II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
4. Các mô hình phân tích 1.Hiệu quả tài chính
4.1. Hiệu quả tài chính
4.1.1. Mô hình phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
Bảng phân tích hiệu quả kinh tế:
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng CP nhân công 99.932.567.718 116.008.851.606 90.122.086.146
Tổng lãi vay phải trả 722.582.372 529.808.379 0
Tổng thuế phải nộp 32.881.717.187 26.021.593.895 34.932.976.736 Lợi nhuận sau thuế 77.606.045.576 77.613.706.411 60.624.219.442 Tổng tài sản 827.689.053.164 895.126.503.758 869.840.404.717
Tổng lao động 809 854 883
Trong nền kinh tế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thì khi xem xét mô hình phân tích cần phải được xem xét ở hai góc độ:
Đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức, khi tiến hành hoạt động đầu tư mặc dù có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là lợi nhuận, đối với dự án công cộng thì mục đích cuối cùng là phục vụ một hoặc một số nhu càu của toàn xã hội
tốt nhất. Và như vậy với dự án sản xuất kinh doanh thì khả năng sinh lời càng cao càng hấp dẫn các nhà đàu tư nhưng không phải tất cả các dự án có khả năng sinh lời cao đều ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế xã hội.
Đối với nền kinh tế xã hội
Là việc xem xét dự án mang lại cho nền kinh tế xã hội những lợi ích gì, điều này giữ một vai trò quan trọng có tính chất quyết định để được cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính, các cơ quan tài trợ tài trợ cho dự án. Lợi ích kinh tế xã hội là chênh lệch giữa những lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với những hy sinh đóng góp mà nền kinh tế xã hội đã bỏ ra để thực hiện dự án.
Những lợi ích kinh tế xã hội bao gồm những lợi ích được biểu hiện bằng những chỉ tiêu định tính như: đáp ứng được các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phục vụ chủ trương chính sách của nhà nước, chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh..., những lợi ích mang tính định lượng được biểu hiện bằng các chỉ tiêu: tăng thu ngân sách, gia tăng số lượng người có việc làm, gia tăng lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao, tăng thu giảm chi tiết kiệm ngoại tệ. Những hy sinh đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra để thực hiện dự án là các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, lực lượng lao động trong xã hội đã bỏ ra dành cho dự án thay vì những yếu tố này có thể được sử dụng vào công cuộc khác trong tương lai không xa.
Phân tích kinh tế xã hội của dự án là việc so sánh đánh giá một cách có hệ thống những lợi ích mà nền kinh tế xã hội có được từ dự án với những hi sinh đóng góp mà nền kinh tế xã hội dã bỏ ra xét trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Một dự án được gọi là khả thi về mặt xã hội hay không thì phải đảm bảo lợi ích nó mang lại lớn hơn giá mà nền kinh tế xã hội phải trả, khi đó nó mới xứng đáng dược hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế xã hội dành cho nó.
Công ty Cổ Phần Dược phẩm Imexpharm đã tạo công ăn việc làm cho người lao động trong khi dân số ngày càng gia tăng. Khi người lao động có việc làm sẽ làm tăng thêm thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống của họ cả về vật chất và tinh thần. Khi đó các tệ nạn xã hội cũng giảm đi đáng kể. Từ đó góp phần cho xã hội ngày
càng phát triển, giúp cho đất nước có thể sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hàng năm công ty giải quyết công ăm việc làm cho hơn 30 lao động trong khu vực. Công ty còn giúp cho Ngân sách tăng thu nhập dựa vào các khoản thuế mà công ty phải nộp. Công ty đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế và cho xã hội. Điều đó được thể hiện ở các điểm sau:
+ Mỗi năm công ty sẽ chi trả lương cho công nhân viên là lương 99.932.567.718 đồng (2011), 116.008.851.606 đồng (2012) và 90.122.086.146 đồng (2013). Tăng thu nhập quốc dân và ổn định xã hội.
+ Nâng cao trình độ quản lý của người quản lý, trình độ kỹ thuật và tăng năng suất lao động. Dự án sẽ tiếp nhận những công nghệ mới trong xây dựng và chế biến khoáng sản và hoàn thiện cơ cấu sản xuất. Ngoài ra, với quy mô hoạt động hàng năm công ty luôn tạo ra lợi nhuận, và tham gia đóng các khoản thuế (thuế GTGT, thuế tài nguyên,..) góp phần tăng ngân sách nhà nước hàng năm.
4.1.2. Các mô hình phân tích hiệu quả tài chính
Các mô hình hiệu quả tài chính:
Hiệu quả tài chính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ số P/E 7,56 7,46 10,09
P 38.700 35.300 37.300
ROE 10,9% 10,9% 8,4%
ROA 9,40% 8,7% 7%
Qua bảng phân tích mô hình hiệu quả tài chính cho thấy:
Hệ số P/E của công ty tăng nhanh đến năm 2013 là 10,09 lần. Hệ số này thể hiện giá hiện tại của cổ phiếu của công ty đang cao hơn thu nhập từ cổ phiếu của công ty là rất nhiều, nhà đầu tư dự kiến công ty đạt tốc độ phát triển nhanh trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Hệ số ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Các cổ đông kỳ vọng thu được lợi nhuận từ tiền đầu tư của họ và hệ số này cho biết tiền đầu tư của các cổ đông có hiệu quả như thế nào về
phương diện kế toán. Qua bảng phân tích cho thấy tỷ số ROE của công ty là rất cao, trong năm 2011 là 10,9% không đổi trong năm 2012 và năm 2013 giảm là 8,4%. Tỷ lệ ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.
Cũng như hệ số ROE, ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Tuy nhiên hệ số ROA của IMP tương đối tốt năm 2011 là 9,40% và giảm trong năm 2012 là 8,7% và 2013 là 7%, điều này chứng tỏ mặc dù có suy giảm nhưng công ty IMP đã sử dụng hiệu quả đồng tài sản của công ty để tạo khả năng sinh lời.
4.1.3. Mô hình chữ số Z hay còn gọi là hệ số phá sản:
Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage) để đánh giá tình hình nợ nần của doanh nghiệp từ đó quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá tốt rủi ro tốt hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần. Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Edward I. Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty đầu tư tài chính. Ở Hoa Kỳ, chỉ số Z score đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z score trước ngày sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho nhưng dự báo trong vòng hai năm.
Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản:
Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5
Trong đó:
A1 = Vốn luân chuyển ( = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản
A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản
A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ
A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản
Sau khi đã tính toán được hệ số Z rồi,các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với bảng giá trị:
2.99<Z Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh
1.81<Z<2.99 Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem
xét điều kiện tài chính một cách thận trọng
Z<=1.81 Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính.
PHÂN TÍCH HỆ SỐ Z (HỆ SỐ PHÁ SẢN): Trong phần phân tích hệ số Z chúng ta
không xem xét đến các Công ty cùng ngành mà chỉ phân tích ở khía cạnh số liệu của Công ty được thu thập qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 như sau:
Phân tích hệ số Z (Hệ số phá sản) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Hệ số A1 = (TSNH-Nợ NH)/Tổng TS 0,54 0,46 0,51
2 Hệ số A2 = LNCPP/Tổng TS 0,08 0,07 0,05
3 Hệ số A3 = LNTT&Lvay/Tổng TS 0,13 0,12 0,11
4 Hệ số A4 = (Giá thị trường CP*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng Nợ 4,94 3,20 4,25
5 Hệ số A5 = Doanh thu/Tổng TS 0,94 0,91 0,97
Hệ số Z =1,2*A1+ 1,4*A2 + 3,3*A3 +
0,6*A4 + 0,999*A5 5,12 3,86 4,55
Ghi chú: Hệ số Z năm 2011; 2012 và 2013 lần lượt là 5,12; 3,86; 4,55 >2,99: công ty IMP nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.