Trước thực tế đó đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là công tác thẩm định khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển cho nền kinh tế.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu Trong sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi sướng và lãnh đạo hơn 15 năm qua, kinh tế đất nước đã có sự chuyển biến nhanh chóng. Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, ngành ngân hàng cũng đã có những bước tiến đáng kể, thể hiện rõ vai trò đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế cho đất nước, đồng thời mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Song thực tế trong thời gian qua công tác cho vay của các ngân hàng thương mại đạt hiệu quả không cao. Nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu kém, chủ quan trong công tác thẩm định. Hậu quả là nhiều dự án có hiệu quả đầu tư thấp, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc đổ vỡ tín dụng, gây thất thoát của nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và sự phát triển của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng. Trước thực tế đó đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là công tác thẩm định khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển cho nền kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng em đã có dịp tìm hiểu về công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng tại ngân hàng. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp” với mong muốn tìm hiểu hơn nữa về công tác thẩm định tại ngân hàng. Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 1 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đề tài nghiên cứu của em gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian qua. Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian em thực tập vừa qua tại ngân hàng. Em cũng xin cảm ơn Thạc sỹ Trần Mai Hương- giảng viên khoa Kinh tế đầu tư đã nhiệt tình chỉ bảo em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 2 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương I: Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian qua I. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng 1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng (địa chỉ 285 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương (NHCT) Việt Nam. Quá trình thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng trải qua một số giai đoạn: Dấu mốc lớn của quá trình đổi mới ngân hàng được xác định từ khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp. Từ đó chi nhánh Ngân hàng nhà nước cấp quận (trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội) được chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực I, còn chi nhánh ngân hàng kinh tế cấp quận (cũng trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội) được chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Công Thường khu vực II. Như vậy sau khi chuyển đổi, 2 chi nhánh trên đều trực thuộc chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội, thuộc NHCT Việt Nam. Với bộ máy mới này, Chi nhánh đã hoạt động được 5 năm. Tại quyết định số 93/NHCT-TCCT ngày 1/4/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương về việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức Ngân hàng Công Thương trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh NHCT khu vực I và II Hai Bà Trưng là Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 3 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 NHCT chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các chi nhánh NHCT cấp tỉnh, thành phố. Kể từ ngày 1/9/1993, theo quyết định của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, sát nhập chi nhánh NHCT khu vưc I và chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 1/9/1993 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một chi nhánh NHCT. Sau hơn 10 năm trưởng thành và phát triển, Chi nhánh đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước khẳng định được vị thế của một ngân hàng thương mại nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, từ năm 1993 trở lại đây Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh. 2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 4 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 5 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Ban giám đốc Phòng kế toán giao dịch Phòng khách hàng 1 Phòng khách hàng 2 Phòng khách hàng cá nhân Phòng kiểm tra nội bộ Phòng tổng hợp và tiếp thị Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tài trợ thương mại Phòng kế toán tài chính Phòng thông tin điện toán Phòng tổ chức hành chính Giao dịch Trương Định Giao dịch Chợ Hôm 13 quỹ tiết kiêm Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng Luận văn tốt nghiệp 3.Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng trong những năm gần đây 3.1. Về công tác huy động vốn Trong thời gian qua hoạt động huy động vốn của ngân hàng có nhiều bước phát triển vượt bậc, kết quả đạt được cụ thể như sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian qua Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 1823 2001 2150 2230 2417 Mức gia tăng liên hoàn Tỷ đồng - 178 149 80 187 Tốc độ tăng liên hoàn % - 9.8 7.44 3.72 8.4 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001-2005) Đồ thị 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian qua 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 6 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Luận văn tốt nghiệp Bảng 2: Tiền gửi huy động của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng trong thời gian qua Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 1823 2001 2150 2230 2417 1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế Tỷ đồng 640 710 780 801 952 Tiền gửi của tổ chức kinh tế/ tổng nguồn vốn huy động % 35.1 35.5 36.3 35.92 39.4 - Mức gia tăng liên hoàn Tỷ đồng - 70 70 91 151 - Tốc độ tăng liên hoàn % - 10.94 9.86 11.67 18.85 2. Tiền gửi của dân cư Tỷ đồng 1183 1291 1370 1429 1465 Tiền gửi của dân cư/ tổng nguồn vốn huy động % 64.9 64.5 63.7 64.08 60.6 - Mức gia tăng liên hoàn Tỷ đồng - 108 79 59 36 - Tốc độ tăng liên hoàn % - 9.13 6.12 4.3 2.52 3.Tiền gửi bằng VNĐ Tỷ đồng 1476 1620 1612 1863 2042 4.Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy VNĐ) Tỷ đồng 347 381 538 367 375 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2001-2005) Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 7 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Luận văn tốt nghiệp Đồ thị 2: Tiền gửi huy động phân theo loại khách hàng của ngân hàng Công Thương khu vực II thời gian qua 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tien gui cua dan cu Tien gui cua to chuc kinh te Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động có xu hướng tăng, năm sau tăng cao hơn năm trước. Xét về mặt giá trị tuyệt đối tổng vốn huy động tăng từ 1823 tỷ đồng vào năm 2001 lên đến 2417 tỷ đồng vào năm 2005, tức tăng thêm 594 tỷ đồng trong vòng 5 năm. Xét về mặt giá trị tương đối tổng vốn huy động cũng tăng nhưng năm sau tốc độ tăng giảm so với năm trước, cụ thể là tốc độ gia tăng liên hoàn vốn huy động giảm từ 9.8% vào năm 2002 xuống còn 8.4% vào năm 2005. Trong năm 2004 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh thấp hơn so với các năm trước và thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của các Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và các chi nhánh NHCT nói riêng (Tổng nguồn vốn các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tăng 19.2%, trong đó tiền gửi dân cư tăng 23.8%, tiền gửi tổ chức kinh tế tăng 15.9%, 8 chi nhánh NHCT lớn trên địa bàn Hà Nội tăng 11.4%). Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn còn thấp là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Hệ thống các ngân hàng của Việt Nam đáp ứng phần lớn nhu cầu vay vốn của nền kinh tế nên áp lực vay vốn ngân hàng là rất lớn, tác động trực tiếp đến Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 8 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Luận văn tốt nghiệp công tác huy động vốn. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại (NHTM) cần đẩy mạnh công tác huy động vốn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh hết sức sôi động và quyết liệt giữa các ngân hàng với nhau, một số ngân hàng còn có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. - Trên thị trường đã xuất hiện nhiều kênh huy động vốn khác nhau như thị trường chứng khoán, công ty Bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, trái phiếu xây dựng thủ đô, trái phiếu chính phủ… - Các dịch vụ Ngân hàng tuy đã được quan tâm chú ý phát triển nhưng tiện ích còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống, chưa tạo được thói quen thanh toán qua ngân hàng trong quảng đại dân chúng, nên việc thu hút nguồn vốn trong thanh toán còn rất hạn chế. - Ngân hàng chưa có những giải pháp tích cực và chủ động đặc biệt là các giải pháp thuộc nhóm cơ chế động lực nên tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ giao dịch viên tuy đã được học tập để nâng cao văn hóa giao tiếp nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới công tác huy động vốn yếu kém so với các ngân hàng trên địa bàn. - Việc mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm tới các trung tâm dân cư trong năm qua chưa phát triển được. Hệ thống quỹ tiết kiệm của Chi nhánh còn nhiều địa điểm chật hẹp, không thuận lợi và khang trang, chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên năm 2005 công tác huy động vốn đã đạt được mức tăng trưởng cao. Mặc dù lãi suất huy động không cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động USD giảm mạnh nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng, nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý tiền gửi của dân cư được chi nhánh thực hiện thường xuyên nghiêm Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 9 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A Luận văn tốt nghiệp túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức. Qua đó đã khắc phục những sai xót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư và các giấy tờ in quan trọng, nâng cao uy tín của Ngân hàng với khách hàng. 3.2.Về công tác cho vay Trong công tác cho vay, ngân hàng cũng đã được được kết quả như sau: Bảng 3: Kết quả công tác cho vay của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian qua Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh số cho vay Tỷ đồng 802 901 920 934 956 - Mức gia tăng liên hoàn Tỷ đồng 99 19 14 22 - Tốc độ tăng liên hoàn % 12,34 2,1 1,52 2,35 Cho vay ngắn hạn Tỷ đồng 367 492 545 611 665 % cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay % 45,76 54,6 59,2 65,4 69,56 Cho vay trung và dài hạn Tỷ đồng 435 409 375 323 291 % cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay % 54,24 45,4 40,8 34,6 30,44 ( Nguồn: báo cáo tổng kết công tác tín dụng các năm 2001-2005) Sinh viên thực hiện: An Mai Hương 10 Lớp: Kinh tế đầu tư 44A [...]... trình nghiệp vụ mới để thực hiện Tuy nhiên kết quả về phát hành thẻ tín dụng quốc tế của Chi nhánh còn hạn chế, đòi hỏi các phòng cần quan tâm hơn nữa II Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng thời gian qua 1 Sự cần thiết phải thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng.. . trình tự bình thường hay không 2 Quy trình thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng Quy trình thẩm định khả năng trả nợ khách hàng có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại NHCT KVII Hai Bà Trưng Phòng khách hàng Khách hàng Giám đốc 1 Tiếp nhận và kiểm Nhu cầu của khách hàng tra hồ sơ 2 Thu thập, kiểm tra xác... dụng của tài sản của doanh nghiệp; chú ý tới công nghệ của tài sản vì nếu tài sản của người đi vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị giảm đi rất nhiều và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày 3 Phương pháp thẩm định khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng Rất nhiều phương pháp được sử dụng trong thẩm định khả năng trả nợ của. .. động của doanh nghiệp 3.3.1 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một nội dung cần xem xét khi phân tích khả năng trả nợ của doanh nghiệp là đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc đánh giá này sẽ giúp ngân hàng đánh giá được khả năng tạo ra lợi tức để trả nợ của doanh nghiệp Mà việc tạo ra lợi tức của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các... khoản vay của khách hàng được chấp thuận thì sẽ diễn ra kí kết hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và giám đốc ngân hàng 3 Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng Khi phân tích một yêu cầu vay tiền, cán bộ tín dụng thường phân tích các yếu tố sau liên quan đến khách hàng: : 3.1 Năng lực vay nợ Việc đầu tiên mà ngân hàng quan tâm là năng lực pháp lý của người đi vay. .. doanh của doanh nghiệp cao và ngược lại Như vậy khi doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi, doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi thì tăng vay nợ (tăng đòn cân tài chính) sẽ làm cho ROE cao Ngược lại khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, chính đòn cân tài chính cao sẽ đẩy nhanh doanh nghiệp vào kết cục xấu Hai là nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: thời gian hoàn trả vốn vay, ... cho ngân hàng không thể thu hồi được khoản tiền cho vay Vì vậy việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng là rất cần thiết, giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro liên quan đến tín dụng Mục đích của việc phân tích khả năng trả nợ này là xác định khả năng và ý muốn của người đi vay trong việc hoàn trả tiền vay Khả năng, ý Sinh viên thực hiện: An Mai Hương Lớp: Kinh tế đầu tư 44A 15 Luận văn tốt nghiệp. .. khẳng định khả năng đảm bảo nguồn tài chính tự có của dự án càng cao và do vậy thời gian vay vốn có thể được rút ngắn và khả năng thu hồi nợ vay sẽ càng tốt 3.5 Các điều kiện Khi phân tích khả năng trả nợ của khách hàng không có nghĩa là chỉ phân tích bản thân khách hàng đó mà ngân hàng còn phân tích các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả của người vay vì các điều kiện này Sinh viên thực. .. số nợ a) Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn chủ sở hữu (A5) Nợ phải trả A5 = Nguồn vốn chủ sở hữu Xác định hệ số này nhằm đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số này cho biết khả năng của khách hàng có thể thanh toán các khoản nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán các khoản nợ vay của khách hàng bằng chính nguồn vốn của mình càng tốt và. .. hạn A4 = Nợ dài hạn Khả năng thanh toán dài hạn cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc huy động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay dài hạn để trả các khoản nợ dài hạn càng tốt Giá trị này thấp dưới giới hạn cho phép khẳng định trong trường hợp rủi ro bất ngờ thì khả năng thanh toán các khoản nợ vay dài hạn thấp và không có khả năng trả nợ ngay các khoản nợ vay dài . cứu của em gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng. Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng 1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng Ngân hàng Công Thương