Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 73)

I. Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian tớ

1. Kiến nghị đối với nhà nước

 Cần hỗ trợ thông tin hơn nữa về thị trường: Nhà nước cần tích cực xây

dựng và có các biện pháp khuyến khích việc phát triển thể chê nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường. Nhà nước có thể đưa ra các ưu thế để phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin, cung cấp dịch vụ đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, định giá tài sản… Mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Đây là một lĩnh vực khá mới cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn đầu tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin.

Mô hình trung tâm thông tin tín dụng (TTTD)/(CIC) tại Việt Nam hiện còn rất mới. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới được thành lập từ năm 1999. Trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là một tổ chức hành chính sự nghiệp, thực hiện việc cung cấp thông tin tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các thông tin do Trung tâm

hoạt động có hiệu quả thì Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Từ đó các ngân hàng có thể khai thác thông tin từ hệ thống này, làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn.

 Đẩy nhanh việc thành lập trung tâm tín dụng tư nhân: Tốc độ tăng trưởng

tín dụng đang tạo ra một nhu cầu rất lớn về thông tin tín dụng mà khả năng và nguồn lực của CIC không thể đáp ứng hết. Hơn nữa nước ta chưa có TTTD tư nhân. Do hạn chế này, phạm vi thu thập thông tin tín dụng ở Việt Nam là rất hẹp so với các nước có trung tâm TTTD tư nhân. Việc nhà nước hỗ trợ để thành lập các trung tâm TTTD là rất cần thiết. Song cần nhận thức rằng thông tin tín dụng là một lĩnh vực khá nhạy cảm vì nó không chỉ liên quan đến quyền và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến tính riêng tư và bảo mật về dữ liệu của các doanh nghiệp và cá nhân. Trong gần hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề này và tham vấn sự hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Những nỗ lực này cần được đẩy nhanh hơn nữa để trung tâm TTTD tư nhân có thể sớm ra đời và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam.

 Triển khai nhanh đề án hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp vừa và

nhỏ để doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận các khoản vay của ngân hàng. Hiện ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đa số các doanh nghiệp thuộc đối tượng này không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Mặt khác sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi đầu, chưa ổn định vững chắc nên gây những khó khăn nhất định cho ngân hàng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay. Hơn nữa việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa

đến việc bảo lãnh vay của ngân hàng.

 Có chính sách bảo vệ người cho vay (ngân hàng) vì theo nguyên tắc thông

thường thì khi người vay không hoàn trả được nợ ngân hàng được quyền bán các tài sản bảo đảm, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó mà không phải thông qua một cơ quan tài phán nào, ngoại trừ hợp đồng tín dụng có tranh chấp

 Chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần

kịp thời, đồng bộ rõ ràng, thống nhất và sát thực tế hơn, loại bỏ những bất cập và chồng chéo; tránh tình trạng Luật đã có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Điều này giúp cho cán bộ thẩm định có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những văn bản pháp quy của nhà nước để thuận lợi hơn trong quá trình thẩm định khách hàng.

2.Về phía các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận thông tin về chính doanh nghiệp của mình khi muốn có nhu cầu vay vốn. Doanh nghiệp có thể phát tín hiệu đến ngân hàng thông qua các cuộc bình chọn doanh nghiệp của các tổ chức uy tín, sử dụng kiểm toán kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm để ngân hàng thấy được uy tín và năng lực của mình.

DN phải thu xếp đơn xin vay của mình như thế nào để ngân hàng có đủ thời gian xem xét theo đúng thủ tục, kể cả việc chuẩn bị về mặt giấy tờ, phân tích tài chính, kiểm tra độ tin cậy. Vì vậy phải chuẩn bị tối đa để bảo đảm đơn xin vay trình bày đầy đủ cho uỷ ban tín dụng, tránh để đến phút chót có thể ảnh hưởng đến sự chấp thuận vay, nhất là khi phải bổ sung thông tin.

Kết luận

Trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay thì việc mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định các doanh nghiệp xin vay vốn là một điều tất yếu. Tuy nhiên hoạt động thẩm định và chất lượng thẩm định là vấn đề không chỉ giới hạn trong phạm vi một ngân hàng mà nó gắn liền với nhiều nhân tố khác như các vấn đề pháp lý, môi trường hoạt động của ngành, môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính bản thân ngân hàng mà cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ của nhà nước, của các cơ quan hữu quan và của các tầng lớp trong xã hội.

Những giải pháp em nêu trong đề tài chỉ là một chút góp sức nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tại Chi nhánh. Hơn nữa trong thời gian thực tập ngắn ngủi và trình độ có hạn nên bài viết của em chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết, có những phân tích chưa sâu sắc. Em rất mong sự chỉ bảo, giúp đỡ của cán bộ nhân viên tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng và Th.s Trần Mai Hương để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.

Tài liệu tham khảo

1. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Công Thương – 2004 2. Sách ngân hàng thương mại – NXB Thống Kê 2004 3. Sách quản trị ngân hàng thương mại – NXB Hà Nội 2004

4. Giáo trình ngân hàng thương mại của khoa tài chính - ngân hàng trường ĐHKTQD

5. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại của khoa ngân hàng Học viện ngân hàng.

6. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư- Bộ môn KTĐT- trường ĐHKTQD.

7. Các trang web:

- Bộ kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn/default.aspx

- Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=87

- …….

8. Các tạp chí về ngân hàng

9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2001-2005 của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VAYVỐN TẠI NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNG KHUVỰC II HAI BÀ TRƯNG THỜI GIANQUA...3

I. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng ...3

1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng...3

2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng ...4

3.Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng trong những năm gần đây...6

3.1. Về công tác huy động vốn...6

3.2.Về công tác cho vay...10

4.3. Về công tác khác...13

II. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng thời gian qua...14

1. Sự cần thiết phải thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng...14

2. Quy trình thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng ...16

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ...17

Doanh nghiệp khi vay vốn tại ngân hàng phải nộp bộ hồ sơ gồm:...17

Hồ sơ pháp lý: bao gồm các thông tin về tình trạng pháp lý của khách hàng: Giấy đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề (đối với nghề cần giấy phép); Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên, chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam); hộ chiếu (đối với khách hàng vay nước ngoài)(Bản sao)...17

Hồ sơ về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai...17

Dự án hoặc phương án vay: đi kèm với dự án hoặc phương án vay, khách hàng phải gửi cho ngân hàng kế hoạch sử dụng tiền vay và kế hoạch trả nợ...17

Một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật...17

Khách hàng vay vốn từ lần thứ hai trở đi không phải gửi các tài liệu trên trừ trường hợp có sự thay đổi, bổ sung vốn, địa chỉ… phải sao gửi ngân hàng để kịp thời bổ sung hồ sơ. ...17

Bước 2:Thu thập, kiểm tra xác minh thông tin:...17

Bước 4: Trình duyệt khoản vay (4.1 và 4.2)...19

3. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại NHCT KVII Hai Bà Trưng. ...19

3.1. Năng lực vay nợ...19

3.2.Tư cách (hay tính cách của người vay)...20

3.3. Phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp...22

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán...27

Khả năng thanh toán tổng quát...27

Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn...27

Hệ số nợ...27

Hệ số nợ so với tổng VCSH...27

Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời...28

Hiệu quả sử dụng tài sản...28

3.4. Phân tích dự án đầu tư (DAĐT)...28

3.5. Các điều kiện...31

3.6. Vật thế chấp...32

3. Phương pháp thẩm định khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng...33

3.1.Nguyên tắc chấm điểm tín dụng ...33

...39

6. Đánh giá công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng...47

6.1. Những kết quả đạt được...47

6.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế...51

6.2.1.Một số hạn chế ...51

6.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế trên...55

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNHKHẢNĂNGTRẢNỢCỦAKHÁCHHÀNGTẠI NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNGKHUVỰC II HAI BÀ TRƯNG HAI BÀ TRƯNGTHỜIGIANTỚI...58

I. Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian tới ...58

II.Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng ...59

1. Nâng cao trình độ, đạo đức đội ngũ cán bộ thẩm định:...59

2. Nâng cao chất lượng thông tin: ...62

2.1. Thu thập thông tin...62

2.2. Lưu trữ thông tin...63

2.3. Xử lý thông tin...64

3. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định...64

4. Hoàn thiện về nội dung thẩm định...65

5. Giải pháp về chính sách tín dụng...65

6. Một số giải pháp khác...66

6.1.Đầu tư hiện đại hoá ngân hàng ...66

6.2. Lập quỹ hỗ trợ công tác thẩm định khách hàng ...66

III.Một số kiến nghị...67

1. Kiến nghị đối với nhà nước...67

2.Về phía các doanh nghiệp...69

KẾT LUẬN...70

TÀI LIỆU THAM KHẢO...71

Một phần của tài liệu Thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w