ việc phát hành cổ

Thực hiện đầu tư và nâng cấp hai nhà máy Betalactam và Non Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Good Manufacturing Practices), phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP-WHO (Good Laboratory Practices), hệ thống kho theo tiêu chuẩn GSP-WHO (Good Storage Practices)

2007: Chứng minh thành công “Tương đương sinh học” kháng sinh Imeclor 125 mg

(chứa Cefaclor)

Tăng vốn điều lệ lên 116.598.200.000 đồng từ việc chi trả cổ tức và phát hành thêm

2008: Ký hợp đồng sản xuất liên doanh với Pharma Science - Canada Đến nay đã thỏa

thuận hợp tác sản xuất 113 sản phẩm, trong đó 102 sản phẩm đã có số đăng ký, sản xuất ra thị trường 68 sản phẩm

2009: Hoàn thành tái cấu trúc lớn toàn bộ hệ thống: Cơ cấu lại tổ chức để nâng cao

hiệu quả quản lý, đáp ứng cho nhu cầu mở rộng phát triển; Đồng thời thực hiện di dời, sắp xếp lại các xưởng để hợp lý hóa sản xuất và theo những yêu cầu nghiêm ngặt của các đối tác sản xuất lớn

2010: Chính thức đưa nhà máy Cephalosporin tại khu CN Việt Nam - Singapore II

Bình Dương đi vào hoạt động tháng 09/2010, với tổng đầu tư 113 tỷ đồng Đây là nhà máy được đầu tư theo tiêu chuẩn và công nghệ Châu Âu, sản xuất các loại thuốc uống

và tiêm bột thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ mới

Năm 2010 cũng là năm thực hiện tái đánh giá GMP-WHO cho hệ thống xưởng sản xuất, GSPWHO cho hệ thống kho, và đánh giá GMP-WHO lần đầu tiên cho nhà máy Bình Dương

2011: Tháng 03/2011, Tập đoàn Novartis - Thụy Sĩ đánh giá nhà máy Cephalosporin

Bình Dương đạt các tiêu chuẩn sản xuất theo yêu cầu nghiêm ngặt của đối tác này.Thực hiện thành công việc phát hành thêm 3.554.680 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 152.145.000.000 đồng

Tháng 06/2011: Khởi công xây dựng nhà máy thuốc tiêm Penicillin tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II, Bình Dương Đây là nhà máy được đầu tư theo tiêu

Trang 12

chuẩn và công nghệ châu Âu, sản xuất các sản phẩm thuốc bột, thuốc tiêm thuộc nhóm Penicillin Vốn đầu tư 50 tỷ đồng, lấy từ nguồn thặng dư vốn.

Tháng 07/2011: Khởi công xây dựng mới Trụ sở Văn phòng Công ty tại TP Cao Lãnh, Đồng Tháp Dự án này hoàn thành sẽ mang lại một diện mạo mới, góp phần thể hiện sự lớn mạnh của Imexpharm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước Vốn đầu tư 28 tỷ đồng

Tháng 12/2011: Thành lập Chi nhánh Bán hàng Bình Tân, TP HCM để thực hiện phân phối hàng Imexpharm trực tiếp trong khu vực TP HCM không thông qua nhà phân phối

2012: Tháng 08/2012: khởi động dự án SAP - ERP Imexpharm trở thành Công ty

dược đầu tiên triển khai dự án ERP đầy đủ trên cả 8 phân hệ: Quản lý phân phối và bán hàng (SD), Quản lý mua hàng và kho (MM), Kế toán tài chính (FI), Kế toán quản trị (CO), Quản lý sản xuất (PP), Quản lý chất lượng (QM), Báo cáo quản trị thông minh (BI), Báo cáo điều hành (BO)

Tháng 12/2012: Hoàn thành chia cổ phiếu thưởng 10% trên vốn điều lệ, lấy nguồn từ thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ lên 167.058.100.000 VND

2013: Năm 2013 đánh dấu nhiều sự kiện của Imexpharm: Hoàn thành đưa tòa nhà Trụ

sở Văn phòng Công ty vào sử dụng; Triển khai thành công SAP-ERP; Triển khai dự án BSC tái cấu trúc Công ty; Tái xét duyệt GMP-WHO cho tất cả các nhà máy, và xét duyệt GMP-WHO đầu tiên cho nhà máy Penicillin tiêm, Bình Dương

Đặc biệt, năm 2013 cũng đánh dấu bước cải tiến mới trong sản xuất của Imexpharm với việc sử dụng nguyên liệu sản xuất bằng công nghệ lên men (Enzymatic) của Tập đoàn DSP Tây Ban Nha cho các dòng sản phẩm kháng sinh nổi tiếng của Imexpharm như: pmsCLAMINAT, pms-PHARMOX, pmsOPXIL và pms-IMEDROXIL Các dòng kháng sinh được sản xuất bằng công nghệ này rất an toàn cho sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường, được sự chấp nhận cao của giới chuyên môn và khách hàng Imexpharm

Imexpharm đã không ngừng phát triển và tạo được tiếng vang là công ty Dược phẩm

uy tín hàng đầu Việt Nam, một thương hiệu của chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng

1.2.Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm:

 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Sản xuất dược phẩm, chế biến dược liệu; bán buôn, xuất nhập khẩu dược phẩm, thiết bị

và dụng cụ y tế, hóa chất, nguyên phụ liệu bao bì sản xuất thuốc, các chất diệt khuẩn, khử trùng cho người (trừ danh mục hàng hóa quy định tại Mục A Phần II Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 05 năm 2007 của

Bộ Thương Mại);

Trang 13

Bán buôn mỹ phẩm: Nuôi trồng dược liệu; Bán buôn thực phẩm, thực phẩm chức năng, các loại nước uống, nước uống có cồn, có gas; Sản xuất sữa; Hoạt động tài chính; Sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng; Cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm

và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

Hoạt động kinh doanh chính của Imexpharm là sản xuất và kinh doanh dược phẩm, nhập khẩu và mua nguyên phụ liệu bao bì phục vụ cho sản xuất

Sản phẩm liên doanh: Dòng sản phẩm đa chủng loại mang thương hiệu Imexpharm ( Liên doanh giữa Imexpharm và Pharmascien Canada) ngày càng khẳng định chất lượng và vị trí trên thị trường

pms-Hàng thầu chương trình quốc gia: Imexpharm tự hào luôn là công ty dược uy tín nhất được chọn sản xuất cung cấp hàng thầu trong các chương trình thầu quốc gia (Imexpharm được chọn cung cấp cho Chương trình thuốc Lao quốc gia hơn 3 năm) Hàng Imexpharm xuất khẩu: Bên cạnh dòng sản phẩm nhượng quyền, Imexpharm đã đẩy mạnh các nhóm sản phẩm tự sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất sang thị trường nước ngoài như; Campuchia, Pháp, Nam Phi, Trung Đông, Modova,…

1.3 Đối thủ cạnh tranh:

Những doanh nghiệp lớn như Dược Hậu Giang có thị phần doanh số sản xuất và thị phần doanh số sản xuất và thị phần doanh thu trong ngành lần lượt là: 6% và 4 %, Mekophar (5% và 3%), Imexpharm là 5% và thị phấn rất nhỏ còn lại cho những doanh nghiệp khác Điều này đã cho thấy một kết quả trong ngành dược phẩm chưa có những đại gia thực sự lớn chi phối, chiếm thị phần Miếng bánh của ngành vẫn được chua phần cho nhiều doanh nghiệp

Dược Hậu Giang

Trang 14

1.4 Chiến lược phát triển và đầu tư của công ty:

 Định hướng chiến lược:

Imexpharm chọn cho mình một hướng đi riêng, chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà “ Định hướng vào khách hàng” thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng Imexpharm định vị cho mình là:

+ Nhà sản xuất dược phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, luôn định hướng phục vụ khách hàng, nâng cao giá trị cộng thêm cho khách hàng và đối tác

+ Trở thành công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam được các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đến chọn làm đối tác chiến lược của họ trong việc sản xuất các sản phẩm nhượng quyền tại Việt Nam và quốc tế

+ Văn hóa và triết lý kinh doanh mang đậm nét đặc trưng riêng Imexpharm.

+ Imexpharm luôn tham gia quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với xã hội, cộng đồng trên

con đường phát triển và thành công

+ Năm 2012, IMP đã hoàn thành 100% kế hoạch lợi nhuận với 115 tỷ đồng LNTT, tăng 4,2% so với cùng kỳ ĐHCĐ thông qua phương án phân phối lợi nhuận trong đó

tỷ lệ chi trẻ cổ tức 2012 được chi trả 22%

+ Năm 2013, IMP đề ra kế hoạch Tổng doanh thu và thu nhập 850 tỷ đồng, LNTT 105

tỷ đồng Cổ tức 2013 dự kiến chi trả bằng tiền mặt tỷ lệ 25%

+ Định hướng giai đoạn 2013 - 2017, IMP dự kiến Tổng doanh thu và LNTT tăng trưởng bình quân 10 - 15%, đồng thời tăng vốn chủ sở hữu lên trên 300 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty cũng theo đuổi mục tiêu doanh thu nghìn tỷ trong giai đoạn này

 Các bước đi tiên phong chiến lược:

+ Công ty Dược phẩm đầu tiên của Việt nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất

thuốc (GMP ASEAN) năm 1997

+ Công ty Dược phẩm đầu tiên của Việt Nam sản xuất nhượng quyền với các tập đoàn

Dược Phẩm Châu Âu Cụ thể năm 2005, Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế tặng Bằng khen xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế Quốc tế (QĐ số: 146/QĐ, 14/9/2005)

+ Công ty Dược Phẩm đầu tiên trong Tổng Công ty thực hiện cổ phần hóa năm 2001.

Trang 15

+ Công ty Dược Phẩm đầu tiên của Việt Nam chính thức niêm yết chứng khoán trên

thị trường chứng khoán tập trung

+ Công ty Dược Phẩm đầu tiên xây dựng Hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh

trong giai đoạn hòa nhập kinh tế thế giới WTO

+ Chứng minh thành công “Tương đương sinh học” kháng sinh Imeclor 125 mg ( chứa Cefaclor) 2007

 Các Hệ thống tiêu chuẩn đang áp dụng:

+ Tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt GMP-WHO

+ Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và 22.000

+ Ngoài ra cũng đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt của các tập đoàn dược phẩm nổi tiếng Châu Âu

 Thương hiệu:

+ Thương hiệu IMEXPHARM được bình chọn là thương hiệu mạnh.

+ Dòng tôn chỉ hoạt động “ IMEXPHARM- sự cam kết ngay từ đầu” và khẩu hiệu“1000 năm sau hoa sen vẫn nở” đã trở nên quen thuộc và chuyển tải được thông điệp về sứ mệnh của Imexpharm đến khách hàng.

2 Phân tích tình hình tài chính của công ty bằng phương pháp tỷ số tài chính: 2.1 Các báo cáo tài chính của năm 2011, năm 2012 và năm 2013

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP NĂM 2011-2012-2013

Trang 16

III Các khoản phải

2 Thuế giá trị gia

tăng được khấu

Trang 17

-4 Phải thu dài hạn

-IV Các khoản đầu

tư tài chính dài

Trang 19

10 Lợi nhuận sau

thuế chưa phân

Trang 20

CHỈ TIÊU Mã số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trang 21

2.2 Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán:

2.2.1 Tỷ lệ lưu động hay còn gọi là khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp:

Nợ ngắn hạn

Trang 22

2012, tỷ số này giảm xuống 3,45 nghĩa là khả năng doanh nghiệp đáp ứng nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của năm 2012 giảm so với năm 2011 Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng (chủ yếu là khoản phải trả người bán tăng) Tỷ số vốn lưu động hay khả năng thanh toán hiện thời giảm như thế cho thấy khả năng thanh toán nợ cua doanh nhiệp là giảm, tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán lớn (>1,00) cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt.

 Giai đoạn 2012-2013: khả năng thanh toán hiện thời năm 2013 tăng lên 4,68 (chủ yếu khoản phải trả người bán giảm) và tỷ số này càng lớn tức là khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất cao Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty là tốt

2.2.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh:

 Giai đoạn 2011-2012: Khả năng thanh toán nhanh năm 2012 giảm hơn so với năm

2011 từ 2,94 xuống 2 Con số 2,94 cho biết vào thời điểm cuối năm 2011 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đáp ứng bằng 2,94 đồng tài sản có tính thanh khoản nhanh Do chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng nên khả năng thanh toán nhanh năm 2012 giảm tuy nhiên chỉ số này là lớn hơn 1 nên khả năng thanh toán của công ty là rất tốt

Tài sản ngắn hạn - Tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 23

 Giai đoạn 2012-2013: Khả năng thanh toán nhanh sang năm 2013 có xu hướng

tăng lên 3,01 Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm Hệ số khả năng thanh toán tăng cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán tăng Tỷ số thanh toán nhanh này là rất tốt thậm chí cao hơn so với năm 2011

2.3 Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động:

2.3.1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:

TAT =

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp:

ĐVT: đồng

Doanh thu thuần 776.365.031.010 818.121.711.409 841.316.415.085 Tổng tài sản 827.689.053.164 895.126.503.758 869.840.404.717 Hiệu quả sử dụng tổng

 Giai đoạn 2011-2012: Hiệu quả sừ dụng tổng tài sản hay còn gọi là vòng quay

tổng tài sản của năm 2011 là 0,94 thể hiện một đồng tổng tài sản doanh nghiệp đã đem lại 0,94 đồng doanh thu Sang năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 còn 0,91, nguyên nhân là do mức độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn so với mức độ tăng của doanh thu thuần Điều này chứng tỏ năm 2012 các tài sản của công ty sử dụng ít hiệu quả hơn năm 2011

 Giai đoạn 2012-2013: Hiệu quả sử dụng tài sản của năm 2013 có xu hướng tăng

lên 0,97 so với năm 2012 là 0,91 (tỷ số này còn cao hơn năm 2011 là 0,94), nguyên nhân là do mức tăng doanh thu lớn hơn so với mức tăng của tổng tài sản Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ tài sản của công ty, chỉ tiêu này càng cao càng tốt Vì vậy công ty đã sử dụng các tài sản đạt hiệu quả hơn so với năm 2012

2.3.2 Vòng quay hàng tồn kho:

TNS A

Trang 24

 Giai đoạn 2011-2012: Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 1,8 tăng hơn so

với năm 2011 khoản 0,07 nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn so với tỷ lệ tăng của hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh hàng tồn kho trước khi bán ra và số lần hàng tồn kho bình quân bán ra trong kỳ Vì vậy trong năm 2012 vòng quay hàng tồn kho cao hơn năm 2011 thể hiện tình hình bán ra tốt hơn năm 2011

 Giai đoạn 2012-2013: Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là 2,26 tăng hơn so

với năm 2012 là 1,8 cho thấy tinh hình hàng tồn kho bình quân bán ra trong năm

2013 có chiều hướng tốt hơn vì hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì tình hình bán ra của công ty càng tốt và ngược lại Để có vòng quay tồn kho cao công ty nên xem xét cụ thề ở phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho…

2.3.3 Kỳ thu tiền bình quân:

ACP =

Bảng phân tích kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp:

ĐVT: đồng

Khoản phải thu 175.764.621.814 197.655.839.401 165.773.936.997Doanh thu thuần 776.365.031.010 818.121.711.409 841.316.415.085

Tồn kho

Csx

NSKPT*360

Ngày đăng: 08/07/2015, 06:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w