Nâng cao chất lượng thông tin:

Một phần của tài liệu Thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

I. Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian tớ

2.Nâng cao chất lượng thông tin:

2.1. Thu thập thông tin.

Để có được nhưng thông tin chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng phải thu thập ở nhiều nguồn khác nhau. Đối với dự án đầu tư Cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu, khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy rõ về tình trạng hiện thời của doanh nghiệp cũng như quan sát tình hình hoạt động ở văn phòng, kho bãi. Nhân viên thẩm định nên chú ý xem doanh nghiệp được tổ chức như thế nào, kho bãi có lộn xộn không, quan sát tác phong làm việc của nhân viên, tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo hiện thời, với lớp lãnh đạo kế cận để đánh giá phần nào về trình độ, năng lực quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tư cách đạo đức của doanh nghiệp. Khi thu thập thông tin về doanh nghiệp, cán bộ tín dụng nên

yêu cầu.

Ngân hàng nên mở rộng nguồn thu thập thông tin tới các cơ quan có thể khai thác được thông tin theo quy định của pháp luật. Mở rộng nguồn thu thập thông tin từ nước ngoài, cần tiếp cận với các cơ quan thông tin tín dụng Asean, hiệp hội thông tin tín dụng Châu Á..

2.2. Lưu trữ thông tin

Ngân hàng cũng cần tập trung đầu tư vào công nghệ và xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng để cung cấp thông tin cho công tác thẩm định được hiệu quả, phòng ngừa rủi ro. Để lưu trữ được những thông tin có khối lượng lớn thì việc sử dụng các phần mềm quản trị và lưu trữ thông tin là rất cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh ngày càng tăng. Các nguồn thông tin này được lưu trữ dưới dạng các ngân hàng dữ liệu bằng máy tính và được nối mạng cục bộ (mạng Lan). Mạng này được nối với trụ sở chính và nối mạng Internet để thuận tiện trong việc khai thác thông tin cho các hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng nên thành lập một bộ phận tổng hợp, lưu trữ thông tin có hệ thống. Thông tin được lưu trữ về các khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng được phân theo ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động để tiện tra cứu. Ngoài ra còn có các thông tin tổng hợp chung được cập nhật về đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và những khó khăn, thuận lợi đang diễn ra trong lĩnh vực

kinh doanh đó mà cán bộ tín dụng cần lưu ý để phân tích. Hiện tại Nhà nước

chưa có một cơ quan phụ trách việc tổng hợp số liệu ngành phục vụ cho việc so sánh phân tích tài chính doanh nghiệp. Vì vậy để khắc phục tình trạng này thì ngân hàng có thể tự tổng hợp số liệu từ những thông tin sẵn có.

Thông tin lưu trữ tại ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu:

 Thông tin phải đảm bảo tính đa dạng, toàn diện và phải được tổng hợp theo từng cấp, từng hệ thống, từng loại khách hang như thông tin khách hàng vay là thể nhân, thông tin phân tích tổng thể, thông tin kinh tế thị trường, thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, các thông tin về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp, các thông tin liên quan đến tính khả thi về dự án vay của doanh nghiệp.

 Thông tin phải đảm bảo khả năng hòa hợp với các luồng thông tin khác

trong nền kinh tế.

2.3. Xử lý thông tin

Sau khi thu thập thông tin cán bộ tín dụng cần phân loại thông tin, đánh giá độ chính xác của thông tin, tầm quan trọng của thông tin đối với việc đánh giá doanh nghiệp và dự án xin vay vốn. Cách xử lý thông tin đơn giản là xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng.

Một phần của tài liệu Thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)