I. Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thời gian tớ
1. Nâng cao trình độ, đạo đức đội ngũ cán bộ thẩm định:
Con người luôn là yếu tố quyết định trong công tác thẩm định. Để nâng cao chất lượng thẩm định tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng thì yếu tố cần quan tâm là phải đầu tư hơn nữa vào đội ngũ cán bộ thẩm định trên cả hai mặt: trình độ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp. Việc đầu tư vào đội ngũ cán bộ thẩm định phải được thực hiện ngay từ công tác tuyển dụng lao động.
Một là ngân hàng phải chuẩn hoá cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cũng như rủi ro nên cán bộ tín dụng phải có một số tiêu chuẩn:
nghiên cứu tài liệu giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án.
Có phẩm chất đạo đức tốt
Hiếu biết xã hội, và khả năng giao tiếp tốt: Đây là một trong những yếu tố
giúp khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng còn có thể tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng phục vụ xử lý nghiệp vụ.
Hai là Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và các kiến thức liên quan khác cho cán bộ thẩm định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần đẩy mạnh công tác trên bằng các hình thức:
a. Đào tạo trong nước
Tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với các chủ đề chính như:
kiến thức pháp luật, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, quản trị công ty và tuân thủ pháp luât; quản trị tài sản nợ, tài sản có; quản lý rủi ro doanh nghiệp….Để thực hiện công tác đào tạo cán bộ thẩm định đạt được kết quả tốt chi nhánh có thể mời các giảng viên từ các trường đại học về chuyên ngành ngân hàng như trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng tới hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ mới cho cán bộ vì họ luôn luôn là người cập nhật các kiến thức mới để giảng dạy cho sinh viên trong trường. Ngân hàng cũng có thể phối hợp với các Vụ chức năng của ngân hàng Nhà nước tổ chức các khóa đào tạo về các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định khách hàng vay vốn ngân hàng.
công nghệ thông tin không chỉ là việc đầu tư vào máy móc, mua bao nhiêu máy tính và đầu tư hệ thống mạng như thế nào, mà điểm then chốt là trước hết là phải đầu tư vào yếu tố con người cụ thể là cán bộ thẩm định phải sử dụng thành thạo hệ thống đó để có thể tranh thủ được sự tiến bộ của khoa học, làm giảm tải công việc của cán bộ tín dụng.
Thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học.
Tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi: đây cũng là cách giúp cho cán
bộ thẩm định nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình bởi để có thể tham gia cuộc thi thì cán bộ phải tự tìm tòi nghiên cứu, bổ sung những kiến thức mới, củng cố những kiến thức còn thiếu. Hơn nữa thông qua cuộc thi, họ cũng có thể học tập được kinh nghiệm từ cán bộ thẩm định khác. Đây cũng là cách hữu hiệu để cán bộ thẩm định trẻ với kinh nghiệm còn ít có thể học tập kinh nghiệm của những cán bộ thẩm định dày dạn, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.
b. Khảo sát tại nước ngoài: Tổ chức các đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm tại ngân hàng các nước trong khu vực.
Ba là hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ thẩm định: giải pháp này có tính xuyên suốt hoạt động tín dụng nói chung và công tác thẩm định nói riêng: để hạn chế rủi ro này cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi cán bộ. Thời gian tới ngân hàng cần thực hiện:
Ngân hàng nên có chính sách trả lương, đãi ngộ hợp lý cho cán bộ thẩm
định. Cần phải đảm bảo rằng thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc; phân phối thu nhập phải căn cứ vào chất lượng công việc nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền hạn để cấp những khoản tín dụng rủi ro. Nhờ đó có thể tạo động lực cho họ có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Công tác thi đua khen thưởng là động lực, động viên khơi dậy tiềm năng
hàng nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn luôn phải đối mặt với rủi ro, cần có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức. Có chế độ thưởng cho những người thu hút được nhiều khách hàng, thẩm định có hiệu quả khách hàng (được thể hiện qua doanh số thu nợ đối với khách hàng mà cán bộ đó thẩm định và có ít hợp đồng cho vay phát sinh nợ quá hạn).
Thường xuyên lấy các ngày kỷ niệm lớn để phát động phong trào thi đua
sôi nổi, hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với toàn thể cán bộ nhân viên. Các phong trào thi đua được mọi người hưởng ứng , tạo được sức sống làm việc mới ở từng bộ phận nghiệp vụ, từng người.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng để
mọi người chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.
Với những biện pháp trên sẽ giúp Chi nhánh nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình.